Cập nhật thông tin chi tiết về Về Bài Thơ “Phong Kiều Dạ Bạc” Của Trương Kế mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phong Kiều Dạ Bạc, bài thơ Thiền tiêu biểu, được truyền tụng là ” Ý Thiền, Lời Thiền, Cảnh Thiền, đưa đến bờ Giác Ngộ “, gồm 4 câu 7 chữ như sau :
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trương Kế
Bản dịch sang chữ quốc ngữ nổi tiếng nhất là của Tản Đà :
Trăng tà tiếng quạ kêu sương Lửa chài cây bãi sầu vương giấc hồ Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Bài dịch này được coi như rất thi vị, mùi mẫn lâm ly, tả cảnh anh chàng Trương Kế xa nhà, thi trượt về quê, đi thuyền trong đêm tối, với sương phủ, quạ kêu, hàng phong xào xạc, đèn chài mờ ảo, nghe tiếng chuông chùa từ xa vọng lại thanh thoát, huyền bí siêu nhiên, khiến những con tim lãng mạn đọc qua không khỏi bồi hồi thổn thức, ngẩn ngơ mơ mộng, thậm chí có khi còn sụt sùi nhỏ lệ, như “em gái hậu phương” đọc thư “người anh tiền tuyến” !
Tuy nhiên, nếu cụ Tản Đà đã diễn tả thành công cái khía cạnh rất mực lãng mạn của một tình cảnh mà chúng ta dễ hình dung và thông cảm qua lời thơ điêu luyện của cụ, người đọc vẫn không khỏi thắc mắc : đâu là ý nghĩa Phật Giáo của bài thơ, đâu là luồng Thiền Khí mãnh liệt tiềm tàng trong bài thơ ấy, để nó luôn vẫn được truyền tụng như một bài thơ Thiền danh tiếng ?
Thật vậy, nếu bài Phong Kiều Dạ Bạc chỉ là một bài thơ tả cảnh tả tình thuần túy, với đêm đen sương phủ, vài tiếng quạ kêu, đôi cây cầu, dăm cây phong, với chú học trò thi trượt về quê sửa soạn nghe vợ (hay mẹ) xài xể, rồi đang lúc chán đời ngủ gục, lại nhè gặp anh thày chùa ba trợn nửa đêm hứng tình khua chuông inh ỏi, thì có thể tạm gọi là hay, chứ không có gì xuất sắc, không những không hơn mà sợ còn kém những Thu Điếu, Qua Đèo Ngang, Thăng Long Thành Hoài Cổ v.v… của Đại Nam ta rất xa !
Vì thế nên xin đề nghị phân tích sâu vào những vần thơ kia, để thử cảm nhận cái hương vị Thiền, cái căn nguyên Đạo Lý trong đó.
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên … Dịch từng chữ là : quạ kêu, trăng lặn, sương đầy trời. Ta có thể tưởng tượng một đêm đen, với vầng trăng đã lặn, lại thêm sương phủ đầy trời … Tức là một cảnh tăm tối mờ mịt, khó mà nhìn thấy được cảnh vật chung quanh.
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên. “Sầu miên” là “buồn ngủ”. Trong cảnh trời tối đen như thế, lại thêm sương phủ mịt mờ, giương mắt nhìn còn khó thấy được gì, thế mà khách lại ngủ gục, thì cái sự “thấy” kia quả là hạn chế bội phần vậy. Ý gì ? Nếu không phải là vẽ lên cái cảnh huống Vô Minh của con người bập bềnh nổi trôi trên giòng đời mờ ảo ?
“Ngư hỏa” chỉ ánh đèn của người ngư phủ thấp thoáng nơi xa. Phải chăng đó là những ánh Đạo Quang chập chờn ẩn hiện trong cái tâm thức vô minh mê muội của mỗi người chúng ta ? Đôi khi đọc sách, tụng kinh, nghe giảng hay thiền quán, nhiều người trong chúng ta cũng có thấy hé lộ ra được chút chân lý, chút Đạo Quang, như thấy ánh lửa chài thấp thoáng kia. Nhưng, liền sau đó, tâm hồn lại chìm trở vào giấc ngủ vô minh, như khách đi thuyền gật gù mê ngủ, bập bềnh trôi theo giòng nước.
“Giang phong” thường được hiểu là “hàng phong bên sông”. Tuy nhiên, khách du lịch ngày nay có khi được nghe người hướng dẫn giảng rằng ở chỗ ấy ngày xưa có hai cay cầu : Phong Kiều và Giang Kiều, khiến cách hiểu “hàng phong bên sông” có phần bị nghi ngờ .
