Top 9 # Tự Học Tiếng Anh Ielts 5.5 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Hướng Dẫn Tự Học Ielts Speaking 8.5

Trước hết, mình xin điểm qua lại 4 tiêu chí cho IELTS Speaking một cách ngắn gọn: 1. fluency and coherence (nói rõ ràng, mạch lạc – không vấp nhiều, người nghe dễ dàng hiểu được mình nói gì); 2. Lexical resource (sử dụng đa dạng từ vựng); 3. Grammatical range and accuracy (sử dụng đa dạng ngữ pháp 1 cách tự nhiên, ít mắc lỗi); 4. Pronunciation (Phát âm rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu).

– Thứ nhất, TUYỆT ĐỐI KHÔNG VIẾT TRƯỚC SCRIPT VÀ HỌC THUỘC LÒNG. Vì sao? Khi bạn viết ra trước nội dung câu trả lời, não bộ của bạn đã được “lập trình” để learn by heart và chỉ việc “bắn ra” đáp án đó khi được hỏi. Biểu hiện là, khi được hỏi câu hỏi “trúng tủ”, mắt bạn đó sẽ có xu hướng nhìn thẳng rồi nhìn bên nọ bên kia, cố gắng khơi lại câu trả lời đã học thuộc, thỉnh thoảng trả lời rất trơn tru rồi lại “vấp”. Thậm chí khi bạn trúng tủ lúc đi thi, điều nay cũng này ảnh hưởng tới điểm fluency (tiêu chí 1), chưa kể examiner chắc chắn biết bạn đang đưa ra đáp án học thuộc lòng và cũng sẽ trừ điểm của bạn. Còn tệ hơn, khi bạn không trúng tủ, gặp các câu hỏi mới, lạ, mà đáp án chưa được viết từ trước, bạn sẽ vô cùng lúng túng, với cả 3 parts!

+ Part 1, part 3: tập hợp tất cả các đề thi gần nhất, các đề thi có thể xoay quanh các topic có thể gặp của IELTS Speaking và: NÓI LIÊN TIẾP TRONG VÒNG 10-15 PHÚT MỖI NGÀY, TRẢ LỜI HẾT CÂU NỌ ĐẾN CÂU KIA, ngày này qua ngày khác tới khi hết các câu hỏi thì thôi (luyện sự tự tin và sự thành thạo). Với các câu hỏi khó (nhìn câu hỏi mà mình không trả lời được ngay lập tức), mình viết ra 1 vài key words và 1 vài ideas cho câu hỏi (bằng cách search trên Google và tham khảo mấy sách luyện IELTS Speaking) sau đó trả lời câu đó lại 1-2 lần để nhớ ideas (chuẩn bị về mặt ý tưởng và từ vựng – khi không có ý tưởng thì thậm chí tiếng Việt cũng khó mà nói hay được!) Khi hết list câu hỏi, mình lại lặp lại từ đầu!

+ Part 2: Mình chuẩn bị cho part 2 cầu kỳ hơn 1 chút bằng cách:

1) CHUẨN BỊ VOCABULARY. Mình làm 1 cuốn sổ speaking chia theo nhiều topic. Mỗi topic mình tập hợp 1 list các words, collocations mà mình thích và thấy quan trọng (Mình tập hợp dựa trên 1 vài cuốn sách, các bài báo mình chủ động đọc theo topic và trên mấy trang như chúng tôi và chúng tôi ), sau đó mỗi ngày mình lấy 1 vài topic ra, nhìn vào từ vựng và mình nói về bất cứ cái gì! Nó rèn cho mình THÓI QUEN NHÌN VÀO VÀI KEY WORDS VÀ TỰ “MAKE UP” RA MỘT CÂU CHUYỆN GÌ ĐÓ THẬT NHANH.

