Xem Nhiều 6/2023 #️ Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Lớp 10 # Top 11 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Lớp 10 # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Lớp 10 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Viết bài tập làm văn số 1 lớp 10 – Bài viết số 1 lớp 10 – Văn mẫu bài số 1 lớp 10 – Những bài văn hay lớp 10

Bài viết số 1 lớp 10 đề 1: Cảm nghĩ của em ngày đầu tiên bước chân vào trường PTTH

Lập dàn bài

1) Mở Bài : Khái quát về khung cảnh ngày khai trường – ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!

2) Thân Bài :

a) – Cảm xúc khi làm lễ khi giảng

– Bạn mơi chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!

( kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)

b) – Miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.

– Thầy cô như thế nào?

– Tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên ( kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3…)

– Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.

3) Kết bài : Khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!

Bài làm 1

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của quãng đời học sinh.Và đối với tôi cũng vậy,những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào môi trường mới,một cánh cửa mới của đời tôi thật sự là giây phút khó quên.

Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ,với mái trường cấp hai,ngưỡng cửa cấp ba đã dần đến.Một cảm giác bồi hồi,là lạ lại tràn về trong tôi.Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp Một,nhỡ như những ngày đầu chập chững bước qua cánh cổng THCS.Cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào.Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè oi ả.Nơi đây giờ đối với tôi xa lạ hoàn toàn.Trường mới,bạn mới,thầy cô mới,cách học mới và cả một môi trường mới.Tôi sẽ phải thích nghi dần,làm quen dần với môi trường mới vì ba năm cuối ở đâysẽ quyết định cuộc đời tôi.Tôi bất chợt nghĩ rằng đây sẽ là khoảng thời gian thật sự gian nan,thử thách vì đây là nơi tôi cho là xa lạ.Nhưng không,ý nghĩ ấy dần bị dập tắt khi tôi đến trường nhận lớp,biết thầy cô,bạn bè,lớp học mới.Lúc ấy,tôi mới biết tất cả đều thân thiện như những ngày tôi còn học ở các lớp dưới.Mọi thứ quả thật đều rất mới,từ quang cảnh,ngôi trường và đến cả những con người.Thế nhưng tất cả như đều lưu lại cho tôi những kí ức về buổi đầu chập chững ấy.Tháng Tám-tháng giao mùa từ cuối hạ sang thu-tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn.Và cũng là tháng mà chúng tôi đến trường với những bài học đầu tiên.Giờ đây tôi đã là học sinh cấp ba,được khoác trên mình bộ đồng phục áo trắng viền xanh kết hợp váy xanh xếp li có vẻ trông tôi nữ tính hơn so với hồi cấp 2 mặc quần tây áo trắng.Được mặc bộ đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc,ngồi gần người bạn tôi chưa từng quen,được học những thầy cô mà giờ đây tôi mới biết.Những cảm xúc lại trào dâng khó tả xẽn lẫn cả niềm vui nhưng hòa vào đó lại thoáng chút nỗi buồn.Niềm vui vì tôi đã như được trưởng thành hơn và được biết thêm nhiều điều mới mẻ tử những bài dạy,bài học mới.Nhưng tôi buồn vì đâu đó tôi thao1ng thấy những người thầy cũ,những người bạn cũ và cả những lời khuyên chân thành của thầy cô vào ngày tôi tốt nghiệp cấp 2.Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại,nó sẽ lặng lẽ trôi mãi,trôi mãi không bao giờ dừng.Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ tưng giây,từng phút ấy.

Mái trường THPT là nơi tôi chỉ”dừng chân”ở ba năm học. Ba năm quãng thời gian không phảo là dài nhưng tôi nghĩ thời gian ấy đã đủ để tôi lưu giử những kỉ niệm đẹp về ngôi trường mới này.Và có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được ngày này-ngày đầu tiên tôi bước vào ngưỡng cửa THPT.

Bài làm 2

Lần đầu tiên bước qua cánh cổng trường, tôi thấy lòng mình bồi hồi, một cảm giác kì lạ!. Một thứ cảm xúc khó có thể đặt tên, đó là sự ngỡ ngàng, lạ mà quen xen lẫn chút tự hào, hãnh diện. Không còn là cái cảm giác sợ hãi, nhút nhát oà khóc vào lòng mẹ như ngày đầu tiên vào lớp 1. Cũng không còn là cảm giác rụt rè với những mơ ước trong sáng rất đỗi ngây thơ khi ngày đầu tiên bước vào cấp II. Đã bao lần trải qua cái cảm giác của “ngày đầu tiên đi học” nhưng lần này lại khác, một cảm giác lạ, một cảm xúc mới. Tôi đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ, dường như cảm xúc đang nói với suy nghĩ của tôi: “Ta đã lớn rồi – 15 tuổi. Bước chân đã chững chạc hơn, để bước vào một môi trường học tập mới, nhiều khó khăn thử thách đang đón chờ”. Ngôi trường uy nghiêm trong cái nhìn của tôi, nhưng thật thân thiện như ngôi nhà thứ hai khi tôi cảm nhận bằng trái tim. Tôi dường như bị hòa lẫn vào trong sự náo nức, đông vui của không khí ngày đầu tiên đến trường. Mọi người ai cũng ăn mặc đẹp và nghiêm chỉnh, các bạn học sinh mang trên mình chiếc áo trắng tinh khôi với nét mặt rạng rỡ. Thầy cô ân cần, tận tình chỉ bảo học sinh mới về trường, về lớp. Một cảm giác thật ấm áp len lỏi vào trong dòng cảm xúc của tôi. Tất cả đều mới mẻ nhưng thật thân thương,…Ý nghĩ về trường, về thầy cô có chút khang khác, có chút ngỡ ngàng, lạ lẫm. Bạn bè lần đầu tiên gặp mặt, trao nhau sự bối rối ngượng ngùng, thầy cô trao cho học sinh sự ấm áp thân thiện. Và rồi tất cả mọi người sẽ thân thiết với nhau, sẽ là một gia đình. Tôi tin là như vậy. Chính từ ngôi nhà này, là sự khởi đầu của những khó khăn, thử thách mà tôi sẽ phải vượt qua để có được thành công mà tôi luôn mong đợi. Phải rồi, tôi sẽ hiên ngang bước qua mọi khó khăn, tự tin thách thức với mọi thử thách, cố gắng phấn đấu học tập thật tốt. Ô kìa! Bất chợt có tia nắng chiếu vào khuôn mặt tôi rạng rỡ, tràn ngập trong tim và hòa vào không khí ngày đầu tiên đến trường. Tối về nhà, tôi vẫn còn miên man với dòng cảm xúc của ngày đặc biệt này, đọc xong nhật kí đầu tiên vừa viết, tôi lẩm bẩm giai điệu quen thuộc trong bài “Ngày đầu tiên đến trường” của ca sĩ Mỹ Tâm: “Lòng bỡ ngỡ khi tôi bước vô trường và quanh tôi như trong giấc mơ khoe hương thắm tươi. Mặc áo mới như trăm hoa đua nở. Nào ai ơi ai ơi có biết chăng?…”. Tôi ước sẽ khóa chặt được giây phút thiêng liêng của “Ngày đầu tiên” này lại, bằng chiếc khóa yêu thương, để rồi sẽ mãi là ngày đầu tiên đáng nhớ trong cuộc đời tôi.

