Top 6 # Tự Học Vẽ Ký Họa Phong Cảnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Tự Học Vẽ Ký Họa Phong Cảnh

Trí Núi mới tiếp xúc với môn vẽ ký họa một cách nghiêm túc và thường xuyên trong 1 năm trở lại đây thôi (từ tháng 8/2017) (Trước đó, chủ yếu chỉ vẽ hình họa bằng bút chì). Cho nên, những điều được viết ra đây, chủ yếu là những trải nghiệm thô, chưa được đúc kết cho thành hoàn thiện để gọi là “kinh nghiệm”. Thế nhưng, chưa đủ kinh nghiệm thì không có nghĩa là chờ 10 năm nữa mới viết bài, có nhiêu – viết nhiêu. Và đặc biệt, những dòng này tôi nghĩ là hữu ích đối với ai đó mới bắt đầu làm quen với môn vẽ nói chung và kí họa phong cảnh nói riêng.

Các bạn cứ thong thả đọc và tận hưởng những chia sẻ tuyệt vời mà không sách vở nào có. Từng lời văn như là “hơi thở của Trí Núi”, tấm lòng cũng như sự trẻ trâu cần đủ để luôn giữ sự nhiệt huyết.

Đừng bắt đầu học vẽ phong cảnh bằng cách đi đăng ký một khóa học phong cảnh theo dạng chép tranh, vì đó không phải kí họa đâu. Đó là chép, chép khác vẽ nha! Nếu cần đăng ký học thì bạn nên đăng ký ở: Khóa học vẽ ký họa phong cảnh thực tế căn bản

Chắc chắn là kiến thức của môn Hình Họa, đó là nền tảng của mọi môn vẽ chứ không riêng gì kí họa phong cảnh. Nếu như bạn không biết bắt đầu từ đâu có thể bắt đầu bằng những khối cơ bản: khối cầu, khối lập phương, khối trụ, khối nón… Đó là căn bản rồi, cho nên để vẽ kí họa tốt và tiến bộ bạn cần nắm rõ quy luật của các khối này. Bạn có thể tìm với từ khóa “Hình Họa Căn Bản” ở google hoặc đọc các tài liệu về khối cơ bản trong các quyển sách.

Giới thiệu một số tài liệu về hình họa căn bản:

Chừng đó là quá đủ cho kiến thức Hình Họa rồi (có thể bạn mất cả năm trời mới hiểu hết đống tài liệu này bạn nha, không vội được), với điều kiện là tập luyện không ngừng. Tôi đã có trải nghiệm gần 10 năm với các Hình Khối Căn Bản, nên cũng quan sát được cách tiến bộ của nhiều người (Trí núi đang tham gia giảng dạy một khóa học về Hình Họa Căn Bản tại: Chân dung bút chì trực họa).Đa phần, họ vẽ tiến bộ nhanh bằng cách luyện tập nhiều song song với việc tham khảo.

Viết bước 1 rõ là hay, thật là chi tiết, xong đến đây khuyên bỏ qua bước 1. À, Trí Núi điên điên lâu rồi.

Tức là tôi khuyên, nếu ai đó cảm thấy thiếu kiên nhẫn quá ở bước 1 – Hình Họa Căn Bản thì nhảy thẳng ra vẽ những thứ mình thích vẽ. Chọn một công trình, một cái ghế đá, hay một cửa hàng hay một cái cây thôi.

Với cách này, bạn sẽ được thư giãn với việc hoàn thành tác phẩm của mình, thông qua đó, bạn sẽ biết mình thiếu và yếu ở chỗ nào để cải thiện:

Nếu bạn vẽ quá chậm: Cải thiện bằng cách luyện vẽ đường thẳng, đường elip, đường tròn bằng 1 nét bút mà thôi, đừng cố tỉa đi, tỉa lại nhiều lần, vẽ 1 nét một, vẽ hết tờ này đến tờ khác, cứ các đường ấy mà vẽ dứt khoát.

Vẽ bút chì trước hay vẽ thẳng bút mực: Tôi khuyên cứ dùng bút chì, chỉ bút chì thôi cũng được, để bạn luyện tập trước. Việc vẽ thẳng bằng mực, chỉ dành cho những người đã thạo về nét và hình họa + kí họa rất nhiều rồi.

