Xem Nhiều 6/2023 #️ Website Bch Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn # Top 11 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Website Bch Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Website Bch Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tình trạng hạn hán diễn ra ở những nơi có lượng mưa ít

1. Hạn hán là gì?

Hạn hán là một thời gian kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm khi một khu vực trải qua sự thiếu nước. Hạn hán thường xảy ra ở khu vực đó luôn nhận được lượng mưa ít, dưới mức trung bình. Hạn hán có thể tác động đáng kể lên hệ sinh thái và nông ngiệp của vùng bị ảnh hưởng.

Mặc dù hạn hán có thể kéo dài nhiều năm, nhưng một trận hạn hán dữ dội ngắn hạn cũng có thể gây ra thiệt hại đáng kể và gây tổn hại nền kinh tế địa phương.

Phân loại

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại: hạn khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.

Tác động

Tình trạng hạn hán trên thế giới kéo dài từ lâu nguyên nhân chính cho việc di cư hàng loạt và đóng một vai trò quan trọng trong lượng di cư hiện nay.

Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước.

Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói mòn đất.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

– Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt.

– Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn.

– Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều.

Nguyên nhân chủ quan

Do con người gây ra:

– Tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước.

– Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước.

– Công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng. Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn…

3. Các biện pháp phòng chống hạn hán

– Tăng cường tích trữ nước trong các hồ chứa, hồ thủy điện

– Sử dụng tiết kiệm các nguồn nước kể cả các hồ chứa thủy điện để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh,

– Tổ chức đo đạc giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn./.

(Nguồn tin: Website chúng tôi

Đề Xuất Giải Pháp Chống Kẹt Xe Và Giảm Thiểu Tai Nạn Giao Thông

Hy vọng tôi có thể đóng góp một chút công sức của mình nhằm chia sẻ khó khăn cùng với Bộ trưởng để giải được bài toán giao thông hiện nay.

Giải pháp tổng thế chống kẹt xe và giảm thiểu tai nạn giao thôngA. Giải pháp chống kẹt xeI. Giải pháp cấp thời

1. Xe bus dài hai tầng sử dụng nhiên liệu sinh học

Chở được nhiều người, giảm diện tích chiếm mặt đường và chi phí vận hành rẻ, tạo điều kiện cho việc sử dụng nhiên liêu sinh học được phổ biến góp phần chống ô nhiễm môi trường.

2. Khuyến khích người dân đi xe bus

3. Phân làn đường ưu tiên cho xe bus

Xe bus phải có 1 làn ưu tiên riêng biệt sát lề đường bên phải để tiện lên xuống. Làn xe bus nên có giải phân cách cứng từng đoạn thấp và riêng biệt với làn giao thông của các phương tiện khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa để xe bus di chuyển nhanh và an toàn.

4. Phân làn cho vỉa hè

Tùy theo độ rộng của vỉa hè mà thứ tự sẽ ưu tiên sắp xếp từ ngoài đường vào trong như sau: Người đi bộ, đậu ô tô, đậu xe máy. Kiên quyết loại trừ các trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán.

5. Bố trí lại giờ vào học và giờ ra về của học sinh cấp II và III

Học sinh cấp II hoặc cấp III phần lớn đã tự chủ được trong việc đi học mà không cần tới sự đưa đón của cha mẹ, vì vậy các trường nên chủ động phân chia giờ học của các lớp học cho hợp lý. Không để tất cả học sinh cùng tới lớp và ra về cùng một giờ trong ngày gây ách tắt khi đến trường cũng như là khi tan trường.

6. Thay đổi giờ vào nội thành đối với các xe tải, container

Xe tải hoặc container chủ yếu là chở hàng hóa ra vào nội thành nên thời gian vào nội thành từ 22h đêm đến 6h sáng.

7. Hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành

Bước đầu đánh thuế trước bạ thật cao khi sang tên và thu phí lưu thông thật cao đối với các loại ôtô cá nhân, 2 hoặc 3 năm sau tiến hành áp dụng cho xe gắn máy. Thu phí cao đối với các xe từ tỉnh khác vào nội thành. Tất cả các nguồn thu này được dùng để hỗ trợ cho xe bus.

8. Taxi giảm số lượng và sử dụng nhiên liệu sinh học

Phụ thu thêm cước taxi cao để bổ sung nguồn thu cho xe bus, không phát triển thêm số lượng xe taxi trong vòng 5 năm, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sinh học 100% số lượng xe trong vòng 3 năm.

9. Hạn chế đối tượng được sử dụng xe công

Trong 3 năm không được mua xe mới, chỉ ưu tiên mua xe của các hãng taxi đang hoạt động trong nội thành để sử dụng nếu quá cần thiết. Đưa chi phí sử dụng xe ô tô công của cán bộ tính vào lương.

