Top 4 # Soạn Văn Lớp 10 Bài Willy Xơ Trở Về Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Và Tóm Tắt Uy Lít Xơ Trở Về

Giới thiệu về nhà văn Hô-me-rơ

Tác giả Hô-me-rơ ( Hómēros) là nhà văn mù nổi tiếng của xứ sở Hi Lạp, sống trong khoảng thời gian từ thế kỉ IX đến VIII giai đoạn trước Công nguyên. Nhà văn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, từng phải trải qua cuộc sống mưu sinh khổ cực bươn trải. Những kiệt tác mà ông để lại cho đời là hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-at và Ô-đi-xê.

Giới thiệu về tác phẩm Ô-đi-xê và đoạn trích

Nhân vật chính của tác phẩm kinh điển này hai nhân vật Uy lít xơ và Pê nê lốp. Tác giả đã gửi gắm và hiện thức hóa, lí tưởng hóa những điều tốt đẹp vào hai nhân vật trung tâm này. Họ là biểu tượng của cao đẹp về hạnh phúc, khát khao tự do và mơ ước bình yên về mái ấm gia đình.

Tác phẩm Ô-đi-xê bao gồm 24 khúc ca với 12110 câu thơ kể về cuộc hành trình gian truân của Uy lít xơ. Khi tóm tắt Uy lít xơ trở về cùng đoạn trích trong sách ngữ văn 10, các em cần lưu ý nắm được nội dung của tác phẩm Ô-đi-xê.

Đoạn trích trong chương trình thuộc khúc ca XVIII của tác phẩm Ô-đi-xê. Khi đó, Uy lít xơ giả vờ làm người khách khất, sau đó thử thách những tên nô bộc phản hồi và những kẻ cầu hôn vợ mình. Tiếp đó, cha con chàng đã tiêu diệt 108 tên công tử láo xược và gia nhân không trung thành. Đoạn trích này được bắt đầu từ đây. Do vậy, khi tóm tắt Uy lít xơ trở về, các em cần lưu ý về nội dung của tác phẩm Ô-đi-xê cũng như đoạn trích cần nghiên cứu trong sách giáo khoa.

Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Ô-đi-xê

Để nắm được trọn nội dung cũng như soạn bài một cách tốt nhất, khi tóm tắt Uy lít xơ trở về, các em cần nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Qua đó, các em sẽ nắm được căn nguyên nội dung và tính cách của nhân vật khi tác giả tạo dựng lên.

Ô-đi-xê là kiệt tác được ra đời khi người Hi Lạp mở rộng vùng hoạt động ra vùng biển cả. Hình tượng nhân vật Uy lít xơ chính là sự thần tượng hóa và lí tưởng hóa của những mơ ước và khao khát của người dân Hi Lạp trong công cuộc chinh phục thế giới và khám phá thiên nhiên. Con người ngoài sự gan góc kiên cường cũng cần phải có sự thông minh, nhanh nhaỵ và khôn ngoan để giành được những mơ ước đó.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đời sống xã hội đã tác động đến suy nghĩ của tác giả khi tạo nên tác phẩm. Ô-đi-xê ra đời khi nhân dân Hi Lạp đang ở giai đoạn từ giã chế độ công xã thị tộc, và đang ở ngưỡng chế độ chiếm hữu nô lệ. Do vậy, thời điểm này xuất hiện tổ chức gia đình với hình thái một vợ một chồng. Chính vì thế, bên cạnh là tình yêu với quê hương, tác phẩm còn ngợi ca tình cảm gia đình gắn bó, thủy chung và son sắt.

Người anh hùng Uy lít xơ lênh đênh mười năm trên biển mà vẫn chưa đặt chân đến mảnh đất quê hương. Vì tình yêu say đắm của mình mà nữ thần Ca-lip-xô ích kỉ đã giữ chàng lại. Thương thay thân phận Uy lít xơ, thần Dớt bèn sai Hec-mec đến để lệnh cho nữ thần Ca-lip-xô phải cho chàng đi. Trong quá trình trở về, chàng phải dạt vào xứ Phê a ki vì thuyền đã bị bão đánh chìm.

