Top 14 # Tự Học Vẽ Kỹ Thuật Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Kỹ Thuật Điều Khiển Tự Động

Ở trên chúng ta vừa đề cập đến khái niệm đặc tính động học của hệ thống tự động. Trong mục này, chúng ta sẽ xét đặc tính động học của một số khâu cơ bản như khâu tỉ lệ, vi phân, tích phân, quán tính bậc một, dao động bậc hai, … Trên cơ sở đặc tính động học của các khâu cơ bản, mục sẽ trình bày cách xây dựng đặc tính động học của hệ thống tự động.

Vậy tín hiệu ra của khâu tỉ lệ bằng tín hiệu vào khuếch đại lên K lần. Hình 3.2 mô tả hàm trọng lượng và hàm quá độ của khâu tỉ lệ.

a) Hàm trọng lượng; b) Hàm quá độ

Biểu đồ Bode; b) Biểu đồ Nyquist

Hàm quá độ:

Hàm trọng lượng:

Hàm quá độ của khâu vi phân lý tưởng hàm xung đơn vị ,hàm trọng lượng là đạo hàm của hàm quá độ, chỉ có thể mô tả bằng biểu thức toán học (hình 3.7), không biểu diễn bằng đồ thị được.

Đặc tính tần số của khâu vi phân lý tưởng a) Biểu đồ Bode; b) Biểu đồ Nyquist

Hàm trọng lượng của khâu quán tính bậc nhất là hàm mũ suy giảm về 0, hàm quá độ tăng theo qui luật hàm mũ đến giá trị xác lập bằng 1. Tốc độ biến thiên của hàm trọng lượng và hàm quá độ tỉ lệ với T nên T được gọi là thời hằng của khâu quán tính bậc nhất. T càng nhỏ thì đáp ứng càng nhanh, T càng lớn thì đáp ứng càng chậm. Hình 3.8 minh họa đặc tính thời gian của hai khâu quán tính bậc nhất có thời hằng tương ứng là T1 và T2, trong đó T1 < T2.

Thay t = T vào biểu thức 3.42 ta được h(T) = 0,63 , do đó thời hằng của khâu quán tính bậc nhất chính là thời gian cần thiết để hàm quá độ tăng lên bằng 63% giá trị xác lập (giá trị xác lập của h(t) = 1). Một cách khác để xác định thời hằng T là vẽ tiếp tuyến với hàm quá độ tại gốc tọa độ, khoảng cách từ giao điểm của tiếp tuyến này với đường nằm ngang có tung độ bằng 1 chính là T.

Đặc tính thời gian của khâu quán tính bậc nhất a) Hàm trọng lượng; b) Hàm quá độ

Biểu thức cho thấy biểu đồ Bode biên độ là một đường cong. Có thể vẽ gần đúng biểu đồ Bode biên độ bằng các đường tiệm cận như sau:

Như phân tích ở trên, ta thấy tại tần số 1/T độ dốc của các đường tiệm cận thay đổi, biểu đồ Bode là một đường gấp khúc nên tần số 1/T gọi là tần số gãy của khâu quán tính bậc nhất. Thay giá trị ω vào biểu thức ta vẽ được biểu đồ Bode về pha. Để ý một số điểm đặc biệt như sau:

Để vẽ biểu đồ Nyquist ta có nhận xét sau:

Hàm quá độ của khâu vi phân bậc nhất là tổ hợp tuyến tính của hàm xung đơn vị và hàm nấc đơn vị (hình 3.10). Ta thấy rằng khâu vi phân lý tưởng và vi phân bậc nhất có đặc điểm chung là giá trị hàm quá độ vô cùng lớn tại t = 0. Hàm trọng lượng là đạo hàm của hàm quá độ, chỉ có thể mô tả bằng biểu thức toán học ,không biểu diễn bằng đồ thị được.

So sánh biểu thức (3.53) và (3.54) với (3.45) và (3.46) ta rút ra được kết luận: biểu đồ Bode của khâu vi phân bậc nhất và khâu quán tính bậc nhất đối xứng nhau qua trục hoành (hình 3.11a).

Do G(jω) có phần thực P(ω) luôn luôn bằng 1, phần ảo Q(ω) có giá trị dương tăng dần từ 0 đến +8 khi thay đổi từ 0 đến +8 nên biểu đồ Nyquist của khâu vi phân bậc nhất là nửa đường thẳng qua điểm có hoành độ bằng 1 và song song với trục tung như hình 3.11b.

trong đó độ lệch pha ө xác định. Biểu thức cho thấy đặc tính thời gian của khâu dao động bậc hai có dạng dao động suy giảm, hàm trọng lượng là dao động suy giảm về 0, hàm quá độ là dao động suy giảm đến giá trị xác lập là 1 (hình 3.12).

– Nếu ξ=0:

, đáp ứng của hệ là dao động không suy giảm với tần số

, do đó

gọi là tần số dao động tự nhiên của khâu dao động bậc hai.

