Top 13 # Xin Visa Học Tiếng Đức Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Xin Visa Học Tiếng Đức 1 Năm Ở Đức

Xin visa học tiếng Đức 1 năm ở Đức

Thân gửi Team Hotrosv.de

Mình muốn chia sẻ cách mà mình đã xin visa học tiếng tại Đức 1 năm như thế nào. Hiện tại mình đã ở Đức được 1 tháng, và đang theo học tiếng Đức tại Kiel. Mình muốn chia sẻ vì mình nghĩ là nhiều bạn nghĩ là rất khó hoặc không thể xin được visa học tiếng tại Đức. Kinh nghiệm của mình qua những lần xin visa đi Đức là hãy tự tìm hiểu và tự làm hồ sơ (mình chưa làm hồ sơ qua dich vụ bao giờ), bởi chỉ bạn mới hiểu rõ trường hợp của mình như thế nào để phỏng vấn cho tốt, và trả lời cho đúng câu hỏi của người Đức một cách mạch lạc và rõ ràng. Đây là visa thứ 3 mình nộp đi Đức, visa du lịch lần 1 lúc ấy đang là sinh viên năm 3, mới có passport và chưa đi nước ngoài bao giờ 😂 , câu đầu tiên của người nhận hồ sơ là đi theo dạng visa du lịch Đức là rớt chắc rồi. Mình trả lời là chị cứ nhận cho em đi ạ. Rồi mình cũng có visa cho lần đầu tiên trong đời được đi nước ngoài và máy bay (hai lúa mới lên tp). Lần thứ 2 đi xin visa thì “em đừng có nghĩ là có visa 1 lần rồi thì là lại được cấp nữa”. visa du lịch lần 2 mình có rất nhanh, trong vòng 3 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ, mặc dù ngày đi sau đó mấy tháng. Mình thấy mình cũng rất là may mắn vì lần thứ 3 nộp đi học tiếng mình vẫn được cấp visa. cả 3 lần chưa rớt lần nào 😍

Trường hợp của mình khi nộp Visa học tiếng như sau: – Nộp hồ sơ tại ĐSQ Đức – Hồ Chí Minh – Đã tốt nghiệp Đại học – Đã đi làm được 5 năm. – Đã từng có 2 visa du lich Đức trước đó. – Mình không có APS, hay TestAS gì như các bạn sinh viên, và tất nhiên Zu càng không có 😅, bằng Tiếng Anh mình cũng không có luôn. – Không có bằng tiếng Đức nào ở Việt Nam. Mình có học tiếng Đức trước ở VN, nhưng không học liên tục, và bản thân cũng không chăm chỉ cho lắm nên tiếng Đức của mình không tới đâu.

Vì một số vấn đề cá nhân nên mình quyết định nghỉ việc và tập trung đi học tiếng tại Đức.

Cách mình đã nộp hồ sơ học tiếng như sau:

– Tháng 5/2017 mình có Giấy bảo lãnh của người thân ở Đức bảo lãnh cho việc học của mình (tài chính, nhà ở, …), Hoá đơn cho khoa học tiếng tháng 9/2017 và mình bắt đầu đặt lịch hẹn online nộp hồ sơ là cuối tháng 7/2017

– Hồ sơ mình chuẩn bị theo như trên website của ĐSQ Đức có hướng dẫn. Kinh nghiệm của mình là bạn phải chuẩn bị đầy đủ không thiếu cái nào, gồm:

– Hồ sơ xong thì đi nộp thôi. Khoảng 3-4 tuần gì đó thì mình được gọi lên phỏng vấn. Các câu hỏi xoay quanh cuộc sống sắp tới của bạn ở Đức như thế nào, và hiện tại của bạn như thế nào ? z.B nhà ở Đức ở đâu? bao nhiêu người? bao nhiêu phòng? bao nhiêu m2? phòng riêng hay chung? nhà cách trường bao xa? đi học bằng gì? khoá học bao lâu? học đến trình độ tiếng nào? tên trường là gì? tháng mấy học? đóng bao nhiêu tiền một khoá? công việc hiện tại là gì? cty kinh doanh gì? ….(người Đức hỏi khá nhiều, đại loại các câu hỏi là như vậy)

– Khoảng 1-2 tuần thì mình được gọi cung cấp bảo hiểm. nộp bảo hiểm rồi thông báo ngày bay.