10. Bắt buộc cán bộ công chức phải gương mẫu đi làm bằng xe bus

Đây là tiêu chí để đánh giá tư cách đạo đức và xếp bậc lương của cán bộ công chức. Ban đầu 1 tuần đi làm bằng xe bus 1 lần sau đó cứ 6 tháng lại nâng lên thêm 1 lần trong tuần và cứ như vậy cho đến khi đi làm bằng xe bus hết tất cả các ngày trong tuần.

II. Giải pháp lâu dài

1. Chuyển bến xe, nhà ga, trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học ra ngoại ô

Giảm một số lớn về mật độ dân số sẽ giảm áp lực lên mật độ giao thông. Phần đất trống sau khi di dời được sử dụng làm bãi đậu xe bus hoặc xe cá nhân. Nguồn thu này sẽ được bổ sung cho xe bus.

2. Mở rộng đường giao thông và vỉa hè

Đầu tiên do cấp bách và thiếu vốn nên mở rộng đường trước tại các giao lộ khoảng 50 đến 100m về mỗi bên theo quy hoạch. Trong 1 năm phải hoàn thiện khung pháp lý về luật thu hồi và bồi thường thêm phần đất mặt tiền khi mở đường để bán đấu giá tạo điều kiện về vốn cho nhà nước trong việc nhanh mở rộng diện tích giao thông. Vỉa hè nên được quy hoạch thông thoáng tạo điều kiện cho đầy đủ đối tượng sau: Làn đi bộ, đậu ô tô, xe máy.

3. Giãn mật độ dân số

Hạn chế mật độ xây dựng tại trung tâm nội thành, xây dựng tốt cơ sở hạ tầng ở ngoại thành như đường xá, bệnh viện, trường học … để tạo điều kiện cho người dân khi chuyển ra đây sinh sống.

B. Giải pháp chống tai nạn giao thôngI. Giải pháp cấp thời

1. Lắp đặt camera giám sát tốc độ

Ban đầu nên lắp đặt tại các quốc lộ chính để tránh các lái xe giành đường vượt ẩu hoặc các điểm đen thường xảy ra tai nạn giao thông, sau đó sẽ thực hiện trên các tỉnh lộ và nội thành.

2. Hạn chế rượu bia

Đánh thuế thật cao đối với các loại rượu bia, phạt thật nặng đối với các đối tượng uống bia rượu khi tham giao lưu thông.

3. Phạt nặng

Đối với các hành vi có tình vi phạm giao thông thông như uống rượu bia khi tham gia giao thông, đánh võng, lạng lách, đua xe …, ngoài ra nên có thêm hình phạt bổ sung như phải phục vụ trong phòng cấp cứu của bệnh viện một số ngày nhất định.

4. Nghiêm cấm đối tượng dưới 18 đi xe trên 50cm3

Các đối tượng này rất dễ bị kích động không nên đi các xe có phân khối cao

5. Nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới

Từng bước hiện đại hóa công tác kiểm định theo hướng tự động hóa. Kiên quyết loại trừ những xe đã quá thời hạn sử dụng.

6. Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe

Đặc biệt chú trọng môn đạo đức của người lái xe và tăng thời gian thực hành lái xe.

II. Giải pháp lâu dài

1. Đường sắt

Cải tạo đường sắt hiện có thành khổ 1,435m với vận tốc dự kiến khoảng từ 150 đến 200km/h và xây dựng mới tuyến đường sắt từ chúng tôi đi các tỉnh miền Tây.

2. Đường bộ

Mở rộng các đường quốc lộ, tỉnh lộ kiên quyết dẹp bỏ các khu chợ tự phát bên đường quốc lộ, tỉnh lộ, nếu không thể thì phải làm đường tránh đi qua các khu dân cư đông đúc.

Đặng Vĩnh Truyền ( dangvinhtruyen@yahoo.com)

Giải Pháp Giảm Thiểu Tai Nạn Giao Thông

Một số giải pháp hạn chế tai nạn giao thông

Giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ

Làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là việc giáo dục học sinh về việc nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ.

1. Giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông

Để góp phần bảo đảm trật tự ATGT thì mỗi người hãy tự nâng cao ý thức trong việc tham gia giao thông, cũng như vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Có như vậy, số vụ TNGT cũng như số người thương vong vì TNGT mới có thể nhanh chóng kéo giảm; để thực hiện được mục tiêu trên, cần làm những việc như sau:

Một là: Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: dán 1 vị trí nào đó ở nhà sao cho hàng ngày, hàng giờ nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành). Đồng thời, ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự ATGT. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông đường bộ.