Bài làm 3

Hôm nay, trường Lam Sơn khai giảng năm học mới. Đã 5 năm ta rời xa trường, 5 năm ta khoác bỏ chiếc áo đồng phục, 5 năm ta không còn được tham gia vào ngày tựu trường nữa. 5 năm với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố cuộc đời. Cũng ngày này cách đây 8 năm, ta giống như các em học sinh đang học lớp 10 trường Lam bây giờ, ngơ ngác bước vào cánh cổng trường. Lần đầu tiên ấy, ta thấy trường của ta thật đẹp, thật hoành tráng. Ta vui lắm. Mọi thứ đều rất mới lạ, đầy bí ẩn đối với ta, ta thích thú khám phá dần dần. Từ những bộ bàn ghế chắc chắn tới chiếc bảng màu xanh lần đầu tiên ta thấy. Cả những bạn cùng lớp xinh xắn, hay các anh chị khóa trên chững chạc. Tất cả đều lung linh lắm. Ngày tựu trường đầu tiên của phổ thông cũng là ngày đầu tiên ta mặc áo dài. Chiếc áo dài trắng tinh khôi! Ta như con quạ hóa công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ ta thấy mình lớn hơn, duyên dáng hơn, xinh xắn hơn. Chiếc áo dài ấy theo ta suốt 3 năm phổ thông và được treo ngay ngắn trong tủ quần áo của ta suốt 4 năm đại học. Ta không một lần mặc lại chiếc áo ấy khi vào đại học không phải vì ta đã có thêm 2, 3 chiếc áo dài mới với nhiều màu sắc đẹp hơn. Ta không mặc vì ta đã không còn có được vẻ vô tư, hồn nhiên, không còn có được tâm hồn trong sáng như khi còn học phổ thông nữa. Cuộc sống sinh viên với những bon chen, những khó khăn, va vấp với nhiều con người khác nhau khiến tâm hồn ta chai sạn, ta bị vương bụi bẩn. Ta thấy xấu hổ khi khoác lên mình chiếc áo dài trắng ấy. Ta nghe các em đang học ở trường nói không thích mặc áo dài, khó chịu khi năm nay tựu trường lại phải mặc áo dài. Dường như đối với các em, mặc áo dài là một cực hình.Các em đâu biết rằng, sau này các em sẽ nuối tiếc vì khi đang học phổ thông ko dc mặc áo dài mỗi tuần đấy. Nó cũng là một nét văn hóa của trường Lam để tự hào với bạn bè khắp nơi đó. Có lẽ, đối với các em mặc áo dài là mất tự do, mặc áo dài không thời trang bằng những bộ đồ đầy kiểu cách. Áo dài quá đơn điệu so với những chiếc áo khác. Hay vì các em là thế hệ 9x, các em hiện đại hơn, các em chối bỏ vẻ đẹp đơn giản, bình dị do chiếc áo dài mang lại.Nhưng dù hiện đại tới đâu thì hồn dân tộc vẫn không thể mất đi được đâu! Giờ ta đã không còn là học sinh phổ thông, đã chuẩn bị đi làm, nhưng ta luôn nhớ về ngày ta vào trường phổ thông. Đó là ngày đầu tiên ta đến trường được mẹ đưa đến và chờ ở cổng trường. Nghe khó tin quá, nhưng đó là sự thật. Suốt 9 năm đi học, ta không 1 lần dc mẹ hay bố, hoặc ông bà đưa đi học. Bố mẹ ta còn bận đón những khóa học trò vào trường như thầy ta đã đón ta khi ấy. Ta vui lắm. Vui vì cảm thấy có mẹ kề bên trong ngày đầu bỡ ngỡ ấy, vui vì dù có muộn nhưng ta vẫn cảm nhận dc hạnh phúc khi có mẹ đưa đi học như bao bạn bè khác. Ba năm trung học đi qua thật nhanh, như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là ta và một giọt thời gian rất khẽ. Có phải là “ta đi qua những năm tháng không ngờ. Vô tư quá để bây giờ xao xuyến”. Giờ cũng vẫn là ngôi trường Lam ấy, cũng vẫn là khung cảnh học trò ấy, cũng vãn là những thế hệ thầy cô và bao bạn bè năm xưa nhưng tất cả giờ chỉ còn là hoài niệm!!! Chưa một lần trở về trường xưa, chỉ nghe tin về trường qua bạn bè và các em khóa sau. Ta nhớ trường, nhớ bạn cũ, nhớ thầy cô lắm. Ngồi ngẩn ngơ đọc lại đôi vần thơ cũ của Hoàng Nhuận Cầm:

“Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế. Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?” Thèm lắm một tiếng trống trường xưa vọng lại! ————————————Thế là tôi đã vào học ở trường Trung học phổ thông được ba tuần. Ba tuần thật đầy ấn tượng, bởi mỗi khi bước chân đến lớp, tôi lại khám phá thêm được nhiều điều bất ngờ, thú vị từ bạn bè, từ ngôi trường mới và từ cuộc sống học sinh Trung học phổ thông còn đầy mới mẻ với tôi.

Đã chín lần tôi được dự lễ khai giảng năm học mới, vậy mà trước lễ khai giảng năm nay – năm thứ mười, tôi vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng. Bố mẹ cũng phải ngạc nhiên về sự hồi hộp của tôi, về một đứa vốn nghịch ngợm và mạnh bạo như tôi mà cũng bồn chồn như thế. Không nôn nao sao được khi niềm mong ước và mục tiêu phấn đấu của tôi đã trở thành hiện thực. Với tôi, ngôi trường mới xa lạ đấy nhưng cũng quen thuộc như một cố nhân. Suốt bốn năm học Trung học cơ sở, ngày nào đi học tôi cũng đi qua ngôi trường ấy. Đã nhiều lần tôi dừng lại để nhìn vào, để mong ước và để quyết tâm. Từ ngoài cổng, tôi nhận thấy sự đổi thay sắc lá của những hàng cây to thẳng tắp trong sân trường. Ngôi trường cũng duyên dáng hơn cùng với sự đổi thay của dòng sông Hưng Long quen thuộc, nơi mà tất cả lũ trẻ chúng tôi chẳng lạ lẫm gì. Đặc biệt truyền thống học tập của nhà trường là điều cuốn hút đối với chúng tôi. Tôi mơ ước, rồi kiêu hãnh, tự hào khi được trở thành một phần thân yêu của ngôi trường ấy. Lòng tôi vẫn hồi hộp không yên. Những môn học sẽ khó hơn, có nhiều quy định mới của nhà trường mà tôi sẽ phải nghiêm túc thực hiện. Các thầy cô thì có khi tôi đã quen gương mặt nhưng chưa được trực tiếp học bao giờ, bởi thế mà chắc có nhiều điều lạ lắm! Và lại thêm bạn bè nữa chứ. Có một số bạn học cùng lớp 9 với tôi nhưng còn biết bao nhiêu là bạn mới. Có chơi vui như lớp cũ của mình không? Có đoàn kết và thân thiện?… Lại nữa, ai cũng bảo học Trung học phổ thông là quan trọng. Nó bước đệm để bắt đầu định hướng cho tương lai. Thế đấy, đầu óc tôi cứ hoa lên bao nhiêu ý nghĩ. Những ý nghĩ làm tôi phấp phỏng không yên. Tôi mang theo tất cả những cảm xúc tự hào, hãnh diện, hồi hộp, băn khoăn ấy đến trường trong buổi lễ khai giảng đầu tiên.

Buổi lễ hôm ấy ngắn ngọn mà sâu sắc. Tôi đặc biệt ấn tượng với bài diễn văn của thầy Hiệu trưởng. Tôi lắng nghe và ngấm trọn những lời của thầy về trách nhiệm của mỗi học sinh khi được học tập ở một ngôi trường giàu truyền thống. Tôi xúc động và bâng khuâng man mác khi nghe một học sinh lớp mới phát biểu những cảm xúc đầu tiên.

Cuối tuần, chúng tôi bắt đầu tham gia lao động. Phải góp một cái gì đó cho ngôi trường mới, ta mới thêm quý thêm yêu. Ngày lao động tuần đầu tiên thật là thích thú. Sân trường có nhiều cây to nên có bao nhiêu lá rụng. Hôm trước trời lại mới mưa nên lá rụng càng nhiều. Lá ướt lẹp chẹp. Cả lớp mang chổi đi mà không dùng được bèn cứ thế thi nhau nhặt lá bằng tay! Có cậu con trai hí hửng mang đến tặng cô bạn gái chiếc lá vàng thật đẹp, cô bạn xúc động cảm ơn, chẳng ngờ đằng sau mặt lá có chú sâu đang ngoan ngoãn ẩn mình. Đám con gái kêu ré lên sợ hãi, còn bọn con trai ha hả cười đắc chí, rồi lại xin lỗi, lại bắt đền bằng những chiếc kẹo thủ sẵn từ ở nhà đi! Giờ lao động vì thế mà chẳng thấy mệt nhọc, chỉ thấy vui nhộn, chỉ nghe thấy tiếng cười. Đám con trai mới lớn thích “làm anh” thiên hạ nên chỉ cần một giọng con gái thỏ thẻ “anh ơi” là cả Thế Anh, Tuấn Anh, Hải Anh, Ngọc Anh đều quay lại và xoắn xuýt. Tôi cũng hân hạnh được tặng một cái tên mới “Diệp còi”! Những trận cười giòn giã bật ra. Cả lớp vui và thân thiện, gắn bó như một gia đình nhanh không kể nổi.