Nana

Update từ bạn Hoàng Mai Anh

Thân gửi Team Hotrosv.de,

Hôm trước mình có đọc trên fanpage có 1 bạn chia sẻ kinh nghiệm xin visa học tiếng, mình cũng xin chia sẻ với các bạn là mình cũng có visa học tiếng 1 năm dù không có zu của trường nào. Nên bạn nào có ý định nộp visa dạng này thì cứ tự tin nộp, có đủ giấy tờ theo yêu cầu của DSQ là được. Thông tin “DSQ không cấp visa học tiếng” là hoàn toàn sai, mình biết ít nhất 3 người có visa học tiếng như mình rồi.

Về các thủ tục xin visa thì trên page Hotrosv và bài viết của bạn hôm trước cũng viết đầy đủ rồi, mình chỉ bổ sung thêm là nếu các bạn có APS rồi thì hết khoá tiếng hoàn toàn có thể nộp vào các trường Đại học ở Đức mà không cần phải về VN xin lại visa. Mình gia hạn ở SNK München, các bạn ở thành phố khác nên ra hỏi lại cho chắc.

Hiện tại mình đã gửi xong hồ sơ tới các trường, đang chờ kết quả. Trong quá trình làm hồ sơ mình cũng tham khảo website Hotrosv rất nhiều, một lần nữa cảm ơn Team Hotrosv vì những bài viết tận tâm của các bạn.

P/s: Nếu bạn nào dự định học kinh tế hoặc các ngành lai có dính tới Wirtschaft (WM, WI) thì mình khuyên nên thi chứng chỉ tiếng anh ở VN trước, vì hầu hết các trường bây giờ đều yêu cầu tối thiểu B2. Ở VN có nhiều thầy cô dạy, bộ đề luyện cũng nhiều (thậm chí đoán được đề), thi ở VN dễ hơn Đức.

Mình đăng ký Intensivkurs ở DKFA ( https://www.dkfa.de/en/) . Đây không phải trường tư mà là tổ chức phi lợi nhuận. Theo như thầy cô bảo thì họ làm việc trực tiếp với LMU và được LMU bảo trợ, nhưng không phải giảng viên của LMU. DKFA và LMU là 2 tổ chức riêng biệt. Cứ 2 tháng DKFA tổ chức thi 1 lần interne DSH, externe thì 1 năm 2 lần theo kỳ học. Ai xin zu LMU mà chưa có DSH thì thi externe DSH ở đây. Ở đây có cả các khoá ôn thi Studienkolleg, khoá học tiếng mùa hè, khoá ôn thi TestDaf.

Bạn mình đi theo diện visum học tiếng từ năm 2014, 2015 thi được DSH cũng được nộp vào trường bình thường. Khi đi gia hạn visum người ta hỏi lí do học tiếng thì trả lời là để đi học đại học, sau đó được cấp Aufenthalt mới, trong Zusatblatt họ ghi là ” gültig zur Immatrikulation am Studienkolleg bzw. einer Hochschule”.

Kinh Nghiệm Xin Visa Học Tiếng

1.1 Thị thực đi học tiếng trên 3 tháng

Ngày trước trên website Đại sứ quán Đức có 1 mục là “Thị thực đi học tiếng trên 3 tháng”, tuy nhiên giờ mình không tìm thấy bài viết đấy nữa. Các bạn nên email/ gọi điện hỏi DSQ xem còn cấp visum học tiếng không, cần nộp giấy tờ gì để có thông tin chính xác chứ mình cũng không biết.

