Top 9 # Xem Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy (thường gọi là Mindmap) là một phát minh vĩ đại của Tony Buzan. Thực ra ông không phải là người thực sự phát minh ra sơ đồ tư duy mà chỉ là người phát triển kĩ thuật này và mang nó tiếp cận đến mọi ngóc ngách của cuộc sống nhằm tăng năng suất làm việc cũng như giúp não suy nghĩ nhanh và thông minh hơn.

1. Chuẩn bị

– Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau

– Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh.

Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:

– Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên nét vẽ dày để làm nổi bật.

– Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.

– Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép. Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.

Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp:

– Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh

– Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian

– Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.

– Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm

– Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu

– Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn. – Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.

– Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.

– Có thể vẽ 2 sơ đồ tư duy, một cái nháp và một cái hoàn thiện.

– Dùng “sự điên rồ” của mình để vẽ sơ đồ tư duy. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bản thân mình rất thông minh mà bình thường mình không nhận ra.

– Có thể dùng sơ đồ tư duy để học bài, và người ta gọi nó là “học bài bằng cơ bắp”.

Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bằng Visio

Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio

Bài viết hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng Visio, mời các bạn cùng theo dõi.

Bước 2: Chọn Brainstorming Diagram.

Tiếp theo chọn đơn vị đo lường Metric Units và chọn Create.

Bước 3: Xuất hiện giao diện làm việc, các bạn sẽ thấy Visio có giao diện trực quan giống với Word, Excel… nhưng lại khác một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy khác. Phía bên trái phần Brainstorming Shapes (1) có một số hình hỗ trợ các bạn vẽ sơ đồ tư duy. Phần OutlineWindow (2) các bạn có thể theo dõi được toàn bộ sơ đồ tư duy một cách thu gọn, khi các bạn chỉnh sửa nội dung bên sơ đồ tư duy thì trong OutlineWindow cũng sẽ thay đổi theo. Tương tự các bạn thay đổi nội dung trong OutlineWindow thì nội dung bên sơ đồ tư duy cũng thay đổi theo.

Các bạn có thể thu nhỏ OutlineWindow bằng cách chọn biểu tượng ghim trái, như vậy khi các bạn bỏ con trỏ chuột khỏi OutlineWindow thì nó sẽ được thu nhỏ lại.

Để mở OutlineWindow thì các bạn nhấn chuột vào chữ OutlineWindow, nếu muốn ghim lại thì các bạn nhấn chuột vào biểu tượng ghim dọc như hình dưới.

Sau đó chọn nhiều màu sắc hơn trong phần Colors.

Sơ đồ tư duy của bạn sẽ được thay đổi theo kiểu bạn chọn:

Sơ đồ tư duy sẽ được sắp xếp theo bố cục mà bạn đã chọn, các bạn có thể sắp xếp cho vừa trang giấy.

Bước 7: Xuất dữ liệu 1. Sao chép sơ đồ (hình vẽ) sang Word

Các bạn có thể sao chép dữ liệu sang Word bằng cách nhấn giữ chuột và chọn sơ đồ tư duy, tiếp theo nhấn chuột phải chọn Copy (hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + C) để copy.

Mở Word, nhấn chuột phải chọn Paste hoặc nhấn tổ hợp Ctrl + P để dán.

Để chỉnh sửa sơ đồ các bạn chỉ cần nhấp đúp chuột vào sơ đồ thì sẽ xuất hiện phần chỉnh sửa của Visio cho các bạn điều chỉnh.

Trang Word chứa nội dung sơ đồ tư duy sẽ được hiển thị.

File Excel chứa nội dung sơ đồ tư duy sẽ được hiển thị.