Hai là: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu, bia thì không trực tiếp lái xe mà sử dụng các phương tiện công cộng khác cho an toàn.

Ba là: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, nạn “đinh tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.

Bốn là: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe lái xe, không cấp giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.

Năm là: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con. Cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.

Sáu là: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự ATGT.

Bảy là: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Tám là: Luôn có thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hóa như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ TNGT.

Chín là: Cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.

Ngoài ra lực lượng chức năng cũng cần tăng cường các biện pháp để giúp giảm thiểu tai nạn giao thông như:

Thứ nhất: Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật.

Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa… trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông.

Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.

2. Làm gì giúp giảm thiểu tai nạn giao thông

Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.

Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông.

Tham gia các đội thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.

Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh. Mỗi một học sinh chúng ta hãy luôn chung tay góp sức vào việc tuyên truyền an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông hiện nay./.​

3. Nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Các trường hợp vi phạm sẽ bị lập danh sách gửi về nhà trường và gia đình để phối hợp nhắc nhở, giáo dục.

Xây dựng các đội “Sao đỏ” phối hợp với lực lượng bảo vệ tại cổng trường, qua đó kiểm tra kiên quyết xử lý đối với các trường hợp học sinh đi xe máy điện đến trường không đội mũ bảo hiểm hoặc đi xe mô tô khi chưa đủ tuổi. Ngay sau đó sẽ liên lạc với phụ huynh để giải quyết.

Thông Tin Phòng Chống Dịch Bệnh Covid

Tuần 7, năm học 2021-2022: Từ 06/09 đến 12/09/2021

Sáng thứ 2:

Chiều thứ 2: 13h30 – chúng tôi (A): 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường 

Chủ trì Giao ban quản lý

15h00 – PH BV: 

PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  

Chủ trì Giao ban Bệnh viện 

Sáng thứ 3: 8h00 – chúng tôi (A): 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường

 

Chủ trì Hội thảo trực tuyến xin ý kiến để xây dựng hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 bằng Y Dược cổ truyền

9h00 – PH BV: 

PGS.TS Nguyễn Xuân Bái 

Chủ trì Họp về Công tác bệnh viện

Chiều thứ 3: 14h00 – P.2.1 (A):

Lãnh đạo Trường 

Chủ trì Họp chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19

16h00 – VPHAIVN: 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường 

Chủ trì Họp Zoom về tổ chức HN GDYK lần thứ 5 với HAIVN

Sáng thứ 4: 7h00 – BV Trường: 

PGS.TS Nguyễn Xuân Bái 

Chủ trì Tiêm chủng mũi 1 cho 200 cán bộ, sinh viên 

7h30 – HT 3.3 (A): 

Chủ tịch HĐ 

Chủ trì Họp hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp cơ sở

Chiều thứ 4: 13h30 – HT 3.3 (A):

Chủ tịch HĐ 

Chủ trì Họp hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp cơ sở

Sáng thứ 5: 7h30 – HT 3.3 (A): 

PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  

Chủ trì Họp hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp cơ sở

8h00 – HT 3.4 (A): 

Lãnh đạo Trường 

Chủ trì làm việc với các BM lâm sàng về giảng dạy LS trực tuyến

Chiều thứ 5: 13h30 – P.2.1 (A): 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường 

Chủ trì Hội nghị về điều trị bệnh nhân COVID-19 quốc tế

13h30 – chúng tôi (A): 

Chủ tịch HĐ 

Chủ trì Họp hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp cơ sở

14h00 – HT 3.3 (A): 

PGS.TS Nguyễn Xuân Bái  

Chủ trì Họp rà soát, cập nhật ngân hàng câu hỏi thi

Sáng thứ 6: 7h30 – chúng tôi (A): T

rưởng ban Giám khảo 

Chủ trì buổi Dự giảng ThS Hoàng Thị Út Trà – BM Ký sinh trùng

9h00 – chúng tôi (A): 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường 

Chủ trì Chuẩn bị online cho việc ký kết với đối tác Nhật Bản

9h30 – chúng tôi (A): 

PGS.TS Nguyễn Duy Cường 

Chủ trì Họp hội đồng xét phân loại và HĐ Lương tháng 9/2021

Chiều thứ 6: 13h30 – chúng tôi (A): 

PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến 

Chủ trì Họp Hội đồng trường (phiên thứ Sáu)

14h00 – P.2.1 (A):

Trưởng ban Giám khảo 

Chủ trì Dự giảng ThS Trần Thị Phương Thanh – BM SLB-Miễn dịch

Sáng thứ 7:

Chiều thứ 7:

Chủ nhật:

Bạn đang xem bài viết Website Bch Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!