Top 14 # Soạn Văn Bài Uy-Lít-Xơ Trở Về Ngữ Văn 10 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Và Tóm Tắt Uy Lít Xơ Trở Về

Giới thiệu về nhà văn Hô-me-rơ

Tác giả Hô-me-rơ ( Hómēros) là nhà văn mù nổi tiếng của xứ sở Hi Lạp, sống trong khoảng thời gian từ thế kỉ IX đến VIII giai đoạn trước Công nguyên. Nhà văn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, từng phải trải qua cuộc sống mưu sinh khổ cực bươn trải. Những kiệt tác mà ông để lại cho đời là hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-at và Ô-đi-xê.

Giới thiệu về tác phẩm Ô-đi-xê và đoạn trích

Nhân vật chính của tác phẩm kinh điển này hai nhân vật Uy lít xơ và Pê nê lốp. Tác giả đã gửi gắm và hiện thức hóa, lí tưởng hóa những điều tốt đẹp vào hai nhân vật trung tâm này. Họ là biểu tượng của cao đẹp về hạnh phúc, khát khao tự do và mơ ước bình yên về mái ấm gia đình.

Tác phẩm Ô-đi-xê bao gồm 24 khúc ca với 12110 câu thơ kể về cuộc hành trình gian truân của Uy lít xơ. Khi tóm tắt Uy lít xơ trở về cùng đoạn trích trong sách ngữ văn 10, các em cần lưu ý nắm được nội dung của tác phẩm Ô-đi-xê.

Đoạn trích trong chương trình thuộc khúc ca XVIII của tác phẩm Ô-đi-xê. Khi đó, Uy lít xơ giả vờ làm người khách khất, sau đó thử thách những tên nô bộc phản hồi và những kẻ cầu hôn vợ mình. Tiếp đó, cha con chàng đã tiêu diệt 108 tên công tử láo xược và gia nhân không trung thành. Đoạn trích này được bắt đầu từ đây. Do vậy, khi tóm tắt Uy lít xơ trở về, các em cần lưu ý về nội dung của tác phẩm Ô-đi-xê cũng như đoạn trích cần nghiên cứu trong sách giáo khoa.

Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Ô-đi-xê

Để nắm được trọn nội dung cũng như soạn bài một cách tốt nhất, khi tóm tắt Uy lít xơ trở về, các em cần nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Qua đó, các em sẽ nắm được căn nguyên nội dung và tính cách của nhân vật khi tác giả tạo dựng lên.

Ô-đi-xê là kiệt tác được ra đời khi người Hi Lạp mở rộng vùng hoạt động ra vùng biển cả. Hình tượng nhân vật Uy lít xơ chính là sự thần tượng hóa và lí tưởng hóa của những mơ ước và khao khát của người dân Hi Lạp trong công cuộc chinh phục thế giới và khám phá thiên nhiên. Con người ngoài sự gan góc kiên cường cũng cần phải có sự thông minh, nhanh nhaỵ và khôn ngoan để giành được những mơ ước đó.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đời sống xã hội đã tác động đến suy nghĩ của tác giả khi tạo nên tác phẩm. Ô-đi-xê ra đời khi nhân dân Hi Lạp đang ở giai đoạn từ giã chế độ công xã thị tộc, và đang ở ngưỡng chế độ chiếm hữu nô lệ. Do vậy, thời điểm này xuất hiện tổ chức gia đình với hình thái một vợ một chồng. Chính vì thế, bên cạnh là tình yêu với quê hương, tác phẩm còn ngợi ca tình cảm gia đình gắn bó, thủy chung và son sắt.

Người anh hùng Uy lít xơ lênh đênh mười năm trên biển mà vẫn chưa đặt chân đến mảnh đất quê hương. Vì tình yêu say đắm của mình mà nữ thần Ca-lip-xô ích kỉ đã giữ chàng lại. Thương thay thân phận Uy lít xơ, thần Dớt bèn sai Hec-mec đến để lệnh cho nữ thần Ca-lip-xô phải cho chàng đi. Trong quá trình trở về, chàng phải dạt vào xứ Phê a ki vì thuyền đã bị bão đánh chìm.