Biểu thức cho thấy biểu đồ Bode biên độ của khâu dao động bậc hai là một đường cong. Tương tự như đã làm đối với khâu quán tính bậc nhất, ta có thể vẽ gần đúng biểu đồ Bode biên độ bằng các đường tiệm cận như sau:

Ta thấy rằng tại tần số 1/T độ dốc của các đường tiệm cận thay đổi nên tần số 1/T gọi là tần số gãy của khâu dao động bậc hai.

Biểu đồ Bode về pha của khâu dao động bậc hai là một đường cong, để ý biểu thức (3.62) ta thấy biểu đồ Bode về pha có điểm đặc biệt sau đây:

Hình 3.13a minh họa biểu đồ Bode của khâu dao động bậc hai. Các đường cong ở biểu đồ Bode biên độ chính là đường L(ω) vẽ chính xác. Biểu đồ Bode biên độ chính xác có đỉnh cộng hưởng

tại tần

, do đó dễ thấy rằng nếu ξ càng nhỏ thì đỉnh cộng hưởng càng cao. Khi ξ=0 thì tần số cộng hưởng tiến đến tần số dao động tự nhiên

.

Biểu đồ Nyquist của khâu dao động bậc hai có dạng đường cong như minh họa ở hình 3.13b. Khi ω =0 thì G(jω) có biên độ bằng 1, pha bằng 0; khi

thì G(jω) có biên độ bằng 0, pha bằng -180 o. Giao điểm của đường cong Nyquist với trục tung có

, do đó tương ứng với tần số

, thay

vào biểu thức ta suy ra biên độ tại giao điểm với trục tung là

.

Đặc tính tần số của khâu dao động bậc hai a) Biểu đồ Bode; b) Biểu đồ Nyquist

Đặc điểm của khâu trễ là tín hiệu ra trễ hơn tín hiệu vào một khoảng thời gian là T.

Biểu đồ Bode biên độ của khâu trì hoãn là đường thẳng nằm ngang trùng với trục hoành do L(ω) = 0 với mọi ω. Để ý rằng biểu thức (3.68) là phương trình của một đường thẳng nếu trục hoành ω chia theo thang tuyến tính. Tuy nhiên do trục hoành của biểu đồ Bode lại chia theo thang logarith nên biểu đồ Bode về pha của khâu trì hoãn là đường cong dạng hàm mũ, xem hình 3.15a.

Bản Vẽ Kỹ Thuật Bánh Răng

1/ Vẽ bánh răng trụ

Bánh răng trụ răng thẳng: Răng hình thành theo đường sinh của mặt trụ

Bánh răng trụ răng nghiêng: Răng hình thành theo đường xoắn ốc trụ

Bánh răng trụ răng chữ V: Răng nghiêng theo hai phía ngược chiều nhau thành dạng chữ V.

1.1/ Các thông số cơ bản của bánh răng trụ

Bước răng: Là khoảng cách giữa hai profin cùng phía của hai răng kề nhau đo trên đường tròn của bánh răng. ( kí hiệu là p1)

Mô đun: Là tỷ số giữa bước răng và số ð ( kí hiệu là m: tính bằng mm) Trị số các mô đun của bánh răng được tiêu chuẩn hoá và quy định theo TCVN 2257-77 như sau:

Dãy 1: 1,0; 1,25; 1,5; 2,0; 2,5; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 16; 20.

Dãy 2: 1,125; 1,375; 1,75; 2,25; 2,75; 3,5; 4,5; 5,5; 7; 9; 11; 14; 18; 22. ứng với mỗi mô đun m và số răng Z ta có một bánh răng tiêu chuẩn.

Vòng chia: Là đường tròn của bánh răng có đường kính bằng mô đun tiêu chuẩn m nhân với số răng Z của bánh răng.

Khi hai bánh răng ăn khớp chuẩn, hai vòng chia của hai bánh răng tiếp xúc nhau ( vòng chia trùng với vòng lăn của bánh răng)

Bước răng tính trên vòng tròn chia gọi là bước răng chia.

Vòng đỉnh: Là đường tròn đi qua đỉnh răng, đường kính của vòng đỉnh kí hiệu là da

Vòng đáy: Là đường tròn đi qua đáy răng, kí hiệu là df.

Chiều cao răng: là khoảng cách giữa vòng đỉnh và vòng đáy. chiều cao răng kí hiệu là h. chia làm hai phần:

Chiều cao đầu răng: (ha) là khoảng cánh hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng chia.

Chiều cao chân răng: (hf) là khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia và vòng đáy.

Chiều dày răng: Là độ dài của cung tròn trên vòng chia của một răng, kí hiệu là St.

Chiều rộng răng: Là độ dài của cung tròn trên vòng chia của rãnh răng, kí hiệu là et.

Vòng tròn cơ sở: Là vòng tròn hình thành profin thân khai, kí hiệu kà db.

Góc ăn khớp: Là góc tạo bởi tiếp tuyến chung của hai vòng tròn cơ sở và hai vòng tròn chia tại tiếp điểm của cặp bánh răng ăn khớp chuẩn. Kí hiệu Là ỏ.