Sơ Đồ Tư Duy Là Gì? Cách Vẽ Và Các Loại Sơ Đồ Tư Duy Thông Dụng Nhất

Sơ đồ tư duy hay còn được gọi là sơ đồ tư duy, đây là một công cụ trực quan nhằm tận dụng hết các khả năng nhận thức của não bộ, đặc biệt là các khả năng học tập, nhớ, sáng tạo và phân tích. Và đây chính là một quá trình kết hợp giữa các yếu tố hình ảnh, màu sắc cũng như việc sắp xếp không gian – thị giác. Khi sử dụng sơ đồ tư duy, bạn sẽ dùng những từ khoá đơn giản để kích hoạt ra những ý tưởng và nội dung khác.

II. Cách vẽ sơ đồ tư duy chuẩn nhất

Sử dụng nhánh cong cho các ý tưởng của bạn. Tính thẩm mỹ trong sơ đồ tư duy rất quan trọng, vì vậy tránh sử dụng các nhánh thẳng, vừa mất thẩm mỹ lại vừa nhàm chán. Các nhánh hữu cơ vừa dễ vẽ lại vừa thu hút ánh nhìn hơn, khiến não bộ càng nhớ hơn.

Sử dụng đường dày cho các nhánh chính

Thông thường trong những trường hợp như thế này bạn nên sử dụng sơ đồ tư duy để dễ dàng thêm các từ khóa trên một nhánh và xem xét những thứ cần thiết. Nếu muốn thêm các cụm từ vào sơ đồ tư duy, bạn cũng có thể sử dụng hộp phân nhánh trong iMindMap.

Sơ đồ tư duy kích thích khả năng ghi nhớ của não bộ vì nó cung cấp một loạt các kỹ năng sáng tạo, phân tích và ghi nhớ. Sự chồng chéo của các kỹ năng giúp não bộ tập trung và duy trì khả năng làm việc tối đa. Các kỹ năng vỏ não được tách biệt riêng không hỗ trợ phát triển trí não mà hỗ trợ sơ đồ tư duy.

Một ví dụ điển hình, toàn bộ tư duy não bộ là màu mã hóa sơ đồ tư duy. Màu mã hóa liên kết với hình ảnh logic, giúp não bộ tạo ra phím tắt tinh thần. Mã màu cho phép bạn phân loại, đánh dấu, phân tích thông tin và xác định nhiều kết nối hơn mà trước đó chưa từng được phát hiện. Màu sắc cũng góp phần làm cho hình ảnh trở nên hấp dẫn hơn so với ảnh đơn sắc, một màu.

Một ví dụ điển hình khác khi nói về màu sắc đó là đèn giao thông. Mỗi một màu có một ý nghĩa khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người tham gia giao thông.

Nguyên tắc để tạo sơ đồ tư duy tốt cuối cùng là hình ảnh có khả năng truyền tải thông tin nhiều hơn là một từ, một câu hoặc thậm chí là một bài luận. Hình ảnh được não bộ xử lý ngay lập tức và hoạt động để kích thích thị giác để thu hồi thông tin.

III. Các loại sơ đồ tư duy thông dụng nhất

Khi vòng tròn thứ hai đầy, các định nghĩa và kết nối giữa chúng cũng phát triển tự nhiên theo một cách trực quan. Trong vòng thứ hai, bất kỳ loại từ ngữ nào cũng có thể diễn đạt ý tưởng: danh từ, tính từ hoặc thậm chí là các cụm từ.

Trong trường học, bản đồ bong bóng xuất hiện thường xuyên trong các lớp học khoa học. Học sinh sẽ được học cách xác định bài học mới một cách trực quan qua bản đồ bong bóng. Ví dụ bong bóng trung tâm là động vật có vú và các vòng tròn xung quanh có nội dung về đặc điểm của chúng như: sinh con, có lông…

Trong Marketing, chúng ta có thể tạo bản đồ bong bóng để xác định Persona của nhóm đối tượng. Trong vòng tròn giữa, bạn có thể nêu ra ý tưởng chung của Persona đối tượng: Nam thuộc thế hệ Millennial. Trong vòng tròn xung quanh sẽ bao gồm các tính từ xác định như: làm việc cho chính mình, sống tại thành phố, nhiều bạn bè…

Một ý tưởng khác cho bản đồ bong bóng là dành cho thiết lập mục tiêu hoặc vạch ra lý do tại sao bạn muốn hoàn thành một mục tiêu nhất định. Ví dụ: Tại sao tôi cần một trang web mới? và các bong bóng xung quanh có thể bao gồm các lý do như: Thiết kế nhàm chán, lỗi thời; UX (trải nghiệm người dùng) không hoạt động tốt… Điều này sau đó có thể giúp bạn sắp xếp ra những điều chính xác cần phải được thay đổi trên trang web.