Tại xứ Phê a ki, Uy lít xơ được nhà vua tiếp đón tử tế, đồng thời cũng được công chúa Nô xi ca yêu mến và phải lòng. Theo ý cửa đức vua, chàng kể lại bước đường gian truân và chặng đường gian nan của mình cùng đồng đội: từ câu chuyện thoát khỏi xứ sở khổng lồ của tên một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát nguy hiểm của những nàng tiên cá Xi ren…

Nghe xong những câu chuyện ấy, nhà vua cảm phục chàng, bèn cho thuyền đưa chàng về quê hương. Về đến nhà, chứng kiến cảnh vợ mình khi xa chồng được nhiều người theo đuổi cầu hôn, Uy lít xơ giả dạng người hành khất để vợ không nhận ra mình. Trước sự thúc ép của những người cầu hôn, chàng thách ai giương được chiếc cung của Uy lít xơ và bắn một phát trúng mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại. Chàng ra tay trừng phạt những tên cầu hôn và những kẻ gia nhân phản bội.

Văn bản được học trong chương trình Ngữ Văn 10 là đoạn trích về cảnh gặp gỡ giữa Uy lít xơ và gia đình tại quê hương. Tuy nhiên, cảnh gặp mặt trong lần trở về này lại trở thành cảnh “nhận mặt”. Các nhân vật trong đoạn trích đều được thử thách để tìm được hạnh phúc. Câu chuyện chính là bài ca về hạnh phúc gia đình, khát vọng và ước mơ đoàn tụ và tự do của người dân Hi Lạp.

Bên cạnh đó, tác giả của đoạn trích cũng gửi đến bạn đọc thông điệp về sự trân quý hạnh phúc gia đình giản đơn. Chỉ có gia đình mới đem lại những giá trị to lớn và bên lâu. Đó chính là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng mà mỗi người cần phải lưu giữ trong tim mình.

Phần 1 – Từ đầu… người kém gan dạ: Đây là cuộc đối thoại giữa các nhân vật, trong đó có những người cầu hôn vợ Uy lít xơ và chàng. Tuy nhiên, vợ chàng vẫn chưa chịu nhận chồng

Phần 2- Đoạn còn lại: Vợ chàng thử thách qua bí mật về chiếc giường, cuộc thánh thức diễn ra thành công do Uy lít xơ khởi xướng.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang giá trị và ý nghĩa riêng của nó. Để một kiệt tác đi vào lòng người đọc nó cần có nội dung sâu sắc và nghệ thuật điêu luyện, và đoạn trích này cũng không phải một ngoại lệ.

Nội dung của tác phẩm: Đây là bài ca đề cao sức mạnh của trí tuệ, của ý chí nghị lực và niềm tin của loài người về khát vọng chinh phục tự nhiên. Đồng thời, khi khám phá tác phẩm qua việc tóm tắt Uy lít xơ trở về, chúng ta còn thấy được ở đó là khát khao về một cuộc sống hạnh phúc ấm no.

Nghệ thuật của tác phẩm: Năng lực quan sát và tưởng tượng đầy phong phú đa dạng, sự quan sát tỉ mỉ tinh tế đầy sâu sắc, cốt truyện gây cấn với nhiều chi tiết hấp dẫn, tính cách nhân vật nhất quán tiêu biểu, ngôn ngữ sử dụng nhiều định ngữ với các hình ảnh ẩn dụ, so sánh…

Chàng lập mưu kế để tiêu diệt chúng một cách êm đẹp. Với sự trợ giúp của cậu con trai tên là Tê-lê-mác, bọn cầu hôn láo xược cùng những kẻ thất tín đã bị chàng dẹp bỏ. Mặc dù hồi hộp khi gặp vợ là thế, những chàng vẫn giữ được phong thái bình tĩnh của mình, kiên nhẫn để Pê nê lốp nhận ra chàng. Chi tiết đơn giản này cũng cho thấy phẩm chất cao quý và nhân phẩm sáng ngời của chàng trai Hi Lạp. Do vậy, khi tóm tắt Uy lít xơ trở về, chúng ta cần phân tích kĩ tâm trạng của nhân vật.

