Top 8 # Tự Học Võ Bùa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Thông Tin Cần Biết Về “Võ Bùa”

Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự “truy sát” ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.

Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang “tái xuất giang hồ”. Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.

Cao nhân ẩn tích

Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên “chốn giang hồ”. Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?

Gần đây, một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh “chánh phái” nói rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành “vuông”, người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín “cụt”.

Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài Bắc thì được biết, Thành “vuông” tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín “cụt”, tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.

Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thủa trước, Chín “cụt” có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.

Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được “cao nhân” ẩn tích bấy lâu nay – ông Chín.

Phận duyên tiền định

Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.

Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem “mặt mũi” thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.

Sau nhiều lần hò hẹn, “thằng cha” đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần “tỉ thí”, Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.

Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần quyền của phái Thất Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.

Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên chục tuổi.

Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không thôi hi vọng của mình.

Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông thầy võ… khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.

Đi cùng anh lần này có cả Thành “vuông”, một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: “Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!”. Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. “Đau” hơn khi bạn đồng hành với anh, Thành “vuông”, lại được sư phụ thu nạp.

Uất ức, trước khi ra về anh… thề: “Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!”. Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.

Võ phái kỳ lạ

“Ngày tốt” ấy là ngày 9/10/1984. Đã hẹn trước, anh Chín có mặt tại nhà một người quen của sư phụ ở làng Mỹ Độ, sát thị xã Bắc Giang. Đến được ít phút thì sư phụ anh cũng xuất hiện. Ngay chiều hôm ấy, anh đã thành người của phái Thất Sơn. Cũng ngay ngày hôm ấy, anh mới tường tận về môn phái của mình.

Theo lời thầy Lộc thì “thủ phủ” của Thất Sơn thần quyền nằm ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học thần quyền từ một vị cao tăng người Ấn Độ. Cao tăng lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào thì đến giờ vẫn không ai biết rõ. Tới Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi (An Giang) làm chốn tu hành. (Có lẽ bởi bậc thánh nhân tu luyện nơi non thiêng này nên thầy Cảo đã đặt tên môn phái của mình là Thất Sơn).

Dựa trên những căn bản mà vị tu sĩ lạ lùng ấy truyền dạy, thầy Cảo đã truyền dạy thần quyền cho nhiều người khác. Thần quyền học nhanh, do vậy chỉ trong thời gian ngắn, ở Huế đã có rất nhiều người trở thành môn đồ của võ phái này.

Khi nhập môn, môn đồ của môn phái phải đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (Càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những “thông số”, “mật mã” riêng của môn phái.

Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hoà vào nước cho người mới nhập môn… uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương… Đã được truyền thần chú thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.

Tuy thế, trước khi tập, người luyện thần quyền phải được sư phụ mình khai thông tất cả các huyệt đạo trên cơ thể. Việc ấy, các sư phụ của Thất Sơn thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9 lần.

Thần chú vào… võ công ra

Anh Chín kể, hôm ấy, xong nghi thức nhập môn, sư phụ Lộc đã kéo anh ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã truyền thụ xong xuôi cho anh lời chú xin quyền.

Theo lời của sư phụ Lộc, lời chú ấy anh không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng đầu môn phái. Truyền chú xong, sư phụ anh bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú “nhập” đến đâu thì công phu tự khắc… ra đến đó.

Thấy thầy dạy mình quá nhanh, anh hết sức ngạc nhiên. Cứ nghĩ, có lẽ bởi gượng ép khi thu nạp nên thầy Lộc mới dạy anh một cách sơ sài đến vậy. Sau này, khi trình độ bản thân được nâng cao, anh mới biết, với anh cuộc truyền thụ kỹ năng cơ bản của môn phái như vậy là quá lâu.

Thường thì khi truyền chú cho đệ tử khác, thầy Lộc chỉ làm trong thời gian vỏn vẹn 15 phút là xong. Anh cũng vậy, khi được phép dạy đệ tử, anh cũng chỉ mất ngần ấy thời gian là đã… hết bài. Còn học như thế nào, luyện như thế nào, trình độ đạt đến đâu là cơ duyên của mỗi người chứ thày không chỉ bảo được.

