1. Tổng quan về Taekwondo
Taekwondo là một môn võ đến từ Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn Quốc, chữ “Tae” có nghĩa tiếng Việt là “đá bằng chân”; chữ “Kwon” có nghĩa là “đấm bằng tay” và chữ “Do” có nghĩa là “con đường” hay “nghệ thuật”. Taekwondo có nghĩa là “Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân”.
Taekwondo những đòn chân như chokki, cước pháp chính là những đặc trưng của môn võ này.
Theo nhiều tài liệu, Taekwondo đã có lịch sử hơn 2000 năm phát triển. Nó xuất hiện từ thời cổ đại của lịch sử Hàn Quốc. Trong sách lịch sử Hàn Quốc có nhiều ghi chép cho thấy nó có thể bắt đầu có từ thời kỳ Cao Câu Ly năm 37 trước Công nguyên.
Ở thời đại Cao Ly, Subakhi là tên gọi của môn võ thuật của đất nước Triều Tiên. Đây là một môn võ được dùng biểu diễn cho nhà vua xem. Quân đội hoàng gia khi ấy cũng sử dụng môn võ này để tuyển quân.
Vào thời vua Triều Tiên Chính Tổ, môn võ này được gọi là Taekkyon. Đến thế kỷ XIX, Taekwondo đã trở thành một môn thể thao quan trọng.
Đến triều đại Chosun, môn võ này bước vào thời kỳ suy tàn. Đến cuối thế kỷ XIX, khi người Nhật đô hộ Triều Tiên, tổ chức kháng Nhật đã trở lại sử dụng môn võ này để chống lại người Nhật
2. Lợi ích, trang phục, ý nghĩa và những nguyên tắc cơ bản cần chú ý khi học Taekwondo
Trong phần 1 chúng tôi đã làm rõ Taekwondo là gì. Phần tới đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về lợi ích, trang phục, đặc điểm, nguyên tắc của môn võ này.
Taekwondo có những đặc điểm nổi bật nào?
– Taekwondo là môn võ chú trọng đặc biệt vào những đòn chân.
– Taekwondo có những cú đá đầy uy lực.
– Taekwondo cũng có một số lượng đòn tay khá lớn.
– Taekwondo giống như một môn thể thao khi thi đấu và luyện tập hơn là một môn võ tự vệ.
Những lợi ích khi học Taekwondo
Taekwondo cũng giống như nhiều môn võ khác, nó mang lại những lợi ích sau cho người tập:
– Rèn luyện và tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai.
– Cải thiện sức khỏe tinh thần.
– Tăng khả năng tập trung, sự tự tin.
– Rèn tính kỷ luật.
– Tăng sức chịu đựng, thêm phần kiên nhẫn.
– Tăng khả năng giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ.
Trang phục: Võ phục của Taekwondo có màu trắng tinh khôi (thường được gọi là dobok). Phần cổ thường được thiết kế với màu đen hoặc đỏ. Đi cùng với đó là một chiếc đai ở thắt lưng.
Cách thắt đai của Taekwondo: Để thắt đai, người tập thực hiện theo thứ tự sau:
– Gấp đôi dây đai, đặt điểm giữa của dây đai trước bụng,
– Tay trái giữ nguyên dây đai, tay phải cầm dây đai bên phải đưa vòng ra phía sau lưng sang bên trái.
– Giữ dây đai ở tay phải, tay trái lấy phần dây đai phía sau đưa lên đặt lên dưới.
– Tay trái cầm phần dây đai dài hơn bên tay trái vòng ra sau sang bên phải.
– Tay phải nắm lấy đưa lên bên phải. Chú ý, phần đai mới đưa lên luồn từ dưới lên qua hai lớp đai.
– Tay phải giữ phần đai phía trên, tay trái giữ đoạn đai phía dưới. Hai tay đánh vòng như đang bẻ lái về bên phải. Phần đai ở tay phải luồn vô phần đai ở tay trái, xiết chặt lại .
Sau khi thắt xong, phần thắt đai có hình kim tự tháp và hai đoạn đai phía trước đều nhau tức là bạn đã thắt đai đúng rồi đấy.
Có 5 nguyên tắc cơ bản của Taekwondo người tập cần ghi nhớ. Đó là:
– Giữ lễ nghĩa
– Có liêm sỉ
– Sự nhẫn nại
– Biết tự kiềm chế
– Tinh thần bất khuất.
