Top 7 # Tự Học Tiếng Hàn Bài 1 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

5 Cách Tự Học Tiếng Hàn Tại Nhà Hiệu Quả Phần 1

Đây là top 5 cách học tiếng Hàn tại nhà hiệu quả nhất (phần 1)

한글 hoặc Hangul là bảng chữ cái Hàn Quốc. Nó được sử dụng từ triều Joseon vào thế kỷ 15 trước Công nguyên gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm, được biết đến như là bảng chữ cái khoa học nhất trên thế giới, bắt chước hầu hết mọi âm thanh của con người và chính xác đến mức dễ học.

Điều cơ bản nhất khi bắt tay vào học tiếng Hàn đó là học bảng chữ cái tiếng Hàn. Ban đầu, đối với hầu hất những người mới học tiếng Hàn hoặc tự học tiếng Hàn tại nhà có thể sử dụng bảng chữ cái tiếng La Mã để phát âm từ tiếng Hàn, nhưng bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng việc học như vậy hoàn toàn không mang lại hiệu quả và bạn sẽ không thể học bảng chữ cái tiếng Hàn nhanh hơn cũng như có thể trải nghiệm tiếng Hàn hiệu quả hơn được.

Ngoài ra, bạn sẽ thấy rằng bảng chữ cái Latinh có một số hạn chế nghiêm trọng khi áp dụng vào học tiếng Hàn, đặc biệt khi xem xét đến một số phát âm rất khác nhau. Trên thực tế, một số phụ âm có ba điểm khác biệt.

Vậy làm thế nào để học bảng chữ cái tiếng Hàn nhanh chóng và hiệu quả?

Có rất nhiều tài nguyên trực tuyến để giúp bạn nắm vững và chinh phục bảng chữ cái Hàn Quốc. Các trang Hangul Wikipedia cung cấp một cái nhìn tổng quan rất toàn diện của bảng chữ cái. Tuy nhiên, các quy tắc phát âm chính thống của Wikibooks là một tổng hợp tốt đủ để bạn có thể nắm vững và thành thạo bảng chữ cái tiếng Hàn.

Nếu bạn bị choáng ngợp bởi nguồn thông tin quá phong phú và và đa dạng và bạn không biết nên chọn nguồn thông tin hay và phù hợp thì, Learnlangs cung cấp các khoá học mini miễn phí để giúp bạn có thể hệ thống và có được nguồn thông tin chất lượng và uy tín để tự học tiếng Hàn. Ngoài việc dạy bạn bảng chữ cái, bài học của họ sẽ giúp bạn hiểu cách xây dựng một âm tiết Hàn Quốc, cách viết tay bằng tiếng Hàn và cách phát âm tiếng Hàn cũng như là những từ vựng cơ bản của tiếng Hàn.

1. Học bảng chữ cái tiếng Hàn qua các bài hát

Nghe có vẻ như không hiệu quả nhưng cách học tiếng Hàn qua video, clip, bài hát khá là thú vị và hấp dẫn. Bạn sẽ được thư giãn khi vừa nghe bài hát với giai điệu vui nhộn, vừa học được nhiều chữ cái và cách phiên âm của chúng. Bài hát học bảng chữ cái cho người mới bắt đầu thường là bài mang tên KaTaNa Song. Giống như bài ABC trong tiếng Anh, đây là bài hát mà bộ chữ cái tiếng Hàn được phổ thành nhạc. Bên cạnh đó trong các bài hát còn có thêm nhiều từ với những dạng chữ cái khác nhau, đồng thời cũng giải thích cho người học hiểu rõ thêm về bảng chữ cái. Nếu bạn yêu thích âm nhạc Hàn Quốc thì cách học bảng chữ cái qua bài hát này sẽ vô cùng thú vị và hiệu quả.

Nửa Năm Tự Học Tiếng Hàn

Trong những ngày hè nóng nực cuối tháng 7 năm ngoái, mình đã lên kế hoạch cho việc tự học một ngoại ngữ mới, một thứ tiếng mà bản thân luôn mong muốn được học, và cũng là ngoại ngữ đầu tiên mình học từ con số 0 ở tuổi trưởng thành, đó là tiếng Hàn. Trải qua 6 tháng, mặc dù tiến độ có thể chậm so với những ai đi học ở trung tâm bởi thời lượng mình dành cho việc tự học tiếng Hàn là không quá nhiều, và cũng có những thời điểm mình gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của ngôn ngữ mới, nhưng nhìn chung mình nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt trong trình độ năng lực tiếng Hàn của bản thân.