Ngay chiều hôm ấy, thầy Lộc đã kéo anh ra khoảng sân rộng, bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể anh. Làm xong, thầy bảo anh nhẩm đọc chú để… gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú xong, anh bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối sắt trăm cân.

Chín kể, khi đã “nhập đồng”, cứ thấy nhẹ bên tay nào là “chưởng” đánh ra tay ấy. Trạng thái không kiểm soát ấy đã khiến anh lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết.

Tỉ thí tranh tài

Hết nghỉ phép, Xuân Chín về nơi an dưỡng. Vì đang chờ chế độ nên anh có nhiều cơ hội để luyện tập môn võ mà mình vừa được học. Cứ đêm đến, anh lại một mình chống nạng lên quả đồi ở gần đó luyện tập. Sáu tháng sau, anh quay lại Văn Khúc để thầy Lộc kiểm tra “trình độ”.

Sau bữa cơm chiều, thầy Lộc bảo ông sẽ không trực tiếp kiểm tra mà nhờ thầy “cao tay” hơn thẩm định. Vị ấy tên Cư, ở bến phà Tình Cương, cách nhà thầy Lộc chừng 25 cây số. Thần quyền ở Văn Khúc chính là do ông Cư mang từ trong Huế ra truyền dạy.

Tối hôm đó, hai thầy trò đã đèo nhau đến nhà ông Cư. Biết Chín muốn thử trình độ của mình, ông Cư đã gọi hai đệ tử to như hộ pháp đến. Trước khi đánh, ông Cư giới thiệu, hai đệ tử của ông được gọi là những “cây đấu” của Thất Sơn. Những ai muốn “khẳng định thương hiệu” của riêng mình thì đều phải đánh với hai “cây đấu” ấy.

Ngay phút khởi động, một “cây đấu” đã táng thẳng vào mặt Chín cú “thôi sơn” khiến anh nổ đom đóm mắt. Nhưng ngay sau cú đánh ấy, anh thấy mình tự dưng lùi ra, quay hẳn lưng vào đối thủ. Chẳng cần để mắt động tác khó hiểu của anh, người tấn công lại ngay lập tức lao vào. Thế nhưng, vừa vào gần đến nơi thì bỗng nhiên tay phải Chín vung ra một cú đòn cực mạnh. Một tiếng “bốp” chát chúa vang lên, “cây đấu” ấy bị đánh văng ra góc sân và nằm bất động.

Thấy đệ tử mình bị hạ nhanh một cách khó hiểu, ông Cư vội vàng chạy đến xem thực hư thế nào. Cậu học trò cưng nằm im, mồm miệng be bét máu. Phần thắng đã thuộc về Chín.

Sắp xếp công việc, ít lâu sau, anh Chín lại theo thầy Lộc vào Huế để nhờ tông sư môn phái kiểm tra trình độ thật sự của mình. Chưởng môn phái Nguyễn Văn Cảo (phường Phú Cát) đã đón hai thầy trò anh rất thân tình.

Hôm ấy, nhà thầy Cảo có một đệ tử học Thần quyền được 10 năm, từ Quảng Bình vào thăm. Thầy Cảo bảo Chín đấu với người này. Kịch bản của trận đấu ở Phú Thọ đã được lặp lại. Vào trận, ngay màn dạo đầu, Chín dính đòn tới tấp. Thế nhưng, trong lúc nguy nan, tự nhiên anh thấy chân mình mềm oặt. Xoay lưng lại đối thủ, anh quỳ xuống như người bị trúng đòn chí mạng. Đối thủ thấy vậy thừa thắng lao lên…

Nhưng, như có phép tiên, dù chỉ còn mỗi chân trái mà anh vẫn bật vút lên, lộn trên không một vòng rồi tung cú “thiết cước” vào thẳng bụng đối thủ. Cú đá ấy đã làm vị kia văng ra, thầy Cảo ngay lập tức cho dừng trận đấu. Sau trận đấu đó, bởi quá khâm phục sự tiến bộ kỳ lạ của anh, thầy Cảo đã cân nhắc để anh được thăng đai vượt cấp.