Chú ý: mô đun là thông số chủ yếu cảu bánh răng, các thông số khác của bánh răng được tính theo mô đun.

Chiều cao đỉnh răng: ha = m

Chiều cao chân răng: hf = 1,25.m

Chiều cao răng: h = ha + hf = 2,25 m

Đường kính vòng chia: d = m.Z

Đường kính vòng đỉnh: da = d + chúng tôi = m(Z+2)

Đường kính vòng đáy: df = d – 2df = m(Z-2,5)

Bước răng: pt = ð.m

Góc lượn chân răng: ủf = 0,25.m

1.1/ Quy ước vẽ bánh răng trụ

TCVN 13-78 qui định cách vẽ bánh răng trụ như sau:

Vòng đỉnh và đường sinh của mặt trụ đỉnh vẽ bằng nét liền đậm.

Vòng chia và đường sinh của mặt trụ chia vẽ bằng nét chấm gạch, không thể hiện vòng đáy và đường sinh của mặt trụ đáy.

Trong hình cắt dọc của bánh răng, phần răng bị cắt, nhưng quy định không kẻ các đường gạch gạch, lúc đó đương sinh đáy được vẽ bằng nét liền đậm.

Để biểu diễn răng nghiên hoặc răng chữ V, quy định về vài nét mảnh thể hiện hướng nghiên của răng và thể hiện rõ góc nghiêng õ.

Khi cần thiết có thể vẽ profin của răng. Cho phép vẽ gần đúng profin của răng thân khai bằng cung tròn như hình sau. Tâm cung tròn nằm trên vòng cơ sở, bánh kính R = d/5 ( d: là đường kính vòng chia).

Cách vẽ bánh răng trụ

Khi vẽ bánh răng trụ, các kết cấu của bánh răng trụ được tính theo mô đun m và đường kính trục dB như sau:

Chiều dài răng: b = (8..10).m

Chiều dày vành răng: s = (2..4)m

Đường kính may ơ: dm = ( 1,5 .. 1,7)bB

Chiều dày đĩa: K = (0,35..0,5)b

Đường kính đường tròn của tâm các lỗ trên đĩa: D’ = 0,5 ( Do + dm)

Đường kính lỗ trên đĩa: do = 0,25(Do – dm)

Chiều dài may ơ: lm = (1,0 .. 1,5)db.

Đường kính trong vành đĩa: Do = da – (6..10)m.

Trong các công thức trên khi vật liệu chế tạo bánh răng bằng thép lên lấy hệ số nhỏ, còn bằng gang lấy hệ số lớn.

Bộ truyền bánh răng côn dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục cắt nhau, góc giữa hai trục thường bằng 90 độ.

Bánh răng côn gồm các loại: răng thẳng, răng nghiêng và răng cong … Răng của bánh răng côn được hình thành trên mặt nón, vì vậy kích thước, mô đun thay đổi theo chiều dài răng, càng về phía đỉnh côn kích thước của răng càng nhỏ.

2.1/ Các thông số của bánh răng

Chiều cao của đỉnh răng: ha = me

Chiều cao chân răng: hf = 1,2 me.

Góc đỉnh côn của mặt côn chia: ọ

Đường kính vòng đỉnh: dae = de + 2.haecosọ = me(Z + 2.cosọ)

Đường kính vòng đáy: dfe = de – 2.hfe.cosọ = me(Z – 2,4.cosọ)

Chiều dài răng b: thường lấy bằng (1/3)Re ( Chiều dài đường sinh của mặt côn chia)

Khi vẽ bánh răng côn ta chỉ cần biết mô đun, số răng, và góc đỉnh côn chia.

2.1/ Cách vẽ bánh răng côn

Quy ước vẽ bánh răng côn giống với quy ước vẽ bánh răng trụ. Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục của bánh răng côn, quy định vẽ vòng đỉnh của đáy lớn và đáy bé, vòng chia của đáy lớn

Cặp bánh răng côn ăn khớp có trục cắt nhau tạo thành góc khác 900, thì hình chiếu vòng chia của bánh răng nghiêng trong mặt phẳng hình chiếu được vẽ như đường tròn.

Cặp bánh răng côn răng thẳng ăn khớp có trục vuông góc với nhau vẽ như trong trường hợp bánh răng trụ răng thẳng ăn khớp, cặp bánh răng nghiêng ăn khớp vẽ như hình 8.21 và 8.22 :

Bộ truyền trục vít – bánh vít dùng để truyền chuyển động giữa hai trục chéo nhau, góc giữa hai trục chéo nhau thường là 90 độ, thông thường chuyển động được truyền từ trục vít sang bánh vít với tỷ số truyền rất lớn.

Bộ truyền này có khả năng tự hãm rất tốt. Trục vít có cấu tạo thường như trục có ren.

Tuỳ theo mặt tạo thành ren mà người ta chia ra:

Trục vít trụ: ren hình thành trên mặt trụ tròn.

Trục vít lõm: ren được hình thành trên mặt lõm tròn xoay.