Tại xứ Phê a ki, Uy lít xơ được nhà vua tiếp đón tử tế, đồng thời cũng được công chúa Nô xi ca yêu mến và phải lòng. Theo ý cửa đức vua, chàng kể lại bước đường gian truân và chặng đường gian nan của mình cùng đồng đội: từ câu chuyện thoát khỏi xứ sở khổng lồ của tên một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát nguy hiểm của những nàng tiên cá Xi ren…

Nghe xong những câu chuyện ấy, nhà vua cảm phục chàng, bèn cho thuyền đưa chàng về quê hương. Về đến nhà, chứng kiến cảnh vợ mình khi xa chồng được nhiều người theo đuổi cầu hôn, Uy lít xơ giả dạng người hành khất để vợ không nhận ra mình. Trước sự thúc ép của những người cầu hôn, chàng thách ai giương được chiếc cung của Uy lít xơ và bắn một phát trúng mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại. Chàng ra tay trừng phạt những tên cầu hôn và những kẻ gia nhân phản bội.

Văn bản được học trong chương trình Ngữ Văn 10 là đoạn trích về cảnh gặp gỡ giữa Uy lít xơ và gia đình tại quê hương. Tuy nhiên, cảnh gặp mặt trong lần trở về này lại trở thành cảnh “nhận mặt”. Các nhân vật trong đoạn trích đều được thử thách để tìm được hạnh phúc. Câu chuyện chính là bài ca về hạnh phúc gia đình, khát vọng và ước mơ đoàn tụ và tự do của người dân Hi Lạp.

Bên cạnh đó, tác giả của đoạn trích cũng gửi đến bạn đọc thông điệp về sự trân quý hạnh phúc gia đình giản đơn. Chỉ có gia đình mới đem lại những giá trị to lớn và bên lâu. Đó chính là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng mà mỗi người cần phải lưu giữ trong tim mình.

Phần 1 – Từ đầu… người kém gan dạ: Đây là cuộc đối thoại giữa các nhân vật, trong đó có những người cầu hôn vợ Uy lít xơ và chàng. Tuy nhiên, vợ chàng vẫn chưa chịu nhận chồng

Phần 2- Đoạn còn lại: Vợ chàng thử thách qua bí mật về chiếc giường, cuộc thánh thức diễn ra thành công do Uy lít xơ khởi xướng.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang giá trị và ý nghĩa riêng của nó. Để một kiệt tác đi vào lòng người đọc nó cần có nội dung sâu sắc và nghệ thuật điêu luyện, và đoạn trích này cũng không phải một ngoại lệ.

Nội dung của tác phẩm: Đây là bài ca đề cao sức mạnh của trí tuệ, của ý chí nghị lực và niềm tin của loài người về khát vọng chinh phục tự nhiên. Đồng thời, khi khám phá tác phẩm qua việc tóm tắt Uy lít xơ trở về, chúng ta còn thấy được ở đó là khát khao về một cuộc sống hạnh phúc ấm no.

Nghệ thuật của tác phẩm: Năng lực quan sát và tưởng tượng đầy phong phú đa dạng, sự quan sát tỉ mỉ tinh tế đầy sâu sắc, cốt truyện gây cấn với nhiều chi tiết hấp dẫn, tính cách nhân vật nhất quán tiêu biểu, ngôn ngữ sử dụng nhiều định ngữ với các hình ảnh ẩn dụ, so sánh…

Chàng lập mưu kế để tiêu diệt chúng một cách êm đẹp. Với sự trợ giúp của cậu con trai tên là Tê-lê-mác, bọn cầu hôn láo xược cùng những kẻ thất tín đã bị chàng dẹp bỏ. Mặc dù hồi hộp khi gặp vợ là thế, những chàng vẫn giữ được phong thái bình tĩnh của mình, kiên nhẫn để Pê nê lốp nhận ra chàng. Chi tiết đơn giản này cũng cho thấy phẩm chất cao quý và nhân phẩm sáng ngời của chàng trai Hi Lạp. Do vậy, khi tóm tắt Uy lít xơ trở về, chúng ta cần phân tích kĩ tâm trạng của nhân vật.