Sự phân vân trong tâm trạng của nàng Pê nê lốp thể hiện cụ thể trong từng cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ, sự lúng túng trong cách ứng xử. Nàng tính toán, xem xét, suy nghĩ mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động “lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng“

Việc nàng Pê-nê-lốp sử dụng cách thử bí mật của chiếc giường cho thấy sự thông minh, lanh lơi của nàng, đồng thời cũng thể hiện sự bình tĩnh, thận trọng và cốt cách thanh tao. Điều này là vô cùng phù hợp với hoàn cành của nàng lúc đó. Sự tế nhị, tỉnh táo và đầy kiên quyết của Pê nê lốp thể hiện nàng là con người tình cảm và có lối sống cao thượng. Khi tóm tắt Ut lít xơ trở về, chúng ta cần lưu ý đến tâm trạng cũng như phân tích suy nghĩ của nàng để thấy được vẻ đẹp sáng ngời mà tác giả gửi gắm trong nhân vật.

Một số biện pháp nghệ thuật điển hình được vận dùng tài tình đầy tinh tế trong đoạn trích chính là biện pháp tương phản, tạo bất ngờ kịch tính… Ở đoạn cuối của đoạn trích, biện pháp so sánh được sử dụng vô cùng thành công. “Người đi biển” và “mặt đất” là hai hình ảnh nói lên tâm trạng khát khao đến tuyệt vọng nhưng cũng mừng vui của nàng Pê nê lốp khi gặp lại người chồng bấy lâu xa cách.

Có thể thấy, ngòi bút của nhà văn Hô mê rơ mang đậm phong cách sử thi, vừa chậm rãi nhưng cũng đầy trang trọng. Kiểu kể chuyện tỉ mỉ trong các cuộc đối thoại khiến tính cách các nhân vật trở nên chân thật hơn. Để khắc họa nhân vật một cách cụ thể nhất, tác giả đã sử dụng hình thức gọi thân mật bằng cụm danh-tính từ rất đặc trưng của sử thi Hi Lạp, ví dụ điển hình như Uy lít xơ cao quý, Pê nê lốp thận trọng hay nhũ mẫu Ori cle hiền thảo…

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 10: Uy

I. VÀI NÉT VỀ Ô-ĐI-XÊ, SỬ THI HI LẠPTheo truyền thuyết, Hô-me-rơ là tác giả của hai thiên sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp: I-li-át và Ô-đi-xê.

Ô-đi-xê gồm 12.110 câu thơ, được chia thành 24 khúc ca, kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ (tiếng Hi Lạp là Ô-đi-xê-uýt) sau khi hạ thành Tơ-roa. Trải qua nhiều gian truân, vất vả, nhưng được thần Dớt và vua An-ki-nô-ốt giúp đỡ, sau 20 năm ròng rã xa cách (gồm 10 năm đánh thành Tơ-roa và 10 năm trôi dạt lênh đênh), Uy-lít-xơ đã trở về quê hương. Trong khi đó, tại quê nhà, Pê-nê-lốp, vợ của Uy-lít-xơ phải đối mặt với 108 kẻ quyền quý trong vùng đến cầu hôn; và Tê-lê-mác, con trai của chàng phải đương đầu với bọn chúng để bảo vệ gia đình, về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên vợ chàng không nhận ra. Chàng đã chiến thắng trong cuộc thi bắn cung, nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội. Cuối cùng, qua phép thử “bí mật về chiếc giường”, vợ chàng đã nhận ra chàng, vợ chồng đoàn tụ và cuộc sống mới bắt đầu trên quê hương yêu dấu của Uy-lít-xơ.