Thế còn tiếng quạ kêu ảm đạm giữa đêm đen ? Để quân bình với ý nghĩa “Đạo Quang” của “đèn chài”, tiếng quạ kêu có thể tương ứng với tiếng gọi của ác nghiệp. Trong truyền thống dân gian, quạ thường được gắn liền với tội lỗi. Tiếng quạ kêu ít khi nào báo hiệu chuyện tốt lành …
Đến đây, chỉ với hai câu mười bốn chữ, bối cảnh của bài thơ đã được vẽ lên, không những một cách thi vị lãng mạn, mà cũng vô cùng đầy đủ, chính xác, với những tương ứng khéo léo giữa Tâm và Cảnh. Quả thực Tâm là Cảnh, Cảnh là Tâm. Ngoài Tâm không có Cảnh, mọi Cảnh đều ở trong Tâm, thuyết “Duy Tâm tuyệt đối” thường được gán cho Phật Giáo chính là như vậy.
Trong bối cảnh tối tăm, Vô Minh ấy, chuyện gì xảy ra ?
Chuyện đó chính là :
Dạ bán chung thanh : Nửa đêm chợt có tiếng chuông vang lên .
Để rồi :
Đáo khách thuyền : Khách nghe tiếng chuông, giựt mình tỉnh ngủ, thấy thuyền mình đã đến bến tự bao giờ rồi !
Thì ra không phải tiếng chuông chạy hì hục từ Chùa Hàn San mò đến bến Phong Kiều để chui vào tai của khách, mà tiếng chuông chùa vang lên (chung thanh), làm khách giựt mình tỉnh giấc. Thấy : đã đến bến ! (đáo khách thuyền !)
Nếu khách chi lè phè ngồi nghe tiêng chuông mò đến thuyền mình như nhiều người thường hiểu nhóm chữ “chung thanh đáo khách thuyền”, thì bài thơ không những không nêu rõ đuoc cái ý nghĩa Phật Giáo của nó, mà nói cho cùng cũng chẳng có gì đặc sắc. Đàng này, vì tiếng chuông mà khách giựt mình tỉnh ngủ, thấy đã đến bến, đó là GIÁC NGỘ, là xé bỏ tấm màn Vô Minh, là mở Huệ Nhãn soi thấu thực tướng của sự vật, phá tan tấm màn u mê tam tối quanh mình, cùng với sự thiếu ý thức nơi mình.
Khách đã đến bến từ lâu, nhưng không biết, không thấy, vì bị tấm màn Vô Minh che lấp, vì đêm đen sương phủ còn thêm buồn ngủ, thiếu ý thức…Một tiếng chuông vang lên, như một lời nói, một cảnh ngộ, một câu kinh, một “công án” v.v… nếu thuận duyên thì có khả năng làm cho người tỉnh giấc, thoát khỏi Vô Minh, phóng một cái nhìn mới, một cái nhìn sáng suốt đầy ý thức quanh mình, để nhận thấy : ta đã đến bến tự lúc nào rồi !
Thật vậy, ta không thành Phật, mà Phật vốn vẫn là ta, ta là tất cả, tất cả ở nơi ta ! “Vạn vật giai bị ư ngã”, nhà Nho cũng nói thế ! Nếu chiêm nghiệm việc Đức Ky Tô bảo con người vốn vẫn làm một với Ngài, trong khi Ngài làm một với Thiên Chúa, mà Thiên Chúa lại là tất cả, thì có thể thấy Ky Tô Giáo chung quy cũng không đứng ngoài nền móng “nhất quán” này vậy.
Theo ý nghĩa “trong giây lát giựt mình tỉnh giấc”, bài thơ này được xếp trong khuynh hướng Thiền “Đốn Ngộ”, tức cho rằng sự giác ngộ đến một cách đột ngột trong một số điều kiện nào đó. Đối lại với “đốn ngộ” là quan niệm “tiệm giác”, cho là phải kiên nhẫn chùi rửa cái Tâm của mình hàng ngày, hàng phút, hàng giây, năm này qua tháng nọ, để cho nó dần dần được trở nên trong sáng.