Sự phân vân trong tâm trạng của nàng Pê nê lốp thể hiện cụ thể trong từng cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ, sự lúng túng trong cách ứng xử. Nàng tính toán, xem xét, suy nghĩ mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động “lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng“

Việc nàng Pê-nê-lốp sử dụng cách thử bí mật của chiếc giường cho thấy sự thông minh, lanh lơi của nàng, đồng thời cũng thể hiện sự bình tĩnh, thận trọng và cốt cách thanh tao. Điều này là vô cùng phù hợp với hoàn cành của nàng lúc đó. Sự tế nhị, tỉnh táo và đầy kiên quyết của Pê nê lốp thể hiện nàng là con người tình cảm và có lối sống cao thượng. Khi tóm tắt Ut lít xơ trở về, chúng ta cần lưu ý đến tâm trạng cũng như phân tích suy nghĩ của nàng để thấy được vẻ đẹp sáng ngời mà tác giả gửi gắm trong nhân vật.

Một số biện pháp nghệ thuật điển hình được vận dùng tài tình đầy tinh tế trong đoạn trích chính là biện pháp tương phản, tạo bất ngờ kịch tính… Ở đoạn cuối của đoạn trích, biện pháp so sánh được sử dụng vô cùng thành công. “Người đi biển” và “mặt đất” là hai hình ảnh nói lên tâm trạng khát khao đến tuyệt vọng nhưng cũng mừng vui của nàng Pê nê lốp khi gặp lại người chồng bấy lâu xa cách.

Có thể thấy, ngòi bút của nhà văn Hô mê rơ mang đậm phong cách sử thi, vừa chậm rãi nhưng cũng đầy trang trọng. Kiểu kể chuyện tỉ mỉ trong các cuộc đối thoại khiến tính cách các nhân vật trở nên chân thật hơn. Để khắc họa nhân vật một cách cụ thể nhất, tác giả đã sử dụng hình thức gọi thân mật bằng cụm danh-tính từ rất đặc trưng của sử thi Hi Lạp, ví dụ điển hình như Uy lít xơ cao quý, Pê nê lốp thận trọng hay nhũ mẫu Ori cle hiền thảo…

Soạn Bài Hứng Trở Về

Văn nghị luận – Soạn bài Hứng trở về. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên), đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi, từng làm đến chức Thượng thư. Ông để lại Giới hiên thi tập.

2. Bài thơ Hứng trở về là bài thơ thể hiện lòng yêu nư­ớc và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Tình yêu ấy thể hiện bằng nỗi nhớ quê h­ương và sự gắn bó tha thiết với cuộc sống hết sức bình dị ở quê nhà. Nỗi nhớ quê da diết thôi thúc tác giả quay về dù đang sống sung sướng giữa chốn phồn hoa.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Nỗi nhớ quê h­ương luôn là cảm xúc thư­ờng trực của ngư­ời li khách. Điều đáng l­ưu ý là ở bài thơ này, nỗi nhớ ấy được gợi lên bằng những hình ảnh vô cùng quen thuộc: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoang thoảng hương thơm, cua đang lúc béo… Tất cả những hình ảnh này đều rất giàu sức gợi bởi nó gắn bó máu thịt với cuộc đời của mỗi con ng­ười, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn.

2. Thơ văn trung đại nói nhiều đến lòng yêu n­ước và ng­ười ta cũng có nhiều cách khác nhau để biểu đạt điều này. Với bài thơ “Quy hứng”, cái tình đối với đất nước, non sông có thêm một cung bậc nữa – đó là nỗi lòng của kẻ li hư­ơng. Quy hứng mở đầu bằng nỗi nhớ quê da diết của ngư­ời li khách. Nh­ưng nó không được nói bằng những ngôn từ trực tiếp mà là bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa h­ương đư­a thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến khó phai.

Tình yêu quê hương của tác giả không chỉ biểu hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện qua cái khát khao được quay về. Sống sung s­ướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo như­ng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nư­ớc, niềm tự hào dân tộc) lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời th­ường.