Tuổi mười sáu chóng buồn và cũng nhanh vui. Mới học cùng nhau tôi cũng chưa thật hiểu hết về hoàn cảnh và tính cách của từng người trong lớp. Nhưng tôi tin, thời gian sẽ giúp cả lớp tôi ngày một gắn bó hơn và học tập cùng sẽ tiến bộ hơn. Những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào Trường trung học phổ thông của tôi là như thế. Đối với tôi, nó sẽ là những ngày đáng nhớ, là những kỷ niệm ngọt ngào không thể nào quên.

Bài làm 4

Thế là tôi đã vào học ở trường Trung học phổ thông được ba tuần. Ba tuần thật đầy ấn tượng, bởi mỗi khi bước chân đến lớp, tôi lại khám phá thêm được nhiều điều bất ngờ, thú vị từ bạn bè, từ ngôi trường mới và từ cuộc sống học sinh Trung học phổ thông còn đầy mới mẻ với tôi. Đã chín lần tôi được dự lễ khai giảng năm học mới, vậy mà trước lễ khai giảng năm nay – năm thứ mười, tôi vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng. Bố mẹ cũng phải ngạc nhiên về sự hồi hộp của tôi, về một đứa vốn nghịch ngợm và mạnh bạo như tôi mà cũng bồn chồn như thế. Không nôn nao sao được khi niềm mong ước và mục tiêu phấn đấu của tôi đã trở thành hiện thực. Với tôi, ngôi trường mới xa lạ đấy nhưng cũng quen thuộc như một cố nhân. Suốt bốn năm học Trung học cơ sở, ngày nào đi học tôi cũng đi qua ngôi trường ấy. Đã nhiều lần tôi dừng lại để nhìn vào, để mong ước và để quyết tâm. Từ ngoài cổng, tôi nhận thấy sự đổi thay sắc lá của những hàng cây to thẳng tắp trong sân trường. Ngôi trường cũng duyên dáng hơn cùng với sự đổi thay của dòng sông Hưng Long quen thuộc, nơi mà tất cả lũ trẻ chúng tôi chẳng lạ lẫm gì. Đặc biệt truyền thống học tập của nhà trường là điều cuốn hút đối với chúng tôi. Tôi mơ ước, rồi kiêu hãnh, tự hào khi được trở thành một phần thân yêu của ngôi trường ấy. Lòng tôi vẫn hồi hộp không yên. Những môn học sẽ khó hơn, có nhiều quy định mới của nhà trường mà tôi sẽ phải nghiêm túc thực hiện. Các thầy cô thì có khi tôi đã quen gương mặt nhưng chưa được trực tiếp học bao giờ, bởi thế mà chắc có nhiều điều lạ lắm! Và lại thêm bạn bè nữa chứ. Có một số bạn học cùng lớp 9 với tôi nhưng còn biết bao nhiêu là bạn mới. Có chơi vui như lớp cũ của mình không? Có đoàn kết và thân thiện?… Lại nữa, ai cũng bảo học Trung học phổ thông là quan trọng. Nó bước đệm để bắt đầu định hướng cho tương lai. Thế đấy, đầu óc tôi cứ hoa lên bao nhiêu ý nghĩ. Những ý nghĩ làm tôi phấp phỏng không yên. Tôi mang theo tất cả những cảm xúc tự hào, hãnh diện, hồi hộp, băn khoăn ấy đến trường trong buổi lễ khai giảng đầu tiên. Buổi lễ hôm ấy ngắn ngọn mà sâu sắc. Tôi đặc biệt ấn tượng với bài diễn văn của thầy Hiệu trưởng. Tôi lắng nghe và ngấm trọn những lời của thầy về trách nhiệm của mỗi học sinh khi được học tập ở một ngôi trường giàu truyền thống. Tôi xúc động và bâng khuâng man mác khi nghe một học sinh lớp mới phát biểu những cảm xúc đầu tiên. Cuối tuần, chúng tôi bắt đầu tham gia lao động. Phái góp một cái gì đó cho ngôi trường mới, ta mới thêm quý thêm yêu. Ngày lao động tuần đầu tiên thật là thích thú. Sân trường có nhiều cây to nên có bao nhiêu lá rụng. Hôm trước trời lại mới mưa nên lá rụng càng nhiều. Lá ướt lép chẹp, cả lớp mang chổi đi mà không dùng được bén cứ thế mà thi nhau nhặt lá bằng tay! Có cậu con trai hí hửng mang đến tặng cô bạn gái chiếc lá vàng thật đẹp, cô bạn gái xúc động cảm ơn, chẳng ngờ đằng sau mặt lá có chú sâu đang ngon ngoãn ẩn mình. Đám con gái kêu ré lên sợ hãi, còn bọn con trai ha hả cười đắc chí, rồi lại xin lỗi, lại bắt đến bằng những chiếc kẹo thủ sắc từ ở nhà. Giờ lao động vì thế mà chẳng thấy mệt nhọc, chỉ thấy vui nhôn, chỉ nghe tiếng cười. Đám con trai mới lớn thích làm anh thiên hạ nên chỉ cần một giọng con gái thỏ thẻ “anh ơi” là cả Bằng Cường, Noo Phước Thịnh, Ngô Kiến Huy đều quai lại và xoắn xuýt. Tôi cũng hân hạnh được tặng một cái tên mới “Diệp còi”! Những trận cười giã bật ra. Cả lớp vui và thân thiện, gắn bó như một gia đình nhanh không kể nổi. Tuổi mười sáu chóng buồn và cũng nhanh vui. Mới học cùng nhau tôi cũng chưa thật hiểu hết về hoàn cảnh và tính cách của từng người trong lớp. Nhưng tôi tin, thời gian sẽ giúp cả lớp tôi ngày một gắn bó hơn và học tập cùng tiến bộ hơn. Những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào Trường trung học phổ thông của tôi là như thế. Đối với tôi, nó sẽ là những ngày đáng nhớ, là những kỷ niệm ngọt ngào không thể nào quên.

Bài làm 5

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT .Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng. Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba – một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”. Chúng tôi, các lớp 10 cũng như anh chị lớp 11 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” – Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này.. Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới. Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học – Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường. Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ.