Thật ra, hai quan điểm nay không đối nghịch, mà hài hòa với nhau. Sự giác ngộ tuy đến đột ngột, nhưng, như đã nói, sự đột biến ấy lệ thuộc vào một số điều kiện, mà một phần quan trọng của những điều kiện này lại được đem đến bởi sự tu hành luyện tập. Vì thế người xưa mới nói rằng “lý tuy đốn ngộ, sự vẫn tiệm tu” …
Phân tích bài thơ như thế có chủ quan lắm không ? Nhiều đấng huynh trưởng rất tinh thông Hán tự đã tỏ ý nghi ngờ. Một thắc mắc thường được nêu lên nhất là nếu nhà thơ Trương Kế đã đạt đến giác ngộ vào lúc làm bài thơ này thì tại sao sau đó không xuống tóc đi tu mà vẫn còn lặn hụp trong biển ô trọc thế gian, vẫn bon chen trên con đường hoạn lộ, sau này làm đến Tự Bộ Viên Ngoại Lang ?
Có thể ông chỉ mô tả sự giác ngộ chứ chưa chứng thực được nó ? Hoặc giả ông đã thoáng thấy một tia sáng chân lý lóe lên rồi chợt tắt, đã bước được vào một cảnh giới tâm linh để rồi, như nhiều người trong chúng ta, lại bị cuộc sống kéo lôi vào hư vọng ?
Cũng có thể cho rằng sự giác ngộ hoàn toàn không bắt buộc phải từ bỏ con đường đang đi, công việc đang làm, mà ngược lại khiến người ta có hiệu năng cao hơn trên con đường ấy, có những cảm nghiệm chính xác hơn về công việc kia. Nói cách khác, trong mọi công việc, mọi cảnh huống, người đã đạt đến một trình độ tâm linh nào đó sẽ dễ có được những hành động thích hợp, lời nói thích hợp, cố gắng thích hợp, suy nghĩ thích hợp v.v… hơn những người khác. Chúng ta có thí dụ của những nhân vật lỗi lạc đời Trần, vẫn làm chính trị, vẫn cầm gươm diệt giặc, mà cũng vẫn tu tập hành đạo. Hành đạo không chỉ là tụng kinh gõ mõ hay xếp bằng thiền quán, mà chính là sống thực, sống trọn vẹn mỗi động tác, mỗi lời nói, trong mọi công việc. Đó cũng là thuận theo những duyên nghiệp mà cuộc sống đã phó thác cho chúng ta. Đạo là tất cả. Hành đạo có thể là làm bất cứ gì. Vấn đề nằm ở chỗ ý thức trọn vẹn cái bản chất của sự việc mình làm, thay vì bị kéo lôi trong mù quáng, ảo vọng.
Trương Kế ứng với trường hợp nào ? Chúng ta chỉ có thể thắc mắc chứ có lẽ không bao giờ có câu trả lời.
Trong cố gắng tìm hiểu bài thơ này, tôi đã được chỉ cho xem sách “Đường Thi Tam Bá Thủ” của nhà xuất bản Minh Lượng, Hương Cảng. Tác giả sách này cho rằng tài thơ của Trương Kế rất cao, nhưng hậu thế quá tầm thường nên đã phụ cái tài ấy. Một tài liệu khác là sách “Thiên Gia Thi”, của Học Lâm Thư Điếm, Cửu Long, Hương Cảng, xuất bản. Sách này viết rõ như sau :
“Hốt văn Hàn San chung thanh dạ bán nhi minh, bất giác khởi thị khách thuyền dĩ chí Cô Tô thành ngoại chi Phong Kiều hỹ”.
Nghĩa là :
“Thình lình nghe tiếng chuông chùa Hàn San giữa đêm gióng lên, nên bất giác nhìn ra thấy thuyền khách đã đến bến Phong Kiều ở ngoài thành Cô Tô”.
Thật ra, theo tôi, khi đọc thơ, vấn đề “hiểu đúng” hay “hiểu sai” không quan trọng. Điều quan trọng là bài thơ gợi lên được những cảm tưởng gì trong tâm hồn ta ? Nếu người làm thơ thật sự muốn nói lên những điều chính sác, muốn ta phải hiểu “cho đúng”, thì ông ta đã sử dụng thể văn xuôi, đã khai triển vấn đề một cách rõ ràng minh bạch, giải thích đâu vào đó, “rằng thì mà là” hẳn hoi. Chức năng của thơ không phải vậy.