Mình viết bài này với mục đích chia sẻ quá trình tự học tiếng Hàn trong nửa năm vừa rồi, đồng thời nó cũng sẽ giúp chính bản thân mình tự nhìn nhận và đánh giá lại, để đưa ra một mục tiêu, định hướng mới cho việc học trong thời gian tới.

Những ngày đầu học tiếng Hàn – tràn đầy nhiệt huyết

Học một ngoại ngữ mới lúc nào cũng vậy. Thời gian đầu, thông thường bạn sẽ dựa vào động lực để bắt đầu học thứ tiếng đó. Tất nhiên là bạn cũng sẽ phải đợi đến một thời điểm phù hợp thì mới quyết định việc bắt đầu học. Như mình là mình tập trung cải thiện tiếng Nhật và tiếng Anh trước, thi đỗ được JLPT N1 và IELTS 8.0 rồi mới an tâm chuyển sang học tiếng Hàn. Cộng thêm vào đó thì với niềm đam mê KPOP và yêu thích phim Hàn đã giúp mình có được một nguồn động lực dồi dào để bắt tay vào việc học tiếng Hàn.

Những ngày đầu tiên, mỗi ngày mình luôn dành ít nhất 25 phút để học tiếng Hàn. Thói quen học ngoại ngữ 25 phút trước khi ăn sáng đã được mình thiết lập từ đợt ôn thi tiếng Nhật hồi tháng 4 năm 2019, vì vậy mình chỉ việc thay thế việc học tiếng Nhật bằng tiếng Hàn, mà không hề gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thời gian để học trong một ngày.

Practical Korean, Quizlet & Duolingo

Đây là 3 nguồn học của mình trong thời gian đầu. “Tiếng Hàn tổng hợp” là bộ giáo trình dành riêng cho người Việt, và nhà mình có đủ bộ (vì bố mình cũng học tiếng Hàn), nhưng mình lại không thích sử dụng giáo trình này vì lí do phiên âm (“yeo” thành “yơ”). Thay vào đó, mình lấy cuốn Practical Korean của Cho Hang-rok và Lee Jee-Young để học. Với mỗi từ mới xuất hiện trong sách thì mình sử dụng Quizlet để tạo flashcard và tổng hợp lại thành một folder. Ngoài ra, thi thoảng mình cũng vào Duolingo để giải trí một chút.

Trong suốt tháng 8, hầu như ngày nào mình cũng đều đặn học tiếng Hàn, luyện viết hangul, đồng thời tích cực xem video của Haegreendal để tăng cường khả năng bắt kịp tốc độ sub. Nói chung là mình rất optimistic về chuyện học tiếng Hàn của bản thân.

Tiến trình nghe chừng có vẻ ổn áp đấy! Nhưng không hẳn là vậy.

Giai đoạn “khựng lại”

Tháng 9, mình bước sang một hành trình mới, kết thúc 1 năm gap year đầy “vẻ vang”. Mình bắt đầu đi học thạc sĩ full time ở trường đại học Việt Nhật – ĐHQGHN. Nhịp sống sinh hoạt bỗng dưng thay đổi 180 độ, khiến mình bị ngợp trong thời gian đầu, và việc học tiếng Hàn của mình cũng bị gián đoạn trong khoảng 2 đến 3 tuần. Nhưng đây không phải là lí do duy nhất khiến mình bị khựng lại trong việc học tiếng Hàn.

Khi đã học được một thời gian, lượng kiến thức bạn tiếp nhận vào đầu chắc chắn sẽ trở nên nhiều hơn, nhưng vấn đề nằm ở chỗ là chưa chắc bạn đã tiếp thu được 100% khối lượng kiến thức đã tiếp thu vào trước đó. Nói đơn giản là học xong lại quên. Trong 1 tháng đầu, mình học khá nhanh, gần như là xong cuốn Practical Korean. Nhưng đến khi ngồi xem lại thì mới thấy không phải chỗ nào mình cũng nhớ và hiểu rõ, từ vựng thì cũng quên kha khá. Cứ đà này thì dù có học tiếp cũng cảm thấy không thông. Mình nghĩ đây là tình trạng chung của những ai học cấp tốc một ngoại ngữ mới trong một thời gian ngắn.