Bài làm 6

Đã 5 năm ta rời xa trường, 5 năm ta khoác bỏ chiếc áo đồng phục, 5 năm ta không còn được tham gia vào ngày tựu trường nữa. 5 năm với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố cuộc đời. Cũng ngày này cách đây 8 năm, ta giống như các em học sinh đang học lớp 10 trường Lam bây giờ, ngơ ngác bước vào cánh cổng trường. Lần đầu tiên ấy, ta thấy trường của ta thật đẹp, thật hoành tráng. Ta vui lắm. Mọi thứ đều rất mới lạ, đầy bí ẩn đối với ta, ta thích thú khám phá dần dần. Từ những bộ bàn ghế chắc chắn tới chiếc bảng màu xanh lần đầu tiên ta thấy. Cả những bạn cùng lớp xinh xắn, hay các anh chị khóa trên chững chạc. Tất cả đều lung linh lắm. Ngày tựu trường đầu tiên của phổ thông cũng là ngày đầu tiên ta mặc áo dài. Chiếc áo dài trắng tinh khôi! Ta như con quạ hóa công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ ta thấy mình lớn hơn, duyên dáng hơn, xinh xắn hơn. Chiếc áo dài ấy theo ta suốt 3 năm phổ thông và được treo ngay ngắn trong tủ quần áo của ta suốt 4 năm đại học. Ta không một lần mặc lại chiếc áo ấy khi vào đại học không phải vì ta đã có thêm 2, 3 chiếc áo dài mới với nhiều màu sắc đẹp hơn. Ta không mặc vì ta đã không còn có được vẻ vô tư, hồn nhiên, không còn có được tâm hồn trong sáng như khi còn học phổ thông nữa. Cuộc sống sinh viên với những bon chen, những khó khăn, va vấp với nhiều con người khác nhau khiến tâm hồn ta chai sạn, ta bị vương bụi bẩn. Ta thấy xấu hổ khi khoác lên mình chiếc áo dài trắng ấy. Ta nghe các em đang học ở trường nói không thích mặc áo dài, khó chịu khi năm nay tựu trường lại phải mặc áo dài. Dường như đối với các em, mặc áo dài là một cực hình.Các em đâu biết rằng, sau này các em sẽ nuối tiếc vì khi đang học phổ thông không được mặc áo dài mỗi tuần đấy. Nó cũng là một nét văn hóa của trường Lam để tự hào với bạn bè khắp nơi đó. Có lẽ, đối với các em mặc áo dài là mất tự do, mặc áo dài không thời trang bằng những bộ đồ đầy kiểu cách. Áo dài quá đơn điệu so với những chiếc áo khác. Hay vì các em là thế hệ 9x, các em hiện đại hơn, các em chối bỏ vẻ đẹp đơn giản, bình dị do chiếc áo dài mang lại.Nhưng dù hiện đại tới đâu thì hồn dân tộc vẫn không thể mất đi được đâu! Giờ ta đã không còn là học sinh phổ thông, đã chuẩn bị đi làm, nhưng ta luôn nhớ về ngày ta vào trường phổ thông. Đó là ngày đầu tiên ta đến trường được mẹ đưa đến và chờ ở cổng trường. Nghe khó tin quá, nhưng đó là sự thật. Suốt 9 năm đi học, ta không 1 lần dc mẹ hay bố, hoặc ông bà đưa đi học. Bố mẹ ta còn bận đón những khóa học trò vào trường như thầy ta đã đón ta khi ấy. Ta vui lắm. Vui vì cảm thấy có mẹ kề bên trong ngày đầu bỡ ngỡ ấy, vui vì dù có muộn nhưng ta vẫn cảm nhận được hạnh phúc khi có mẹ đưa đi học như bao bạn bè khác. Ba năm trung học đi qua thật nhanh, như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là ta và một giọt thời gian rất khẽ. Có phải là “ta đi qua những năm tháng không ngờ. Vô tư quá để bây giờ xao xuyến”. Giờ cũng vẫn là ngôi trường Lam ấy, cũng vẫn là khung cảnh học trò ấy, cũng vãn là những thế hệ thầy cô và bao bạn bè năm xưa nhưng tất cả giờ chỉ còn là hoài niệm!!! Chưa một lần trở về trường xưa, chỉ nghe tin về trường qua bạn bè và các em khóa sau. Ta nhớ trường, nhớ bạn cũ, nhớ thầy cô lắm. Ngồi ngẩn ngơ đọc lại đôi vần thơ cũ của Hoàng Nhuận Cầm: “Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế. Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?” Thèm lắm một tiếng trống trường xưa vọng lại!

Soạn Văn Lớp 9 Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1

Soạn văn lớp 9 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh ngắn gọn hay nhất : Đề 1 Cây lúa Việt Nam Đề 2 Cây … ở quê em Đề 3 Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. Đề 4 Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh của quê em.

Câu hỏi bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh tập 1 trang 42

Đề 1 Cây lúa Việt Nam

Đề 2 Cây … ở quê em

Đề 3 Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.

Đề 4 Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh của quê em.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

Trả lời câu 1 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh trang 42

Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa).

Thân bài :

– Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.

– Đặc điểm cây lúa :

+ Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.

+ Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.

+ Cấu tạo : rễ, thân, ngọn.

– Phân loại : có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).

– Cách trồng lúa :

+ Gieo giống : hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.

+ Cấy lúa : cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp với giống cây ưa nước.

+ Chăm sóc : thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,… Giai đoạn này đôi khi gặp phải mưa bão sẽ rất vất vả.

+ Gặt lúa : khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.

– Sản phẩm từ cây lúa :

+ Lương thực thiết yếu.

+ Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi : các loại bánh, cốm, cơm lam,…

+ Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò…

+ Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.

Kết bài : Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.

Bài văn mẫu 1

Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật, thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.

Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy… Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày “cụp, cum” văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.

Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa “trời” hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa “trời” vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.

Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66…

Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.

Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.

Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Bài văn mẫu 2

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Lúa là loại cây lương thực truyền thống của người nông dân Việt Nam, đi dọc khắp mọi miền Tổ Quốc không khó để bắt gặp hình ảnh những cánh đồng lúa rộng mênh mông thẳng cánh cò bay bởi đất nước ta là đất nước có một nền văn minh lúa nước.

Trong khi ở Châu Âu là cây lúa mì thì ở Châu Á lúa nước là cây lương thực chính. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương nhân dân ta đã biết trồng lúa. Từ đó, nghề trồng lúa được truyền từ đời này qua đời khác và trở thành ngành nông nghiệp chính của nước ta.

Lúa thuộc loài thân thảo. Lá lúa dài trông giống như lưỡi kiếm, gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Lúa là loại cây có rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất bùn để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Khi đến “thì” lúa sẽ lên đòng rồi nở ra hoa lúa. Hoa lúa tự thụ phấn thành những hạt thóc. Khi chín lúa sẽ từ màu xanh ngả sang màu vàng, đến lúc này người nông dân đã có thể thu hoạch những bông lúa trĩu nặng mà họ dày công chăm sóc.

Để trồng được ra cây lúa, người nông dân phải làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn giống, rồi ngâm ủ với nước cho giống nảy mầm. Sau đó, người nông dân sẽ đem ra ngoài ruộng gieo thành từng luống mạ. Chờ mạ lớn được khoảng 20 – 25cm, sẽ được nhổ lên để cấy thành hàng. Từ đó cây lúa sẽ lớn, đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông và kết thành những hạt thóc căng mẩy. Ở miền Bắc, người nông dân thường hay trồng lúa theo 2 vụ là vụ chiêm vào những ngày đầu xuân năm mới và vụ mùa trong cái nắng của những ngày hè, còn ở miền Nam 1 năm có 3 vụ lúa.

Lúa được phân ra làm hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ, trong hai loại đó lại có rất nhiều loại lúa khác nhau. Từ thời Hùng Vương, gạo nếp đã được Lang Liêu dùng để làm bánh chưng, bánh giày dâng vua Hùng. Ngoài ra gạo nếp còn được làm thành rất nhiều món ăn ngon thuyền thống khác như gạo nếp non dùng để làm cốm đã được nhà văn Thạch Lam giới thiệu trong bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”, hay còn có những gói xôi, bánh tẻ, bánh đúc,… mang những hương vị hết sức quen thuộc. Nếu gạo nếp được dùng làm ra nhiều loại bánh thì gạo tẻ được sử dụng hàng ngày, đó chính là những bát cơm trắng thơm, dẻo. Có thể nói lúa làm phong phú thêm bản sắc ẩm thực văn hóa Việt Nam

Lúa không chỉ cho ra những hạt gạo dinh dưỡng mà thân lúa cũng được sử dụng cho gia súc ăn hoặc phơi khô dùng làm chất đốt.

Ngày nay, Việt Nam ta đã nhập khẩu được các loại lương thực khác nhưng lúa vẫn là cây lương thực chính của nước ta. Không chỉ là loài cây lương thực dinh dưỡng mà lúa còn gắn liền với hình ảnh làng quê, hình ảnh người nông dân Việt Nam “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để tạo ra “hạt ngọc” của thiên nhiên.

Bài văn mẫu 3

Ông cha ta xưa đã từng có câu:

Trời mưa cho lúa thêm bông

Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền

Là một nước có nền văn hóa nông nghiệp, nên lúa nước là một loài cây vô cùng quan trọng đối với nhân dân ta. Cây lúa gắn bó, gần gũi với đời sống nhân dân hàng ngày, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về giá trị, ý nghĩa của nó.