Chủ đề chính của Ô-đi-xê là chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu. Ô-đi-xê tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hóa; là cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nếu A-sin, người anh hùng trận mạc xuất chúng trong sử thi I-li-át, là biểu tượng sức mạnh thể chất thì Uy-lít-xơ là biểu tượng sức mạnh trí tuệ của người Hi Lạp. Đây là hai mẫu anh hùng văn hóa tiêu biểu của dân tộc Hi Lạp. Họ cũng thuộc về kiểu nhân vật siêu mẫu kết tinh từ các truyền thuyết và huyền thoại cổ xưa.

II. ĐOẠN TRÍCH “ƯY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ”Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê. Uy-lít-xơ dưới bộ áo hành khất tham gia cuộc thi bắn cung và chàng đã thắng. Chàng tiêu diệt những tên cầu hôn đầu sỏ, trừng phạt lũ đầy tớ phản chủ. Nhưng Pê-nê-lốp vẫn không tin đó là chồng nàng. Đoạn trích kể tiếp quá trình Pê-nê-lốp nhận ra Uy-lít-xơ và vợ chồng đoàn viên.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀICác em cần đọc đoạn trích vài lần để có cảm nhận chung về “cảnh nhận mặt bằng phép thử bí mật của chiếc giường” cũng như giọng điệu, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật đặc trưng của sử thi Hi Lạp; sau đó mới đi vào tìm hiểu sâu và cụ thể trong từng câu hỏi. Đây là sử thi, nhưng ở đoạn trích này, có thể tái hiện thành dạng đối thoại kịch được. Màn kịch này có bốn nhân vật: nhũ mẫu ơ-ri-clê, người con trai Tê-lê-mác, Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, vợ chàng (trong đó hai nhân vật chính là Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp). Các em cần tập đọc diễn cảm theo các vai này, cố gắng thể hiện đúng tình cảm, tâm trạng của từng nhân vật – đặc biệt là hai nhân vật chính.

1. Văn bản trên có thể chia làm mấy đoạn ? Mỗi đoạn có nội dung gì ?

Đoạn trích được chia thành hai phần:– Phần 1: từ đầu đến “kém gan dạ”: cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, uy-lít-xơ), Pê-nê- lốp vẫn chưa nhận ra chồng.

– Phần 2: đoạn còn lại: qua phép thử bí mật của chiếc giường, Pê- nê-lốp đã nhận ra chồng. Họ mừng vui khôn xiết trong nước mắt sung sướng của cảnh đoàn viên.

Như vậy, có thể thấy cuộc đối thoại ở phần 1 chính là để chuẩn bị cho cảnh nhận mặt chồng ở phần 2, từ đó tính cách, phẩm chất của các nhân vật được bộc lộ rõ.2. Khi trở về gặp lại vợ mình, Uy-lít-xơ có tâm trạng ra sao ? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì ?Uy-lít-xơ vừa tin vào người vợ chung thủy của mình (Thế nào rồi mẹ con củng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy) lại vừa trách nàng có “một trái tim sắt đá” đến mức chồng ngồi ngay trước mặt mà vẫn không chịu nhận ra. Đây là tâm trạng điển hình của một người đàn ông xa vợ biền biệt hai mươi năm trời, nay trở về nhà trong một hoàn cảnh oái oăm như thế. Nhưng chàng không chỉ quan tâm tới việc vợ mình có nhận ra mình không mà còn quan tâm tới việc đối phó với gia đình bọn cầu hôn sau khi đã tiêu diệt chúng để đảm bảo hanh phúc trọn vẹn cho gia đình mình (Xem lời chàng nói vói con trai Tê-lê-mác).