Loại bản đồ này là hoàn hảo cho các tình huống trong đó khái niệm hoặc ý tưởng cần so sánh trực quan. Học sinh của trường sử dụng bản đồ bong bóng kép cho các lớp văn học. Họ so sánh các nhân vật, tình huống, và các phần của câu chuyện, làm chúng để nắm bắt hơn.

Một tình huống khác mà bản đồ bong bóng kép rất có ích đó là đưa ra quyết định. Nếu bạn phải lựa chọn giữa hai giải pháp cho một vấn đề, bản đồ này có thể giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng. Bằng cách so sánh và đối chiếu trực quan, tùy chọn trở nên rõ ràng hơn.

Một bản đồ luồng khá giống với một lưu đồ (flowchart). Bản đồ luồng là biểu diễn trực quan về quá trình, tiến trình hoặc tổ hợp các hướng dẫn. Chủ đề chính được gắn bên ngoài bản đồ. Các hình chữ nhật được kết nối tạo thành các bước trong tiến trình hoặc quá trình giải thích của bản đồ. Một số hình chữ nhật cũng có thể được thêm vào bên dưới để mô tả bước đó.

IV. Các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online

Link trang web: https://coggle.it/

Sau phút đăng nhập vào Coggle, bạn nhận ra rằng vẽ sơ đồ tư duy chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng đến như vậy. Template của Coggle đã chứa sẵn điểm trung tâm và các nút “cộng” để bạn thêm các “nhánh” xung quanh. Việc của bạn là chỉ cần nhấn vào nút cộng, Coggle sẽ tự động đặt đường nhánh sao cho dễ nhìn và trực quan nhất có thể.

Đối với những người có hiểu biết về cách format chữ kiểu Markdown, bạn hoàn toàn có thể nhấn mạnh nội dung các đoạn text trong Coggle bằng việc in đâm, in nghiêng, link hypertext cho đoạn văn, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ghi nhớ của bạn.

Hiện nay, Coggle cung cấp sản phẩm của mình hoàn toàn miễn phí trên nền tảng Web, cho các mindmap sử dụng với mục đích cá nhân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phiên bản cao cấp của Coogle, chỉ với $5/tháng.

Link trang web: https://www.mindlyapp.com/

Mindly là công cụ vẽ mindmap tốt nhất trên nền tảng di động. Vì giới hạn của màn hình di dộng, vẽ mindmap trên nền tảng này quả là một thử thách lớn. Bạn sẽ phải zoom hình các kiểu, kéo thả liên tục, mà hiệu quả có khi lại không được như những gì bạn mong muốn. Có một công cụ hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy trên điện thoại mà hoàn toàn miễn phí, đó chính là Mindly.

Giống phần lớn những công cụ vẽ mindmap khác, bạn sẽ bắt đầu một file bản đồ bằng nút trung tâm. Việc còn lại của bạn là thêm nhánh, icon, thay đổi màu sắc tùy thích.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, cứ mỗi khi bạn muốn tùy chỉnh trong một nhánh của bản đồ, Mindly sẽ tự động phóng to màn hình tới nhánh ý tưởng đó vừa tầm tay tùy chính của bạn. Bạn sẽ chẳng phải lo zoom đi zoom lại hình, hay sợ rằng kích thước font chữ không phù hợp trong quá trình đọc mindmap.