Ở Muenchen thì vẫn có hướng dẫn về visum học tiếng như link sau:

https://www.muenchen.de/rathaus/home_en/Department-of-Public-Order/Foreigners-Office/student-visa-residence/visa-for-academic-studies.html

1.2. Mình nộp hồ sơ vào tháng 12/2016 và sang Đức vào tháng 3/2017.

Mình tự làm hồ sơ không qua trung tâm nào.

1.3. Mình xin visum học tiếng Đức khi CHƯA biết chữ tiếng Đức nào

(không có chứng chỉ tiếng Đức, không có Zulassung của trường nào), sang Đức mình học từ A1.

1.4. Các giấy tờ để xin visum mình nộp như sau:

– Đơn xin visum theo mẫu

– CV

– Letter of motivation

– Chứng minh tài chính: tài khoản phong toả 8640 Euro mở tại Vietinbank

– Giấy chứng nhận đã đăng ký khoá học tiếng

– Ảnh và passport

Khi nộp hồ sơ mình cũng mang theo bảng điểm đại học, APS. Nhân viên DSQ tại Hà Nội bảo mình là 99% sẽ bị trượt visum, chúng tôi không tin mục đích đi học tiếng của chị =))) Mình bảo là em học tiếng để sau này học đại học, em có APS và bảng điểm đây anh có cần xem không, nhưng trong hướng dẫn trên website DSQ không yêu cầu nộp nên em không nộp. Thế là họ không nói gì, mình nộp xong ra về. 4 tuần sau có kết quả, mình mua bảo hiểm và đến lấy visum thôi. Mình không cần phỏng vấn gì cả.

2. Gia hạn visum và nhập học vào trường ĐH ở Đức

2.1. Visum học tiếng được chuyển sang học DH.

Phải có APS. Khi đi gia hạn nhân viên Sở Ngoại Kiều (SNK) sẽ hỏi lý do vì sao học tiếng thì trình bày học tiếng để chuẩn bị cho học Đại học, đưa kèm giấy tờ học (bằng cấp, bảng điểm, v.v) và APS thì trong Aufenthalstitel mới sẽ được ghi là “gültig zur Immatrikulation am Studienkolleg bzw. einer Hochschule” (được phép nhập học vào STK hoặc 1 trường Đại học). Nói chung là các bạn cứ mang giấy tờ ra SNK để hỏi sẽ được hướng dẫn cụ thể. Thủ tục rất rõ ràng và không phức tạp gì cả.

Các bạn tham khảo các giấy tờ cần thiết khi gia hạn tại SNK Muenchen ở file đính kèm.

Visum học tiếng ở Muenchen có thể được gia hạn thêm 1 năm nữa nếu mục đích học tiếng để chuẩn bị học DH (You have up to two years in which to prepare for academic studies after your arrival in Germany – Source: https://www.muenchen.de/rathaus/home_en/Department-of-Public-Order/Foreigners-Office/student-visa-residence/visa-for-academic-studies.html).

Các bạn check lại với SNK thành phố bạn học cho chính xác. Còn mình hết 1 năm thì có DSH 3 và có Zulassung nên mình imma vào trường luôn và gia hạn bình thường.

Tác giả bài viết: Hoàng Mai Anh

Kinh nghiệm ôn thi DSH 3 trong 1,5 tháng

Visa Du Học Hàn Quốc: Các Loại Visa – Cách Xin &Amp; Kinh Nghiệm Xin Visa

Visa du học Hàn Quốc là gì? Cần những giấy tờ gì để xin visa du học Hàn Quốc? Thủ tục xin visa du học gồm những gì? Visa du học Hàn Quốc có thời hạn bao lâu?… Đây có lẽ là những câu hỏi của rất nhiều bạn khi lần đầu tiên làm visa du học tại Hàn.

Visa du học Hàn Quốc là gì?