2 yếu tố trên, phần nào đã khiến mình trải qua một giai đoạn cảm thấy không thoải mái khi học tiếng Hàn, và điều đó khiến mình bị khựng lại.

Tái khởi động

Được cái là nhiệt huyết mình dành cho việc học tiếng Hàn vẫn còn, nên mình không dễ dàng bỏ cuộc. Mình nhận ra có một sơ suất khi bản thân mới bắt đầu học tiếng Hàn, đó là quên việc đặt ra một thói quen nhỏ. Mình bắt đầu học tiếng Hàn với cường độ ít nhất 25 phút mỗi ngày, vốn đã được thói quen hoá từ đợt ôn thi tiếng Nhật, nhưng khi bước vào một giai đoạn mới, cụ thể là học thạc sĩ full-time, thì có thể cái 25 phút này lại trở thành một gánh nặng, và nó dẫn đến việc mình cảm thấy ngại học tiếng Hàn. Vì vậy, mình đã giảm thời lượng học xuống còn 5 phút.

Cùng lúc này, mình đã tìm ra được một ứng dụng học tiếng Hàn mới thay thế cho Duolingo, đó là Lingodeer. Tất nhiên, mọi thứ đều không có cái gì miễn phí cả. Để truy cập toàn bộ khoá học thì mình phải mua gói theo tháng, theo năm hoặc mua 1 lần. Rất may là đợt đó đang có khuyến mại nên mình đã mua gói 1 năm với giá chỉ có 400k. Khác với Duolingo thì Lingodeer đa dạng hơn trong cả phần giải thích ngữ pháp, cũng như là hệ thống quiz.

Sau khi đã làm quen với Lingodeer thì mình thiết lập một thói quen mới, đó là học ít nhất 10 XP tiếng Hàn trên Lingodeer. 10XP này tương ứng với 1 lần học một mẫu ngữ pháp kèm theo vài mẫu câu và từ vựng, đồng thời nó cũng tương đương với một lần ôn tập quiz tự vựng với khoảng 20-40 câu. Hôm nào mệt mỏi hay lười biếng thì mình sẽ bật Lingodeer lên, làm quiz từ vựng hoặc ngữ pháp để đạt được 10 XP, và nó chỉ mất 5-10 phút để hoàn thành. Còn hôm nào chăm chỉ, thì mình có thể học nhiều hơn thế.

Chính nhờ việc “Start Small” này, mình đã có thể duy trì việc học tiếng Hàn đều đặn, thậm chí là tạo ra một thử thách duy trì 90 ngày liên tục học trên Lingodeer, bắt đầu từ đầu tháng 10. Đúng ngày 01/01/2020 dương lịch, mình hoàn thành 90 ngày thử thách, và vẫn đang tiếp tục duy trì chuỗi ngày đó lên con số là 121 tính đến ngày hôm nay (01/02/2020). Hôm nay mình vẫn chưa đăng nhập vào Lingodeer để học nên chuỗi XP nó đang nằm ở con số 0 ở rìa bên phải. Mình mà quên học là mất toi luôn 121 ngày. Nhưng vì 10 XP là super easy để có thể hoàn thành, nên trust me, I’m not gonna lose that 121 day streak.

Tiếp xúc và sử dụng tiếng Hàn trong cuộc sống hàng ngày

Ngoài Lingodeer ra thì mình còn thường xuyên nghe kênh Talk To Me in Korean (TTMIK) trên Podcast. Mỗi lần đi học là mình lại cắm một bên tai và nghe. Trung bình một bài là 15-20 phút, trong khi đó một lần đến trường của mình cũng tốn khoảng 30 phút nên một ngày sẽ nghe được 3-4 bài (nếu cả đi và về đều chăm chỉ nghe TTMIK). Bây giờ thấy bảo có luật cấm đeo tai nghe… ờ thì đeo tai nghe chui, mà không thì đạp xe cũng được.