Thơ, đặc biệt là loại thơ súc tích như thơ Tứ Tuyệt, nhằm gợi lên những cảm xúc chủ quan nơi người đọc. Nói cách khác, những bài thơ loại này khơi động những “thảo trình” đã được cài sẵn trong tâm hồn ta, có khi đã bị ta quên mất từ lâu, bao gồm những âm thanh, hình ảnh, và tư tưởng triền miên…
Tuy nhiên, cũng phải công nhận rằng sự phân tích văn chương bằng cách thâu lượm những ý kiến đó đây, những dữ kiện khách quan cũng như chủ quan từ nơi này chốn nọ, là một công việc có tính cách trí thức, khoa học, rất cần phải có. Tuy nhiên, ta cũng có thể đi vào một tác phẩm văn chương một cách khác, trực tiếp hơn, bằng sự hòa mình vào tác phẩm, vào tác giả, vào tổng thể “tác giả – tác phẩm”, làm một với tổng thể ấy, để rồi buông thả lặng lẽ quan sát xem những ý niệm gì, những cảm giác gì sẽ TỰ NHIÊN nảy sanh ra trong tâm hồn ta. Những ý niệm ấy không những được sanh ra trong cái thế giới nội tâm của ta, mà, như những đứa trẻ, chúng còn có thể trưởng thành, lớn khôn, thậm chí hướng đến Chân Thiện Mỹ, đến Đạo, hay ngược lại, suy thoái, hoại diệt, đi vào quên lãng …
Trương Kế nói “nửa đêm chuông đổ”, cần gì phải thắc mắc vì duyên cớ gì mà có ông sư đến nửa đêm còn khua chuông ầm ĩ ? Bày ra làm chi những chuyện sư cụ rặn thơ không ra, phải nhờ chú tiểu giúp sức, đến khi làm được bốn câu tàm tạm, bèn hè nhau đập chuông inh ỏi tạ ơn Phật ! Ích gì những chuyện vớ vẩn ấy ? Phật cũng phải rầu !
Chi bằng cứ tự để mình là khách ngồi thuyền ngủ gục trong đêm đen, để khi nghe tiếng chuông chùa vang lên (có thực hay trong mơ, không quan trọng), cũng giựt mình tỉnh giấc như khách, cũng nhìn ra xem thuyền đang ở đâu, và nhất là cùng với khách cũng thấy dâng lên trong tâm hồn mình một cái gì đó mãnh liệt đến độ cần phải ghi lại thành một bài thơ …
Người xưa nói “văn dĩ tải Đạo” có lẽ không phải là “Văn chở Đạo”, như chở một thực thể bên ngoài đem đến gõ cửa giao tận nhà cho người đọc. Văn, và đặc biệt là thơ, “tải” một sự gợi ý, một cảnh ngộ, một “nhân duyên”, để người đọc “làm chạy” những thảo trình cài sẵn trong miền sâu thẳm của tâm thức mình đã tự muôn đời, để rồi quay trở về với chính mình, với cái TÂM THẬT của mình, cái TÂM chung của Vạn Hữu …
Nguyễn Hoài Vân
Excel Căn Bản: Bài Tập Về Hàm If Có Hướng Dẫn Giải Chi Tiết
[Excel căn bản] Bài tập về hàm IF có hướng dẫn giải chi tiết – Trong Serie Excel căn bản trước đây mình có hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm IF trong Excel, tiếp tục trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm IF để giải một số bài tập trong Excel, về cơ bản khi các bạn đi thi tín chỉ tin học văn phòng hiện nay thì nó chỉ xoay quanh các hàm căn bản như hàm IF, hàm Hlookup, hàm Vlookup, hàm And, hàm Or… để các bạn có thể nắm bắt được hàm IF tốt hơn trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng hàm IF để giải quyết một số bài tập đơn trong Excel.
Nói về cách sử dụng hàm IF thì có rất nhiều cách biến hóa, bạn có thể kết hợp hàm IF với nhiều hàm khác nhau để giải quyết yêu cầu của bài toán, tuy nhiên nếu bạn chỉ dừng lại ở mức tin học văn phòng thì tôi tin chắc rằng nếu bạn xem qua Serie Excel căn bản của mình là bạn có thể giải quyết các bài tập một cách dễ dàng.
Excel căn bản: Bài tập về hàm IF
Như mình đã đề cập bên trên để các bạn nắm rõ hơn về cách sử dụng hàm kiểm tra điều kiện IF, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn một bài tập cụ thể về cách sử dụng hàm IF để giải quyết bài toán, nào chúng ta cùng tìm hiểu bài tập như sau!