Thế nhưng, điều đó chưa từng có tiền lệ trong môn phái nên thầy đành để anh ở đai đỏ xuất sư. Người đeo đai đó thì đã có thể làm thầy, truyền thụ võ công cho những môn sinh khác. Sáu tháng sau, vào lại Huế, lần này chưởng môn Nguyễn Văn Cảo đích thân ra chợ mua chỉ về se đai tím cho anh.

Dựng nghiệp bất thành

Rời quân ngũ, anh Chín về quê sinh sống, thỉnh thoảng ra Hà Nội gặp gỡ bạn bè. Những năm ấy, phong trào chấn hưng võ thuật cổ truyền ở thủ đô đang ở cao trào, thấy Thất Sơn thần quyền của mình chưa có một tên tuổi trong làng võ Việt, anh và một số người bạn đã quyết tâm gây dựng môn phái.

Để khẳng định sức mạnh của Thần quyền, Hội khoẻ Phù Đổng năm 1986 được tổ chức ở Hà Nội, các bạn anh đã tiến cử anh tham gia. Chuẩn bị cho sự kiện này Chín đã lặn lội lên Cao Bằng, tìm cậu bé mà trước đây anh đã ngẫu hứng truyền thụ võ công, đưa về Hà Nội cùng mình biểu diễn. Cậu bé ấy tên Điệp, khi ấy vừa tròn 6 tuổi.

Tại sân vận động Hàng Đẫy, với tiết mục thần quyền của mình, hai thầy trò một tàn phế, một tóc còn để chỏm đã dinh về hai tấm huy chương vàng trước sự trầm trồ, thán phục của mọi người.

Sau màn ra mắt, được sự “chỉ đường mách lối” của cố võ sư Đỗ Hoá, anh cùng các bạn đã tìm đến một chức sắc ở Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội nhằm đưa môn phái “phát dương quang đại”. Thế nhưng, nhiều người cho rằng Thất Sơn thần quyền là tà thuật, mê tín dị đoan nên mong ước của anh đã không thể thành hiện thực.

Dựng phái không thành, anh em tan rã mỗi người một nơi, Xuân Chín đâm nản. Tuy thế, sau này, tham gia phong trào thể thao người khuyết tật, anh vẫn đem thần quyền đi biểu diễn ở khắp nơi.

Năm 2004, tại một cuộc liên hoan võ thuật tại Hàn Quốc, anh đã được ban tổ chức trao tặng huy chương vàng cho tiết mục thần quyền độc đáo của mình. Càng hạnh phúc hơn khi ngay sau đó, hình ảnh của anh, một người cụt chân đang thăng hoa cùng quyền thuật đã được ban tổ chức in lên lịch lưu niệm tặng các vận động viên tham gia.

Cũng từ dạo ấy, bởi cuộc mưu sinh anh đã thôi không tham gia phong trào thể thao nữa. Thần quyền anh cũng ít tập hơn và cũng không truyền dạy bí kíp võ công này cho bất kỳ ai…

Theo maxreading.com

Tự Học Võ Thuật Thiếu Lâm Tự

Võ Thiếu Lâm Tự chắc hẳn các bạn ai cũng từng biết rồi đúng không, với những quyền cước được các sư chùa sử dụng nhuận nhuyễn xem đã cả mắt. Cho đến bây giờ mình vẫn thích xem các phim võ thuật của Trung quốc, diễn xuất quá tuyệt vời và lúc nhỏ hay giả vờ bay nhảy với đám bạn cho giống trong phim.

chắc hẳn các bạn ai cũng từng biết rồi đúng không, với những quyền cước được các sư chùa sử dụng nhuận nhuyễn xem đã cả mắt. Cho đến bây giờ mình vẫn thích xem các phim võ thuật của Trung quốc, diễn xuất quá tuyệt vời và lúc nhỏ hay giả vờ bay nhảy với đám bạn cho giống trong phim.