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 10: Luyện Tập Về Liên Kết Trong Văn Bản

Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Luyện tập về liên kết trong văn bản

1. Hãy kể tên các phép liên kết hình thức đã học ở Trung học cơ sở. Lấy ví dụ về từng phép liên kết.

Gợi ý: Chú ý các phép liên kết lặp, nối, thế,…

2. Chỉ ra sự thiếu liên kết nội dung trong đoạn văn sau:

Cắm bơi một mình trong đêm. Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc nước ta. Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng.

Gợi ý:

3. So sánh hai đoạn văn sau và rút ra nhận xét về tính lô gích của lập luận trong hai cách sắp xếp.

Đoạn 1

Kết quả học tập trong học kì vừa qua của lớp 10 A4 rất tốt: 100% đạt điểm trung bình từ 7, 5 trở lên, có 16 bạn đạt điểm tối đa trong tất cả các môn thi học kì. Song, trong lớp vẫn còn hiện tượng đi học muộn, còn có bạn nói chuyện riêng trong giờ học. Lớp 10 A4 đề nghị nhà trường khen thưởng tập thể lớp.

Đoạn 2

Lớp 10 A4 tuy còn hiện tượng đi học muộn, còn có bạn nói chuyện riêng trong giờ học, nhưng kết quả học tập trong học kì vừa qua của lớp rất tốt: 100% đạt điểm trung bình từ 7, 5 trở lên, có 16 bạn đạt điểm tối đa trong tất cả các môn thi học kì. Lớp 10 A4 đề nghị nhà trường khen thưởng tập thể lớp.

Gợi ý:

Hai đoạn văn có trình tự sắp xếp các ý khác nhau. Đoạn 1 trình bày ưu điểm trước, nhược điểm sau. Đoạn 2 trình bày nhược điểm trước, ưu điểm sau. Trong trường hợp người viết muốn đi đến kết luận đề nghị nhà trường khen thưởng thì cách sắp xếp như đoạn 2 hợp lí, thuyết phục hơn.

a) Hôm sau, vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương đông lại, nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là xứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn dùng xe bằng vàng rước vào trong thành.

(Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ)

Gợi ý:

Phương tiện liên kết “Vua” được dùng theo phép lặp.

Tác dụng: Liên kết giữa các câu, tập trung sự chú ý vào nhân vật được nói đến trong lời kể.

b) Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay (…). Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí và vai trò rất quan trọng. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kì dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. (Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)

Gợi ý:

Phương tiện liên kết “Văn học dân gian” được dùng theo phép lặp;

Tác dụng: Liên kết giữa các câu, tập trung sự chú ý vào đề tài của đoạn.

c) Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Rồi hai anh em lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc nặng nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho em ở riêng. Người anh chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng đều cho làm rẽ, ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, lại cho là đần độn, không đi lại với em nữa.

(Cây khế)

Gợi ý:

“Rồi”, “nhưng”, “còn” được dùng theo phép nối; ngoài tác dụng liên kết, “rồi” diễn đạt trình tự trước sau của sự việc, “nhưng”, “còn” diễn đạt quan hệ đối chiếu, tương phản về nghĩa giữa các câu.

“Họ”, “thấy thế” được dùng theo phép thế; ngoài tác dụng liên kết còn làm cho lời văn ngắn gọn, không bị trùng lặp từ ngữ.

“Người anh”, “người em”, “hai anh em” được dùng theo phép lặp; ngoài tác dụng liên kết còn duy trì sự chú ý vào nhân vật được nói đến trong lời kể.

5. Lựa chọn các phương tiện liên kết thích hợp với vị trí […] và chỉ ra phép liên kết được sử dụng.

a) Trong suốt thời kì đấu tranh chống ách thống trị của đế quốc phong kiến xâm lược, nhân dân ta đã nhiều phen lật đổ chính quyền của bọn đô hộ. […] chỉ với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 thì mới chấm dứt được ách thống trị của phong kiến phương Bắc và mở đầu thời kì quốc gia độc lập.