Bài tập: Cho BẢNG TÍNH TIỀN ĐIỆN
1. Xác định giá trị cho cột Định Mức, biết rằng: Định Mức cho khu vực 1 là 50, khu vực 2 là 100 và khu vực 3 là 150
2. Tính lượng điện tiêu thụ của mỗi hộ biết rằng: Tiêu Thụ = Số Mới – Số Cũ
3. Tính Tiền Điện biết rằng: Tiền Điện = Tiêu Thụ * Đơn Giá, trong đó:
– Nếu số KW Tiêu Thụ <= Số KW Định Mức của khu vực mình thi tính giá 450 đ/KW
– Ngược lại : Cứ mỗi KW vượt định mức tính giá 800 đ/KW (Số KW trong định mức vẫn tính giá 450 đ/KW)
4. Tính Thuê Bao = 5% * Tiền Điện
5. Tính Phải Trả = Tiền Điện + Thuê Bao
6. Tính Tổng Cộng cho các cột Tiêu Thụ, Tiền Điện, Thuê Bao và Phải Trả
#Hướng dẫn giải
Câu 1: Cột định mức = (Nếu khu vực = 1 là 50, nếu khu vực = 2 là 100, còn lại là 150).
Như vậy công thức sẽ là: =IF(C4=1;50;IF(C4=2;100;150)) (ở đây ô C4 chính là ô tại vị trí dòng thứ 4 cột C chính là ô Khu vực).
Câu 2: Điện tiêu Thụ = Số Mới – Số Cũ với câu này thì quá rõ ràng.
Câu 3: Tiền Điện = Tiêu Thụ * Đơn Giá (biết rằng nếu KW Tiêu Thụ <= Số KW Định Mức thì đơn giá sẽ là 450, ngược lại nếu vượt quá định mức thì số KW vượt quá đó sẽ là 800 và số KW định mức vẫn là 450)
Câu 4: Thuê Bao = 5% * Tiền Điện
Câu 5: Phải Trả = Tiền Điện + Thuê Bao
Câu 6: Tổng Cộng cho các cột Tiêu Thụ, Tiền Điện, Thuê Bao và Phải Trả
#Xem video hướng dẫn giải
Tải bài tập Excel căn bản về thực hành
Trong giới hạn bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn giải quyết một bài Excel căn bản bằng cách sử dụng hàm IF và một số hàm khác, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn, hãy theo dõi thường xuyên các bài viết về Excel căn bản và bạn sẽ thực hiện được một cách dễ dàng.
Cuối cùng không có gì hơn nếu bạn cảm thấy bài viết có ích hãy subscribe blog của mình thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất qua Email – Chân thành cảm ơn!
Khái Niệm Về Rạn San Hô
Rạn san hô là cấu trúc khoáng canxi (aragonit) được tạo bởi các cơ thể sống. Các rạn san hô thường được thấy ở các vùng biển nhiệt đới nông mà trong nước có ít hoặc không có dinh dưỡng.
* Xin cho biết khái niệm về rạn san hô và ích lợi cũng như nguy cơ bị phá hủy của các rạn san hô?
Chị Nguyễn Kim Liên, huyện Bình Lục, Hà Nam
Rạn san hô là cấu trúc khoáng canxi (aragonit) được tạo bởi các cơ thể sống. Các rạn san hô thường được thấy ở các vùng biển nhiệt đới nông mà trong nước có ít hoặc không có dinh dưỡng. Mức dinh dưỡng cao chẳng hạn như nước thải từ các vùng nông nghiệp có thể làm hại rạn san hô do sự phát triển nhanh của tảo.
Tại hầu hết các rạn san hô, sinh vật thống trị là các loài san hô đá, các quần thể thích ti (Cnidaria) tạo ra bộ xương ngoài bằng cacbonat canxi (CaCO3). Sự tích lũy các chất tạo xương, bị phá vỡ và dồn đống bởi sóng biển và sự xâm thực sinh học, tạo nên cấu trúc đá vôi lớn nâng đỡ san hô đang sống và làm chỗ trú ẩn cho rất nhiều loài động thực vật khác.
Các rạn san hô Việt Nam phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên diện tích khoảng 1.122km2, tập trung nhiều ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa với khoảng 400 loài trong tổng số 800 loài trên thế giới. Những rạn san hô bảo vệ tốt sẽ tạo ra môi trường sinh thái của hàng nghìn loài sinh vật đáy và cá, trong đó có cả những loài hải sản quý.