Bạn không biết tô sáng tối: Tốt nhất là thấy gì thì tô nấy, nhưng để hiểu thấu đáo về quy luật sáng tối, bạn cần phải vẽ khối cơ bản nhiều, đánh bóng đi đánh bóng lại nhiều góc ánh sáng khác nhau để hiểu được quy luật ánh sáng. Khi hiểu rồi, bạn mới vận dụng vào trong từng tình huống cụ thể được. Nếu lầy nữa, khỏi tô sáng và tối nha, tranh kí họa đơn giản chỉ là những nét vẽ dạng lưới thôi cũng đã đẹp rồi.

Đó là cách nhiều người đã bắt đầu, cứ vẽ thôi, mất mát gì đâu. Nhiều bạn trong nhóm SV Zest Art cũng đã bắt đầu bằng cách ấy. Có một rào cản là bạn sợ sai, sợ chê xấu. À, cái bệnh cần chữa không phải là sai và xấu mà là bệnh ngại, bệnh rụt rè nha.

Vào nhóm này, sẽ có một đám chai mặt đi kí họa khắp Sài Gòn, nên bệnh rụt rè của bạn sẽ tự nhiên biến mất:

https://www.facebook.com/groups/SVZestArt/

Một bức tranh kí họa đẹp cần có nét dứt khoát, phóng khoán, độc đáo… do đó, bạn nên luyện tập thật nhiều các loại nét để vẽ các đường bao đối tượng, nét để tả cấu trúc đối tượng, nét để tô bóng…

Có rất nhiều loại nét để bạn lựa chọn, kết hợp để tạo thành phong cách của chính bạn. Nhưng nhìn chung, có những lưu ý:

Nét bút mực sẽ khác nét bút chì: Ở các mảng tối, chúng ta quen sử dụng bút chì tô tô, đồ đồ rất nhiều, nhưng bút mực sẽ khác đó, bạn chỉ đi qua 1 lớp nét dứt khoát thôi là đủ, nếu đi lại 1 lớp nữa không quen sẽ bị rối ngay. Do đó, trước hết bạn cứ lên 1 lớp bút mực thôi, còn muốn đậm thêm, cứ tô thêm bút chì vào.

Nét cấu trúc rất lợi hại: Nếu bạn vẽ một khối hình cầu, bạn chỉ vẽ chu vi sẽ trông như là hình tròn. Thế nhưng bạn vẽ thêm “đường xích đạo”, sẽ trông ra khối cầu ngay. Các đối tượng phức tạp hơn cũng tương tự vậy đó. Bạn nên hiểu và tìm đúng đường cấu trúc của từng đối tượng nha.

Để lên sáng tối bằng nét mực, bạn nên có nhiều cây bút với kích cỡ ngòi bút khác nhau. Song song với việc vẽ, hãy luyện tập các mảng nét thật nhiều. Nét cấu trúc cũng hỗ trợ nét tô bóng rất nhiều.

Ở đầu bài, Trí Núi bảo không được chép tranh, xuống đây lại khuyên đi chép tranh, rõ là hài…

Thực ra, tôi để bước này ở cuối cùng, và thực sự không làm cũng không sao. Bạn chỉ chép tranh của người khác khi bạn đã có một “cái nền” nhất định, bạn đủ tỉnh táo để lọc và học những gì cần học mà thôi.

Đối với Trí Núi, không phải cứ họa sĩ lừng danh hay những người chuyên nghiệp vẽ gì cũng đẹp và chuẩn, và chúng ta chép răm rắp là đẹp. Không đâu, trừ khi bạn hiểu tác giả đến từng xúc cảm và sao chép được cái xúc cảm của chính tác giả ở chính cái thời điểm tác giả sáng tác.

Vậy chép tranh khi nào, khi bạn muốn học 1 phần của bức tranh ấy. VD: nét của bức tranh, cách đặt sáng tối của bức tranh, cách bố cục… Tức là khi bạn đủ khả năng để chọn lọc.

Cuối cùng, nếu bạn muốn học kí họa một cách hàn lâm nhất, hãy bắt đầu từ Hình Họa Căn Bản. Nếu bạn muốn bắt đầu một cách phong lưu rồi từ từ trang bị nền tảng sau thì bỏ qua bước 1 cũng được. Thế nhưng, thực hiện cả 2 cùng lúc cũng không phải là một cách tồi.