Shaolin Warrior Workout là giải pháp của bạn đấy.

Vậy nếu bạn muốn biến ước mơ của mình thành sự thật, muốn được một lần thử sức với quyền cước thiếu lâm thìlà giải pháp của bạn đấy.

Với 3 DVD Video sẽ hướng dẫn trình tự cho các bạn từ những đệ tử mới vào đến những thế võ nâng cao và các chiêu độc hơn.

Nhà sản xuất: Quantum LeapĐạo diễn: Marek BudzynskiVõ sư: Yan LeiThể loại: Tự học võ thuật Thiếu Lâm từ căn bản đến nâng caoĐịnh dạng: Decoded DVD VIDEO, DVD-5, PAL, AC-3, 192 KbpsTỷ lệ: 4:3Menu: KhôngLoại tập tin: VOB, INFO,…Ngôn ngữ: Tiếng AnhPhụ đề: KhôngLoại phụ đề: NoSố lượng season: 1Số lượng tập trong series: 3Số lượng đĩa: 3Năm phát hành DVD: 03-05-2010Độ tuổi thích hợp: PGThời lượng: Khoảng 180 phút/3 DVDGiá: 90.000 VNĐ

Khi quý khách cần tư vấn hoặc đặt hàng, xin hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Nhân viên Tư vấn và Bán hàng: Dương Trọng Hiếu

Điện thoại: 0973.422.364 (

24/7

) – 08.54.033.798 (giờ hành chính)

dathang@sachvang.vn

hoặc

thongbao@sachvang.org

Email:hoặc

Khám Phá Kỳ Bí Của Thuật "Võ Bùa" Nơi Núi Sam

Chính cách thức kỳ dị đó mà Thất Sơn thần quyền không được chấp nhận như 1 môn võ “danh chính ngôn thuận” và dần phải lui vào ẩn dật.

Tuy nhiên, tại An Giang vẫn có 1 số “ông đạo” rèn luyện môn “võ bùa” này với những điều kiêng kỵ và thể thức kỳ quái. Chúng tôi đã có may mắn được tiếp cận và xin nêu một số điều ít biết về môn võ từ lâu đã bị cho là thất truyền này.

Ông đạo trên núi Sam

Trong vai những người đi “tầm sư học đạo” chúng tôi tìm về vùng Thất Sơn, huyện Tịnh Biên, An Giang – nơi vốn nổi tiếng với những huyền tích ly kỳ. Nhờ một vài mối quan hệ, chúng tôi được “chỉ điểm” rằng trên núi Sam, cạnh Tây An cổ tự có một ông đạo sống ẩn dật, thường gọi là thầy Hai rất rành về “thần quyền”.

Từ thị xã Châu Đốc đến chân núi Sam khoảng 5 cây số. Tuy không hùng vĩ, nhưng núi Sam mang một di sản đồ sộ với hàng loạt di tích cấp quốc gia “náu mình” trên sườn núi. Nổi tiếng nhất là chùa Hang, miếu Bà Chúa Xứ, Tây An cổ tự, lăng Thoại Ngọc Hầu…

Thật may mắn cho chúng tôi khi trong những ngày rong ruổi tại vùng Thất Sơn, chúng tôi đã làm quen được với anh Ba Hùng, 47 tuổi, ngụ cù lao Tân Phú, An Giang, là người đã từng “thọ ơn” thầy Hai. Anh Hùng kể mình là người ở cù lao Tân Phú nhưng dạt đến tận đây làm nghề bán rau câu dạo, có khi là chạy xe ôm. Trong một lần bất cẩn, anh bị “thư”, ăn uống không được mà bụng cứ trương sình lên, may nhờ thầy Hai cứu giúp, không thì cũng bỏ mạng nơi này.