(Theo sách Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII)

b) Văn học dân gian là một kho tàng chẳng những quý báu về chất mà còn phong phú về lượng. Sự phát triển mạnh mẽ […] ở nước ta có cơ sở từ những điều kiện lịch sử nhất định.

(Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)

c) Văn học chữ Hán có một số lượng tác phẩm rất lớn. […] là những tác phẩm văn học chính luận và văn học hình tượng thuộc đủ loại, viết theo thể tản văn, biền văn và vận văn.

(Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)

Gợi ý:

(a): Nhưng – dùng theo phép nối.

(b): của văn học dân gian – được dùng theo phép lặp.

(c): Đó – được dùng theo phép thế.

6. Phân tích các bình diện và các phương tiện liên kết đã sử dụng trong bài viết số 5 của anh (chị).

Gợi ý:

Các bình diện:

Bài viết đã thể hiện sự liên kết nội dung như thế nào?

Bài viết đã thể hiện sự liên kết hình thức ra sao?

Các phương tiện liên kết: Bài viết đã sử dụng những phương tiện nào để thể hiện sự liên kết nội dung và liên kết hình thức? Tác dụng của các phương tiện liên kết ấy là gì?

Soạn Bài Văn Bản Văn Học Lớp 10

Soạn bài Văn bản văn học lớp 10

Bài Soạn bài Văn bản văn học thuộc: Tuần 31 SGK ngữ văn 10

Câu 4: Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ cụ thể.

I. TIÊU CHÍ CHỦ YẾU CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

Tiêu chí 1: Văn bản văn học còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương. Văn bản văn học đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.

Ví dụ: Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chúng ta phải suy nghĩ để tìm kiếm lời giải đáp cho các câu hỏi: Tinh yêu là gì? Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để giữ niềm tin?

Tiêu chí 2. Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tượng mang tính thẩm mĩ cao, trau chuốt biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa.

Tiêu chí 3: Mỗi văn bản đều có một thể loại nhất định và theo quy ước cách thức thể loại đó (Kịch có hồi, cảnh, có lời đối thoại độc thoại; Thơ có vần, điệu, luật, khổ thơ…).

II. CẤU TRÚC CỦA MỘT VĂN BẢN VĂN HỌC

1. Tầng ngôn từ (ngữ âm, ngữ nghĩa)

– Đối tượng đầu tiên khi tiếp xúc với một văn bản văn học đó là ngôn từ. Để hiểu tác phẩm, trước hết chúng ta phải hiểu ngôn từ.

– Hiểu ngôn từ là bước đầu tiên để hiểu đúng tác phẩm.

– Hiểu ngôn từ là hiểu các nghĩa (tường minh, hàm ẩn) của các từ ngữ, là hiểu các âm thanh được gợi khi phát âm.

2. Tầng hình tượng

– Hình tượng văn học là một dạng đặc thù của hình tượng nghệ thuật, được thể hiện bằng ngôn từ nên còn được gọi là hình tượng ngôn từ.

– Hình tượng không chỉ phản ánh mà còn khái quát hiện thực, khám phá cái cốt lõi, cái bất biến, cái vĩnh cửu trong cái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên.

– Hình tượng văn học có thể là hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên, sự vật, con người: hoa sen, cây tùng, những chiếc ô tô (Bài thơ về tiểu đội xe không kính), anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa)…

– Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống như sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời.

3. Tầng hàm nghĩa

– Hàm nghĩa của văn bản văn học là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đọc tác phẩm văn học, xuất phát từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản.

– Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, việc nắm bắt tầng hàm nghĩa là rất khó. Nó phụ thuộc vào vốn sống, nhận thức, quan niệm, tư tưởng tình cảm… của người tiếp nhận.

Câu 1: Hãy nêu những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. Trả lời:

Tiêu chí 1: Văn bản văn học còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương. Văn bản văn học đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.

Ví dụ: Đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chúng ta phải suy nghĩ để tìm kiếm lời giải đáp cho các câu hỏi: Tinh yêu là gì? Hạnh phúc là gì? Làm thế nào để giữ niềm tin?