Link trang web: https://www.draw.io

Draw.io là công cụ hỗ trợ bạn vẽ bất kỳ thứ gì, trong đó có cả mindmap. Chức năng kéo-thả cho phép bạn thêm hình khối, đường “nhánh” liên kết, text và hình ảnh tùy thích. Ngoài ra, bạn còn có thể thay đổi màu sắc, kết nối các điểm trung tâm với nhau, và nhiều điều khác nữa.

Đây là một công cụ giúp bạn thỏa sức tạo ra các bản mindmap theo ý muốn. Thậm chí, nó còn chẳng đòi hỏi bạn log-in tài khoản và có thể sử dụng trực tiếp qua trình duyệt web.

Với sức mạnh trực tuyến của mình, chúng tôi cho phép bạn chia sẻ mindmap tới mọi người, để họ xem, nhận xét và edit bản đồ của mình.

Link trang web: https://www.mindmup.com

Phần mềm có khả năng huy động sức mạnh của cộng đồng để xây dựng mindmap

MindMup dễ sử dụng, chỉ dùng vài thao tác đơn giản với giao diện trực quan để vẽ sơ đồ tư duy. Nhưng chức năng chia sẻ và chỉnh sửa mindmap tới cộng đồng mới là tính năng nổi trội nhất của MindMup.

Thay vì yêu cầu bạn đăng nhập địa chỉ email để tạo mindmap, MindMup cho phép bạn tùy chỉnh sơ đồ tư duy mà không phải thực hiện bước khai báo tài khoản. Mỗi bản đồ được lập sẽ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 6 tháng, nên MindMup thích hợp cho các dự án ý tưởng ngắn hạn.

MindMup hiện miễn phí cho các mindmap có dung lượng khoảng 100KB. Với dung lượng bản đồ lớn hơn, MindMup chỉ thu $2.99/tháng từ người dùng.

Link trang web: https://www.mindmeister.com

MindMeister là một công cụ vẽ mindmap hết sức thú vị. Ngoài chức năng “nhúng” video trực tiếp vào bản đồ, MindMeister còn cho phép bạn add thêm thành viên vào project để vẽ mindmap, upvote/downvote ý tưởng, hoặc để lại ý kiến góp ý.

Hiện tại, MindMeister đang miễn phí cho người dùng vẽ tối đa 3 bản đồ. Phiên bản cao cấp của MindMeister cho phép người dùng vẽ mindmap không giới hạn, cùng quyền export bản đồ ra file định dạng PDF.

Sơ Đồ Tư Duy Toán 4

Đối với trẻ học lớp 4, sơ đồ tư duy toán 4 là một cách hiệu quả để giúp các em dễ dàng nắm bắt các nội dung chính, quan trọng. Và đặc biệt, chúng giúp các em không bị “sót” nội dung trong việc ghi nhớ thông tin mới.

1. Tác dụng của việc sử dụng sơ đồ tư duy với trẻ lớp 4

Sơ đồ tư duy toán là một khái niệm tương đối mới với rất nhiều bậc phụ huynh cũng như học sinh. Vậy sơ đồ tư duy là gì và có hiệu quả gì đối với học sinh lớp 4?

1.1. Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là phương pháp học mới và hiệu quả

Hiểu một cách đơn giản, sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khoá, hình ảnh chủ đạo. Mỗi một hình ảnh hoặc từ khóa chủ đạo được hệ thống trong sơ đồ tư duy sẽ được gắn liền với và kích hoạt những ký ức cụ thể, làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới.

1.2. Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy

Khi sử dụng đúng, sơ đồ tư duy có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, đặc biệt là các bạn học sinh.

Việc sắp xếp các hình ảnh, từ khóa một cách logic, giúp các em dễ dàng ghi nhớ chúng theo một trình tự, đồng thời cũng hạn chế tối đa các thông tin rơi vãi, cũng như việc ghi nhớ các thông tin thừa, không cần thiết. Từ đó, sơ đồ tư duy giúp giảm tải nội dung cần nhớ cho não bộ của trẻ.