Xem phim Hàn, nghe nhạc Hàn cũng là một cách giúp mình tiếp xúc với tiếng Hàn thường xuyên hơn. Đặc biệt là trong kì nghỉ Tết này thì tuy mỗi ngày mình chỉ học trên Lingodeer khoảng 30-45 phút , nhưng mình lại dành kha khá thời gian cho việc xem phim Hàn và nghe nhạc Hàn. Bây giờ mình không cần phải dựa vào romaji, mà cứ việc đọc lyric hangul mỗi khi muốn học thuộc một bài nào đấy.

Nhưng việc làm có ích nhất mà mình cảm thấy trong việc duy trì tiếng Hàn, đó chính là sử dụng cuốn sổ tay như là một sổ nhật ký mini viết các câu chữ tiếng Hàn vào. Mình bắt đầu từ việc viết thứ ngày tháng vào đó, rồi dần dần, mình viết các câu cơ bản, ví dụ như “dậy lúc mấy giờ”, “ăn sáng lúc nào”, rồi các cụm từ như “đọc sách”, “học đàn”, “viết blog”,…

Mục tiêu học tiếng Hàn cho năm 2020

Nếu dựa theo các khoá học của Lingodeer thì ở thời điểm hiện tại mình đã đạt trình độ A1-A2 (TOPIK 1-2), và nếu hoàn thành hết cả 3 khoá trong Lingodeer thì khả năng sẽ đạt tới A2-B1 (TOPIK 2-3). Vì vậy, mục tiêu trước mắt của mình đó là hoàn thành tất cả các khoá học trong Lingodeer trong năm 2020 này, để có thể thi được TOPIK 3 vào đầu năm 2021. Đó là mục tiêu chung, nhưng quan trọng nhất vẫn là học ít nhất 10XP mỗi ngày.

Chặng đường học còn dài, và chắc chắn sẽ còn phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực, nhưng mình tin là bản thân sẽ vượt qua được, bởi mình muốn giữ lời hứa 3 năm với chính bản thân, rằng sau 3 năm mình sẽ trở thành một polyglot.

Stay focused, be present.

Kira

P/S: hóng tập phim 11 & 12 của Crash Landing on You cuối tuần này quá đi (Fan mode ON). Và con tim tôi đã xao xuyến trước vẻ đẹp của chị đại Son Ye Jin… Any pretty noona who can buy me foods? (just kidding)

Ngữ Pháp Tiếng Hàn Trung Cấp Bài 1

Học tiếng Hàn Quốc trung cấp bài 1

Học tiếng Hàn Quốc trung cấp bài 1

Chào mừng các bạn đến với hôm nay mình sẽ cùng những bạnđang học tiếng Hàn Quốc và những bạn đang tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc hay những bạn nào đang có ý định tự học tiếng Hàn Quốc... một số cấu trúc tiếng Hàn trung cấp thường được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của người Hàn Quốc.

1. Cấu trúc tiếng Hàn ~네요. (nhỉ, thế, quá, đấy….)

thể hiện rằng một sự việc mới nghe hoặc nhìn thấy ở hiện tại. 네 được dùng trong hội thoại với bạn thân hoặc người nhỏ tuổi hơn. Kết thúc đuôi cảm thán, diễn đạt sự bất ngờ, ngạc nhiên.

일요일인데 도서관에 학생이 아주 많네요. Chủ nhật mà ở thư viện có đông sinh viên quá nhỉ.

이 책이 생각보다 비싸네요. Cuốn sách này mắc hơn tôi nghĩ đấy.

2. Cấu trúc ~던데요. (tôi nhớ là…., theo tôi được biết là , tôi thấy rằng…)

Để giải thích cho một sự việc mà một người đã thấy hoặc đã trải qua trong quá khứ. 던데 được sử dụng trong đàm thoại với bạn bè thân hoặc người nhỏ tuổi hơn mình.

가: 학교 앞에 있는 한국 식당에 가 봤어?

A: Cậu đã đến cái quán Hàn Quốc cạnh trường chưa?

나: 응, 가 봤어. 음식도 맜있고 값도 싸던데.

B: Ừ, tớ từng đến rồi. Tớ thấy ở đó đồ ăn vừa ngon giá lại rẻ nữa.

가: 에제 본 영화 어땠어요?

A: Thấy bộ phim hôm qua coi thế nào?

나: 너무 재미있어요. 배우도 연기를 아주 잘 하던데요.