Tiêu chí 2. Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tượng mang tính thẩm mĩ cao, trau chuốt biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa.

Tiêu chí 3: Mỗi văn bản đều có một thể loại nhất định và theo quy ước cách thức thể loại đó (Kịch có hồi, cảnh, có lời đối thoại độc thoại; Thơ có vần, điệu, luật, khổ thơ…).

Câu 2: Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học? Trả lời:

– Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đọc văn bản văn học, ta hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Cùng với ngữ nghĩa, phải chú ý tới ngữ âm. Tuy nhiên, tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiểu sâu của văn bản.

– Vượt qua tầng ngôn từ, chúng ta cần đi sâu vào tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa thì mới có thể hiểu được văn bản văn học. Trên thực tế, ba tầng của văn bản văn học không tách rời mà liên hệ mật thiết với nhau. Không hiểu tầng ngôn từ sẽ không hiểu tầng hình tượng và vì vậy cũng sẽ không hiểu tầng hàm nghĩa của văn bản.

– Trong một văn bản văn học, tầng ngôn từ hình tượng hiện lên tương đối rõ, tầng hàm nghĩa khó nắm bắt hơn. Tầng hàm nghĩa chỉ có thể hiểu được khi người đọc biết suy luận, phân tích, khái quát.

Đọc văn bản văn học phải hiểu được tầng hàm nghĩa nhưng hiểu được tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa một hình tượng mà anh (chị) yêu thích trong một bài thơ hoặc đoạn thơ ngắn. Trả lời:

a. Để phân tích, học sinh cần nắm được đặc trưng của hình tượng trong thơ, hiếu được lớp ngôn từ để phân tích đặc điểm của hình tượng, từ đó phân tích ý nghĩa của hình tượng.

b. Nên chọn hình tượng trong một bài thơ, hoặc đoạn thơ đã học trong chương trình để thấy việc tiếp cận hình tượng theo hướng tìm hiểu các tầng của văn bản có những cái hay riêng

c. Có thể tham khảo ví dụ sau:

“Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”

(Lý Bạch – Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)

– Học sinh đối chiếu với bản phiên âm và dịch nghĩa để hiểu lớp ngôn từ. Chú ý các từ “cỡ phàm” (cánh buồm lẻ loi, cô độc); “bích không tận” (bầu trời xanh đến vô cùng); “duy kiến” (chỉ nhìn thấy duy nhất); “thiên tế lưu” (dòng sông bay lên ngang trời).

– Hình tượng nhân vật trữ tình được khắc hoạ qua hai hình ảnh: Cánh buồm khuất bầu không (Cô phàm viễn ảnh bích không tận) và dòng sông chảy ngang trời (Duy kiến trường giang thiên tế lưu).

– Ngôn từ và hình ảnh thơ tạo nên rất nhiều đối lập: cảnh và người; kẻ đi và người ở; bé nhỏ và rộng lớn; dom chiếc và vô tận; hữu hạn và vô hạn; trời và nước…

– Hình tượng thơ vừa gửi gắm niềm thương nhớ vừa khắc hoạ tâm trạng nôn nao khó tả của Lý Bạch trong thời khắc tiễn bạn về chốn phồn hoa.

Câu 4: Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ cụ thể. Trả lời:

a. Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín của văn bản văn học mà qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra.

c. Hàm nghĩa của văn bản văn học không phải lúc nào cũng dễ hiểu và không phải lúc nào cũng có thể hiểu đúng và hiểu đủ.

Ví dụ:

a. Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương mới đọc qua tưởng chỉ là chuyện chiếc bánh trôi, từ đặc điểm đến các công đoạn làm bánh. Nhưng hàm chứa trong đề tài bánh trôi là cảm hứng về cuộc đời và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ than thân trách phận nhưng không dừng lại ở đó, còn khẳng định vẻ đẹp của mình và lên tiếng phê phán xã hội bất công, vô nhân đạo.

b. Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu bao hàm nhiều ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời thông qua rất nhiều những nghịch lí:

– Trong đời mỗi con người, có nhiều chuyện mà ta không lường trước được, không tính hết được bởi có những việc xảy ra ngoài ý muốn (Nhĩ đã không thể sang được bãi bồi bên kia sông, ngay trước nhà mình).