Sơ đồ tư duy được trẻ xây dựng dựa trên cơ sở quan sát, phân tích và sàng lọc thông tin. Khi tiến hành thiết lập một bản sơ đồ tư duy bất kỳ, trẻ cần vận dụng tất cả các kỹ năng trên. Điều này cũng đồng nghĩa, trẻ đang tập trung phát triển tư duy logic ở các mảng này.

Hiển nhiên, đây là một điều dễ dàng nhận thấy. Khi xây dựng sơ đồ tư duy, trẻ cần thiết lập và tự chọn cho mình một mô hình ngắn gọn, dễ nhớ, và mới mẻ, có tính thu hút. Để làm được điều này, trẻ luôn cần trong trạng thái vận dụng óc sáng tạo, tưởng tượng của mình.

Niềm yêu thích môn toán cũng sẽ được khơi dậy trong con trẻ qua phương pháp thực hiện sơ đồ tư duy toán do chúng giúp các em dễ dàng hệ thống, nắm bắt được các kiến thức chính, hình thành nền tảng cho việc học ở những trình độ tiếp theo.

1.3. Cách vẽ sơ đồ tư duy toán 4

Một sơ đồ tư duy toán

Sau mỗi buổi học, các em nên hệ thống kiến thức bằng phương pháp sơ đồ tư duy. Để xây dựng được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh, học sinh cần xác định được nội dung chính, quan trọng và thực hiện theo 5 bước sau:

Sau khi xác định nội dung chính, các em dùng bút màu vẽ chúng thành các hình, hoặc viết thành các câu văn ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng vào phần giữa trang giấy. Nên sử dụng đa dạng các màu sắc để tăng hiệu quả ám thị tâm lý và ghi nhớ.

B2: Các ý quan trọng hoặc tên mục các chương trong toán 4, các em sử dụng các đường hình mũi tên với gốc xuất phát từ hình trung tâm, và đầu mũi tên là các ý phụ (các kiến thức toán)

B3: Tiếp tục thực hiện việc tạo nhánh phụ bằng cách vẽ mũi tên từ các ý quan trọng hướng ra xung quanh.

B4: Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất

B5: Việc vẽ sơ đồ tư duy toán không hạn chế số lượng ý. Các em hoàn toàn có thể ghi lại bất cứ vấn đề gì các em có thể nghĩ ra dựa trên việc logic. Hãy luôn nhớ sử dụng linh hoạt các màu sắc để phân biệt giữa các ý.

2. Tổng hợp kiến thức và sơ đồ tư duy toán 4

2.1. Sơ đồ tư duy toán 4 phần hình học

Trong chương trình học toán 4 về hình học, các em chủ yếu được làm quen với các dạng hình học cơ bản, bao gồm: Hình thoi, hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật và các vấn đề xoay quanh chung như cách tính chu vi, diện tích từng hình.

Việc nắm rõ cách tính và nhận biết các hình sẽ giúp các em có một nền kiến thức cơ bản, cực kỳ cần thiết cho quá trình học tập, rèn luyện toán học ở những lớp sau. Đồng thời, điều này cũng giúp tăng khả năng quan sát, phân tích, và tư duy logic, sáng tạo ở các em. .

Một ví dụ về sơ đồ tư duy lớp 4 phần hình học

2.2. Sơ đồ tư duy toán 4 phần đại số

Ví dụ về sơ đồ tư duy toán lớp 4 phần đại số

Ngoài cách vẽ sơ đồ tư duy, có một cách khác để các em học sinh cải thiện tư duy toán học. Đó là học toán theo phương pháp của Gia Sư Nhật Minh. Chương trình bàn tính và số học trí tuệ của Gia Sư Nhật Minh cũng có thể giúp bé lớp 4 phát triển trí tuệ 1 cách toàn diện, khoa học chuẩn quốc tế, và 5 kỹ năng cần thiết … Bên cạnh đó học ở Gia Sư Nhật Minh còn giúp trẻ có 1 bộ não khỏe mạnh, là tiền đề cho sự phát triển tương lai cho trẻ. Bí quyết chính là ở phương pháp tập luyện các bài toán tư duy lớp 4, rèn luyện thể dục não bộ với công cụ bàn tính gảy được thiết kế đặc biệt của Gia Sư Nhật Minh