“Thư” đọc trại theo tiếng Khmer là “thnup”, nghĩa là bị bỏ bùa. Vùng Thất Sơn là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tại tỉnh An Giang. Trước đây, người Khmer ở Thất Sơn gần như sống tách biệt với cộng đồng, không thích qua lại với các dân tộc anh em khác tại địa phương. Vì thế, người dân ở đây vẫn thường thêu dệt những câu chuyện kỳ bí về người Khmer. Và cho đến bây giờ, rất nhiều người vẫn tin rằng người Khmer có khả năng sử dụng bùa chú để “thư” người khác.

Tương truyền, “thư” là cách hóa phép cho một vật to lớn, ví như một nắm tóc rối, con đỉa, khúc gỗ… biến thành nhỏ xíu, rồi bỏ vào đồ ăn thức uống của người muốn bỏ bùa. Sau khi vào bụng, những vật trên sẽ trở về hình dáng cũ, kích thước bình thường, gây đau đớn ghê gớm cho người bị hại.

Khi bị “thư” thì không thuốc thang nào chữa nổi, chỉ có những ông đạo cao tay giải bùa mới mong tai qua nạn khỏi. Các cao niên còn kể lại rằng, người muốn luyện loại bùa chú này phải ăn những đồ dơ bẩn nhất như rác rưởi, đỉa, trùng đất… thậm chí là máu cục trong kinh nguyệt phụ nữ. Cũng giống chơi ngải, họ phải lựa giờ linh để đọc thần chú, kêu gọi những oan hồn khuất mày, khuất mặt nhập thân để có thể sai khiến được ma quỷ.

Anh Hùng rùng mình kể lại: “Tôi không biết mình đã làm gì sai mà tự nhiên bụng cứ trướng dần lên. Đi bác sĩ người ta nói là bệnh gan, nhưng thật ra không phải. Ai cũng bảo là tôi bị “thư”, bị yếm rồi. Người ta thương tình đưa tôi lên núi Sam cầu thầy Hai chữa trị. Thầy Hai giải bùa xong tự nhiên bụng tôi xẹp xuống, gia đình tôi mang ơn thầy Hai suốt đời. Lâu lâu ổng hay nhờ tôi mua giùm gạo với một số đồ cần thiết đem lên cho ổng”.

Không biết câu chuyện anh Hùng kể thực hư ra sao, nhưng chuyện thầy Hai luyện “võ bùa” thì dân xứ này ai cũng râm ran đồn đại. Sau một hồi thuyết phục, anh Hùng cũng chịu dẫn chúng tôi đến nơi thầy Hai đang tu đạo.

Cách Tây An cổ tự không xa là căn chòi lá của thầy Hai. Cũng như những ông đạo thường thấy ở miền Tây, thầy Hai tầm hơn 60 tuổi, búi tóc củ tỏi, mặc bà ba đen, dáng vẻ khoan thai, người phương phi hồng hào. Thầy Hai tỏ ra rất khó chịu khi anh Hùng dẫn người lạ mặt đến chỗ ở của thầy.

Chúng tôi phải quỳ rất lâu trước mái chòi tranh để vờ xin thầy Hai nhận làm đệ tử của môn võ “thần quyền”. Mãi đến khi trời bỗng đổ mưa thì thầy mới mở cửa mời chúng tôi vào nhà. Thầy Hai gắt: “Mai mốt tôi chuyển chỗ thôi. Tôi không thích nhiều người biết nơi mình ở.

Trời đổ mưa, thôi cũng coi như là cái duyên. Tôi sẽ chỉ cho các anh cách tập luyện Thất Sơn thần quyền, về nhà tự học lấy, thành hay không là ở cái tâm của các anh. Còn tôi không nhận đệ tử”.