3.2/ Thông số của trục vít và bánh vít

a/ Trục vít

Mô đun của trục vít và bánh vít bằng nhau, cách kích thước được tính theo mô đun đó. Chiều dài phần cắt ren b1 của trục vít được lấy theo điều kiện ăn khớp. Khi vẽ có thể lấy b1 theo công thức sau:

Răng của bánh vít được hình thành trên mặt xuyến. Đường kính vòng chia và mô đun của bánh vít được xác định trên mặt cắt ngang. Mô đun của bánh vít bằng mô đun của trục vít. Các thông số khác của bánh vít được tính theo mô đun và số răng.

Đường kính vòng chia: d2 = m.Z2

Đường kính vòng đỉnh: da2 = d2 + chúng tôi = m(Z+2)

Đường kính vòng đáy: df2 = d2 + chúng tôi = m(Z-2,4)

Chiều rộng của bánh vít b2 được lấy theo đường kính mặt đỉnh của trục vít < 0,75 da1.

Góc ôm của trục vít 2.ọ thường lấy bằng góc giới hạn của hai mút của bánh vít theo công thức sau: Sin ọ = b2/(da1 – 0,5m); thông thường 2.ọ = 90 .. 100

Đường kính đỉnh lớn nhất của vành răng: daM2 < da2 + 6.m/(Z1 + 2)

Khoảng cách trục giữa trục vít và bánh vít. aw = 0,5.m(q + Z2)

3.3/ Cách vẽ bánh vít và trục vít

Bánh vít và trục vít được vẽ theo TCVN 13-76. Đối với trục vít, trên mặt phẳng hình chiếu song song với trục của trục vít, vẽ đường sinh của mặt đáy bằng nét mảnh và trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với mặt phẳng của trục không vẽ đường tròn đáy.

Khi cần thể hiện profin của răng thì dùng hình cắt riêng phần hay hình trích.

Đối với trục vít trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục của bánh vít, vẽ đường tròn đỉnh lớn nhất của vành răng bằng nét liền đậm và vẽ đường tròn chia bàng nét chấm gạch; không vẽ đường tròn đỉnh và đường tròn đáy.

Đối với bánh vít va trục vít, tại vùng ăn khớp, đường đỉnh răng của trục vít và bánh vít đều vẽ bằng nét liềm đậm. Trên hình cắt trục vít không được vẽ nằm trước bánh vít. Xem hình 8.23 :

30 Kỹ Thuật Để Giữ Trật Tự Trong Lớp Học

Một ngày, tôi đứng trước 36 học sinh đang nổi loạn, ôm ngực và quỳ xuống như trung sĩ Elias ở cảnh cuối bộ phim Platoon. Ngay lập tức, một sự yên lặng đáng sợ và các cái miệng há hốc thay thế cho lớp học như một trận chiến Armageddon. Đứng dậy như chưa hề có chuyện gì xảy ra, tôi nói, “Cảm ơn sự chú ý của các con – chúng ta hãy tiếp tục nói về các bài thơ tình”.

Tôi chưa bao giờ phải làm lại điều đó một lần nào nữa. Sau tất cả, nếu thật sự có một trường hợp khẩn cấp xảy ra, tốt hơn là các học sinh nên gọi 911 thay vì gửi video thân hình cứng đờ của tôi lên Youtube. Tôi đã nghĩ như vậy.

Rất nhiều giáo viên sử dụng biện pháp im lặng, như là bật tắt bật lửa, rung chuông (xem video của giáo viên Tipster về cách làm này), giơ 2 ngón tay và quát “Chú ý, cả lớp” hay sử dụng phương pháp Give me 5 của Harry Wong, nhằm:

Làm thế nào để trẻ mầm mon và các lớp đầu tiểu học giữ im lặng

Một cách tưởng tượng khác tương tự như trên là đổ đầy một chai Windex rỗng với dầu oải hương, sau đó dán nhãn ” Chai xịt yên lặng “. Hoặc bạn có thể thổi phép thuật “bong bóng im lặng” cũng cho kết quả tương tự.

Nếu bạn muốn các giải pháp công nghệ, hãy thử Đèn giao thông của ICT Magic, đơn giản là một cái đèn báo cho người nói. Các giải pháp công nghệ khác như Chiếc hộp âm thanh ( Super Sound Box), Lớp học Dojo ( Class Dojo) hay Quá ồn ào ( Too Noisy App) – một công cụ cho Apple hoặc Android giúp xác định mức độ ồn và tạo ra một tín hiệu âm thanh khi giọng nói quá to.

Các lớp cuối tiểu học và trung học cơ sở

Nhớ lại khi tôi dạy một lớp học sinh cấp 2, tôi sẽ la lên, “Im lặng 20 giây”, như là cách để kết thúc một hoạt động. Nếu học sinh quay về chỗ ngồi của chúng và vẫn giữ im lặng trong 20 giây, tôi sẽ thưởng cho chúng một ô trên bản đồ Trò chơi cuộc đời . Khi chúng đạt tới ô cuối cùng (mất khoảng chừng một tháng), chúng tôi sẽ tổ chức một bữa tiệc bỏng ngô.