Một lớp học của Gia Sư Nhật Minh

Học sinh Gia Sư Nhật Minh luôn được khuyến khích tập luyện với bàn tính gảy hàng ngày kể cả khi không lên lớp. Việc này giúp não bộ của các bạn nhỏ được kích thích đều đặn hàng ngày, tạo thói quen tư duy lành mạnh, không bị chây lỳ lười tư duy. Nhờ đó mà não bộ của trẻ tư duy nhanh nhẹn, chính xác hơn. Sức bền tư duy cũng sẽ tăng dần theo thời gian học và tập luyện, cho phép trẻ học với thời gian dài hơn và khối lượng kiến thức lớn hơn mà không bị mất tập trung hoặc uể oải, quá sức.

Khác với việc học toán khô cứng thông thường, Gia Sư Nhật Minh hướng đến một chương trình học khác biệt với môi trường thân thiện và gợi mở sự sáng tạo, cởi mở của học sinh. Ở Gia Sư Nhật Minh đảm bảo một chương trình học tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, cho phép các em nhỏ có thể nhận được một môi trường học tập chuyên nghiệp, chất lượng ngay cả khi cha mẹ quá bận rộn, không có đủ thời gian học cùng trẻ mỗi ngày.

Để giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều tài liệu tham khảo và hệ thống kiến thức môn Toán một cách logic, chúng tôi xin gửi tới quý thầy cô giáo, quý phụ huynh và các em học sinh tài liệu Tổng hợp dạng Toán cơ bản lớp 4. Với tài liệu này sẽ giúp các em học sinh làm quen với các dạng toán lớp 4, củng cố và trau dồi thêm kỹ năng giải Toán để chuẩn bị cho các bài kiểm tra và các kỳ thi. Chúc các em học tốt.

1. DẠNG TOÁN TRUNG BÌNH CỘNG

Bài 1: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?

Bài 2: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?

Bài 3: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?

Bài 4: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng, xe thứ hai chở 50 tấn hàng. Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?

Bài 5: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng, xe thứ hai chở 50 tấn hàng. Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?

Bài 6: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng, xe thứ hai chở 50 tấn hàng. Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?

Bài 7: Trung bình cộng của n số là 80 biết 1 trong các số đó là 100. Nếu bỏ số 100 thì trung bình cộng các số còn lại là 78. Tìm n.

2. DẠNG TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU

a) Tìm 2 số chẵn liên tiếp có tông bằng 4010.

b) Tìm hai số tự nhiên có tổng bằng 2345 và giữa chúng có 24 số tự nhiên.

c) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn.

d) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ.

e) Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ.

g) Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn.

a) Hai anh em Hùng và Cường có 60 viên bi. Anh Hùng cho bạn 9 viên bi; bố cho thêm Cường 9 viên bi thì lúc này số bi của hai anh em bằng nhau. Hỏi lúc đầu anh Hùng nhiều hơn em Cường bao nhiêu viên bi.

b) Cho phép chia 12:6. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới sao cho hiệu của chúng bằng không .

Bài 3: Cho phép chia 49 : 7. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới có thương là 1.

Bài 4: Cho các chữ số 4; 5; 6. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho. Tính tổng các số đó.

a. Có bao nhiêu số chỉ có 3 chữ số

b. Có bao nhiêu số có 3 chữ số đều lẻ.