Môn võ Taekwondo có ý nghĩa gì?
Không chỉ là một môn võ, taekwondo còn là môn nghệ thuật chiến đấu. Mục đích taekwondo là hướng tới sự phát triển và kiện toàn cả về tinh thần và thể chất.
Sự khổ luyện, kỷ luật sắt của taekwondo sẽ giúp tôi luyện lên một con người khỏe mạnh cả về trí và lực.
Như vậy, trong phần trên, chúng tôi đã làm rõ taekwondo là gì. Tiếp đến, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về các thứ bậc và đai trong taekwondo. Thứ bậc và đai trong môn võ này tùy thuộc vào hệ phái taekwondo. Cụ thể ở đây là hệ phái Taekwondo ITF và hệ phái WTF.
Các thứ bậc, đai của trường phái Taekwondo ITF
Trường phái này chia Taekwondo ra làm 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp. Những người mới tập luyện sẽ ở cấp 10. Cứ sau chu kỳ 3 hoặc 6 tháng sẽ tiến hành thi lên một cấp. Và khi mang đai đen khoảng 2 năm,học sẽ thi lên đẳng 1 lần.
Hệ phái này có 9 trình độ với 8 cấp và 7 màu đai. Trong đó, màu đai sẽ được quy định với các màu cụ thể:
– Màu trắng (tương đương cấp 8),
– Màu vàng (cấp 7),
– Màu xanh dương (cấp 6 và cấp 5),
– Màu nâu (cấp 4 và cấp 3),
– Mùa đỏ (cấp 2 và cấp 1)
– Và cao nhất là đai đen (huyền đai).
Khởi đầu, môn sinh sẽ ở cấp 8 đeo đai trắng. Sau đó, sẽ tăng dần trình độ xuống cấp 1 mang đai đỏ. Khi đã đạt đại đen, các võ sinh sẽ thi lên đẳng.
Taekwondo có bao nhiêu màu đai? Ý nghĩa của các màu đai?
Như vậy, Taekwondo có 6 màu đai. Mỗi màu có một ý nghĩa khác nhau. Thực tế, có nhiều luồng ý kiến khác nhau về ý nghĩa các màu đai trong taekwondo. Tuy nhiên, có nhiều người đồng ý với ý kiến ý nghĩa màu đai Taekwondo giống như một chuỗi của sự sống. Nó giống sự phát triển hình thành của một chiếc cây. Cụ thể:
Màu trắng: Mang ý nghĩa là mầm sống, tượng trưng cho mầm sống, cho sự tinh khôi.
Màu vàng: Chính là ánh sáng mặt trời, mang sự sống cho mầm cây vươn dậy.
Màu xanh: Mang ý nghĩa sự phát triển thành cái cây. Mầm nhỏ sau khi được ánh sáng mặt trời chiếu vàng đã trở thành cái cây xanh tốt.
Màu xanh da trời: Mang ý nghĩa hướng về phía bầu trời. Tượng trưng cho sự trưởng thành, vững chãi, vươn cao của cái cây.
Màu đỏ: Tượng trưng cho sự vươn thẳng đứng về phía bầu trời. Cái cây tiếp tục hướng mình về phía mặt trời để phát triển rực rỡ hơn.
Màu đen: Mang ý nghĩa vượt qua thử thách để vươn tới tầm cao mới của võ thuật. Biểu tượng cho tri thức, cho vẻ đẹp của võ đạo.
Hệ thống các bài tập trong Taekwondo gồm các bài Thái cực, bài Bát Quái và hệ thống các bài quyền.