Một trong những cách hay nhất để duy trì sự yên lặng trong lớp học là tóm lấy học sinh ngay từ cửa trước khi chúng bước vào lớp. Trong những cuộc gặp gỡ này, chuyên gia quản lý hành vi Rob Plevin khuyến khích sử dụng “giao tiếp không đối đầu” và “nói chuyện tán gẫu” để tạo hành vi tích cực cho lũ trẻ, giống như ví dụ mẫu trong của Plevin.

Hai cách tiếp cận để đảm bảo đạt được “100% chú ý” được nêu trong video ngắn của tác giả Doug Lemov, Dạy học như một nhà vô địch, dùng một cử chỉ tay ra hiệu và đếm ngược (“Tôi cần hai người. Bạn biết bạn là ai. Tôi cần một người …”)

Một ý tưởng khác là dùng “từ vựng của tuần” để làm dấu hiệu cần im lặng. Ví dụ như số nguyên, thời kỳ Phục hưng hay chu vi.

Đôi khi, lớp học của các học sinh lớn cần thêm chút thời gian để tuân thủ quy định. Trong bài báo An ELT Notebook, Rob Johnson khuyến khích các giáo viên viết các hướng dẫn sau bằng chữ in đậm trên bảng:

” Nếu con vẫn muốn tiếp tục nói chuyện trong giờ học của thầy, thì con sẽ không được ra chơi “. Trong lúc thầy đang viết tiêu đề trên bảng thì con phải ngồi yên lặng. Bất kỳ ai còn nói chuyện sẽ bị giữ lại sau giờ học năm phút.

Chiến lược này luôn, luôn luôn hiệu quả, Johnson nói, bởi vì nó đã đưa ra một cảnh báo đầy đủ với học sinh.

Một kỹ thuật khác, chơi nhạc cổ điển (Bach, chứ không phải Mahler) ở âm lượng thấp khi học sinh vào lớp, tạo một không khí chuyên nghiệp. Tôi đã mở nhạc với nhiều thông điệp thăng hoa tích cực cho các học sinh lớp 9 cho tới khi chúng kêu nhức đầu.

Giáo viên nói “… Cả lớp’. Học sinh trả lời “… Trật tự”.

Giáo viên nói ‘1, 2, 3 nhìn vào cô”. Học sinh trả lời “1,2,3 nhìn vào con”.

Giáo viên nói “…Tôi không tin”. Học sinh phản ứng như Hulk … Grrr (lũ trẻ uốn cong âm thanh cuối).

Giáo viên nói … wi wi. Học sinh trả lời … Woa woa

Giáo viên nói … “pằng, pằng” (mô phỏng tiếng sung). Học sinh nói … “chíu chíu” mô phỏng tiến đạn bay.

Giáo viên nói … Ngày tuyệt vời nhất. Học sinh nói … Là ngày hôm qua (một khẩu hiệu của hải quân Mỹ)

Để đạt hiệu quả tốt nhất, dạy học sinh các tín hiệu im lặng của bạn, như được minh họa trong lớp học cấp tiểu học này. Sau đó, cho lũ trẻ giả vờ ồn ào và bạn đưa ra tín hiệu cho sự im lặng. Đừng bao giờ chấp nhận sự hợp tác ít hơn 100%. Sau đó mô tả cấp độ ồn ào thích hợp trong các hoàn cảnh khác nhau, ví dụ như khi thầy cô nói (im lặng hoàn toàn) hay trong lúc viết bài (nói nhỏ) …

Nếu một lớp học vô cùng hỗn loạn (tất cả chúng ta đều đã từng có mặt ở đó), hãy tự tập luyện nói những điều sau đây bằng một giọng đầy uy quyền: “Lời của tôi rất quan trọng. Nghe!!!” Nói cho đến khi bạn tin vào điều đó. Cuối cùng, hãy thoải mái với khi biết rằng, trong số ba triệu nhà giáo dục người Mỹ đang dạy học hôm nay, hai hoặc ba triệu người có thể đang phải vật lộn để giữ im lặng một lớp học ồn ào.

Bạn làm thế nào để giữ được sự chú ý của học sinh?

Kỹ Thuật Vẽ Tranh Bằng Mực Nho

Kỹ thuật vẽ tranh bằng mực nho

Mực nho còn gọi là mực Tàu, là loại mực màu đen đóng thành thỏi của Trung Quốc, khi dung thì mài với nước.

Vẽ mực nho là kiểu vẽ chỉ dùng mực màu đen của mực nho (với các sắc độ khác nhau) để vẽ thành tranh trên giấy hay trên lụa.

Tuy nhiên, người Trung Quốc còn một kiểu tranh đặc thù nữa, được coi là phát sinh từ mực nho, gọi là Thủy mặc, chỉ vẽ đơn sắc (nâu, đen hay đen xanh), tất nhiên cũng với nhiều sắc độ khác nhau trên giấy hoặc lụa. Họ không vẽ hiện thực như mắt thường nhìn thấy mà vẽ theo ý tưởng cô đọng từ hiện thực.

Phương Tây cũng có tranh mực đơn sắc (đen hoặc nâu trên giấy).