Có thể nói visa cực kỳ quan trọng khi bạn có ý định đến một quốc gia nào khác ngoài lãnh thổ Việt Nam. Muốn nhập  nhập cảnh vào một quốc gia nào đó bắt buộc bạn phải có visa. Visa (thị thực) được hiểu là một loại giấy chứng nhận của cơ quan xuất nhập cảnh của một quốc gia nhằm xác minh một người nào đó được phép nhập cảnh vào quốc gia nào đó trên thế giới. Thời hạn của visa tùy thuộc vào mục đích và loại visa được cấp. Visa sẽ được cấp trực tiếp tại đại sứ quán và lãnh sự quán của quốc gia đó. Visa của bạn được chấp nhận bằng 1 văn bản và phổ biến hiện nay là bằng 1 con dấu xác nhận cho đương đơn vào trong hộ chiếu. Một số  quốc gia không đòi hỏi phải có visa khi nhập cảnh vào quốc gia đó. Điều này còn phụ thuộc vào sự thỏa hiệp giữa các quốc gia. Chẳng hạn như các nước trong cộng đồng ASEAN, EU… xuất nhập cảnh không cần visa. Visa du học Hàn Quốc là visa được cấp cho du học sinh (DHS) đi du học tại Hàn Quốc. Loại visa này có thời hạn dựa theo chương trình học và khóa học của DHS. Visa du học Hàn Quốc  được chia thành nhiều loại dựa theo chương trình du học của DHS, gồm: visa D4, D2, D10, E7.

Các loại visa du học Hàn Quốc

Visa Hàn Quốc có nhiều loại cơ bản gồm 4 loại: Visa ngoại giao/công vụ, Visa lao động, visa lưu trú ngắn hạn và hoạt động phi lợi nhuận, cuối cùng là visa lưu trú dài hạn. Trong đó visa đi du học Hàn Quốc thuộc visa lưu trú dài hạn cụ thể với 4 loại như sau.

Visa du học Hàn Quốc D4

Có được visa D4 nghĩa là bạn trở thành DHS hợp pháp tại Hàn Quốc. Được hưởng đày đủ mọi quyền lợi của DHS mà chính phủ Hàn Quốc áp dụng. Visa D4 có thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng (tùy thuộc vào loại visa). Visa D4 được chia thành 2 loại:

Visa D4-1: visa du học tiếng

Visa D4-6: Visa du học nghề

⊕ Visa D4-1: du học tiếng Hàn

Visa du học Hàn Quốc D4 là visa dành cho những bạn DHS đi học tiếng Hàn tại các trường Hàn ngữ. Đây là loại visa phổ biến nhất dành cho DHS.

 Điều kiện có visa D4-1 khá đơn giản, bạn chỉ cần:

Là người nước ngoài

Đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình học tập  (GPA) 3 năm cấp 3 từ 5.0 trở lên.

Tốt nghiệp THPT không quá 3 năm (nếu tốt nghiệp hệ học cao hơn sẽ được rời thời gian lâu hơn).

Không có tiền án tiền sự

Không bị cấm xuất nhập cảnh ở Việt Nam và Hàn Quốc.

Đảm bảo yêu cầu về sức khỏe học tập, không mắc các bệnh truyền nhiễm (như lao, phổi, HIV/AIDS)…)

Không có người thân (trong sổ hộ khẩu) cư trú bất hợp pháp tại Hàn.

⊕ Visa D4-6: Du học nghề

Visa D4-6 là visa du học nghề. Là loại visa chỉ cấp cho DHS quốc tế được 1 trường cao đẳng nghề nào đó ở Hàn Quốc chấp nhận cho nhập học. Visa D4-6 sẽ được cấp cho DHS đăng ký học 1 nghề cụ thể nào đó tại Hàn (VD: làm đẹp, cơ khí, điện tử, nấu ăn,…) Trong quá trình học nghề bạn sẽ được vừa học vừa làm. Nghĩa là bạn sẽ được học  và thực hành nghề luôn, đồng thời có hưởng lương. Điều kiện để có visa D4-6 bao gồm các điều kiện của Visa D4-1. Thêm 1 điều kiện là bạn phải đăng ký học 1 nghề cụ thể nào đó tại trường cao đẳng nghề Hàn Quốc.