Các hoạt động của con người tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất và duy nhất đối với các rạn san hô trong các đại dương của Trái Đất. Cụ thể, sự ô nhiễm và lạm dụng nghề cá là những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với các hệ sinh thái này. Sự phá hoại về vật lý đối với các rạn san hô do giao thông hàng hải gây ra cũng là một vấn đề.
Ngành kinh doanh hải sản tươi sống được xem là một nguyên nhân của sự suy thoái do việc sử dụng xyanua và các hóa chất khác khi đánh bắt các loài cá nhỏ. Cuối cùng, nhiệt độ nước cao hơn bình thường do các hiện tượng khí hậu như El Nino và sự ấm lên toàn cầu có thể làm san hô bạc màu.
Theo tạp chí The Nature Conservancy, nếu sự phá hủy tăng lên theo tốc độ hiện hành, 70% các rạn san hô trên thế giới sẽ biến mất trong vòng 50 năm tới. Sự mất mát này sẽ là một thảm họa kinh tế đối với những đất nước ở vùng nhiệt đới. Hughes (2003), viết rằng “với dân số thế giới ngày càng tăng và các hệ thống vận tải và lưu trữ ngày càng phát triển, ảnh hưởng của con người đối với các rạn san hô sẽ có quy mô tăng theo cấp lũy thừa”.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đối với các hệ thống rạn san hô. Có nhiều nhân tố, trong đó có vai trò của các đại dương như chìm lún điôxít cacbon, các thay đổi trong khí quyển trái đất, tia cực tím, sự axít hóa đại dương, virus sinh học, ảnh hưởng của bão cát, các chất ô nhiễm khác nhau, ảnh hưởng của sự bùng nổ tảo…
gs.ngnd nguyễn lân dũng
Giải Bài Tập Bài 1 Trang 5 Sgk Gdcd Lớp 7
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
LG a a) Trong các tranh sau đây, theo em, bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường ? Vì sao ? Lời giải chi tiết:
– Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị. Bởi vì: Bức tranh (3) thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi.
– Các bức bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh: sự vội vàng, trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo phông, khi đến trường.
LG b b) Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị ? (1) Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy ; (2) Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu ; (3) Nói năng cộc lốc, trống không ; (4) Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa ; (5) Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở; (6) Thái độ khách sáo, kiểu cách ; (7) Tổ chức sinh nhật linh đình. Lời giải chi tiết:
Trong các câu trên, biểu hiện nói lên tính giản dị là:
– (2) Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
– (5) Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
LG c c) Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết. Lời giải chi tiết: – Biểu hiện của tính giản dị:
+ Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn.
+ Sinh nhật lần thứ 12, Đức tổ chức rất đơn giản song thật là vui vẻ, đầm ấm.
+ Bạn Lan luôn mặc đồng phục khi đến trường.
– Biểu hiện của tính không giản dị:
+ Gia đình Lộc cuộc sống khó khăn: bố về hưu, mẹ làm công nhân, song Lộc lúc nào cũng đua đòi chưng diện.
+ Nhi hay xin tiền bố mẹ đi chơi game, ăn vặt.
+ Phúc học giỏi nhưng rất ít khi Phúc gần gũi giúp đỡ những bạn học còn yếu.
LG d d) Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em. Lời giải chi tiết:
Nhi là bạn thân của em, dù bố mẹ là chủ một doanh nghiệp lớn nhưng bạn vẫn sống rất giản dị, không hề đua đòi hay la cà quán xá. Hàng ngày bạn luôn về nhà đúng giờ để nhặt rau, chuẩn bị món ăn cùng mẹ. Và bạn luôn làm những gì bạn cảm thấy đúng và biết nhận sai.
LG đ đ) Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị ? Lời giải chi tiết:
– Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
– Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
– Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.
– Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngày từ khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè.
– Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sự, bảo vệ của Công’, không xa hoa lãng phí.
– Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình.
LG e e) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị. Lời giải chi tiết:
Tục ngữ:
– Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
– Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
– Ăn cần ở kiệm
Danh ngôn:
– Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay (Mạnh Tử).
– Phải luôn dùng lời lẽ, những thí dụ đơn giản thiết thực và dễ hiểu. Khi viết, khi nói phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được… (Hồ Chí Minh)
– “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ
Tự kiêu một chút cũng là thừa”
chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Về Bài Thơ “Phong Kiều Dạ Bạc” Của Trương Kế trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!