Nguyên tắc dị thường

Thầy Hai kể rằng, tổ sư của thần quyền là một cao tăng người Ấn Độ. Không biết vì lẽ gì mà lưu lạc đến Việt Nam rồi về vùng Thất Sơn ẩn náu. Tại đây ông đã được những người Khmer cưu mang và ông quyết định truyền “võ bùa” cho họ. Nhưng người Khmer vốn dĩ tự hào về khả năng “thư” của mình nên đã từ chối môn võ này. Sau, môn võ được truyền lại cho người Kinh, và ông Hai vốn may mắn được “chân truyền”.

Sau khi kể sơ về nguồn gốc, chúng tôi được làm lễ nhập môn. Thầy Hai bấm độn, và bảo chúng tôi đứng trước bàn thờ. Chúng tôi được chia mỗi người 3 cây nhang, nghiêm cẩn và lặp lại những lời thề theo lời ông Hai đọc. Có tất thảy 9 điều dành cho nhập môn, và càng lên cao thì số lời thề càng tăng lên, cao nhất là 16 điều. Một số lời thề của thầy Hai mà chúng tôi đã ghi lại được: Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Ôn hòa trong tình bạn; Cứu người trong lúc nguy nan…

Sau khi thề và bái lạy trước bàn thờ xong, thầy Hai phát cho chúng tôi mỗi người hai lá bùa, gọi là bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên vẽ những hình ngoằn ngoèo giống như chữ của vùng Tây Á, và những biểu tượng không rõ hình thù. Sau khi niệm chú, thầy Hai lấy bùa đốt lên, rồi đem tro hòa với nước bắt chúng tôi uống cạn.

Thầy Hai bảo: “Trước khi tập thần quyền, phải khai thông các huyệt đạo trên cơ thể. Có như vậy thần chú mới ứng nghiệm”. Nói rồi thầy lấy 7 nén nhang, đốt lên rồi thổi khói vào các nơi gọi là tử huyệt, sinh huyệt. Vừa khai huyệt thầy vừa giảng giải: “Môn sinh nam thì 7 cây nhang, thổi khói 7 lần vào sinh huyệt, tử huyệt. Môn sinh nữ thì 9 cây nhang, thổi khói 9 lần”. Sau khi được “khai thông kinh mạch”, chúng tôi được nghỉ ngơi.

Trong khoảng thời gian này, chúng tôi được thầy Hai kể khá nhiều giai thoại ly kỳ về Thất Sơn thần quyền. Theo đó, thứ võ mà thầy Hai truyền cho chúng tôi là một chi của Thất Sơn thần quyền.

Thần quyền gồm quyền và thuật. Quyền được rèn luyện về thể lực chiêu thức như những môn võ khác, nhưng “thuật” thì rất ít ai biết và thầy Hai là một trong những truyền nhân còn sót lại nắm được “thuật” của Thất Sơn thần quyền.

Thầy Hai kể, ông nhặt được bí kíp chân truyền của Đạo Ngựa, cũng chính là tổ sư của môn Thất Sơn thần quyền. Sở dĩ gọi ông là Đạo Ngựa vì ông hay cưỡi ngựa lên núi tu tập, rồi lại dong ngựa xuống núi để thăm thú xóm làng. Một lần ông cưỡi ngựa xuống núi đổi rau củ lấy gạo thì bắt gặp một đám lính Pháp đang dùng súng uy hiếp người dân. Ông lập tức nhảy xuống cứu người.

Tên lính lê dương nổ súng, Đạo Ngựa há miệng đớp lấy viên đạn mà không hề hấn gì, rồi nhả xác đạn ra trước mặt bọn lính khiến chúng thất kinh, vứt súng chạy tán loạn. Sau lần ấy, lính Pháp kéo đến vùng núi nơi ông tu tập để truy lùng ông, nhưng không được. Có người kể lại rằng, lão võ sư Hoàng Sơn, một môn đồ ưu tú của phái Thất Sơn thần quyền đã tìm được Đạo Ngựa và học được những tinh hoa của môn võ này.