Bài 6: Có 9 đồng tiền đúc hệt nhau. Trong đó có 8 đồng tiền có khối lượng bằng nhau còn một đồng có khối lượng lớn hơn. Cần tìm ra đồng tiền có khối lượng hơn mà chỉ dùng cân hai đĩa với hai lần cân là tìm đúng đồng tiền đó. Hỏi phải cân như thế nào

Bài 7: Có 8 cái nhẫn hình thức giống nhau như hệt, trong đó có 7 cái nhẫn có khối lượng bằng nhau còn một cái có khối lượng nhỏ hơn các cái khác. Cần tìm ra cái nhẫn có khối lượng nhỏ hơn đó mà chỉ dùng cân hai đĩa và chỉ với hai lần cân là tìm được.

Bài 8: Trung bình cộng của 3 số là 369. Biết trong 3 số đó có một số có một số có 3 chữ số, một số có 2 chữ số, một số có 1 chữ số. Tìm 3 số đó.

Bài 9: Trung bình cộng của 3 số là 37. Tìm 3 số đó biết rằng trong 3 số đó có một số có 3 chữ số, một số có 2 chữ số, 1 số có 1 chữ số.

Bài 10: Tổng số tuổi của hai cha con là 64. Tìm số tuổi mỗi người biết tuổi cha kém 3 lần tuổi con là 4 tuổi

Bài 11: Tổng số tuổi của 2 mẹ con là 58 tuổi. Tuổi mẹ hơn 4 lần tuổi con là 3 tuổi, tính tuổi của mỗi người.

Bài 12: Tuổi con nhiều hơn 1/4 tuổi bố là 2. Bố hơn con 40 tuổi, tìm tuổi con tuổi bố.

Bài 13: Tuổi mẹ hơn 3 lần tuổi con là 8 tuổi. Mẹ hơn con 28 tuổi, tính tuổi mỗi người.

3. DẠNG TÌM HAI SỐ KHI BIẾT 2 HIỆU SỐ

Bài 1: Hiện nay, Minh 10 tuổi, em Minh 6 tuổi, còn mẹ của Minh 36 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi mẹ bằng tổng số tuổi của hai anh em.

Bài 2: Bể thứ nhất chứa 1200 lít nước. Bể thứ 2 chứa 1000 lít nước. Khi bể không có nước người ta cho 2 vòi cùng chảy 1 lúc vào 2 bể. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được 200 lít. Vòi thứ 2 mỗi giờ chảy được 150 lít. Hỏi sau bao lâu số nước còn lại ở 2 bể bằng nhau.

Bài 3: Cùng 1 lúc xe máy và xe đạp cùng đi về phía thành phố xe máy cách xe đạp 60km. Vận tốc xe máy là 40 km/h vận tốc xe đạp là 25 km /h. Hỏi sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp.

Bài 4: Một con Chó đuổi theo một con thỏ. Con chó cách con thỏ 20m. Mỗi bước con thỏ nhẩy được 30cm, con chó nhảy được 50 cm. Hỏi sau bao nhiêu bước con chó bắt được con thỏ? Biết rằng con thỏ nhảy được 1 bước thì con chó cũng nhảy được 1 bước.

Bài 5: Hai bác thợ mộc nhận bàn ghế về đóng. Bác thứ nhất nhận 60 bộ. Bác thứ 2 nhận 45 bộ. Cứ 1 tuần bác thứ nhất đóng được 5 bộ, bác thứ hai đóng được 2 bộ. Hỏi sau bao lâu số ghế còn lại của 2 bác bằng nhau.

Bài 6: Hai bác thợ mộc nhận bàn ghế về đóng. Bác thứ nhất nhận 120 bộ. Bác thứ 2 nhận 80 bộ. Cứ 1 tuần bác thứ nhất đóng được 12 bộ, bác thứ hai đóng được 4 bộ. Hỏi sau bao lâu số ghế còn lại của bác thứ nhất bằng 1/2 số bộ bàn ghế của bác thứ 2.

Bài 7: Hai bể nước có dung tích bằng nhau. Cùng 1 lúc người ta cho 2 vòi nước chảy vào 2 bể. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được 50 lít nước. Vòi thứ 2 mỗi giờ chảy được 30 lít nước. Sau khi bể thứ nhất đầy nước thì bể thứ 2 phải chảy thêm 600 lít nữa mới đầy. Hỏi dung tích của bể là bao nhiêu lít nước?