Visa du học Hàn Quốc D2

Sau khi bạn đã trải qua thời gian học tiếng Hàn 1 năm, bạn sẽ được cấp visa D2 – visa dành riêng cho du học sinh chuyên ngành: Đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề. Điều kiện để bạn được học các chuyên ngành ở các trường cao đẳng/cao đẳng nghề là đậu TOPIK 2. Đậu TOPIK 3 sẽ đủ điều kiện học đại học, và đậu TOPIK 4 bạn đủ điều kiện để tham gia các khóa học sau đại học. – Visa D2 có thời hạn lưu trú tối đa 2 năm, hết hạn visa được gia hạn visa. – Khi có visa D2 nghĩa là bạn được phép đi làm thêm tối đa25h/tuần. Các ngày cuối tuần và nghỉ lễ không giới hạn giờ làm thêm. – Visa D2 được chia thành 8 loại theo 8 diện du học như sau:

Visa D2-1: Dành cho sinh viên cao đẳng, có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 2 là được nhập học luôn, không cần học tiếng Hàn thêm khi sang Hàn.

Visa D2-2: cấp cho sinh viên học chuyên ngành hệ đại học.

Visa D2-3: cấp cho sinh viên học thạc sĩ, diện này phải có TOPIK cấp 4.

Visa D2-4: cấp cho nghiên cứu sinh tiến sĩ (có bằng thạc sĩ trở lên)

Visa D2-5: cấp cho nghiên cứu sinh (học hệ tiến sĩ trở lên).

Visa D2-6: Cấp cho sinh viên hệ trao đổi (sinh viên nhận học bổng trao đổi giữa 2 trường, thời hạn visa sẽ phụ thuộc vào chương trình trao đổi).

Visa D2-7: Diện du học và làm việc kết hợp (mỗi năm chỉ có vài trường hợp được nhận diện visa này).

Visa D2-8: Du học ngắn hạn, rất ít.

Visa du học Hàn Quốc D10: Được cấp sau khi tốt nghiệp

Bạn sẽ được cấp visa D10 ngay sau khi tốt nghiệp, ngay cả khi thời điểm đó bạn chưa có việc làm. Có visa này bạn sẽ được ở lại Hàn thử làm việc trong 2 năm. Tuy nhiên, nếu trong 2 năm mà bạn vẫn chưa ký được hợp đồng lao động nào thì bạn buộc phải về nước. Tất cả DHS có visa D2 đều có thể chuyển sang visa D10 sau khi tốt nghiệp. Lưu ý visa này chỉ dành cho người có chuyên môn được đào tạo chính quy tại Hàn Quốc (tức đi xuất khẩu lao động sẽ không nhận được visa này).

Du học Hàn Quốc Visa E7

>>> Tìm hiểu sâu hơn về Các loại visa du học Hàn Quốc: Công dụng -Thời hạn – Cách có được visa Visa E7 là visa cấp cho đối tượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao được đào tạo bài bản. Nói 1 cách dễ hiểu, du học Hàn Quốc visa E7 được cấp cho lao động có có bằng cấp làm việc tại Hàn Quốc. Hiện nay, hầu hết những bạn có Visa D2 hay D4 đều chuyển sang Visa E7 để được làm việc và định cư lâu dài tại Hàn. Thực tế thì chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích điều này, bởi quốc gia này đang thiếu hụt nguồn lao động có chuyên môn cao. Đặc biệt là nguồn lao động ngành kỹ thuật nhằm mục đích phục vụ cho nền công nghiệp nước này.

⇒ Điều kiện xin visa E7:

Muốn được cấp hoặc huyển đổi sang diện visa E7, bạn cần đảm bảo được điều kiện như sau:

Dưới 35 tuổi

Có tối thiểu 1 bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên

Đã có doanh nghiệp nhận vào làm việc, có đầy đủ hợp đồng lao động, mã thuế thu nhập cá nhân.

Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Hàn Quốc.