Trở lại việc học “võ bùa”, thầy Hai cũng không ngần ngại truyền cho chúng tôi các loại chú như chú xin quyền, chú chữa thương, chú xin lực… Thầy Hai dặn, về nhà muốn xin gì cứ niệm chú để gọi về, nhưng phải tập luyện rất lâu cách gọi chú thì “võ bùa” mới ứng nghiệm. Và tuyệt nhiên không được để thân mình ô uế. Ví như không được chui xuống dây phơi quần áo, trước khi gọi bùa không được gần sắc dục, không được uống nước chung ly, và rất nhiều điều kiêng kỵ khác.

Về đến nhà, chúng tôi lập tức đọc theo thần chú thầy Hai đã cho, gọi bùa xin quyền, xin lực hộ thể… gọi mãi mà không thấy “ứng nghiệm” gì. Anh Ba Hùng, người đã dẫn chúng tôi gặp thầy Hai thì luôn miệng giải thích: “Chắc tại tụi bây vướng phải mấy điều kiêng kỵ thầy dặn rồi. Tao nói mà, “võ bùa” khó lắm”.

Sau chúng tôi có đi hỏi khắp vùng Thất Sơn, nhưng sự mầu nhiệm của “võ bùa” chỉ dừng lại ở những câu chuyện kể. Hoàn toàn chưa một ai chứng minh được sự huyền diệu của môn võ thần bí này.

Cách Tự Học Võ Thuật Ở Nhà Đơn Giản

Ngày nay, có rất nhiều trung tâm, nơi chuyên tập võ uy tín, chất lượng khác nhau. Tuy nhiên thì việc lựa chọn cho mình tự học võ thuật tại nhà là cách được nhiều người thực hiện. Bởi khi bạn tự học vỡ thuật ở nhà sẽ cho bạn không gian thoải mái hơn, rộng rãi, bạn có thể thỏa thích thực hiện với các động tác điên rồ của mình.

Không nhưng vậy, theo huấn luyện viên võ thuật cho biết nếu chúng ta tự tập võ là điều không tốt thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe. Bởi vậy, khi mà bạn có ý định tự học võ thuật ở nhà thì nên chú tâm vào nền tảng thể lực. Tập võ thuật ở nhà là trọng yếu và lựa chọn người hướng dẫn ở giai đoạn đầu để đạt được hiệu quả tập luyện nhanh chóng.

Cách tự học võ thuật ở nhà đơn giản nên đảm bảo yêu câu về các hoạt động sau

– Chạy bộ: Đối với giai đoạn học võ thuật, sức khỏe lâu bền là yếu tố hết sức quan trọng. Việc chạy bộ không chỉ tăng cường thể chất mà còn giúp bạn giữ hơi thở, nhịp độ và cường độ thực hiện tốt hơn. Bởi khi học võ ở nhà bạn sẽ vận động cơ thể nhiều và hoạt động chạy bộ sẽ góp phần duy trì sức khỏe và thực hiện các động tác võ thuật tốt nhất.

Tập võ thuật cần phải tuân theo kỹ thuật:

Tập đúng kỹ thuật cũng chính là vấn đề rất quan trọng đầu tiên để quyết định đến hiệu quả tập luyện võ thuật. Với vấn đề về kỹ thuật tập luyện là việc mà chẳng cần nhắc đến thì hầu hết người tập võ ai cũng biết. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bỏ qua phần kỹ thuật, không quan tâm đến và đặt nặng yếu tố sức mạnh. Trên thực tế việc thì luyện tập kỹ thuật sẽ giúp bạn tối đa hóa sức mạnh của mình và từ đó sẽ đạt được hiệu quả học võ thuật ở nhà một cách tốt nhất. Khi tập võ thuật tại nhà, bạn có thể xem 1 số hướng dẫn trên Youtube ở phần tuyệt kỹ thuật. Vấn đề bạn phải lưu ý ở đây là phải lựa chọn những đòn thế cơ bản và đơn giản nhất. Những gì đơn giản luôn dễ dàng luyện tập hơn, đặc biệt trong thực chiến chỉ cần các đòn đơn giản chứ không có sự hoa mỹ.