B: Rất thú vị. Tôi thấy diễn viên diễn xuất rất tốt.

3. Cấu trúc tiếng Hàn ~는/은/ㄴ 편이다 ( khá, thuộc dạng….)

Được dùng để diễn đạt một xu hướng, dự đoán hơn là tạo ra một sự quả quyết và làm rõ một sự thật

nào đó. Thường đi với động từ như “많이…..”

Động từ sử dụng ~는 편이다, tính từ có patchim dùng ~은 편이다, không có patchim dùng ~ㄴ 편이다.

A: Bạn có thường xuyên xem phim không?

나: 네, 일주일에 한 번쯤 보니까 자주 보는 편이에요.

B: Tôi xem một tuần một lần nên có thể coi là khá thường xuyên

가: 그 시장은 다른 시장보다 물건 값이 싼 편이에요.

A: Đồ ở chợ này khá là rẻ so với các chợ khác.

나: 아, 그래서 언제나 사람이 많군요.

B: À ! Bởi vậy mà lúc nào cũng động người .

4. Cấu trúc ~고요. (nữa)

Được sử dụng để bổ sung thông tin vào cuộc hội thoại của đối phương hoặc vào chính lời nói của mình.

Ví dụ:

가: 지금 살고 있는 하숙집은 어때요? 마음에 들어요?

A: Nhà trọ hiện đang sống thế nào? Có vừa lòng không?

나: 네, 좋아요. 학교도 가깝고요.

B: Vâng, tốt lắm ạ. Lại gần trường nữa.

A: Nhà hàng đó sạch sẽ chứ?

나: 네, 깨끗해요. 값도 싸고요.

B: Vâng, sạch sẽ lắm. Giá lại rẻ nữa.

5. Cấu trúc ~는데도/ 은데오/ㄴ데도 ( dù…nhưng…)

Được sử dụng khi kết quả không phải điều mà mình mong chờ. Động từ dùng ~는데도, tính từ có patchim dùng ~~은데도, không patchim dùng ~ㄴ데도.

Ví dụ:

매일 연습했는데도 시험이 아직 떨어졌어요.

Mặc dù luyện tập mỗi ngày nhưng tôi vẫn rớt.

할 일이 너무 많은데도 피곤해서 그냥 잤어요.

Mặc dù có rất nhiều việc phải làm nhưng do mệt quá nên tôi cứ thế đi ngủ.

6. Cấu trúc tiếng Hàn ~기만 하다/ 만 하다 (chỉ)

Cấu trúc diễn tả ai đó chỉ lặp đi lặp lại duy nhất một hành động. Đi sau động từ. Trong trường hợp

N+을/ㄹ 하다 chỉ sử dụng만 하다

Ví dụ:

한국 음식 중에서 불고기를 먹을 수 있기만 해요. Trong số mấy món Hàn tôi chỉ ăn được bulgogi

하노이에 겨울을 좋아하기만 해요. Tôi chỉ thích mùa đông ở Hà Nội.

6. Cấu trúc tiếng Hàn~자마자 (ngay khi)

Diễn tả khi có một hành động xảy ra ngay sau một hành động khác.

Ví dụ:

수업이 끝나자마자 집에 돌아갔어요.

Tôi về nhà ngay khi tan học.

아이스크림을 사자마자 떨어뜨렸어요.

7. Cấu trúc ~ 는대요/ㄴ대요 /대요 /(이)래요 ; 냬요; 으래요/래요; 재요.

Hình thức rút gọn của cấu gián tiếp.

~ 는대요/ㄴ대요 /대요 /(이)래요: hình thức rút gọn của câu gián tiếp tường thuật

냬요: hình thức rút gọn của câu hỏi

으래요/래요: hình thức rút gọn của yêu cầu

재요: hình thức gián tiếp của rủ rê

Ví dụ:

선생님은 성실한 학생을 좋대요.

Thầy nói là thầy thích những học sinh trung thực

빌리 씨는 6급까지 공부할 거래요.

Tôi nghe nói là Billy sẽ học đến cấp 6

에제 뭘 했냬요

Tôi hỏi là hôm qua cậu đã làm gì.

식사를 같이 하재요.

Bạn rủ tôi đi ăn cùng.