Ngoài ra, với mỗi cue card khó, “hiếm”, mình tập hợp các bài mẫu, bài báo mình thích và HIGHLIGHT LẠI CÁC IDEAS VÀ TỪ VỰNG HAY theo các bài mẫu (từ vựng mà mình thích), để nếu có gặp cue card đó mình sẽ không bị quá bí ý tưởng hay từ vựng.

2) CHUẨN BỊ SỰ THÀNH THẠO. Mình cũng tập hợp tất cả các đề thi có thể. Với mỗi cue card, mình bấm giờ đúng 1 phút và lấy bút chì ghi ra 1 vài từ vựng key, sau đó bấm giờ đúng 2 phút và tự nói lần 1 + record (lần này là để luyện fluency). Sau đó, mình nghe lại phần thu âm để tìm ra các lỗ hổng: từ vựng, ngữ pháp, phát âm. Mình xem lại file từ vựng xem có nên bổ sung các từ vựng gì vào phần nói, xem ngữ pháp và phát âm có lỗi gì không, và speaking lại lần 2 (lần này là để hoàn thiện nâng điểm). Mỗi ngày mình làm như vậy khoảng 3-5 cue cards tuỳ độ khó từng cái.

– Thứ hai, ĐỪNG CỐ GẮNG CHÈN THÊM CÁC LINKING WORDS, REDUNDANT WORDS một cách gượng gạo. Ý mình là, hãy dùng các từ nối, các từ để “câu giờ” một cách thông minh, làm sao để nghe tự nhiên và người nghe không bị quá chú ý bởi các từ đó cũng như không bị “khó chịu” bởi việc nghe các từ đó. Nếu trong các câu trả lời bạn cứ “well… i think… chúng tôi like chúng tôi like chúng tôi like that…” quá nhiều, hay việc bạn cứ cố cho thêm các từ nối một cách gượng gaọ, thì thực sự là người nghe sẽ không thoải mái chút nào!

– Thứ ba, ĐỪNG HỌC IDIOMS. Mình đã từng ngồi với một giám khảo IELTS sau một buổi chấm thi Speaking, và giám khảo than rằng: cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong suốt 1 buổi chấm thi khi mà thí sinh cứ ngồi vào là bắt đầu dùng idioms vô tội vạ và sau đó thì chẳng nói được mấy câu, cả buổi điểm chẳng ai quá nổi 5.0! Mình cũng thấy lạ, vì sao nhiều bạn cứ thích học idioms, vì nghĩ nó sẽ làm cho câu văn của bạn thông minh hơn, hay xa xỉ hơn chăng? Việc thỉnh thoảng dùng 1-2 idioms cũng tốt thôi, nếu như bạn dùng chúng đúng ngữ cảnh mà vẫn tự nhiên. Nhưng thông thường, vì các bạn có xu hướng học thuộc 1 số idioms sau đó áp cho mọi tình huống, vì vậy bài nói của bạn nghe rất “hài”

– Thứ tư, ĐỪNG CỐ ÁP CÁC CẤU TRÚC CÂU PHỨC TẠP TỪ WRITING SANG SPEAKING. Khi chuyển từ phần writing sang speaking, hãy nhanh chóng THAY ĐỔI MINDSET VÀ “STYLE” của bạn. Hãy relax, và focus vào việc nói thành thạo, tự nhiên là trên hết, thay vì ép bản thân phải sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp phức tạp như trong writing. Khác với writing, không có task response nào cả và việc bạn cần làm là cứ nói một cách thoải mái thôi. Người ta không quan tâm với việc bạn nói gì, mà là bạn nói như thế nào. Cũng khác với writing, speaking không cho bạn thời gian nghĩ nhiều để chau chuốt ngữ pháp, và nếu bạn nghĩ nhiều để chau chuốt phần đó, cách bạn nói sẽ không còn tự nhiên nữa và khả năng cao bạn sẽ bị “vấp”! Điều này không có nghĩa rằng bạn không sử dụng đa dạng ngữ pháp, nhưng hãy sử dụng chúng một cách tự nhiên nhất có thể.