Việt Nam cũng có thể loại tranh mực nho trên giấy, chủ yếu ở dạng vẽ hiện thực.

A. Lịch sử tranh mực nho và thủy mặc

Loại mực đen đầu tiên được người Trung Quốc tìm ra khoảng thời Ân Thương (TK XVII – TK XI chúng tôi từ than chì, đến thời Hán (206 chúng tôi – 220 sau CN) người ta nghĩ ra cách cô đặc muội khói của củi thông, củi ngô đồng hay dầu sơn, trộn keo da trâu hay nhựa cây để đúc thành thỏi mực. Có 2 loại thỏi mực nho: hình viên trụ hoặc hình hộp chữ nhật dẹt, dài khoảng 8 – 10 hay 12cm, khi dùng thì mài với nước ra nghiên hay đĩa bằng đá hay gốm sứ. Cuối thế kỷ 20 xuất hiện loại mực nho nước, đựng trong lọ bằng nhựa, hình hộp chữ nhật dẹt, cao 12cm.

Bút nho là kiểu bút lông (thỏ hay dê) chụm nhọn đầu, có quản bằng ống trúc tròn, chấm vào mực nho để viết chữ Nho (chữ Hán) trên thẻ tre (từ khoảng 1000 năm tr. CN đến khoảng TK III sau CN), trên lụa (từ thời Chiến Quốc, khoảng 475 – 221 tr. CN đến nay) và trên giấy (từ TK II sau CN đến nay). Bút nho cũng được dùng để vẽ tranh theo kiểu Trung Quốc (quốc họa) trên lụa hoặc giấy.

Trong quá khứ, người Trung Quốc vẽ tranh lên giấy xuyến chỉ hoặc lụa, cả 2 đều có khả năng thấm – hút cao, dễ loang – nhòe, tạo ra các mảng mực rất trong nếu vẽ loãng. Tất nhiên, để có thể sử dụng thành thạo giấy xuyến chỉ và lụa vẽ, ta phải trải qua quá trình luyện tập rất công phu. Ở đây, do điều kiện bài học phải đạt kết quả ngắn hạn, chúng ta không đi theo hướng đó mà chỉ dùng giấy sản xuất công nghiệp hiện nay. Trước hết, ta nên vẽ trên giấy tương đối dày, màu trắng hoặc trắng ngà, hơi sần. Trên thị trường Hà Nội hiện nay có các loại giấy canson (tốt nhất), conqueror (khá), Bãi Bằng (tạm được).

Tranh mực nho trên giấy xuyến chỉ của Trung Quốc

Bên trái: Trúc và hoa cỏ bên tảng đá. 126 x 75,2cm. Họa sĩ Ke Jiusi, TK 14.

Bên phải: Núi mùa xuân uốn mình trong gió. 141 x 53,4cm. Họa sĩ Đới Tân, TK 15.

Tranh đơn sắc (gồm cả mực nho và thủy mặc) chiếm một địa vị độc đáo và trọng yếu trong nền quốc họa Trung Quốc. Trong suốt lịch sử hơn 2000 năm của nền quốc họa này, có thể kể ra rất nhiều tác phẩm tranh đơn sắc nổi tiếng với bút pháp, đường nét, đậm nhạt hết sức đặc trưng Trung Hoa. Đó có thể là cảnh núi non hùng vĩ mà cũng có thể chỉ là vài ngọn cỏ với một côn trùng nhỏ xíu; đó có thể là toàn cảnh một kinh đô rộng lớn, chen vai thích cánh ngàn vạn con người mà cũng có thể chỉ là một thi nhân cô đơn đang say mèm… Điều đáng chú ý là các tác giả đã lấy cái tối thiểu (chỉ 1 màu mực duy nhất) để tả cái tối đa (cả thế giới, thậm chí cả vũ trụ). Họ chừa ra những khoảng trống cực rộng mà tranh không loãng; họ tỉa đến tận cả râu con dế mèn hay càng tôm mà vẫn là hội họa chứ không phải bản vẽ kỹ thuật; chỉ một màu đen hay nâu pha nước mà họ tạo ra được vô vàn sắc thái phong phú không kém gì thiên nhiên và cuộc đời… Sự độc đáo và phong phú ấy là kết tinh tài hoa của dân tộc Trung Hoa mà các dân tộc khác không thể bắt chước. Ngày nay, một số bảo tàng lớn của Anh, Mỹ, Nhật lấy làm hãnh diện khi trong bộ sưu tập của họ có một số tác phẩm của vài danh họa Trung Quốc như Cố Khải Chi, Vương Duy, Tống Huy Tông, Từ Bi Hồng, Tề Bạch Thạch… Tuy nhiên, xin lưu ý là tranh quốc họa Trung Quốc không tả thực như hiện thực mắt nhìn mà tả thực chọn lọc và cô đọng theo ý tưởng của họa sĩ (tả ý), vì vậy rất khó để có thể làm kiểu mẫu cho các bài học của chúng ta.