8. Cấu trúc tiếng Hàn ~으려던/ 려던 참이다. (cũng đang định…)

Sử dụng khi thấy một ai đó có hành động giống với suy nghĩ của mình. (đúng lúc hai người định làm gì)

Động từ có patchim dùng ~으려던 참이다, không có patchim dùng ~려던 참이다

Ví dụ:

가: 영화를 보려고 하는데, 같이 갈래요?

A: Tôi định đi xem phim, bạn có muốn đi cùng không?

나: 그래요? 저도 영화를 보려던 참였어요. 같이 가요.

B: Vậy hả? Tôi cũng đang tính đi xem phim. Vậy đi cùng đi.

가: 너무 졸려. 커피 좀 마셔야겠어.

A: Buồn ngủ quá. Phải uống chút cà phê mới được.

나: 나도 커피를 마시러 가려던 참였어.

B: Tớ cũng đang định đi uống cà phê đây.

9. Cấu trúc ~을/ㄹ 텐데 (chắc là, có lẽ là, dường như….)

Đây là cấu trúc tiếng Hàn được dùng để diễn tả mệnh đề đi trước trở thành bối cảnh của mệnh đề đi sau, ở mệnh đề đi trước người nói nói về ý muốn của chính mình hoặc suy đoán một sự việc nào đó.

Từ có patchim dùng을 텐데, không có patchim dùngㄹ 텐데

Ví dụ:

+미선: 빌리 씨, 어제도 안 자고 일했어요?

Miseon : Billy, hôm qua anh lại không ngủ rồi thức làm việc hả?

빌리: 네, 일이 너무 많아서요.

Billy: Vâng, tại quá có nhiều việc

미선: 피곤할 텐데 좀 쉬었다가 하세요.

Miseon : Chắc là anh mệt lắm rồi hãy nghỉ ngơi một chút đi rồi hãy làm việc tiếp

+웨이: 정희 씨, 오늘 일이 많은가 봐요.

Wei: Jeonghee, hôm nay có vẻ nhiều việc quá nhỉ.

정희: 네, 오늘까지 해야 하는데 걱정이에요.

Jeonghee: Vâng, phải làm hết trong hôm nay nên tôi hơi lo lắng

웨이: 혼자서 하기 힘들 텐데 좀 도와 드릴까요?

정희: 정말 고마워요. 그럼 이것 좀 해 주시겠어요?

Jeonghee: Thật sự cảm ơn anh rất nhiều. Vậy anh làm cái này giúp tôi một chút được không?

10. Cấu trúc tiếng Hàn ~거든요. (vì)

Được dùng để chỉ lí do hay giải thích cho một sự việc nào đó.

Ví dụ:

가: 사람들이 왜 그 영화를 봐?

A: Sao mọi người lại xem phim này nhỉ?

나: 재미있거든.

B: Thì vì nó hay mà.

가:오늘 아주 피곤해 보이네요.

A: Hôm nay trông anh có vẻ mệt mỏi thế?

나: 네, 좀 피곤해요. 어잿밤에 잠을 못 잤거든요.

B: Vâng, tôi hơi mệt. Do đêm qua tôi không ngủ được.

11. Cấu trúc tiếng Hàn ~고말고요. (tất nhiên là …)

Được sử dụng để thể hiện sự đồng ý với câu hỏi của cuộc trò chuyện.

Ví dụ:

가: 커피 좀 더 주실 수 있어요?

A: Có thể cho tôi thêm chút cà phê được không ạ?

나: 더 드리고말고요. 얼마든지 드세요.

B: Tất nhiên là được rồi ạ. Quý khách cứ dùng tùy ý.

가: 그 사람을 잘 아시죠?

A: Anh biết người kia chứ?

나: 네, 알고말고요.

B: Vâng, tất nhiên là biết rồi.

12. Cấu trúc ~었었/았었/였었

Đây là cấu trúc của thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Hàn. Nói về những hành động đã xảy ra và kết thúc hoàn toàn trong quá khứ không lặp lại ở hiện tại.

Ví dụ:

지금은 너무 바빠서 못 치지만 옛날에는 탁구를 자주 쳤었어요.

Bây giờ bận quá tôi không thể chơi được chứ ngày trước tôi rất hay chơi bóng bàn.

지난 주말에는 많이 아팠었어요.