Tương tự, thực hành kéo dài câu bằng cách biến câu đơn thành câu ghép hoặc câu phức, bằng CÁC CÁCH ĐƠN GIẢN TỰ NHIÊN NHẤT, hoặc cách mà bạn yêu thích. Ví dụ, sử dụng “and”, “but”, “or”, mệnh đều quan hệ (who, which, that…), câu điều kiện (if…). Chỉ cần thực hành thành thạo chúng để bạn có thể đa dạng ngữ pháp 1 cách tự nhiên (dĩ nhiên là không mắc các lỗi ngữ pháp cơ bản khác, như danh từ số ít số nhiều, đuôi s, es hay ed, vv..) thì bạn sẽ đạt điểm grammar rất cao (tiêu chí số 3). Ngoài ra, có 1 cách khá hay để các bạn thực hành sử dụng ngữ pháp 1 cách đa dạng tự nhiên, đó là xem các video độc thoại “đỉnh cao” (như trên TED TALKS chẳng hạn). Khi xem, hãy chỉ tập trung vào phần ngữ pháp thôi, xem người ta đang đa dạng ngữ pháp thế nào, nhìn script và highlight lại các phần ngữ pháp “favorite” của bạn, sau đó thực hành nói lại như speaker đó!

– Thứ năm, ĐỪNG CỐ ÉP BẢN THÂN NÓI GIỌNG ANH CHUẨN HAY MỸ CHUẨN. Sự thật là, bạn có thể mix giọng Anh-Mỹ, thêm chút accent của Anh Ấn hay của Việt Nam chẳng hạn, cũng đều okay, miễn là: bạn phát âm rõ ràng, dễ nghe (các âm tiết không quá lệch cho với tiếng Anh chuẩn), có trọng âm rõ ràng (trọng âm của từ, và trọng âm của câu), có nối âm (đặc biệt các phần không quan trọng hoặc cố tình nói nhanh, nói lướt), và có EMOTION (Cảm xúc, cái này rất quan trọng nếu bạn không muốn người nghe cho rằng mình đang muốn nói như một con robot)

Cuối cùng, một vài điều mình cần chia sẻ cho phần IELTS Speaking:

MẮC LỖI RỒI THÌ KỆ THÔI. Bạn không cần phải nói một cách hoàn hảo. Người bản ngữ nói cũng thỉnh thoảng mắc lỗi kể cả lỗi ngữ pháp, đó là chuyện bình thường. Nếu bạn thấy mình mắc lỗi cơ bản thì cố gắng sửa ngay lúc đó (một cách tự nhiên nhất), không thì tốt nhất là tiếp tục nói, còn nếu bạn cứ cố gắng chăm chăm sửa lỗi thì bài nói của bạn sẽ rất kỳ quặc!

Tự Học Ielts Speaking 8.5 Thế Nào?

Hoàng Ngọc Quỳnh, sinh năm 1990, cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, tốt nghiệp loại xuất sắc trường Nottingham Business, Đại học Nottingham Trent, Anh năm 2017. Năm ngoái, chị giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Lancaster, Anh trị giá 89.000 bảng Anh (khoảng 2,6 tỷ đồng) và là tác giả hai cuốn sách luyện nghe, nói tiếng Anh. Từ kinh nghiệm giành 8.5 Speaking trong kỳ thi IELTS nhờ tự học, chị Quỳnh chia sẻ những điều cần tránh và cách giành điểm cao trong phần thi này. Tuyệt đối không viết trước script và học thuộc lòng

Khi bạn viết ra trước nội dung câu trả lời, não bộ đã được “lập trình” để chỉ việc nói ra đáp án đó một cách “chính xác”. Nếu may mắn gặp được hỏi câu “trúng tủ”, cách trả lời của bạn cũng nghe rất máy móc và không tự nhiên. Khi bạn cố gắng khơi lại câu trả lời đã học thuộc, bạn có xu hướng nói một cách trơn tru rồi lại “vấp”, ảnh hưởng tới điểm fluency.