Cùng với ngô, sắn, khoai tây và lúa mì, lúa là một trong năm loại lương thực chính của thế giới. Có nhiều giả thuyết cho rằng, lúa châu Á có nguồn gốc tổ tiên là loài cây hoang dại, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, Việt Nam ta chính là một trong những nơi đầu tiên có lúa trên trái đất. Ngoài ra giống lúa châu Phi, được thuần hóa từ 3500 năm trước công nguyên. Còn riêng cây lúa đối với Việt Nam đã xuất hiện từ thời văn hóa Phùng Nguyên khoảng 3500 – 2500 TCN, vào khoảng thời gian này người ta đã tìm thấy công cụ trồng lúa nước. Đến thời đại Văn Lang Âu Lạc thì nền nông nghiệp lúa nước của ta đã phát triển rực rỡ.

Lúa là loài thực vật nhóm cỏ, đã được con người thuần dưỡng hàng nghìn năm nay. Lúa có độ cao từ từ 60 – 80 cm, thân từ 2 – 3cm, lá lúa dẹt, mỏng và dài. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau lúa sẽ có màu sắc lá thay đổi. Lúa là loại dễ chùm, thường được trồng ở những vùng nước, ngoài ra cũng có loại lúa trồng cạn, nhưng loại này ít phổ biến hơn. Lúa cần ngập một phần trong nước để đảm bảo luôn có lượng nước cần thiết cho chúng phát triển và hạn chế sự phát triển các loài cỏ dại. Ngoài ra ở một số vùng nước cao cây lúa có thể cao từ 1m đến 1m8, loại này được gọi là lúa nổi, thân chúng dài như vậy để tránh úng nước, dẫn đến thối, hỏng. Lúa không cần các loài côn trùng, hay các tác nhân như gió để thụ phấn, mà chúng là loại tự thụ phấn, sau khi thụ phấn phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng, qua thời gian sẽ đông đặc lại và có màu trắng sữa, khi đó chúng đã trở thành hạt gạo, chờ ngày chín để gặt đem về. Lúa được chia làm hai loại: lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp có mùi thơm hơn, thường để đồ xôi, làm bánh; còn lúa tẻ là cây lương thực chính hàng ngày của người dân Việt Nam. Trong lúa tẻ lại được chia làm nhiều tiểu loại, với từng đặc trưng riêng.

Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Là loại lương thực phổ biến ở các nước châu Á, duy trì sự sống, sinh trưởng của con người. Dù trong những bữa cơm đơn sơ, đạm bạc hay cầu kì đắt đỏ cũng không thể thiếu đi bát cơm trắng, thơm, dẻo ngọt. Không chỉ vậy, lúa con là loại lương thực xuất khẩu chủ lực của một số nước như: Thái Lan, Việt Nam,… đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Cây lúa không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người, mà trở thành mặt hàng xuất khẩu, đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, cho đất nước.

Không chỉ vậy, mọi bộn phận của lúa đều được tận dụng, thân của chúng sau khi gặt về cho trâu bò ăn hoặc làm chất đốt. Vỏ trấu dùng làm chất đốt thay củi. Như vậy, có thể thấy, ở nông thôn cây lúa có vai trò cực kì quan trọng.

Không chỉ đem lại cho con người cuộc sống no ấm, đầy đủ mà cây lúa còn là biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam – văn minh lúa nước. Là biểu tượng cho người nông dân cần cù, mộc mạc, hiền làng chăm chỉ:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm mô hạt đắng cay muôn phần

Ngoài ra, sự phát triển của cây lúa không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế, xã hội mà nó còn có giá trị lịch sử. Bởi sự phát triển của cây lúa gắn liền với quá trình lịch sử nước ta, in những dấu ấn không thể phai mờ trong các thời kì lịch sử đầy thăng trầm. Chắc hẳn chúng ta vẫn không quên sự tích Bánh chưng bánh giày với chàng Lang Liêu cần cù, chịu khó được thần giúp đỡ tạo nên hai thứ bánh: bánh chưng – tượng trưng cho đất, và bánh giầy tượng trưng cho trời. Chỉ một hạt gạo bé nhỏ nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa, giá trị đối với đời sống tâm linh Việt Nam.

Lúa là loại lương thực phổ biến không chỉ của các nước châu Á mà đã trở thành lương thực của quan trọng của toàn thế giới. Cây lúa ngày càng khẳng định vững chắc hơn nữa, vị trí, vai trò của mình. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển, diện tích đất nông nghiệp, trong đó có diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp, cần có những biện pháp tích cực để đảm bảo diện tích trồng lúa, bởi đó cũng chính là cách đảm bảo an ninh lương thực.

Bài văn mẫu 4

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt nam. Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh – nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau.

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.

Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo”. Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với người Việt nói riêng hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..

Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã “xanh đầu”. Mạ cũng có “gan”. “Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập “gan” thì dảnh mạ sẽ “chết”.

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay “đứng chân”. Cũng như chữ “ngồi” ở trên, chữ “đứng chân” rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã “đứng chân” được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”. Nhánh “con” nhánh “cái” thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa “đang thì con gái”, thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi “ôm đòng”. Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ / Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị “nghẹn”. “Nghẹn” là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng…

Ngoài ra cũng có thể bị “ngã”, bị “nằm” lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị “ngã” non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa “nằm” dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi “nhe răng cười” ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Bài văn mẫu 5

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”,”hạt gạo”.

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..

Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã “xanh đầu”. Mạ cũng có “gan”. “Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập “gan” thì dảnh mạ sẽ “chết”.

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay “đứng chân”. Cũng như chữ “ngồi” ở trên, chữ “đứng chân” rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã “đứng chân” được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”. Nhánh “con” nhánh “cái” thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa “đang thì con gái”, thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi “ôm đòng”. Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị “nghẹn”. “Nghẹn” là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng…

Ngoài ra cũng có thể bị “ngã”, bị “nằm” lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị “ngã” non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa “nằm” dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi “nhe răng cười” ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước – nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Bài văn mẫu 6

Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Đất nước Việt Nam – cái nôi của nền văn minh lúa nước, bên mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thẳm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi.

Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc vàng căng mẩy. Hạt thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba con còn theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm.

Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mẹ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cảnh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín bốn xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ.

Nắng hửng trời quan, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghỉ ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành, bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ:

Vừa bằng thằng bé lên ba Thắng lưng con cón chạy ra ngoài đồng Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần những cánh đồng đất ải trắng trước đây đã thành những ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. Rì rào rì rào… lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương:

Việt Nam đất nước quê hương tôi Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi Đồng xanh lúa rập rờn biển cả… Chẳng mấy mốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa cả làng quê toàn màu vàng, ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng ròn, chú cún vàng nhảy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái.

Cứ thế một hay hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, mỗi hécta cho ba tấn thóc, không chỉ là cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà nó còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa thóc quê hương như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Năm tháng trôi qua bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật quý.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh trang 42

Dàn ý tương tự Đề 1. Bài văn mẫu

Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.

Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…

Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.

Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh trang 42

Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu chó là loài động vật thông minh và tình cảm, là loài vật nuôi quen thuộc trong rất nhiều gia đình.

Thân bài :

– Đặc điểm, hình dáng : có 4 chân, lớp lông tùy từng loại mà có sự khác nhau, cơ thể chó dài và to, chiếc mõm dài thường hay lè lưỡi, đặc biệt chó có 3 mí mắt…

– Đặc tính :

+ Quá trình phát triển : mang thai trong bụng mẹ 60 – 62 ngày, sau 4 tuần tuổi có thể có 28 chiếc răng.

+ Tai và mũi cực thính, nhưng thị giác lại rất kém. Chó có 2 lớp lông, răng sắc nhọn, chạy rất nhanh

+ Đặc điểm sống : các tập tính, thói quen.

+ Vô cùng trung thành với chủ.

– Vai trò :

+ Trông giữ nhà cửa.

+ Thú cưng của con người.

+ Chó nghiệp vụ phục vụ điều tra.

Kết bài : Đánh giá chung về loài chó.

Bài văn mẫu – Con chó

Trong các loài vật nuôi nhà thì chó được coi là một loại vật nuôi được tất cả mọi người lựa chọn để chông nhà. Con chó từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành của con người và hiện nay còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo vệ an ninh. Một chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình.

Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15. 000 năm vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơ Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40. 000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.

Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35. 000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.

Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi – người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những giống chó nhỏ hoặc chó thông minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình nghĩa với con người.

Chó là một loài động vật rất thông minh trong tất cả mọi công việc. Có thể nói chó là một loài động vật không bao giờ phản bội chúng ta và là một người bạn đồng hành của con người trong tất cả mọi hoàn cảnh.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh trang 42

Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu về di tích, thắng cảnh đó và nét đặc sắc mà em muốn nói tới : vẻ đẹp thiên nhiên của chùa Hương.

Thân bài :

– Giới thiệu chung về vị trí địa lí của toàn bộ khu vực chùa Hương.

– Dãy núi đá vôi tồn tại từ hơn 200 triệu năm mang vẻ đẹp kì thú với những tên gọi mang tính bí ẩn (Núi Long. Ly, Quy, Phượng…)

– Suối không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh.

– Động thực vật phong phú ,quý hiếm tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng.

– Các hang động huyền bí, ảo diệu.

– Những ngôi chùa đầy màu sắc tâm linh.

→ Khu thắng cảnh chùa Hương được hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời, có núi sông, có hang động có chùa chiền. Một khung cảnh kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Kết bài : Cảm nghĩ của em (tự hào về di tích, thắng cảnh).

Bài văn mẫu – Đền Mẫu Thủy

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Hai tiếng “Việt Nam” chất chứa hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước để hình thành nên bốn ngàn năm văn hóa, văn hiến của dân tộc. Trong kho tàng văn hóa ấy, một nét đẹp tín ngưỡng tâm linh đã ăn sâu bám rễ trong tâm thức của người Việt đó là tục thờ Mẫu – một loại hình tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ, phản ánh tư duy nông nghiệp lúa nước và hướng tới truyền thống đạo lí tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” đối với các vị anh hùng có công bảo vệ biên cương bờ cõi nước Việt. Và một trong các trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu là ngôi đền linh thiêng cổ kính mang tên “Đền Mẫu Thủy Linh Từ”.

Ngôi đền Mẫu Thủy Linh Từ nằm ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, tọa lạc tại một cánh đồng chiêm trũng Trôi Ao Sen thuộc phủ Hoài Đức xưa, nay là địa phận thuộc thôn Nội – Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội. Đây là một ngôi đền cổ được bao bọc xung quanh là đầm phá ao sen rộng lớn của hệ thống ven sông Hồng. Qua thời gian năm tháng, được sự bồi tụ của sông mà dần dần hình thành nên đồng bằng ngày nay.

Đền gắn liền với sự tích Mẫu Thủy đền Giẻ Trôi Ao Sen mang đậm màu sắc huyền thoại gắn liền với sự sùng bái tự nhiên ( Mẹ trời, mẹ đất, mẹ nước…) của cư dân nông nghiệp thời thượng cổ. Vào thời Lê Trung Hưng (khoảng đầu thế kỉ XVII) tại làng Nội thôn có một người con gái tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp tên là Nguyễn Thị Tại, vì mến mộ đức hạnh của nàng mà Nguyễn Như – một chàng trai hào phú cùng làng khôi ngô, tuấn tú đã lấy về làm vợ. Ở đầu làng là một vùng đầm phá ao sen bốn mùa bát ngát, hương thơm ngào ngạt, các thanh niên trai tráng trong làng đều thường ngày ra đây bắt cá làm cơm, lấy nước về ăn… và khi muốn đi chợ phố Bến (chợ Phùng) thì phải đi qua Cống Đá nơi này.

Vào một hôm nọ, nàng cùng ba người bạn đi chợ qua đây thì khi về trời nắng gắt bỗng nổi can qua, trời đất mịt mù, gió xoáy dựng nước thành cột lướt qua đoàn người. Thoáng chống mưa tạnh, trời quang thì nàng biến mất. Hai người bạn sợ hãi chạy về báo tin để cho mọi người đi tìm kiếm. Nhưng tìm mãi, tìm mãi mà không thấy đâu, ai cũng bụng bảo dã chắc nàng đã bị nước dữ cuốn trôi mất.

Ba năm sau, bỗng nàng trở về nhưng lại bụng mang dạ chửa, gia đình chồng và làng xóm xung quanh gặn hỏi nhưng nàng không nói nửa lời. Thấm thoát thời gian qua đi, nàng sinh hạ ra một cái bọc lạ, bên trong là một đôi rắn có mào đỏ, vừa ra khỏi bụng mẹ, đôi rắn lớn nhanh như thổi, dài bằng ba đòn gánh, to như ống trát mạ, ai lấy đều kinh hồn bạt vía. Lúc ấy, nàng mới bộc lộ tâm sự của mình: ngày ấy, vì mến mộ tài sắc Vua Thủy Tề dưới Long cung đã bắt nàng về làm vợ. Sống dưới thủy cung, dù được sống trong cung vàng, điện ngọc, cá tôm hầu hạ nhưng quanh năm thương nhớ chồng con, quê nhà trốn cũ trên trần. Vì thế, vua Thủy Tề đã trả về quê cũ. Trước khi đi, ngài có rặn rằng: ” Trên đó ta có một hành cung tọa lạc trên lưng rùa nổi giữa đầm sen, nay giao cho nàng cai quản; còn mọi điều mắt thấy tai nghe dưới thủy cung không được tiết lộ kẻo rước họa vào thân…”. Nói đoạn, ngài sai Ngư Long rẽ nước đưa nàng trở về quê nhà.

Vừa kể đến đây thì nàng lăn đùng ra chết. Tương truyền là khi được trả về trần gian, nàng đã buộc phải ngậm một chiếc lá thần ở cổ họng, nếu làm lộ chuyện dưới thủy cung thì sẽ chết ngay tức khắc khi dao cứa vào cổ.

Vì cảm thương cho thân phận bất hạnh của một kiếp hồng nhan, làng trên xóm dưới, kể cả chức sắc trong làng cùng làm ma chay cho nàng. Mộ nàng đặt tại xứ Hương Thị bên Đầm Sen, chỉ sau một đêm đã đùn thành một gò lớn, tục gọi là Gò Lăng. Trên mộ có ghi “Thủy thần điểm huyệt” nhắc tới đôi rắn (được gọi là Ông Cộc, ông Dài) đưa đường chọn huyệt táng. Dân làng suy tôn nàng làm Mẫu Thủy và lập đền thờ trên đảo Rùa Nổi quanh năm hương khói phụng thờ.

Lạ thay, dù ngôi đền nằm giữa vùng đầm nước mênh mang nhưng mưa to đến mấy cũng không ngập nổi. Mực nước càng dâng cao bao nhiêu thì ngôi đền và khu Gò Lăng càng nổi lên cao bấy nhiêu. Vì thế, đền Giẻ ( đền Mẫu Thủy) nay còn được gọi là “Đền Bong Bóng”.

Kiến trúc của ngôi đền hiện giờ được xây dựng theo hình chữ “Đinh”. Từ cổng Tam quan đi vào 50m, bên tay trái là Đảo Phật Bà với bức tượng Đức Mẹ Quan Âm Đại Sĩ hiền từ, một tay bấm khuyết cầm cành liễu, một tay cầm bình cam lộ trang nghiêm, thanh tịnh. Vòng qua đảo đi sâu vào trong khoảng 100 bước là tới chính cung, hai bên tả – hữu là gian nhà thờ Thần thổ địa, thần cai quản bản đền. Bên trong nội cung chính là gian thờ Mẫu Thủy (âm đọc chệch là Mẫu Thoải) với đôi câu đối cổ ca ngợi đức hạnh của ngài:

“Quốc sắc khuynh thành thiên hạ hữu

Nữ trung chính trực thế gian vô”

Dịch:

“Người đẹp nghiêng nước, nghiêng thành thì có thừa

Người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh thì khó thấy”

Phía bên trái của gian thờ Mẫu là gian thờ Chúa bà sơn trang, cai quản mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể với bức đại tự có đề “U hiển sơn lâm” (Rừng núi linh thiêng bí ẩn); bên trái là ban thờ Trần Triều tức Đức vua cha Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn – một vị đại tướng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược với hào khí Sát Thát, Đông A uy dũng bốn phương. Bên trên cửa võng có bức đại tự “Trần Triều hiển thánh”, bên dưới có đôi câu đối:

“Đức đại an dân thiên cổ thịnh

Công cao hiển thánh vạn niên trường”.