Trong đó, có 8 bài Thái cực dựa trên 8 quẻ Bát quái (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn). Cụ thể gồm:
– Thái cực Càn cung quyền
– Thái cực Đoài cung quyền
– Thái cực Ly cung quyền
– Thái cực Chấn cung quyền
– Thái cực Tốn cung quyền
– Thái cực Khảm cung quyền
– Thái cực Chấn cung quyền
– Thái cực Khôn cung quyền
– Bát quái 1: Palgwe 1 Jang
– Bát quái 2: Palgwe 2 Jang
– Bát quái 3: Palgwe 3 Jang
– Bát quái 4: Palgwe 4 Jang
– Bát quái 5: Palgwe 5 Jang
– Bát quái 6: Palgwe 6 Jang
– Bát quái 7: Palgwe 7 Jang
– Bát quái 8: Palgwe 8 Jang
Một số bài quyền phổ biến trong taekwondo gồm:
– Triều Tiên quyền
– Kim Cương quyền
– Thái Bạch quyền
– Điền Thổ quyền
– Thập Tự quyền
– Địa quyền
– Thiên quyền
– Thủy quyền
– Vạn tự quyền
Các thuật ngữ phổ biến trong Taekwondo sẽ bao gồm các khía cạnh sau:
Hệ thống các thuật ngữ khi luyện tập
Về tư thế Taekwondo:
– Nghỉ : 휴일 [Stand] – Soegi (hoặc đọc tắt Soe) :
– Nghiêm: 차렷 [chariot] :
– Chào: 경녜 [kyeong-rye]
– Chuẩn bị: 준비 [choon-bi]
– Bắt đầu: 시작 [shijak]
– Thả lỏng: 쉬어 [swi-eo]
– Trở về tư thế chuẩn bị: 바 [ba-rô ]
– Tiếp tục: 계속 [kyê-sôk]
– Tiến phía trước: 앞으로 [ap-pư-rô]
– Bên phải quay: 우향우 [u-hyang-u]
– Bên trái quay: 좌향좌 [chôa-hyang-chôa]
– Tự đổi màn thứ 2: 이차 [it-cha]
– Đằng sau quay : 들러돌아 [tư-lyơ-tô-ra]
– Chân: 발 [bal]
– Tay: 손 [sôl]
– Đổi: 바뀌 [bak-kuy] (cu-tê)
– Lại lần nữa: 다시 한번 [ta-si han-bơn]
– Quốc kì: 국기 [kut-ki]
– Phạt cảnh cáo( trừ nửa điểm): 경고 [ kyong- ko ]
– Ngồi xuống: 자리 앉어 [ cha-ri an-chơ ]
– Đứng lên: 일어서 [ i-rơ-sơ(t)]
– Kết thúc trận đấu그만 [ kư-man ]
– Giáp xanh청 [ chong ]
– Giáp đỏ: 홍 [ hong ]
– Tấm ván ( đặt ván )송판 [sonng-pan ]
– Taekwondo: 태권도 [the-ku-ơn-do]
– Đội biểu diễn: 시범단 팀 [si-bơm-tan tim]
– Huấn luyện viên: 사범님 [sa-bơm-nim]
– Vận động viên: 선수 [sơn-su]
– Đàn anh chị(khóa trước)선배 [ sơn-be ]
– Đàn em (khóa sau): 후배 [ hu- be ]
Trung (Body) – Momtong
Cao (Face) – Olgul
Phía trong – An
Phía ngoài – Bakat
Những thế tấn trong luyện tập Taekwondo:
Trung bình tấn – Juchum Seogi
Tấn trước (tấn ngắn, tấn đi bộ) – Ap Seogi
Tấn dài – Apkubi Seogi
Tấn sau – Dwitkubi Seogi
Số đếm tiếng Hàn:
1 하나 (phát âm là “ha-na”)
2 둘 (đul)
3 셋 (sết)
4 넷 (nết)
5 다섯 (đa-sót)
6 여섯 (yo-sót)
7 일곱 (il-gốp)
8 여덟 (yo-đol)
9 아홉 (a-hốp)
10 열 (yol)
Số thứ tự phiên âm tiếng Hàn:
1 일 (phát âm là il)
2 이 (i)
3 삼 (sam)
4 사 (sa)
5 오 (ô)
6 육 (yuk)
7 칠 (chil)
8 팔 (pal)
9 구 (gu)
10 십 (síp)
Các khẩu lệnh của trọng tài khi thi đấu
Trọng tài sẽ ra khẩu thủ lệnh “Chung, Hong” – “Xanh, Đỏ”. Khi đó, 2 võ sĩ sẽ cùng vào khu vực thi đấu với nón bảo hộ cầm ở tay trái và đứng đối diện nhau.
Trọng tài sẽ ra khẩu thủ lệnh “Cha-ryeot”, “Kyeong-rye”, 2 người sẽ đứng chào nhau.
Khẩu thủ lệnh “Keuman” tức là 2 võ sĩ sẽ di chuyển vào khu vực thi đấu.
Trọng tài ra khẩu thủ lệnh “choon-bi” và “Shijack” là trận đấu bắt đầu.