Sau 5 năm visa sẽ chuyển đổi thành visa F2 (định cư lâu dài), sau 2 năm tiếp theo sẽ được chuyển đổi sang visa F5 (visa định cư vĩnh viễn tại Hàn Quốc). Khi bạn có được visa D10 và E7 thì việc định cư tại Hàn Quốc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hộ chiếu còn hạn ít nhất là 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Đơn xin visa bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh.

Bản gốc giấy nhập học do trường theo học ở Hàn Quốc cấp.

Bản sao chứng minh thư nhân dân, có kèm theo bản gốc.

Phiếu kết quả xét nghiệm bệnh lao phổi.

Mẫu đăng ký thông tin của người xin cấp visa đi du học.

1 ảnh chân dung

Bản sao đăng ký kinh doanh của trường Hàn Quốc

+ Du học chuyên ngành đại học, cao học: Sổ tiết kiệm tối thiểu 20.000USD, số tiền này phải được giữ trong ngân hàng tối thiểu 3 tháng.

Bảo lãnh tài chính (chứng minh thu nhập)

Địa chỉ: tầng 7, Charm Vit Tower A, 117 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 84-4-3771-0404

Fax: 84-4-3831-6834

Liên hệ khẩn cấp: 84-90-341-3271 / 84-90-462-5515

E-mail: korembviet@mofa.go.kr

Thời gian nhận hồ sơ:

Sáng: 09:00 – 12:00

Chiều: 14:00 – 15:00

Thời gian trả hồ sơ: 14:00 ~ 17:00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

– Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM:

Nếu bạn có hộ khẩu thường trú từ Đà Nẵng trở vào nam, bạn sẽ nộp hồ sơ xin visa ở Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM.

Website: http://overseas.mofa.go.kr/vn-hochiminh-vi/index.do

Địa chỉ: 107 đường Nguyễn Du, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian nhận hồ sơ:

Sáng: 09:00 – 12:00

Chiều: 13:30 - 15:00

Thời gian trả hồ sơ: 15:00 ~ 17:00 từ thứ 2 ~ thứ 6 hàng tuần.

Xin visa  du học Hàn Quốc mất bao lâu?

Thời gian trung bình để xin được visa là khoảng 20 ngày. Tuy nhiên, thời gian có thể kéo dài hơn vì lượng hồ sơ gửi vào Đại sứ quán rất lớn. Bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi nộp hồ sơ để  thời gian xin visa được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi.

3

/

5

(

2

bình chọn

)

Làm Thế Nào Để Xin Visa Du Học Đức Một Cách Dễ Dàng?

 Trước giờ G khi chuẩn bị lên đường du học Đức

1. Thông thường lịch hẹn lên Sứ Quán Đức sẽ vào khoảng từ 8h30 – 10h. Tuy nhiên, đi đâu cũng vậy, bạn nên đến sớm để có thời gian chuẩn bị, lên dây cót tinh thần, tốt nhất là nên đến sớm tầm 10 – 15 phút. Lưu ý: Các bạn nhớ mang theo lịch hẹn để các bác bảo vệ kiểm tra và cho vào cổng nha! 2. Bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng để dễ gây thiện cảm. 3. Bạn cũng nên kiểm tra kĩ lại các giấy tờ tránh thiếu sót. Đối với Visa đi du học Đức thì Đại Sứ Quán thường yêu cầu một số giấy tờ sau: – Đơn xin thị thực, Hộ chiếu, Ảnh cá nhân – Giấy mời nhập học của trường Đại học/ Cao học – Giấy chứng nhận trình độ tiếng Đức (tối thiểu B1) hoặc tiếng Anh – Giấy đăng ký một khóa học tiếng Đức tại Đức và hoá đơn trả tiền (Nếu cần phải học một khoá tiếng Đức trước khi nhập học) – Chứng minh tài chính: Hoặc Giấy bảo lãnh tài chính nếu bạn có thân nhân bên Đức. Hoặc Giấy tờ chứng minh đã mở một tài khoản 8.040 Euro tại Ngân hàng bên Đức – Bảng tóm tắt quá trình học tập, công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp PTTH ………… Lưu ý: Các bạn nên sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, theo đúng thứ tự trong Check list do Đại Sứ Quán yêu cầu để tránh tình trạng gây mất thiện cảm với người nhận hồ sơ. Lệ phí xin Visa: 60 Euro (nộp bằng tiền Việt)