– Đôi khi, người ta cứ mải mê đi tìm những giá trị ảo tưởng trong khi có những giá trị quen thuộc, gần gũi mà bền vững thì lại bỏ qua để khi nhận ra thì quá muộn (khi nằm liệt giường, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của “Bến quê”, vẻ đẹp của người vợ tảo tần sống gần trọn đời với mình).

– Hãy biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì thuộc về “Bến quê”, đó là bức thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến mọi người thông qua những triết lí giản dị mà sâu sắc của tác phẩm.

LUYỆN TẬP

Đọc các văn bản (SGK trang 121, 122) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.

Câu 1: Văn bản “Nơi dựa”

a. Văn bản là một bài thơ văn xuôi của Nguyễn Đình Thi. Bố cục của văn bản chia làm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng như nhau:

– Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.

– Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ.

Tác giả tạo nên cấu trúc đối xứng cốt làm nổi bật tính tương phản, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của hình tượng.

b. Những hình tượng trong hai đoạn của bài thơ gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi dựa trong cuộc sống. Người đàn bà dắt đứa nhỏ nhưng chính đứa nhỏ lại là “Nơi dựa” cho người đàn bà; bà cụ già bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ.

Câu 2. Văn bản “Thời gian”

a. Văn bản là một bài thơ của Nam Cao. Bài thơ có câu từ độc đáo và cách ngắt nhịp linh hoạt, cách vắt dòng có chủ định. Văn bản có thể chia làm hai đoạn:

Đoạn một: từ đầu đến “…trong lòng giếng cạn”

Đoạn hai: tiếp theo đến hết.

Đoạn một nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian. Đoạn hai nói về những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian.

– Thời gian cứ từ từ trôi “qua kẽ tay ” và âm thầm “làm khô những chiếc lá”. “Chiếc lá” vừa có nghĩa thực, cụ thể vừa có nghĩa bóng, ẩn dụ. Nó vừa là chiếc lá trên cây, mới hôm này còn xanh tươi sự sống thế mà chỉ một thời gian lọt “qua kẽ tay”, là đã lá chết. Nó vừa là những chiếc lá cuộc đời trên cái cây cuộc sống mà khi thời gian trôi đi, sự sống cứ rụng dần như những chiếc lá. Những kỉ niệm trong đời thì “Rơi / như tiếng sỏi / trong lòng giếng cạn”. Thật nghiệt ngã. Đó là quy luật băng hoại của thời gian.

– Vấn đề ở đây là ai cũng nhận ra quy luật ấy nhưng không phải ai cũng có thể làm cho mình bất tử cùng thời gian. Vậy mà cũng có những giá trị mang sức sống mãnh liệt chọi lại với thời gian, bất tử cùng thời gian. Đó là sức mạnh vượt thời gian của thi ca và âm nhạc (hiểu rộng ra là nghệ thuật). Dĩ nhiên là “những câu thơ “những bài hát”, những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hai chữ “xanh” được láy lại như “chọi” lại với chữ “khô” trong câu thứ nhất.

– Câu kết thật bất ngờ: “Và đôi mắt em/ như hai giếng nước”. Dĩ nhiên đây là “hai giếng nước” chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm “rơi” vào “lòng giếng cạn” quên lãng của thời gian.

b. Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.

Câu 3. Văn bản “Mình và ta”

Văn bản là một bài tứ tuyệt đặc sắc của nhà thơ Chế Lan Viên rút trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ đề cập đến những vấn đề lí luận của thi ca, của văn học nghệ thuật.

a. Hai câu đầu:

Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình

Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!

Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng “sâu thẳm” thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.

b. Hai câu sau là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc:

Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy

Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.

Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp “tro” tưởng như tàn lại có thể “nhen thành lửa cháy”, từ “vỉên đá con” có thể dựng nên thành, nên luỹ.

Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã được nhà thơ phát biểu theo cách của thơ và đó cũng là một minh chứng cho quan niệm của chính nhà thơ.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học