Bên cạnh nền hội họa sơn dầu đồ sộ, người phương Tây cũng có một nền hội họa màu nước rất hấp dẫn. Họ cũng sử dụng màu đen (không phải mực nho), pha nước tạo ra nhiều sắc độ để vẽ lên giấy những bức phong cảnh, tĩnh vật hay tranh sinh hoạt đầy hiệu quả. Khác với thủy mặc Trung Hoa, tranh đơn sắc phương Tây không ham tả núi non kỳ vĩ hay hoa điểu thảo trung (chim hoa lá cá) tỉ mỉ – họ thường vẽ cảnh vật và sinh hoạt ở tầm nhìn bình thường; cá biệt cũng có những danh họa vẽ tranh đơn sắc theo kiểu trường phái kỳ dị, bóp hình. Điển hình trong số đó là tranh đơn sắc của danh họa Picasso chẳng hạn: ông vẽ kiếm sĩ đấu bò với những nhát bút đơn giản nhưng thật phóng khoáng!

Nói chung các thể loại tranh ở Việt Nam xuất hiện rất muộn (chỉ trừ đồ họa). Tranh mực nho trên giấy đã từng xuất hiện lác đác khoảng đầu thế kỷ XX, trong số các bài vẽ thể nghiệm của sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương. Phải đến thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954), do hoàn cảnh thiếu thốn họa phẩm thì các họa sĩ trên chiến khu mới đẩy mạnh vẽ tranh bằng mực nho (vì tiện, rất gọn, không đắt tiền). Sau đó, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thì thể loại tranh này rất phát triển, thậm chí có thể nói đã đạt một số đỉnh cao như tranh “Mưa” – mực nho trên lụa của Nguyễn Thụ. Một số họa sĩ khác cũng để lại những bức ký họa hay tranh mực nho đầy hiệu quả như Trần Văn Cẩn, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Trọng Hợp, Lưu Công Nhân… Tuy nhiên, kể từ sau đổi mới và mở cửa (sau 1990) khi điều kiện để sống và vẽ tốt hơn (rất dễ mua mọi loại họa phẩm) thì thể loại tranh này dần dần bị quên lãng vì muốn vẽ phải chuyên tâm và đòi hỏi công phụ. Mặc dầu vậy, việc tập vẽ tranh mực nho trên giấy vẫn là hết sức cần thiết và vừa tầm với các sinh viên: do đặc thù của nghề kiến trúc và xây dựng, các em sẽ phải vẽ rất nhiều bản vẽ phối cảnh và phong cảnh trên giấy, phần lớn là đơn sắc – vì thế, càng thành thạo với mực nho và màu nước bao nhiều thì càng thuận lợi với các em bấy nhiêu.

Cây mít và đống rơm. 52 x 39 cm. 1957 Tranh mực nho trên giấy dó của họa sĩ Trọng Hợp Đây thực sự là những mẫu mực mà chúng ta cần noi theo với kỹ thuật đậm nhạt chắt lọc trên giấy dó cổ truyền.

B. Kỹ thuật vẽ tranh mực nho:

– Giấy: Đối với sinh viên thì tốt và tiện nhất là giấy canson hoặc conqueror, hơi dày và hơi sần (có grain) vì những giấy này đủ độ hút mực, không quá loang nhòe, không dễ nhăn nheo khi vẽ. Các loại giấy cổ truyền như giấy dó hoặc xuyến chỉ đều rất hay nhưng chỉ thích hợp với các họa sĩ đã thành thạo tay nghề, thậm chí đã chuyên sâu trong lĩnh vực này rồi.

– Bút vẽ: tiện lợi và phổ thong nhất là mua ngay loại bút nho quản ống tròn bán tại các cửa hàng họa phẩm. Đó là bút có quản ống tre – trúc, lông mềm, khi vuốt nước thì tụ lại nhọn đầu, đường kính quản bút khoảng từ 6mm đến 1cm, có cả nắp đậy cũng bằng ống tre – trúc. Với kiểu bút này, ta vừa có thể tô các mảng lớn, vừa có thể tỉa các chi tiết được. Các bút lông mềm khác, dạng bẹt với cán gỗ bịt sắt cũng được nhưng không thuận tiện bằng. Chú ý: không dùng bút lông cứng.

– Mực nho: là loại mực nước dùng để vẽ bút lông nhập từ Trung Quốc.

– Dụng cụ pha mực: Mua palét (palette) chuyên dụng bằng nhựa, có những ô trũng cách đều (để pha các độ đậm nhạt khác nhau, mỗi độ một ô trũng riêng, sẽ rất tiện khi vẽ). Nếu không có thì đành dùng đĩa sứ trắng cũng được (sẽ khó tách biệt các độ đậm nhạt hơn).

– 2 ống đựng nước (1 để pha mực, 1 để rửa bút), tốt nhất tìm loại hộp sữa cũ, có nắp đậy.

– Bảng vẽ, kẹp sắt, giá vẽ (loại gấp lại được cho gọn).