Thông qua cách trả lời, ánh mắt, và ngôn ngữ cơ thể, khả năng cao là giám khảo cũng biết bạn đã học thuộc script và hậu quả là bạn sẽ bị trừ điểm khi đưa ra đáp án học thuộc lòng. Tệ hơn nữa, khi câu hỏi không nằm trong phần đã ôn tập, bạn sẽ vô cùng lúng túng và không biết xoay xở ra sao.

Việc thực hành này giúp tôi rèn được thói quen suy nghĩ nhanh, vận dụng từ vựng nhanh và nói được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất. Với các câu hỏi khó không trả lời được ngay, tôi viết một vài từ khóa và tham khảo ý tưởng (qua Google, các bài báo và một số sách luyện thi), sau đó thực hành trả lời 1-2 lần để ghi nhớ từ vựng và một vài ý hay. Khi luyện hết danh sách câu hỏi chính, tôi lặp lại từ đầu.

– Tôi chuẩn bị part 2 cầu kỳ hơn một chút bằng cách luyện tập từ mới và sự thành thạo khi nói.

Nếu không quá cần thiết, tôi nghĩ bạn cũng không nên quá lạm dùng từ nối và từ “thừa” một cách không tự nhiên. Bạn nên dùng từ nối để “câu giờ” một cách thông minh, làm sao để nghe tự nhiên và người nghe không cảm thấy bị các từ đó làm khó chịu.

Nếu trong câu bạn dùng quá nhiều “like”, “so”, “something like that”… người nghe thực sự sẽ không thoải mái. Để khắc phục, bạn nên chọn một số từ nối, từ thừa yêu thích để luyện tập trôi chảy cho đến khi dùng, chúng thực sự là ngôn ngữ của bạn (giả sử, với tôi, tôi thường hay dùng “well, I think… well, I guess that… well, for me…” ở đầu các câu khi giám khảo hỏi, nhưng tôi rất hạn chế dùng “like, like…so…so…something like that…something like that” chèn giữa các câu.

Đừng học cụm động từ (idioms)

Tôi từng trò chuyện với giám khảo IELTS sau một buổi chấm thi Speaking. Vị này kể rằng cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi thí sinh dùng idioms vô tội vạ, sau đó trong suốt cả bài thi thì không nói được nổi mấy câu. Với tất cả bạn đó, không có bạn nào được điểm Speaking trên 5.0. Có lẽ nhiều bạn cho rằng khi nói sử dụng nhiều idioms và các từ ngữ “xa hoa”, bài nói sẽ tăng độ học thuật, nghe có vẻ “chuyên nghiệp” hơn.

Tuy nhiên, thực tế với bài nói speaking IELTS hay trong ngữ cảnh nói đời thường, idioms chỉ phát huy tác dụng khi được dùng phù hợp với ngữ cảnh, không làm mất sự tự nhiên của câu nói, và không bị lạm dụng. Bạn tưởng tượng mà xem, nếu một người Việt Nam nói chuyện bình thường mà dùng liên tiếp các câu tục ngữ, châm ngôn thì có tự nhiên không?

Không áp dụng các cấu trúc phức tạp như trong bài Writing

Khi chuyển từ Writing sang Speaking, bạn cần “thư giãn” và “thả lỏng” hơn về ngôn từ, ngữ pháp, nhịp điệu câu nói… Việc ép bản thân sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp phức tạp như trong Writing là không cần thiết khi thực hành Speaking vì chúng sẽ khiến bài nói bị “vấp”, không còn tự nhiên. Bạn vẫn có thể sử dụng đa dạng ngữ pháp nhưng nên cố gắng dùng chúng một cách tự nhiên nhất có thể.