Vẽ Tranh Ký Họa Phong Cảnh Vùng Quê

Trong nhiều phong cách thể hiện thì vẽ tranh ký họa phong cảnh vùng quê là một trong những phong cách ấn tượng được nhiều họa sĩ thực hiện. Với gam màu chì nhẹ nhàng nhưng họa sĩ luôn làm cho người nhìn cảm nhận được nét đẹp chất phát mộc mạc cũng như những điểm nổi bật của vùng quê nghèo.

Đi thực tế vẽ tranh ký họa phong cảnh vùng quê, lấy tài liệu cho xây dựng tác phẩm là một công việc diễn ra suốt đời, thường xuyên đối với người họa sĩ. Dù phải trải qua nhiều nhọc nhằn về thể chất – dãi dầu mưa nắng và dù phải trăn trở, day dứt về tư duy nghề nghiệp, nhưng đó là công việc cuốn hút, đem lại cho ta nhiều niềm vui, nhiều hứng khởi bất chợt, tức thì. Tạo cho ta nhiều trải nghiệm, nhiều bài học bổ ích, quý báu, thiết thực về đời sống và cả về hành trình nghệ thuật.

Qua việc vẽ tranh ký họa phong cảnh vùng quêđể làm tài liệu, thông thường sẽ rất dài ngày ở các vùng miền, trong khoảng thời gian và không gian rất khác nhau, nhưng tôi đều có cảm nhận rằng: Người dân và phong cảnh nơi đâu cũng có vẻ đẹp về ngoại hình rất riêng biệt, đặc thù. Song về đời sống tinh thần, tình cảm, tính cách của người dân ở các nơi đều có nét rất chung, đó là: thật thà, chất phát, thân thiện và thắm thiết.

Những bức tranh vẽ ký họa miền quê qua nét chì đơn giản nhưng lại mang đậm nét chân quê và vô cùng nhẹ nhàng. Những bếp nhà, hàng cau, đồng lúa,… đều được thể hiện ấn tượng qua những bức tranh vẽ ký họa vùng quê ấn tượng. Vùng quê là một trong những nơi mà nhiều họa sĩ ký họa tìm đến bởi nét đẹp thôn quê luôn làm cho người ta cảm thấy thoải mái, thư thái và những bức tranh ký họa luôn thể hiện được nét chân chất độc đáo.

Hướng Dẫn Vẽ Ký Họa Phối Cảnh Ba Điểm Tụ Cơ Bản

Vẽ ký họa phối cạnh ba điểm tụ cơ bản.

Phối cảnh ba điểm tụ có sự khác biệt lớn là có ba điểm tụ (VP). Có hai điểm nằm dọc theo đường chân trời; nhưng VP – điểm tụ thứ ba nằm ở phía trên đường chân trời (ở đỉnh cao) hoặc dưới đường chân trời (mức thấp nhất); tùy thuộc vào khu vực bạn định vẽ.

Hãy nhớ rằng trong phối cảnh một điểm tụ cơ bản, các đường thẳng đứng hoặc nằm ngang hoặc lùi về phía điểm tụ. Trong phối cảnh hai điểm tụ, các đường thẳng nằm ngang hoặc lùi về một trong hai điểm tụ. Trong phối cảnh ba điểm tụ; tất cả các đường đều rút về một trong ba điểm tụ.

Ba điểm tụ biến mất tạo nên một hình tam giác; với trung tâm tầm nhìn của người xem ở khoảng giữa.

Một số điểm cần lưu ý khi vẽ Phối cảnh ba điểm tụ.

Tất cả các đường dọc dẫn đến điểm biến mất thứ ba.

Bạn càng đặt các điểm biến mất vào giữa khung hình của bạn càng lớn thì độ méo càng lớn.

Tất cả các đường xây dựng ngang dẫn đến một điểm biến mất duy nhất, dựa trên mặt phẳng mà chúng nằm trên.

Khi đặt các điểm tụ càng xa, hình ảnh của bạn càng gần hơn sẽ xuất hiện như được chụp thông qua một ống kính tele-ảnh (biến dạng rất ít).

Nếu bạn đặt điểm biến mất thứ ba phía trên đường chân trời, bạn tạo một hình ảnh từ “Góc nhìn của kiến” (nhìn lên).