Lọ mực nho nước thông dụng, có bán trên thị trường hiện nay, một số bút để vẽ mực nho, palet có ô trũng để pha sẵn các độ đậm nhạt chính để vẽ

– Cách cầm bút: như cầm bút vẽ, nhưng không quá gần đầu bút mà cách xa khoảng 5 – 7cm. Khi vẽ không vung vít mạnh tay như vẽ sơn dầu hay bột màu mà phải cẩn trọng, từ tốn, tốc độ đưa bút chậm rãi.

– Vẽ mực luôn luôn cần phải pha với nước: muốn đạt được độ đậm nhạt cần thiết, ta phải luyện tập nhiều. Với các hiệu quả loang – nhòe cũng vậy, nếu không thử nhiều lần, ta sẽ không có kinh nghiệm xử lý. Tốt nhất nên dành ít nhất một buổi để tập các nháp.

– Trước khi vẽ nên pha sẵn mỗi ô trũng một độ mực từ nhạt nhất đến tương đối đậm. Đương nhiên đậm nhất thì dùng thẳng mực nho không pha nước.

– Tuyệt đối không pha mực nho với màu trắng vì khi ấy không còn là tranh mực nho nữa mà hạ cấp chất lượng xuống hàng phác thảo. Độ sáng nhất của tranh mực nho là nền trắng giấy, vì thế, ở loại tranh này, người ta hay để chừa nền trời là nền giấy không vẽ gì. Riêng với trình độ sinh viên đang tập vẽ thì cũng nên chừa luôn cả nền đất hầu như trống, chỉ có vài bóng đổ và gợi vết mặt đất thôi, như vậy sẽ dễ dàng tập trung vào vẽ các yếu tố chính, đỡ phải giải quyết quá nhiều tương quan phức tạp cùng một lúc.

– Tuyệt đối không vẽ dày và dùng mực cặn vì đặc tính của tranh mực nho là các mảng mực trong, đều, nhẹ nhàng. Để mất các đặc tính này thì tranh mực nho sẽ rất kém giá trị.

– Từ đậm đến nhạt: Đây là cách vẽ có hiệu quả cảm xúc nhưng đòi hỏi người vẽ vững tay nghề, nhiều kinh nghiệm. Cần xác định và phác trước chính xác các mảng khối đậm, bóng đổ rồi đi mực đủ đậm vào các mảng đó trước. Sau đó đợi khô rồi vẽ tiếp lần lượt các mảng từ trung gian cho đến sáng dần, chừa lại nền giấy cho các mảng sáng nhất cũng như nền đất và trời. Cuối cùng có thể tỉa tót vào các chi tiết chính.

– Hoàn toàn đậm, khô và xốp: Đây là cách rất tài tử, đòi hỏi tay nghề cao, có sẵn chủ ý và rất chủ động. Nói chung đây là cách vẽ nhiều khác biệt, phần lớn không căn cứ vào hiện thực quang cảnh trước mắt mà chỉ theo chủ định sẵn trong đầu. Các sinh viên đang tập không nên theo cách này.

* Bước đầu: Phác hình bằng chì

Đã vẽ mực nho là không thể tẩy xoá. Chỉ có các họa sĩ thành thạo mới dám vẽ mực trực tiếp. Các sinh viên tốt nhất nên phác trước bút chì. Cách phác cũng giống như phác bài hình họa, tất nhiên nên phác nhẹ tay vào những đường nét đại thể và chính yếu. Không phác quá mạnh (sẽ gây vết hằn trên giấy), không tô đậm nét chì (sẽ không bắt mực).

* Bước thứ hai: phác hình bằng nét mực nhạt

Trên cơ sở của nét phác chì, ta nên phác lại bằng các nét mực nhạt, nên cầm đứng bút cho nét vẽ chuẩn hơn. Với các vị trí quan trọng, ta có thể phác lại lần nữa cho chắc.

* Bước thứ ba: tô các mảng chính và vị trí trọng tâm

Đến đây, có thể lựa chọn vẽ theo 2 cách đã trình bày ở trên, hoặc từ nhạt đến đậm hoặc ngược lại. Dù theo cách nào thì vẫn phải tô vào các mảng chính và vị trí trọng tâm trước, sau đó hoàn thiện dần.

* Bước thứ tư: tuần tự nhuộm dần cho đến khi xong

Làm tiếp, tuỳ theo cách đã chọn cho đến khi xong.

* Bước cuối cùng: tỉa tót, chỉnh sửa

Dù đã đủ đậm nhạt nhưng bức vẽ vẫn cần nhấn nhá để hoàn thiện, tập trung vào các chi tiết ở trọng tâm để làm kỹ hơn, chính xác hơn, mạnh hơn nhằm hấp dẫn hơn.

Nhược điểm của vẽ mực nho:

Chỉ có một màu mực đen với các sắc độ đậm nhạt khác nhau.

Tuyệt đối không pha trắng (mực sẽ đục và không còn là tranh mực nho nữa). Do đó phải tính toán để chừa nền giấy.

Không thể tẩy xóa cũng thể vẽ đè mảng sáng lên mảng tối hơn nên phải tính toán kỹ và vẽ từ tốn. Tốt nhất là theo phương án nhuộm dần.