Với ngữ pháp khi nói, bạn cần luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, chẳng hạn việc chuyển thành thạo các thì của động từ (tập trung luyện một thì thành thạo rồi chuyển sang nói nhiều thì khác nhau), chuyển thành thạo các loại câu (câu đơn, câu phức, câu ghép kết hợp).

Bạn không cần dùng các cấu trúc quá phức tạp, có thể chỉ tập trung vào sử dụng câu ghép với “and”, “but”, “or” và câu phức với mệnh đề quan hệ (sử dụng who, which, that). Điều quan trọng là bạn nên sử dụng thành thạo và chính xác ngữ pháp, cố gắng không để mắc lỗi cơ bản nhất (thì, chia động từ, giới từ chẳng hạn).

Ngoài ra, một cách khá hay để thực hành sử dụng ngữ pháp đa dạng, tự nhiên là xem video độc thoại như trên TED talks. Khi xem, hãy chỉ tập trung vào phần ngữ pháp, nhìn transcript và nếu có thể, nên ghi chép lại những cách dùng ngữ pháp yêu thích để bắt chước theo.

Không cố ép bản thân nói chuẩn giọng Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ

Thực ra trong văn nói đời thường cũng như trong IELTS speaking, accent không phải điều quá quan trọng. Miễn là bạn phát âm rõ ràng, dễ nghe và các âm tiết không quá lệch với tiếng Anh chuẩn, còn bạn nói giọng nào cũng được.

Tuy nhiên nên lưu ý rằng, bạn cần nói có trọng âm của từ và câu một cách rõ ràng, nên nối âm. Cách tốt nhất để luyện tập phát âm có lẽ là nghe giọng chuẩn Anh, Mỹ thật nhiều, luyện tập nghe một cách chủ động, chăm chú và cố bắt chước diễn giả (phát âm của từ, trọng âm từ, nối âm, ngữ điệu, cảm xúc khi nói).

Tùy thuộc vào phần phát âm đang cần hoàn thiện, bạn nên chọn nguồn nghe phù hợp. Nếu để luyện âm riêng biệt và trọng âm, Spotlight English hoặc VOA Speacial English là những nguồn hay để luyện tập phát âm. Nếu để luyện nối âm, ngữ điệu, bạn có thể xem TED Talks, nghe podcasts (Podbeans là một app hay), hay xem phim, nghe nhạc tiếng Anh.

Không nên gò ép mình học IELTS Speaking một cách khô khan bằng việc chỉ luyện đề. Điều quan trọng là bạn cần cảm thấy thoải mái, vui vẻ và có động lực khi học. Như vậy bạn mới nó thể dễ dàng luyện nói tiếng Anh một cách thành thạo, tự nhiên, và đạt mức điểm IELTS Speaking như mong muốn.

Hoàng Ngọc Quỳnh

Lộ Trình Tự Học Luyện Thi Ielts Từ 5.0 Lên 6.5

Hiện nay, điểm số 6.5 là điểm số mà các bạn thí sinh luyện thi IELTS thường nhắm tới vì đây là điểm số mà khá nhiều trường đại học, nhà tuyển dụng yêu cầu.

A. Hiểu về band điểm IELTS 6.5

IELTS 6.5 có thành phần điểm như thế nào?

1. IELTS Listening

Bài thi nghe sẽ gồm có 4 section với 40 câu hỏi

Band 6.5 Lisening yêu cầu thí sinh đạt được từ 26 đến 29 câu trả lời đúng trên 40 câu hỏi cho cả hai hình thức thi là IELTS Academic và IELTS General Training

2. IELTS Reading

Gồm có 3 bài đọc với 40 câu hỏi. Tổng thời gian cho phần Reading là 60 phút

Với band 6.5 trong Reading: (Học thuật) đạt từ 26 đến 29 câu trả lời đúng trên tổng số 40 câu hỏi(Tổng quát) đạt từ 32 đến 33 câu đúng trên tổng số 40 câu hỏi