Nếu bạn đặt điểm biến mất thứ ba của bạn bên dưới đường chân trời, bạn tạo một hình ảnh từ “Góc nhìn của Chim” (nhìn xuống).

Khi nào nên sử dụng phối cảnh ba điểm tụ:

Bất cứ khi nào bạn cần phải vẽ thực tế làm cho một phong cảnh lớn; hoặc một nội thất rất phức tạp, đây là phong cách phối cảnh để sử dụng. Xin lưu ý rằng do điểm tụ bổ sung; so với phối cảnh hai điểm tụ; phong cách này tốn nhiều thời gian hơn và chỉ nên xem xét để trình bày concept.

Trái ngược với phối cảnh một điểm tụ và hai điểm tụ; với điểm tụ thứ ba được thêm vào, cung cấp cho bạn khả năng tạo ra một hình ảnh rất ấn tượng; nhưng với khả năng này có nguy cơ lãng phí thời gian trong tiến trình vẽ. Khuyên bạn nên đầu tư thời gian và thực hành trước khi quyết định sử dụng kỹ thuật này vào trong thời gian nhất định .

Khuyên bạn nên sử dụng kiểu phối cảnh này cho các trường hợp sau:

Cảnh ngoại thất kiến ​​trúc (Thành phố);

Concept đối tượng phức tạp (Close-up);

Concept nghệ thuật của bất kỳ loại nào, cảnh đặc biệt lớn; Nội thất chi tiết cao.

Hướng dẫn vẽ phối cảnh ba điểm tụ cơ bản.

Tag: phối cảnh 2 điểm tụ, phối cảnh 1 điểm tụ, phối cảnh 2 điểm tụ là gì, cách vẽ hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ, luật phối cảnh, vẽ phối cảnh nội thất 2 điểm tụ, cách vẽ phối cảnh bằng tay, luật phối cảnh trong hội họa

Hướng Dẫn Vẽ Ký Họa Màu Nước Cơ Bản

( 24-08-2016 – 09:29 PM ) – Lượt xem: 14321

( Mẫu tĩnh vật: hoa Đồng Tiền kết hợp với Khăn và hoa Cúc ).

Bài vẽ học viên Do Art: Trần Nhật Tân

BƯỚC 1: Đi qua giai đoạn xây dựng bố cục trên giấy dựa trên tỉ lệ hiện thực giữa các vật mẫu. Hoa Đồng tiền là vật chính trong nhóm tĩnh vật được xác định dựa trên vị trí và tỉ lệ mà hoa được bố cục trên giấy. Phát hình bằng bút chì với nhiều chi tiết, từ các cánh hoa đến các họa tiết được dệt trên khăn. Sau khi phát hình ta giữ lại các nét ký họa với độ nhạt vủa phải, chuẩn bị cho giai đoạn lên màu tiếp theo.

Xác định mảng đậm, nhạt lớn để lên từng lớp màu, phân biệt được phần nền màu đậm với hoa sáng đặt lên trên. Vì ký họa màu nước ta không sử dụng màu trắng nên các độ màu được đi từ sáng nhẹ đến tối dần, màu nhạt đến màu đậm.

BƯỚC 3:

Chúng ta tiếp tục xác định gam màu chính của bức vẽ. Gam màu chủ đạo của nhóm tĩnh vật là tím và đỏ nên các màu được sử dụng hòa sắc các màu xanh lam, tím nhạt, nâu đỏ,cam, xanh lá… và màu sáng nhất vàng kem. Kỹ thuật vẽ màu nước “ướt trên ướt” được sử dụng xuyên xuốt trong quá trình vẽ cùng với các cách chặn màu, lấy và làm loang màu bằng nước. Các chi tiết của cánh hoa, họa tiết trên vải bắt đầu được vẽ nhiều hơn.

( 4 bước thực hiện 1 bài vẽ ký họa màu nước của học viên Nhật Tân ).

( Bài vẽ màu nước hoàn thiện của học viên Nhật Tân trong quá trình theo học khóa: “” tại DO ART ).

Một số bài vẽ ký họa màu nước khác của học viên DO ART / Khóa Mỹ Thuật Căn Bản:

( Bài vẽ màu nước của học viên Thục Anh / học sinh lớp 7 ).

( Bài vẽ màu nước của học viên Hà Vân ).