Vào Sứ Quán trước khi lên đường du học Đức

1. Bản thân: – Wie heißen Sie? (Bạn tên là gì?) – Wie alt sind Sie? (Bạn bao nhiêu tuổi?) – Wo wohnen Sie? (Bạn sống ở đâu?) – Wo ist Ihre Hochschule / Schule? (Bạn học trường nào?) – Was haben Sie an der Universität studiert ? (Bạn học gì tại trường?) – Wo/ Wie lange haben Sie Deutsch gelernt ? (Bạn học tiếng Đức ở đâu, bao lâu?) ……. 2. Quá trình học tại Đức: – Was möchten Sie in Deutschland studieren? (Bạn dự định học gì ở Đức?) – Warum möchten Sie in Deutchland Studieren ? (Tại sao bạn lai mong muốn học tập tại Đức?) – Wie lange/ Wo werden Sie in Deutschland studieren ? (Bạn sẽ học ở đâu tại Đức và trong bao lâu?) – Haben Sie die Absicht, in Deutschland zu bleiben ? (Bạn có dự định sẽ ở lại Đức không?) – Haben Sie die Verwandschaft/Verwanste/Bekannte in Deutschland ? (Bạn có người thân ở Đức không?) – Was werden Sie machen , wenn Ihr Studienprogramm in Deutschland endet ? (Bạn sẽ làm gì khi chương trình học của bạn kết thúc?) ……… Một số lưu ý nho nhỏ nhưng vô cùng quan trọng để chuẩn bị du học Đức – Các bạn nên chuẩn bị thật kỹ những câu hỏi trên để trả lời lưu loát nhất có thể, gây thiện cảm tốt cho người nhận hồ sơ. – Nên có bằng tiếng Đức B1 với các kỹ năng trên 70 để khả năng đỗ Visa cao hơn. Có nhiều trường hợp bị từ chối Visa vì không có B1 hoặc các kỹ năng B1 không đủ 70. – Thời điểm thích hợp nhất để Du học Đức là vừa thi ĐH xong hoặc học 2-3 học kỳ ở Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp Đại học loại khá, giỏi ở Việt Nam. – Trường hợp chuyển ngành học sẽ khó xin Visa hơn vì sẽ phải viết đơn giải trình với Sứ quán. Sau khi đã nộp hồ sơ, phỏng vấn, các bạn sẽ ra về và chờ kết quả từ Đại Sứ Quán Đức. Thông thường, thời gian xét Visa từ 4-6 tuần. Sứ Quán Đức sẽ liên lạc với bạn qua điện thoại nên các bạn chú ý để ý đến điện thoại của mình nha ^^

Nhận kết quả du học Đức

Đầu tiên, phía Đức sẽ cấp cho bạn Visa du học tạm thời có thời hạn là 3 tháng. Sau khi tới Đức, AMEC sẽ hỗ trợ, hướng dẫn bạn về thủ tục gia hạn Visa tại Sở ngoại kiều nơi bạn lưu trú. Bạn phải đăng ký gia hạn Visa trong vòng 3 tháng sau khi tới Đức. Tùy theo kế hoạch học tập và chính sách của từng bang, Sở ngoại vụ Đức sẽ cấp Visa 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm cho bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin xin liên hệ qua địa chỉ sau : https://avt.edu.vn/ CTCP TM & ĐT AN VIỆT THÀNH Địa chỉ : 157 A4 – Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội Liên hệ:  0938 869 099 – Mr.Việt Anh  0917 555 309 – Mrs.Thúy  0901 768 698 – Mr.Giang

5

/

5

(

1

bình chọn

)