Cuối tuần trước tôi đã bị ốm rất nặng

13. Cấu trúc ~던데

Kinh nghiệm của người nói mà mệnh đề đi trước diễn đạt trở thành bối cảnh hay tình huống cho mệnh đề đi sau.

Ví dụ:

가: 오늘 저녁을 어디에서 먹을 까?

A: Hôm nay chúng ta sẽ đi ăn tối ở đâu được nhỉ?

나: 학교 앞에 새로 생긴 식당 음식이 맛있던데 그 식당에 갑시다.

B: Quán ăn mới mở ở phía trước trường ngon lắm đến đó ăn đi.

가: 마리아가 울던데 무슨 일이야?

A: Vừa nãy Maria có khóc, có chuyện gì thế?

나: 나도 모르겠어. 안 좋은 일이 생긴 것 같아.

B: Tớ cũng không biết. Chắc là có chuyện gì đó không vui xảy ra.

14. Cấu trúc bị động trong tiếng Hàn Quốc

Giống như trong tiếng Anh, tiếng Hàn cũng có hình thức bị động và động từ ở thể bị động cũng sẽ có

chút thay đổi. Hình thức bị động trong tiếng Hàn có thể bắt gặp các từ sau 이, 히, 리, 기

Một số động từ ở dạng bị động

보다 – 보이다 잡다 – 잡히다 걸다 – 걸리다 안다 – 안기다

쌓다 -쌓이다 읽다 – 읽히다 팔다 – 팔리다 씻다 – 씻기다

놓다 -놓이다 밟다 – 밟히다 열다 – 열리다 쫓다 – 쫓기다

바꾸다 – 바뀌다 먹다 – 먹히다 듣다 – 들리다 끊다 – 끊기다

우리 학교에서는 기숙사가 보인다.

Từ trường có thể thấy được kí túc xá

엄마 품에 안겨 있는 아이의 모습이 정말 예쁘다.

Hình ảnh đứa trẻ được mẹ ôm vào lòng thật sự rất đẹp

15. Cấu trúc ~아/어/여 놓다

Ý nói là một hành động nào đó đã được hoàn thành và vẫn giữ nguyên trạng thái đó đến hiện tại.

Ví dụ:

엄마: 방 청소는 다 했어?

Mẹ : Đã dọn phòng chưa?

아들: 네, 오늘 아침에 다 해 놓았어요.

Con trai: Dạ, con đã dọn xong hết rồi

아이들 간식은 만들어 놓았으니까 이따가 좀 챙겨 주세요.

16. Cấu trúc ~어야/ 아야/ 여야 ( phải…)

Được sưt dụng khi tình huống đầu câu là điều kiện bắt buộc để tình huống thứ 2 xảy ra. Tức là có thể làm gì chỉ khi hành động ở tình huống 1 xảy ra.

Ví dụ:

매일 운동을 해야 건강하게 지낼 수 있어요.

Phải tập thể dục mỗi ngày thì mới có thể sống khỏe mạnh được

약을 먹어야 빨리 나을 거예요.

Phải uống thuốc thì mới mau khỏi bệnh

비가 와야 나무가 잘 자랄 수 있어요.

Phải có mưa thì cây mới có thể phát triển.

17. Cấu trúc ~는 다면/ ㄴ다면 /다면; 이라면/라면 (nếu như, giả sử…)

Được sử dụng cho tình huống giả định nhưng tình huống này ít có khả năng sẽ xảy ra. Thường đi kèm với các từ như 만약, 만일

Động từ có patchim dùng ~는 다면, không có patchim dùng ~ ㄴ다면

Tính từ dùng다면

Danh từ có patchim dùng이라면, không có patchim dùng라면

Ví dụ:

만약 지금 누구든지 만날 수 있다면 할아버지를 만나고 싶어요.

Giả sử nếu như bây giờ tôi có thể gặp một ai đó thì tôi mong có thể gặp ông tôi.

만일 하루만 살 수 있다면 그 하루 동안에는 가족하고 사랑하는 사람들과 보낼 거예요.

Giả sử tôi chỉ còn có thể sống 1 ngày nữa tôi muốn dành ngày đó bên gia đình và những người mà tôi

yêu thương.

18. Cấu trúc ~어야지/ 아야지/ 여야지 ( thì phải, đương nhiên là phải…)

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn này được dùng để nói rằng những gì mà người nghe hoặc 1 bên thứ ba sẽ phải làm gì đó. Điểm ngữ pháp này được sử dụng trong cuộc trò chuyện với những người thân hoặc những trẻ tuổi hơn. Hoặc cũng có thể được sử dụng khi người nói đang thực hiện lời hứa với chính mình.

Ví dụ:

늦을 것 같으면 미리 연락해야지.

Nếu như đến muộn thì phải liên lạc nói trước chứ.

잊어버리지 않으려면 중요한 일은 메모해 놓아야지요.

Để không quên thì phải ghi chú lại những nội dung quan trọng chứ.

19. Bị động từ trong tiếng Hàn

Là một hình thức khác của bị động, ở hình này thì bản thân không tự làm mà nhờ người khác làm, hoặc ai đó làm gì cho một đối tượng khác.

Một số động từ:

보다 – 보이다 앉다 – 앉히다 살다 – 살리다 웃다 – 웃기다 자다 – 재우다

먹다 – 먹이다 읽다 – 읽히다 알다 – 알리다 벗다 – 벗기다 타다 – 태우다

죽다 – 죽이다 입다 – 입히다 울다 – 울리다 남다 – 남기다 깨다 – 깨우다

끊다 – 끊이다 눕다 – 눕히다 듣다 – 들리다 숨다 -숨기다 서다 – 세우다

낮다 – 낮추다 늦다 – 늦추다 맞다 – 맞추다 맡다 – 맡기다

Ví dụ:

아저씨, 생일카드 좀 보여 주세요.

Chú ơi, chú cho cháu xem tâm thiệp sinh nhật chút được không ạ.

부장이 나에게 그 일을 맡겼어요.

Giám đốc đã giao cho tôi việc này.

Comments

Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Hàn Tại Nhà

Mỗi người trong chúng ta sẽ có các cách học tiếng Hàn cho riêng bản thân mình, có nhiều người sẽ tìm tới các lớp học hoặc các trung tâm giảng dạy tiếng Hàn Quốc nhưng cũng sẽ có những người muốn tự mình học được tiếng Hàn tại nhà. Dù là các cách học nào đi chăng nữa thì tính chất hiệu quả vẫn được đặt lên hàng đầu. Với những ai có quyết tâm tự chính mình chinh phục được ngôn ngữ này thì kinh nghiệm tự học tiếng Hàn Quốc tại nhà sau đây sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.

Học từ vựng tiếng Hàn

Học cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn và văn phạm

Để có thể học được và ghi nhớ được tất cả văn phạm và cấu trúc trong câu khi học tiếng Hàn, bạn cần phải cố gắng nhớ được ý nghĩa của từng chữ, học được cách liên kết các từ đó với nhau, chẳng hạn như nếu các bạn thêm hay bớt 1 nét nhỏ ở chữ nào đó thì nó sẽ trở thành bộ nào khác hay là không? Với việc học theo một hình thức móc xích như vậy, thì việc ghi nhớ sẽ hiểu vấn đề sẽ được lâu dài và kỹ càng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là nhờ cách học này bạn sẽ ghi nhớ được đầy đủ các bộ chữ trong tiếng Hàn Quốc và đây chính là điều khá là quan trọng cho những ai theo học loại ngoại ngữ này.

Học tiếng Hàn

Tự học kỹ năng nghe nói trong tiếng Hàn

Tự học kỹ năng nghe và nói trong tiếng Hàn

Hãy tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Hàn thực tế

Học tiếng Hàn trên thư viện

Tag: học tiếng hàn ở đâu, học tiếng hàn có dễ không, có nên học tiếng hàn không, học tiếng hàn có lợi ích gì.

Tiếng Hàn khác tiếng Việt ở chỗ nó là ngôn ngữ chắp dính, chính vì vậy khi nghe phải chú ý kỹ mới biết đó là từ nào. Ví dụ chúng ta học tiếng Anh cả 6,7 năm mà vẫn không nói được. Khi gặp người bản xứ thì xấu hổ, sợ hãi và không dám nói. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì các trường học của Việt Nam và một số trung tâm ngoại ngữ vẫn dạy theo hình thức ngữ pháp là chủ yếu và nói là phụ .