4. DẠNG TOÁN TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ

Bài 1: Mẹ 49 tuổi, tuổi con bằng 2/7 tuổi mẹ. Hỏi con bao nhiêu tuổi?

Bài 2: Mẹ 36 tuổi, tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi mẹ?

Bài 3: Bác An có một thửa ruộng. Trên thửa ruộng ấy bác dành 1/2 diện tích để trồng rau. 1/3 để đào ao phần còn lại dành làm đường đi. Biết diện tích làm đường đi là 30m 2. Tính diện tích thửa ruộng.

Bài 4: Trong đợt kiểm tra học kì vừa qua ở khối 4 thầy giáo nhận thấy: 1/2 Số học sinh đạt điểm giỏi, 1/3 số học sinh đạt điểm khá, 1/10 số học sinh đạt trung bình còn lại là số học sinh đạt điểm yếu. Tính số học sinh đạt điểm yếu biết số học sinh giỏi là 45 em.

Nhận xét: Để tìm được số học sinh yếu thì cần tìm phân số chỉ số học sinh yếu.

Cần biết số học sinh của khối dựa vào số học sinh giỏi

a) Một cửa hàng nhận về một số hộp xà phòng. Người bán hàng để lại 1/10 số hộp bầy ở quầy, còn lại đem cất vào tủ quầy. Sau khi bán 4 hộp ở quầy người đo nhận thấy số hộp xà phòng cất đi gấp 15 lần số hộp xà phòng còn lại ở quầy. Tính số hộp xà phòng cửa hàng đã nhập.

Nhận xét: ở đây ta nhận thấy số hộp xà phòng cất đi không thay đổi vì vậy cần bám vào đó bằng cách lấy số hộp xà phòng cất đi làm mẫu số . tìm phân số chỉ 4 hộp xà phòng.

b) Một cửa hàng nhận về một số xe đạp. Người bán hàng để lại 1/6 số xe đạp bầy bán ,còn lại đem cất vào kho .Sau khi bán 5 xe đạp ở quầy người đo nhận thấy số xe đạp cất đi gấp 10 lần số xe đạp còn lại ở quầy. Tính số xe đạp cửa hàng đã nhập.

c) Trong đợt hưởng ứng phát động trồng cây đầu năm, số cây lớp 5a trồng bằng 3/4 số cây lớp 5b. Sau khi nhẩm tính thầy giáo nhận thấy nếu lớp 5b trồng giảm đi 5 cây thì số cây lúc này của lớp 5a sẽ bằng 6/7 số cây của lớp 5b.

Sau khi thầy giáo nói như vậy bạn Huy đã nhẩm tính ngay được số cây cả 2 lớp trồng được. Em có tính được như bạn không?

Bài 6: Một giá sách có 2 ngăn. Số sách ở ngăn dưới gấp 3 lần số sách ở ngăn trên. Nếu chuyển 2 quyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới thì số sách ở ngăn dưới sẽ gấp 4 lấn số sách ở ngăn trên. Tính số sách ở mỗi ngăn.

Bài 7: Hai kho có 360 tấn thóc. Nếu lấy 1/3 số thóc ở kho thứ nhất và 2/ 5 số thóc ở kho thứ 2 thì số thóc còn lại ở 2 kho bằng nhau.

a. Tính số thóc lúc đầu mỗi kho.

b. Hỏi đã lấy ra ở mỗi kho bao nhiêu tấn thóc.

Bài 8: Hai bể chứa 4500 lít nước. Người ta tháo ở bể thứ nhất 2/5 bể. Tháo ở bể thứ hai là 1/4 bể thì só nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước .

Bài 9: Hai bể chứa 4500 lít nước. Người ta tháo ở bể thứ nhất 500 lít. Tháo ở bể thứ hai là 1000 lít thì số nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước.