Top 6 # Tự Học Tiếng Anh Nên Bắt Đầu Từ Đâu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Học Tiếng Anh Từ Đầu Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

{{ sentences[sIndex].text }}.

Your level :

{{level}}

{{ completedSteps }}%

{{ sentences[sIndex].text }}.

Your level :

{{level}}

{{ completedSteps }}%

1. Lộ trình luyện nghe

Nếu muốn giao tiếp giỏi, ngoài học nói tiếng Anh tốt bạn cần phải luyện kỹ năng nghe rõ. Trên thực tế, luyện nghe chưa bao giờ là đủ trong khoảng thời gian ngắn. Nhiệm vụ này bắt buộc bạn phải kiên trì trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, sự tiến bộ của bạn theo thời gian phụ thuộc vào kỹ năng nghe để hiểu. Do đó, 2 kỹ năng này bạn cần phải lưu ý trong quá trình luyện nghe.

Đối với người bắt đầu làm quen hoặc nghe kém

Bước 1. Lựa chọn tài liệu nghe

Bước 2. Nghe lại nhiều lần câu giao tiếp tiếng Anh làm quen với tốc độ nghe để quen dần ngữ âm, giai điệu nói trong tài liệu.

Bước 3. Tăng độ dài câu chuyện hoặc đoạn hội thoại với tốc độ nghe tiêu chuẩn.

Bước 4. Luyện nghe từ các bản tin trên tivi, Youtube hoặc Podcast.

Đối với người đã có kỹ năng nghe cơ bản

Bước 1. Nghe các đoạn hội thoại tiếng Anh ở tốc độ nhanh hơn tốc độ chuẩn một chút. Ở cấp độ này, bạn vẫn phải đảm bảo hiểu được đại ý của cả đoạn hội thoại, và sau đó cố phát âm thật chuẩn theo bảng phiên âm Quốc tế IPA.

Bước 2. Nghe các đoạn hội thoại khó hơn khi chứa một số từ/cụm từ mới. Bạn vẫn phải đảm bảo hiểu được đại ý cả đoạn hội thoại này. Sau đó, ghi lại các từ/cụm từ mới học.

Bước 3. Nghe lại nhiều lần và hiểu được từ 80 – 90% của cả đoạn hội thoại.

2. Cách tìm tài liệu học nghe tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu

+ Học từ vựng:

Word Skills của nhà xuất bản Oxford

English Vocabulary in Use của Cambridge

+ Học Ngữ pháp

Oxford Practice Grammar

+ Học Nghe:

Tactics for Listening (The Third Edition)

Target Listening; Listening to The News 1 and 2

Open Forum 1, 2 và 3

Learning To Listen 1, 2 và 3

Listen In 1, 2 và 3

+ Luyện kỹ năng Nói:

Let’s Talk 1, 2, 3; 240 Speaking Topics with Sample Answers

Contemporary Topics.

+ Kỹ năng Đọc hiểu:

Bộ giáo trình luyện thi của nhà xuất bản Cambridge

Select Reading

Reading Challenge

+ Kỹ năng Viết: 

240 Writing Topics with Sample Essays

Learn To Write Better Academic Essays của Collins

Writing Essentials, Great Writing 1, 2, 3, 4 và 5

Writing Academic English.

+ Sử dụng app học tiếng anh cho người mới bắt đầu: ELSA Speak.

3. Các phương pháp học nghe tiếng Anh từ đầu cho người mới bắt đầu

Bước 1. Làm quen với bài nghe. Hãy luyện nghe từ 3 đến 5 lần để cảm nhận được chất giọng đọc, ngữ điệu. Lúc này, bạn chưa cần phải hiểu nội dung và không sử dụng transcript của bài nghe. Đây là cách tự học tiếng Anh đòi hỏi sự kiên nhẫn cao.

Bước 2. Nghe hiểu nội dung cơ bản. Nghe kết hợp với transcript của bài. Gạch vào những đoạn không hiểu ngữ nghĩa và đoán nghĩa. Sau đó, tra từ điển để học cách phát âm và nắm được nghĩa của từ.

Bước 3. Nghe hiểu toàn bộ nội dung cả đoạn.

Cách học nói tiếng Anh giao tiếp lưu loát cho người mới bắt đầu

Khả năng lưu loát khi giao tiếp giúp bạn ghi điểm cao trong mắt người nghe. Để nói lưu loát, bạn nên áp dụng một số cách học nói tiếng Anh sau.

1. Phản xạ giao tiếp nhanh nhạy khi nghe

Phản xạ giao tiếp là yêu cầu bắt buộc bạn phải đạt được khi học tiếng Anh. Để phản xạ tốt, bạn cần:

Kỹ thuật nói đuổi là kỹ thuật nói lặp lại và đuổi theo tốc độ của người bản xứ trong nội dung nghe. Kiểu nói đuổi từ chậm đến nhanh giúp bạn đạt được tốc độ nói của bản xứ.

3. Kể chuyện bằng tiếng Anh

Khi kể chuyện bằng tiếng Anh, các câu văn của bạn sẽ được liền mạch và rõ ràng. Bạn sẽ được luyện nói với những câu văn dài, có nối âm. 

Hãy chọn các câu chuyện thiết thực trong cuộc sống, nắm bắt cốt truyện và đọc theo giọng văn của mình. Bạn có thể so sánh giai điệu kể chuyện của mình so với bản gốc để cải thiện tốt hơn.

Lưu ý: Khi kể chuyện, hãy cố gặng để giọng kể của bạn đáp ứng quy tắc và cách phát âm tiếng Anh chuẩn theo phiên âm IPA.

4. Trực tiếp giao tiếp tiếng Anh với bạn bè hoặc người bản xứ

Không gì hiệu quả hơn việc thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè và người bản xứ. Khả năng trôi chảy khi nói bằng phương pháp này sẽ tự nhiên hơn so với các phương pháp học khác.

Ngoài ra, nếu như bạn không có thời gian để tham gia và tiếp cận trực tiếp với người bản xứ, bạn có thể sử dụng app luyện nói tiếng Anh ELSA Speak có sử dụng công nghệ AI nhận diện giọng nói để luyện tập.

Những yếu tố giúp bạn chinh phục tiếng Anh giao tiếp thành công

Khi học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu cần phải quan tâm đến các yếu tố sau:

Phát âm (Pronunciation)

Yếu tố quyết định sự thành hay bại trong giao tiếp chính là phát âm. Đối với việc học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu, học phát âm tiếng Anh rất quan trọng. Bạn sẽ tập làm quen với nguyên âm, phụ âm hay nguyên âm đôi trong hệ thống bảng phiên âm chuẩn quốc tế IPA.

Giọng điệu (Accent)

Bạn thích giọng Anh – Anh hay Anh – Mỹ, hay giọng của một số nước khác? Bạn có thể học bất kỳ theo giọng tiếng Anh nào. Tuy nhiên, ELSA Speak khuyến khích bạn nên học tiếng Anh – Anh hoặc Anh – Mỹ vì đây là 2 kiểu giọng phổ biến nhất trên thế giới.

Từ vựng (Vocabulary)

Vốn từ sử dụng trong giao tiếp rất quan trọng, giúp bạn thể hiện được nội dung bạn muốn truyền tải cho người nghe. Hiện nay, bạn chỉ cần học khoảng 3000 từ vựng là có thể sử dụng để giao tiếp thành thạo rồi.

Ngữ pháp (Grammar)

Đối với giao tiếp, ngữ pháp không phải là vấn đề nặng ký đối với bạn khi học tiếng Anh cơ bản. Tuy nhiên, bạn vẫn phải biết được một số cấu trúc ngữ pháp như thì, câu điều kiện, mệnh đề hoặc cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

Nên học tiếng Anh ở đâu?

Khi bắt đầu, nếu bạn là người khó xcs định được phương hương học tập, bạn có thể lên trung tâm Anh ngữ học, đồng thời sử dụng app để rèn luyện hàng ngày.

Tự Học Tiếng Trung? Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Rất nhiều bạn muốn học tiếng Trung nhưng không biết nên học từ cái gì trước tiên, nhất là những bạn tự học, không có thầy, cô giáo thực sự chỉ dẫn. Bài viết này của mình không nói quá cụ thể về lộ trình học, bởi mình may mắn được đi học ở Trung Quốc chứ không phải tự học hoàn toàn. Tuy nhiên, mình cũng có quá trình tự học, mà để đạt được trình độ (tàm tạm) như hôm nay thì mình cũng phải tự học rất rất nhiều. Không ai có thể giỏi bất kì môn học nào nói chung, đặc biệt là một môn ngoại ngữ cũng khá là “khoai” như tiếng Trung nói riêng nếu không có sự cố gắng, kiên trì, tập trung trong việc tự học cả.

Mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc tự học và khi bắt đầu quá trình học tiếng Trung thì phải làm như thế nào. Trước khi đọc bài viết này, các bạn có thể đọc trước bài viết trước đây của mình về những thứ nên chuẩn bị khi bắt đầu học tiếng Trung: Những tài liệu, ứng dụng cần thiết khi bắt đầu học tiếng Trung

1. Mục tiêu học và sự yêu thích tiếng Trung

Sự thật là ở bạn 2 yếu tố trên càng rõ ràng thì bạn càng có động lực để tự học tiếng Trung hơn. Đây là 2 việc bạn phải xác định ngay từ đầu, nếu cả 2 cái bạn đều không có, tất nhiên không ai có thể khẳng định bạn không thể thành công trong việc học tốt tiếng Trung (và giao tiếp nó đc thành thạo), nhưng sẽ thật khó để đi theo 1 cái gì đó trong 1 thời gian dài mà bạn chẳng biết học nó để làm gì, và bạn cũng chẳng thích nó tí nào, nhất là khi bạn là người chủ động học, 1 mình bạn.

Nói dài dòng như vậy, chỉ để kết luận: bạn nên biết mình học tiếng để làm gì, không thì ít nhất cũng phải yêu thích nó.

Khi mình bắt đầu học tiếng Trung, cô giáo có hỏi mình học tiếng Trung để làm gì, mình bảo mình chưa có dự định gì cả, chỉ là thích nên học. Và sự thật là mình càng học càng thích và giờ mình đã tìm được công việc phù hợp với năng lực và vốn ngoại ngữ của mình rồi.

Mình đã từng trải nghiệm qua, thật khó để ép 1 ng học chăm chỉ, chú tâm vào khi người ta không biết học để làm gì sau này, và người ta cũng chẳng thích thú gì thể loại chữ tượng hình vừa khó nhớ vừa khó viết này. Vì vậy, trước khi xác định học, bạn nên tìm cho mình một mục tiêu cụ thể, to hay nhỏ không quan trọng, nhưng mà phải cụ thể, ví dụ như: có thể đọc được stt của idol mà bạn thích chẳng hạn. (Trước mình học bên Trung cả lớp biết mình thích Dương Dương vì mình suốt ngày tìm video của anh ấy xem ) Càng cụ thể thì bạn càng có động lực mạnh mẽ để học hơn.

2. Có mục tiêu rồi, làm gì tiếp?

Search dòng chữ: Tự học tiếng Trung, Google sẽ trả cho bạn vô vàn kết quả khiến bạn hoa cả mắt luôn Quá nhiều tài liệu, quá nhiều loại sách khác nhau, quá nhiều cách học,… Bạn thực sự chẳng biết bắt đầu từ đầu, down tài liệu này về học thế nào đây? Nên học theo video nào?

Mình lúc bắt đầu học cũng như vậy. Mình có bộ 6 quyển Hán Ngữ, nhưng chẳng biết học sao, trên mạng thì nhiều cái có thể học quá, nên đâm ra loạn hết lên kb học cái nào hay. Đến bây giờ thì cũng rút ra được 1 vài kinh nghiệm thế này:

Nên học bài bản theo các bộ sách giáo trình, ít nhất là quyển đầu tiên, cho dù mục tiêu của bạn có là giao tiếp hay chỉ nghe nói hay 4 kĩ năng. Trừ khi đặc thù công việc và thời gian hạn hẹp khiến bạn k thể học bài bản được thì khi ấy hẵng tìm đến các loại sách khác như sách học cấp tốc, nhưng câu khẩu ngữ hằng ngày… Việc học theo các loại giáo trình này sẽ cho bạn những cái nền đầu tiên 1 cách bài bản nhất về tiếng Trung. Nó còn giúp ích cho bạn trong trường hợp bạn học xog 1 quyển kb học quyển j nữa

Những bộ sách hay mà bạn nên học là:

Giáo trình Hán Ngữ bộ 6 quyển

Để luyện kĩ năng cụ thể, bạn có thể học:

Giáo trình khẩu ngữ cấp tốc 5 quyển (bộ này mình cực kì thích)

Nếu bạn tự học, rất khó để bạn có thể học hết được đống sách trên, và nhất định cũng rất nhàm chán, vì thế Giáo trình bộ 6 quyển hoặc BOYA cơ bản là đủ, bạn có thể nghe kèm những bài đầu tiên để luyện nghe bằng quyển giáo trình nghe hiểu (mình có file mềm quyển 1, ai cần mình share cho).

Nếu bạn không học được theo sách (vì bất kì lý do bất khả kháng nào đó), bạn cũng cần học phát âm đầu tiên. Nhiều bạn học để thi HSK, nên cho rằng học nói k quan trọng. Nhưng phát âm chuẩn chính là tiền đề để bạn nghe chuẩn. Nên dù thế nào cũng vẫn phải học phát âm đầu tiên (đừng học tiếng bồi vì bất kì lý do gì trừ việc bạn chỉ cần đi XKLĐ và thực sự k có thời gian để học cho bài bản). Bạn có thể học theo cô Cầm Xu (mình đã dẫn link ở bài viết trước), cô dạy khá chuẩn và khá chậm. Có thời gian mình sẽ viết 1 bài hướng dẫn khi phát âm thì đặt lưỡi ở đâu, hơi đẩy ra như thế nào, cho các bạn dễ hình dung. Các bạn nên dành ít nhất 2 -3 tuần đầu để học hết tất cả thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung, đọc chuẩn các ghép vần và dấu. Chỉ cần những ngày đầu kiên trì, bạn có thể yên tâm đọc đc bất kì chữ Hán nào mà bạn biết phiên âm về sau.

Học xong phát âm, bạn có thể luyện nghe và học nói những mẫu câu cơ bản trước. Nên có 1 quyển vở và hãy luyện cả viết chữ – nếu bạn có thể, lúc đầu bạn sẽ thấy viết chữ vừa khó vừa k để làm gì, nhưng luyện viết nhiều, đọc nhiều sẽ giúp ích nhiều cho bạn về việc học cả việc xin việc sau này. Bạn có thể học theo cả list của cô Cầm Xu, hoặc theo những list video mình đã đăng ở bài trước. Đó đều là những list học rất hay.

Trong lúc học, nếu chưa tìm được ai để trò chuyện, bạn hãy tự đặt hội thoại và cứ đóng 2 vai đọc theo cho đến khi thuộc lòng thì thôi (trước k có ai học cùng mình cũng đành dùng cách này). Thực ra bây giờ tìm đc ng học cùng cũng k khó đâu, nhưng 1 lời khuyên là trong khoảng thời gian mới học bạn nên tìm một ng trình độ ngang bằng (tốt nhất là cùng học) hoặc hơn bạn 1 chút thôi, để cùng học. Lý do là nếu bạn kết bạn với bạn có trình độ chênh lệch quá cao, ngta nói j bạn cũng phải tra từ điển, nghe k hiểu, đọc k hiểu, kb trả lời lại thế nào thì cuộc nc ấy sớm muộn gì cũng rơi vào bế tắc.

Để nhớ chữ nhanh, chỉ có cách là bạn phải viết nhiều và đọc nhiều. Khi học chữ, bạn có thể học theo bộ thủ, nhưng k nhất thiết phải học thuộc lòng cả 214 bộ. Bạn chỉ cần học theo từng chữ. VD: chữ 你 có bộ chính là bộ nhân đứng, chữ 好 là bộ nữ. Bạn cũng nên học theo âm Hán Việt, đây cũng là cách phát triển từ vựng rất tốt. Tuy nhiên, cần để cách dùng của từ, tránh trường hợp cách dùng của người TQ k giống với mình. VD từ ‘vô duyên’ trong tiếng Trung k dùng để chỉ cách nói, cử chỉ của 1 ng với nghĩa xấu, mà chỉ để nói về vc k có duyên phận.

Nên nhớ, bạn cần kiên trì bỏ ra ít nhất hai buổi (mỗi buổi 2h) mỗi tuần để học, liên tục trong vòng 3 tháng đầu. Chỉ cần có kiến thức nền, việc học sau này sẽ không còn khó khăn như trước nữa. Bạn cũng đừng sốt ruột thấy ngta học cái j mình cũng nhảy theo sợ mình kém hơn, chậm hơn. Hãy nhớ, tự học cần kiên trì.

3. Học theo những cách vui vẻ khác

Học ngoại ngữ thì học ngữ pháp và từ vựng rất quan trọng. Từ vựng không chỉ học được từ trong sách, mà còn có thể từ rất nhiều nguồn khác. Hai trong số đó là: nghe nhạc và xem phim.

Nghe nhạc: Mới học, bạn đương nhiên nghe sẽ không hiểu ngta hát gì, vì bạn k thể tự dưng hiểu đc lời ngta hát. Bạn cần tìm lyric của nó, tìm cả phần pinyin và đọc cả dịch tiếng Việt nữa. Sau đấy hãy tra từng từ, ghi lại, học thuộc bài hát và hát mỗi khi bạn rảnh. Bạn sẽ nhớ chữ rất nhanh. 1 điều đặc biệt nữa là sau này bạn học cao lên rồi, bạn sẽ phát hiện ra bài hát năm xưa bạn k hiểu j h đã dễ dàng với bạn hơn rất nhiều rồi (đó chính là cảm xúc của mình bh đấy ^^ )

Xem phim: mới học bạn đừng hy vọng có thể nghe và đọc đc sub Trung. Bạn có thể xem phim bình thường (nên xem phim sub thay vì thuyết minh vì nghe thuyết minh bạn sẽ chẳng nhớ j đến học tiếng Trung nữa). Bạn cũng k cần thiết phải chăm chăm nhìn vào sub và dịch từng chữ một, làm như thế chỉ khiến bạn ngán tận cổ vì xem hết 1 tập 1 tiếng bạn sẽ mất toi 3 4 tiếng Cách học là bạn cứ xem phim bình thường thôi, nghe tiếng Trung cho quen tai mặc dù nghe lõm bõm đc vài chữ đã biết. Hãy ghi lại những chỗ mà bạn thấy hay, quen thuộc dùng trong khẩu ngữ.

Nếu bạn thích đọc sách, tham gia mạng xã hội, bạn cũng có thể dùng cách này để học. Tuy nhiên, đừng ép buộc mình học quá nhiều thứ một lúc, nó chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và cảm thấy việc học sao mà đáng sợ đến thế mà thôi ^^

Mất Gốc Tiếng Anh Nên Bắt Đầu Từ Đâu

Nguyên nhân dẫn đến mất căn bản tiếng Anh trầm trọng

Không đầu tư học tiếng Anh nghiêm túc ngay từ ban đầu, nhiều người đến khi cần mới lao đầu vào học. Khi đó, tuổi tác, công việc cản trở không nhỏ đến việc học tiếng Anh. Một số người lại mất thêm một khoảng thời gian học hành, lãng phí thời gian và tiền bạc. Đó là chưa kể việc đi học tại các trung tâm tiếng Anh kém chất lượng,… Giải quyết việc mất gốc tiếng Anh không phải là điều đơn giản, cần được nhận thức ngay từ đầu.

Điều này là tình hình rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Chương trình học phổ thông bao gồm 7 năm học tiếng Anh, rồi 4 năm học Đại học nhưng hầu hết các bạn vẫn không giải quyết được lỗ hổng kiến thức tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Giáo trình còn nhiều bất cập, phương pháp giảng dạy từ giáo viên không phù hợp dẫn đến nhàm chán, dễ quên; chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh; người học chưa tìm được phương pháp và lộ trình học hiệu quả…

Còn đối với đa số người đã mất gốc tiếng Anh, cái chúng ta cần chính là một lộ trình học tiếng Anh khoa học, sự quyết tâm cao, và quan trọng không kém là một người hướng dẫn, truyền cảm hứng cho việc học.

1. Học từ vựng

Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi. Bạn cũng cần luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh rỗi. Hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (2 ngày, 1 tuần hoặc một tháng).

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách tự học từ vựng rất hay. Các bạn nên tham khảo bộ sách sau: Basic Vocabulary in Use, Vocabulary for Intermediate Students, Vocabulary for Upper – Intermediate Students.

2. Học phát âm

Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai thành thói quen xấu rất khó sửa về sau này.

Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã. Lời khuyên: Các bạn cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols – IPS) có in đằng sau các cuốn từ điển và tập thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất.

3. Cách học nói tiếng Anh dành cho người mất căn bản

Có nhiều người may mắn sống trong môi trường, quốc gia sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ.

Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau: Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên trường học cũng như trên các lớp tại các trung tâm ngoại ngữ (tập nói càng nhiều càng tốt có thể nói với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình thói quen phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống).

Khắc phục được tính lười biếng hay nhút nhát ngại giao tiếp với người giỏi. Cứ mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể dù biết khả năng mình nói còn kém. Tìm một bạn học hay nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm với nhau. Có nhiều bạn siêng năng hẹn nhau đến lớp sớm hơn 30 phút và chỉ ngồi nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau mà thôi. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ. Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh định kỳ vào cuối tuần.

4. Bí quyết luyện nghe tiếng Anh dành cho người mất gốc.

Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem clip trên youtube, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh…).

Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Nói chung, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra, trên Internet còn có rất nhiều trang web cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí rất thú vị và tiện lợi. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu học tiếng Anh online.

Học Tiếng Đức Nên Bắt Đầu Từ Đâu ?

Để học tiếng Đức một cách hiệu quả, ta nên học một cách thông minh, có sự sắp xếp hợp lý để mang lại kết quả như mong muôn. Cụ thể trình tự để học tiếng Đức như sau.

Cách học tiếng Đức Phát âm – Ngữ pháp – Đọc hiểu

Hãy học tiếng Đức một cách khoa học và có hiệu quả

Học tiếng Đức không khó như bạn thường nghĩ

Khi tiếng Đức của bạn chưa vững, bạn cảm giác mình chưa kiểm soát được hết các yếu tố ngữ pháp trong câu nói của mình thì đừng nói nhanh, nói chậm và để ý đến ngữ pháp quan trọng hơn! Ông thầy tiếng Đức của tôi nói rằng: Tai người Đức nhạy cảm nhất với vị trí động từ, sau đó đến giới từ rồi quán từ và đuôi tính từ, chẳng hạn nếu bạn nói “Ich hab eine sehr gute Buch gefunden!” thì người nghe vẫn cảm giác “đúng” hơn là khi bạn nói: “Ich habe gefunden ein sehr gutes Buch!”… Cũng đừng nản khi mình chưa nói đúng được ngay vì bạn cũng thấy đấy, vị trí động từ trong tiếng Đức đôi khi ngược hẳn với tiếng Việt và tiếng Anh – là những ngôn ngữ chúng ta đã biết. Khi sang Đức bạn sẽ thấy không chỉ mình bạn phải chiến đấu với ngữ pháp tiếng Đức đâu, mà cả các bạn đến từ Anh, Mỹ hay các nước khác nữa! Chỉ cần bạn thể hiện ra là mình đang rất nỗ lực học tiếng Đức thì bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ từ người Đức.

Cách tốt nhất là cứ mạnh dạn nói và nhờ người đối diện sửa cho mình khi họ thấy mình mắc lỗi nào đó. Trong vòng 3 năm từ ngày đầu tiên sang Đức tôi luôn nói với những người bạn Đức của mình là: “Ich lerne Deutsch, bitte korrigiere meine Fehler für mich! “Khi đi dạo, đi tàu, đi chợ, đi chơi… bạn hoàn toàn có thể bắt chuyện với những người Đức xung quanh, đầu tiên là bằng một nụ cười. Không phải ai cũng sẽ đáp lại bạn đâu nhưng nếu thấy người đối diện cũng mỉm cười đáp lại thì bạn nói một câu gì đó về thời tiết, chẳng hạn: „Heute ist das Wetter schön/ schlecht!”. Nếu thấy họ lại đáp lại tiếp kiểu „Ja” hay là “Nein” thì bạn có thể tiếp tục bằng cách kể một chút về bản thân: “Ich bin neu/ seit ein paar Tagen in Deutschland. Ich lerne noch Deutsch.” Và lại cười thật tươi tiếp! Đến đây thì trong đa số các trường hợp người đối diện sẽ hỏi han bạn thêm một chút và thế là bạn có cơ hội để luyện tiếng Đức rồi!

Học ngữ pháp tiếng Đức

Học tiếng Đức sẽ cho bạn cơ hội thăng tiến trong công việc cao hơn Rèn luyện tiếng Đức

Học tiếng Đức hiệu quả Trau dồi vốn từ tiếng Đức

Sau khi tra Langenscheidt thì bạn biết nghĩa của từ „konzentrieren” ở đây không phải “tập trung” mà là cô đọng, dồn nén cái gì thành cái gì, kiểu như trong điều chế hóa học ấy. (Từ „hin” ở đây là Adverb, chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh sự biến đổi, thay đổi phương hướng.) Bây giờ bạn biết được là „Nhiệm vụ của Unterricht là cô đọng cái Voraussetzungshaltigkeit và Komplexität của một đối tượng vào thành một cái gì đó…?” „Cái gì đó” ở đây là “das” và được giải thích trong mệnh đề quan hệ tiếp theo: das = was seine Zugänglichkeit sichert. „Seine” ở đây là của ai? Seine thì chỉ đi với từ nào là „der” hoặc „das” thôi, bạn thấy cái từ der hoặc das gần nó nhất là Gegenstand. Tức là cái das ở đây = was die Zugänglichkeit des Gegenstandes sichert.

Qua phân tích này hi vọng bạn thấy được nhận thức là một quá trình nhiều bước và ngữ pháp là một người dẫn đường quan trọng. Cái câu rất phức tạp bên trên bây giờ bạn đã có thể bẻ nó thành 3 câu nhỏ hơn, dễ hiểu hơn:

“Jeder Unterricht hat eine Aufgabe: Der Unterricht konzentriert die Voraussetzungshaltigkeit und Komplexität eines Gegenstandes auf einen Kern. Dieser Kern sichert die Zugänglichkeit zum Gegenstand”.

Tất nhiên để diễn giải và đánh giá được nhận định này thì bạn còn cần kiến thức chuyên ngành nữa, nhưng ít nhất thì đến đây rào cản ngôn ngữ (Sprachbarriere) của bạn đã được dỡ bỏ. Tôi tin rằng rất nhiều sinh viên Việt Nam bỏ học giữa chừng đáng lẽ đã có thể cứu được sự nghiệp học hành của họ, nếu như họ nắm vững phương pháp này.

Học tiếng Đức bằng từ vựng

Khung xương chắc, tiếng nói hay mà mỏng da thiếu thịt thì cơ thể cũng yếu ớt, thiếu sức sống, làm nhiều việc bị hạn chế, đúng không? Trong ví dụ ở phần trước bạn cũng đã thấy: Sau khi phân tích ngữ pháp bạn còn phải tra nhiều từ nữa mới có thể hiểu được nội dung câu ấy. Như vậy: Vốn từ vựng của bạn chính là „vốn” để bạn bắt đầu sự nghiệp học tập trên nước Đức đó. Theo thời gian càng tích lũy nhiều thì bạn càng „giàu”, càng có „vốn” lớn hơn để theo đuổi những dự án lớn hơn! Học từ vựng không khó, chỉ cần chăm chỉ chịu khó mà thôi!:) Cách học từ vựng của tôi: Tôi viết mỗi từ mới 1-2 dòng, trong lúc viết thì tay viết, mắt nhìn, miệng nhẩm, tai nghe, đến hết dòng thì tôi đặt 1 câu cho từ đó. Lúc đặt câu là lúc bạn tìm một hình ảnh sinh động gắn với từ đó để tiếp thu nó vào bộ nhớ tốt hơn.

Học từ nào thì học đến nơi đến chốn, với danh từ thì phải học der/die/das và dạng số nhiều, với động từ phải học cách chia bất quy tắc, tách hay không tách, với nghĩa này thì đi kèm giới từ nào, bổ ngữ là cách 3 hay cách 4, với tính từ thì khi biến đổi sang dạng so sánh có gì đặc biệt không, dùng kèm với giới từ nào, động từ nào. Học kiểu này khá kỳ công, chỉ học được khoảng 10 từ một lúc là thấy “oải” lắm rồi, ngồi cả buổi chiều có khi chỉ học được khoảng 20 từ. Nhưng từ nào đã học thì không bao giờ quên cả, cũng chẳng bao giờ nhầm lẫn linh tinh. Ngày được ít ngày được nhiều, nếu bạn cứ kiên trì tích lũy như vậy thì chỉ sau một thời gian bạn sẽ thấy vốn từ vựng bị động (passiver Wortschatz) của bạn tăng lên đáng kể. Và vốn từ vựng chủ động (aktiver Wortschatz) cũng sẽ tăng lên nếu bạn tích cực áp dụng những từ mới học được vào nói, viết hàng ngày.