3. IELTS Speaking

Bài nói của bạn được chấm trên thang từ 1-9 và được chấm dựa trên 4 tiêu chí

Lexical resource: Độ chính xác và đa dạng của từ vựng mà bạn dùng

Grammatical range & accuracy: Độ chính xác và linh hoạt khi sử dụng cấu trúc ngữ pháp đơn giản và phức tạp

Pronunciation: Phát âm chuẩn xác và khả năng sử dụng dấu nhấn, ngữ điệu và các đặc điểm phát âm khác

4. IELTS Writing

Bài viết của bạn sẽ được chấm trên thang 1-9 dựa trên 4 tiêu chí

Task Achievement: bài viết có đúng đề bài hay không và các luận điểm đã trả lời được thuyết phục câu hỏi được đưa ra ở đề bài không

Coherence and cohesion: tính mạch lạc, liên kết giữa các câu và giữa các đoạn văn với nhau

Lexical Resource: cách bạn sử dụng từ vựng (tính chuẩn xác và linh hoạt)

Grammatical Range and accuracy: bài viết đã sử dụng đúng và linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh hay chưa

Đặc điểm kỹ năng và trình độ của band 6.5 IELTS

1. IELTS Listening

Có thể nghe và hiểu được câu và không chỉ là nghe được keyword hay hiểu ý chính của câu

Không có khó khăn trong việc hiểu nghĩa của các từ vựng cấp độ B2

Dịch nghĩa và hiểu câu hỏi dễ dàng, đặc biệt là Part 3 và Part 4

2. IELTS Reading

Có thể dịch và hiểu ý của câu hỏi một cách dễ dàng

Nắm vững từ vựng thuộc nhóm B1 – B2

Đọc bài và mất không quá lâu để nắm rõ ý chính

3. IELTS Speaking

4. IELTS Writing

Có thể sắp xếp câu và ý một cách mạch lạc và logic

Sử dụng thành thạo và hiệu quả các câu phức, câu đơn và câu ghép trong Tiếng Anh

Không mắc nhiều lỗi sai căn bản về ngữ pháp

B. Lộ trình và phương pháp học luyện thi IELTS từ 5.0 lên 6.5

1. Kỹ năng IELTS Listening

Phương pháp học

Giải đề thường xuyên để tập quen với cấu trúc bài thi cũng như tạo dựng cho mình một chiến lược làm bài hiệu quả

Với section 3 và 4, hãy luyện cách scanning và skimming để nắm ý chính của câu hỏi nhanh chóng

Sau khi giải đề xong, hãy phân tích kĩ những câu mình sai để rút kinh nghiệm

Đảm bảo mình phát âm chuẩn để tránh lỗi sai đáng tiếc

Phương pháp học

Luyện tập làm các bài đọc trong các sách giải đề để làm quen với các dạng đề và xây dựng cho bản thân cách làm bài hiệu quả

Lập bảng keyword table để ghi chú lại các cặp từ đồng nghĩa được paraphrase trong đề bài

Đọc báo thường xuyên để luyện tập khả năng đọc nhanh và để ghi nhớ từ vựng tốt hơn

Luyện tập thành thạo kĩ năng skimming và scanning

3. Kỹ năng IELTS Speaking

Phương pháp học

Luyện phát âm chuẩn từng âm một và thu âm để nhận ra những lỗi sai của mình

Cố gắng sử dụng các từ nối cho cả 3 part để bài nói được mạch lạc hơn

⌛ Thời gian học: 60h – 72h

Phương pháp học

Nắm chắc cách dùng và cấu trúc của những cấu trúc ngữ pháp cần thiết của Tiếng Anh, cố gắng sử dụng câu phức và câu ghép trong khi viết

Nếu gặp lỗi sai ngữ pháp nào thường xuyên, tạo thói quen kiểm tra lại lỗi dạng đó sau khi viết mỗi câu