Tạm dịch:

“Đức lớn an dân nghìn năm còn mãi

Công cao hiển thánh mãi mãi muôn đời”

Ở giữa ban thờ công đồng Đình thần Tam Tứ phủ là cây hương đá cổ cùng bốn trụ đá được phát lộ năm 1998, có niên đại cách chúng ta ngày nay trên dưới 1000 năm lịch sử.

Lễ hội hằng năm của Đền được tổ chức vào ngày 21 tháng 2 âm lịch, tương truyền là ngày Mẫu được trả về trần gian và ngày 22 tháng 8 âm lịch tương truyền là ngày Vua cha Bát Hải Động Đình (tức là vua Thủy Tề) đón Mẫu về làm vợ. Lễ hội được tổ chức trọng thể thu hút hàng trăm, hàng nghìn khách thập phương tứ xứ mọi nơi về lễ bái, hầu đồng lấy lộc cầu may. Các trò chơi dân gian trong lễ hội cũng được diễn ra hết sức sôi động như: kéo co, đi cầu khỉ, bịt mắt đập niêu…và đặc biệt là cuộc chơi thi thooirr cơm và hát quan họ trên thuyền rồng. Bởi tương truyền rằng, khi Mẫu được trả về trần gian, vua Thủy Tề đã cho Ngư Long làm hiển hoa thành thuyền rồng, cùng các nàng tiên cá hóa phép làm người cưỡi rồng theo hầu cơm nước và hát tiễn Mẫu lên trần.

Đền Mẫu Thủy Linh Từ là một trong các ngôi đền cổ kính, linh thiếng thờ Mẫu Thoải – một vị Mẫu trong hàng tứ phủ có nhiệm vụ coi sóc, trị thủy miền sông nước. Đây là ngôi đền duy nhất trong các ngôi đền trên cả nước có Lăng mộ Mẫu Thoải và hiện vẫn còn rất nhiều các dấu tích gắn liền với truyền thuyết của Mẫu Thủy vùng Trôi Ao Sen như: Đền thờ, Cống Lửi ( nơi Mẫu bị vua Thủy Tề bắt đi), Gò Dương Vó ( dấu tích của gót ngựa Thánh Gióng đi qua)… Với tất cả những yếu tố trên Đền xứng đáng với danh hiệu “Đệ Tam Quốc Mẫu Linh Từ”, là một trong các trung tâm tâm linh linh thiêng nhất cả nước, chung đúc khí thiêng của ngàn năm văn hóa dân tộc Việt Nam!.

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 1, giải ngữ văn lớp 9 tập 1, soạn văn lớp 9 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh siêu ngắn

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

Đề 1 : Cây lúa Việt Nam I. Dàn ý

– Mở bài : Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa).

– Thân bài:

– Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.

– Đặc điểm cây lúa :

+ Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.

+ Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.

+ Cấu tạo : rễ, thân, ngọn.

– Phân loại : có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).

– Cách trồng lúa :

+ Gieo giống : hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.

+ Cấy lúa : cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp với giống cây ưa nước.

+ Chăm sóc : thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,… Giai đoạn này đôi khi gặp phải mưa bão sẽ rất vất vả.

+ Gặt lúa : khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.

– Sản phẩm từ cây lúa :

+ Lương thực thiết yếu.

+ Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi : các loại bánh, cốm, cơm lam,…

+ Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò…

+ Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.

– Kết bài: Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.

Các bài văn mẫu lớp 9: Viết tập làm văn số 1 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Viết Bài Làm Văn Số 2 : Văn Tự Sự Sbt Ngữ Văn 10 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 51 SBT Ngữ văn 10 tập 1. Bằng lời văn của mình, anh (chị) hãy kể lại câu chuyện Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (dựa theo đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, trích sử thi Đăm Săn).

b) Nhớ lại cốt truyện, rồi lập dàn ý tóm lược theo ba phần của văn bản tự sự. Ví dụ dàn ý truyện Bến quê :

– Mở bài : Ngồi trên giường, vịn tay vào thành cửa sổ, Nhĩ nhìn ra ngoài…

– Thân bài : Gồm các sự việc :

+ Nhĩ trò chuyện với vợ con…

+ Nhĩ sai con thay mình đi sang bãi sông Hồng…

+ Mấy em bé hàng xóm sang giúp Nhĩ trở mình…

+ Nhĩ lại nghĩ đến người vợ, thức tỉnh về vẻ đẹp tâm hồn của vợ…

– Kết bài : Ông giáo Khuyến sang thăm, hoảng hốt trước vẻ mặt và cử chỉ bất thường của Nhĩ.

c) Dựa vào bố cục của truyện, vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, anh (chị) tự kể lại câu chuyện đó.

2. Đề bài 2, trang 81, SGK.

3. Đề bài 3, trang 81, SGK.

Trả lời:

a) Dựa vào lời dẫn dắt của đề, hãy dự kiến cốt truyện.

b) Có thể xảy ra ba tình huống :

– Gặp lại Trọng Thuỷ, Mị Châu rất cảm động và nhận lời nối lại duyên xưa.

– Gặp lại Trọng Thuỷ, Mị Châu tức giận, bỏ đi.

– Gặp lại Trọng Thuỷ, Mị Châu giảng giải lẽ đúng sai, tình nghĩa. Trọng Thuỷ rất ân hận, ngỏ ý muốn nối lại duyên xưa, nhưng Mị Châu không chấp thuận. Trọng Thuỷ lặng im, suy nghĩ…

c) Theo anh (chị), trong ba tình huống ấy, tình huống nào có ý nghĩa và có thể xảy ra ? Hãy dựa vào gợi ý đó rồi viết thành câu chuyện với một nhan đề sát hợp. Ví dụ : Gặp lại người xưa, Tái hồi Mị Châu – Trọng Thủy, Kiếp sau của một đôi vợ chồng,…

4. Đề bài 4, trang 81, SGK.

Trả lời:

a) Trước hết, hãy chọn đề tài cho câu chuyện :

– Một kỉ niệm về tình cảm gia đình : quan hệ với cha mẹ, quan hệ với anh chị em, hay quan hệ với ông bà nội, ngoại,…

– Một kỉ niệm về tình thầy trò hoặc tình bạn,…

b) Sau đó dự kiến cốt truyện. Chú ý lựa chọn những sự việc theo bố cục ba phần như đã gợi ý ở bài tập 1.

5. Bằng lời văn của mình, anh (chị) hãy kể lại câu chuyện Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (dựa theo đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, trích sử thi Đăm Săn).

6. Đóng vai nhân vật bà lão nghèo – xưng tôi – kể lại sự việc cuối trong truyện Tấm Cám (từ lúc bà lão nhìn thấy quả thị đến khi Tấm gặp lại nhà vua).

Trả lời:

a) Trước hết, có thể đặt nhan đề cho câu chuyện: Lời kể của bà lão nghèo ; Chốn nương thân của cô Tấm ; Một cuộc gặp gỡ thần kì…

b) Sau đó dự kiến cốt truyện :

– Mở bài : Bà lão nghèo tự giới thiệu.