Sử dụng các cụm từ kết hợp (collocations) chính xác

Xem và phân tích các bài mẫu của những nguồn Writing uy tín để có thêm ý tưởng cũng như tham khảo cách sử dụng từ và ngữ pháp

Để có lộ trình và phương pháp học hiệu quả thì với mỗi kĩ năng, hãy liệt kê ra những điểm yếu hoặc vấn đề mình đang gặp phải, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp cho từng nhược điểm

Với điểm xuất phát là 5.0 và mục tiêu là 6.5, Vietop xin giới thiệu các bạn một số tài liệu ôn tập sau đây:

2. Sách về từ vựng và ngữ pháp

Nếu bạn cần IELTS 6.5 gấp, bạn có thể tham khảo ngay khóa học IELTS Cấp tốc tại Vietop, đội ngũ giảng viên giỏi và có sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn.

Nếu bạn là mới bắt đầu học IELTS, tham khảo ngay:

IELTS Vietop

Top 5 Website Tự Học Ielts Online Miễn Phí

1. IELTS Simon

IELTS Simon được tạo lập bởi một giám khảo kỳ cựu trong kỳ thi IELTS – Thầy Simon. Đây thực sự là một kênh tự học IELTS Online rất tốt để chuẩn bị cho kỳ thi IELTS. Lời khuyên dành cho bạn ở trang Web này được viết bởi người thực sự hiểu rõ về bài thi IELTS. Và họ biết cách học IELTS tốt nhất để có được thành tích cao.

Trang Web có những bài giảng được đăng mỗi ngày ở chuyên mục “Lesson of the day”. Chuyên mục cung cấp một lượng lớn thông tin và tài liệu IELTS miễn phí như: đề thi mẫu, bài thi, câu trả lời mẫu và rất nhiều mẹo thi IELTS.

Bạn có thể đăng ký vào trang web này để nhận các bài học và mẹo hàng ngày được gửi đến hộp thư của bạn.

2. IELTS.org

Đây là trang web thi IELTS chính thức và nó là một nơi tuyệt vời để bạn làm quen với cách thức thi. Có rất nhiều thông tin thi IELTS thực tế hữu ích ở đây: thông tin chung về định dạng bài thi IELTS, cách đăng ký, nơi tìm trung tâm thi IELTS, mẫu câu hỏi thi IELTS và mẹo luyện thi.

Ngoài ra còn có một trang Facebook hoạt động chứa các câu đố và mẹo, và được cập nhật thường xuyên. Bạn có thể nhận xét về bài viết, đặt câu hỏi và trò chuyện với những người học khác.

3. IELTS Buddy

Link: ieltsbuddy.com

Rất nhiều thí sinh chỉ tập trung vào các kỹ năng, kỹ thuật và luyện đề thi IELTS và quên rằng từ vựng và ngữ pháp cũng quan trọng không kém đối với IELTS. IELTS Buddy là một trang web tuyệt vời tập trung vào các lĩnh vực quan trọng này.

Phần thông tin về Từ vựng và Ngữ pháp rất hữu ích cho Bài kiểm tra IELTS. Với danh sách từ học thuật (để làm cho bài luận của bạn tỏa sáng!) Và cấu trúc ngữ pháp phù hợp với các bài tập viết.

IELTS Buddy cũng cung cấp nhiều tài liệu IELTS hữu ích như các trang web đã đề cập ở trên: thông tin về định dạng bài kiểm tra, câu hỏi và bài kiểm tra mẫu.

4. IELTS Liz Youtube Channel

Link: https://www.youtube.com/user/ieltsliz

5. IELTS Exam

Link: ielts-exam.net

Chia sẻ cho bạn những giáo trình IELTS, TOEIC hay nhất Kinh nghiệm luyện thi IELTS, tự học IELTS từ các cao thủ