– Thân bài : Phát triển các sự việc, chi tiết :

+ Sự việc 1 : Bà lão nhìn thấy quả thị chín, toả hương thơm…

+ Sự việc 2 : Đem thị về nhà, bà lão nâng niu, đặt thị trên đầu giường… Rồi Tấm hiện ra, hai người kết nghĩa mẹ con…

+ Sự việc 3 : Nhà vua tới uống nước tại quán của bà lão… Tấm tìm lại được hạnh phúc…

– Kết bài : Kể một chi tiết đặc sắc, hoặc ghi lại một suy nghĩ… của bà lão nghèo.

c) Tham khảo hai đoạn văn sau :

– Phần phát triển câu chuyện : Lạ kì thay, mỗi lần tôi đi bán hàng về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước được nấu và dọn sẵn để phần tôi. Cứ ngỡ như có một nàng tiên nào hiện lên đem lại niềm vui, hạnh phúc cho tôi vậy. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai… Cho đến ngày thứ năm, tôi quyết định rình xem trong nhà mình có tiên thật không. Hôm ấy, tôi giả vờ đi bán hàng, rồi rón rén quay lại, nấp sau vườn, ghé mắt nhìn qua khe cửa buồng. Tôi thấy từ trong quả thị đầu giường bước ra một bé gái tí hon. Rồi trong chốc lát, em bé lớn dần, lớn dần… Tôi không tin nổi mắt mình nữa, bụng nghĩ thầm hay là mình đang nằm mơ. Tôi nhanh nhẹn bước vào nhà. Trước mặt tôi đúng là một cô gái xinh đẹp. Cô đang ở tuổi xuân sắc mười tám, đôi mươi. Nước da cô trắng như trứng gà bóc, mái tóc mịn màng, đen óng. Đôi mắt đẹp như mắt con chim phượng hoàng. Đặc biệt là… đôi môi đỏ mọng, chúm chím. Nhìn thẳng vào cô gái, tôi xúc động, ngỡ ngàng không nói nên lời… Tôi chạy ào vào nhà, xé tan cái vỏ quả thị, rồi ôm chầm lấy cô gái…

(Bài làm của HS)

Văn bản 1 RÙA, THỎ CHẠY THI LẦN THỨ HAI

Trong cuộc chạy thi nổi tiếng lần trước, Rùa đã tới đích trước và thắng cuộc. Thế nhưng câu chuyện không dừng ở đây.

Rùa ta sau khi lĩnh được huy chương vàng và tiền thưởng, vừa định quay đi, liền bị đám nhà báo của giới động vật bu lấy vòng trong vòng ngoài. Có người xin chụp ảnh Rùa, có người nêu câu hỏi phỏng vấn Rùa, lại có cả những nhà báo hỏi xin chữ kí của Rùa nữa.

Rùa hình như không hề tỏ ra sợ hãi trước cái thế trận ấy, ung dung mỉm cười, nhẩn nha trả lời phỏng vấn các nhà báo. Chẳng bao lâu, với những đầu đề rất hấp dẫn như: Con đường đi đến chức vô địch của vận động viên Rùa, Phong độ Rùa, Rùa là một lá cờ đầu, Rùa thần,… các báo Thế giới động vật, Động vật buổi chiều,… thi nhau đăng tải những câu chuyện về Rùa. Đài truyền hình các loài vật còn mời Rùa đến trường quay của Đài tham dự giao lưu. Đến, Rùa đã thấy các ngôi sao dẫn chương trình nổi tiếng như Quạ, Vẹt, Hoạ Mi,… đang đợi sẵn ở đó. Đạo diễn truyền hình nói rõ với Rùa về yêu cầu của cuộc giao lưu đặc biệt này… Thế rồi còn gợi ý cho Rùa nói mấy điều tâm sự với đông đảo các loài vật. Rùa hơi run, song đã lấy hết can đảm và bắt đầu nói, cứ nghĩ đến đâu thì nói đến đấy, lúc đầu xem ra có vẻ hơi run, nhưng về sau càng nói càng hào hứng, đến nỗi cả những chuyện ngày bé đái dầm, hái trộm trái cây nhà hàng xóm thế nào cũng kể tuốt tuồn tuột.

[…] Mấy nhà xuất bản cũng tìm gặp Rùa, bàn việc ra sách về Rùa. Không lâu, trên thị trường sách bỗng xuất hiện một cuốn sách bán rất chạy : Đường dẫn đến huy chương vàng của Rùa. Tất nhiên, sau việc đó, Rùa ta nhận được một khoản nhuận bút kha khá.

Rùa đọc sách, thấy toàn là chuyện phịa mà đời mình chưa hề trải qua. Rùa chẳng bắt bẻ làm gì vì tiền của người ta đã nằm trong túi mình rồi.

Rùa những tưởng thế là quá đủ mệt. Không ngờ mói chỉ ba hôm sau, Giám đốc Trung tâm phim truyền hình lại tìm gặp Rùa, mời Rùa xuống núi một phen để nhận một vai chính của bộ phim truyền hình 50 tập, nhan đề là Truyền kì về Rùa. Thế là Rùa lại phải một phen giáp mãng ra trận, theo đoàn làm phim trèo đèo lội suối, quay những cảnh phim võ hiệp. Rùa nghiễm nhiên trở thành ngôi sao truyền hình mà giới động vật vô cùng hâm mộ.

Thỏ được biết Rùa lên như diều gặp gió như vậy, ấm ức trong lòng, bèn thách thức Rùa chạy thi lần nữa. Thật không ngờ Rùa đã rất vui vẻ nhận lời thách thức của Thỏ. Thế là các cơ quan truyền thông đại chúng, nào là Đài truyền hình động vật, báo Thế giới động vật, Đài phát thanh động vật,… thi nhau liên tục đưa tin, làm cho giới động vật xôn xao hết cả lên. Các loài vật lớn nhỏ háo hức chờ đợi phút mở đầu cuộc chạy thi lần thứ hai giữa Rùa và Thỏ, ai cũng cho rằng lần trước Thỏ ngủ quên trên dọc đường nên Rùa mới thắng, lần này dứt khoát là Thỏ sẽ rửa được mối nhục đó.

Thế nhưng kết quả cuộc đua tài ngoài dự đoán của mọi người : Một lần nữa Rùa lại tới đích trước, giành danh hiệu vô địch chạy việt dã. Mọi người bảo nhau rằng không thể được, nhất định là có gì mờ ám bên trong.

Chẳng biết thế nào, nhưng sau đó không lâu, Thỏ vốn nghèo rớt mồng tơi đã xây được biệt thự, đi đến đâu cũng ăn uống chơi bời, tiêu tiền như rác. Thế là mọi người đoán biết được Rùa với Thỏ đã quan hệ vói nhau thế nào.

Mọi người đều ngấm ngầm cảm nhận ra rằng, là Rùa nhưng có tiền, có tiếng nên đã trở nên đáng nể, đáng sợ thế nào.

(Theo Mâu Phi Chí, Truyện cực ngắn hay nhất

của Trung Quốc, tập IV, Nguyễn Bá Thính dịch,

NXB Văn học, Hà Nội, 2003)

Văn bản 2 ĐIỂM TÁM

Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài được điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài điểm cao được những tràng pháo tay và bài điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là “què cụt, thiếu sức thuyết phục,…”. Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra cả các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy cả hai tay mà che mặt lại. Vào giờ này, cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình còn chưa thấy đâu.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra. Cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra là “Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em”, thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu và chúng tôi thường chống chế “Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp nhau được !”.

Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho lóp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghển cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm, nhưng không được. Bài hay nhất ? Dở nhất ?

Giỏi văn nhất lớp là Kim Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích. Cường thường có những câu văn kiểu như “Đi một ngày đàng học một sàng khôn vậy nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa…”. Nhưng rồi Cường cũng nhận được bài của mình.

Vậy thì của ai ? Hay ? Dở ? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai! Trời, môn Văn… Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê “Lối hành văn trong sáng. Nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn” thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê “Quá lan man, dông dài!”. Điểm bảy môn Văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Kim Chi cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Dũng, tác giả bài văn trên tay thầy.

Tránh cái nhìn của cả lớp, Dũng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Dũng nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của Dũng đỏ ửng.

Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám ! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thầy trầm trầm :

“Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà, em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má em viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê hay viết đơn từ là em viết…”

– Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.

Một chuyện lạ ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:

“Con iu thươn của ba. Chiu hôm qua ba kiu người báng con heo đễ có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn ? Cã nhà nhớ con nhíu lấm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”.

Lá thư vỏn vẹn 45 chữ.

Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.

Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gởi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết cho con.

(Theo Nguyên Hương, 35 tác phẩm được giải

cuộc vận động viết truyện ngắn giáo dục đạo đức

cho thiếu niên, nhi đồng, NXB Giáo dục, 2003)

chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Lớp 10 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!