3. Vì sao Pê-nê-lốp “rất đỗi phân vân” ? Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của nàng ?Khi nghe nhũ mẫu ơ-ri-clê khẳng định người đó là chồng mình, bước xuống lầu, lòng nàng vẫn rất đỗi phân vân. Vì sao vậy? Nếu người hành khất này là “chồng” thực thì không sao, nếu không phải thì lúc đó danh dự của Pê-nê-lốp sẽ bị tổn thương mà đối với người Hi Lạp thì không thể sống thiếu danh dự được. Vả lại, nếu là “chồng” thực thì tại sao trong lần được gặp đầu tiên, người đó lại không nói ra? Và còn cái bề ngoài hành khất với bộ áo quần rách mướp nữa.. Pê- nê-lốp phân vân là phải, và điều đó rất đúng với tâm trạng của nàng trong hoàn cảnh oái oăm lúc bấy giờ. Tâm trạng này vừa bộc lộ tính cách vừa nói lên phẩm chất của nhân vật mà người đọc sẽ dần dần thấy rõ trong “cảnh nhận mặt bằng phép thử bí mật của chiếc giường” ở phần sau.

Phẩm chất và tính cách của Pê-nê-lốp được sử thi khắc họa đậm nét và có chiều sâu trong đoạn trích này. Đó là một người phụ nữ trọng danh dự, một người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết nhưng luôn luôn thận trọng để bảo vệ danh dự và cương vị của mình. Tác giả sử thi đã dành cho nhân vật từ thận trọng (được lặp lại nhiều lần) chính là để nói lên điều đó (từ “thận trọng” đi kèm với tên của Pê-nê- lốp không phải là động từ (thận trọng nói) mà là tính từ chỉ phẩm chất (Pê-nê-lốp thận trọng) nói lên nàng là con người thận trọng).

Chính vì thận trọng, nên nàng bình tĩnh và tự tin, không hề nôn nóng, không hề vội vã. Trong tình huống oái oăm ấy, nàng vẫn bình tĩnh để tìm ra lời giải cho bài toán nhận mặt chồng của mình. Bởi nàng luôn tự tin vào mình, như nàng đã khẳng định với con trai: “Cha và mẹ có những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết”. Cho nên, khi nhũ mẫu ơ-ri-clê đưa ra “một dấu hiệu không sao cãi được” là cái sẹo trên chân Uy-lít-xơ thì nàng vẫn không tin đó là chồng mình. Ở đây, không chỉ là sự thận trọng vì danh dự của người phụ nữ Hi Lạp mà còn là tình yêu của người vợ chung thủy đối với chồng. Sự thận trọng ấy đã khiến cho Tê-lê-mác phải trách mẹ gay gắt “bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá” và Uy-lít- xơ thì cho rằng nàng có “một trái tim sắt đá hơn ai hết”. Nhưng thực ra không phải thế, bởi khi đã nhận ra chồng thì Pê-nê-lốp lại giống như tất cả những người vợ yêu chồng nhất trên thế gian này.

Cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt, trước hết thể hiện phẩm chất trí tuệ của Pê-nê-lốp bởi đây mới là bằng chứng xác thực nhất, dấu hiệu đáng tin cậy nhất để nhận ra chồng vì bí mật ấy “chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết” – người nói đúng được bí mật ấy ắt hẳn phải là chồng mình. Cách thử bí mật của chiếc giường qua “những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau” còn cho thấy phẩm chất kiên trinh của nàng. Nó cũng là điều kiện tạo ra quy ước để đảm bảo cho sự bền vững của gia đình, để củng cố tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con. Bí mật chiếc giường được công bố (qua lời thử của Pê-nê-lốp và lời đáp của Uy-lít-xơ) đã giải tỏa nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả mà là người chồng thật của mình. Thứ hai, để Uy-lít-xơ biết được sự thủy chung của vợ. Bởi khi chiếc giường đã bị khiêng đi chỗ khác, hay có ai đó đã biết bí mật của nó thì chắc chắc phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Nó cũng giải tỏa được ấm ức của Uy-lít-xơ khi Pê-nê-lốp vẫn không chịu nhận anh là chồng, cho dù anh đã tắm rửa và đẹp như một vị thần.

Sự thận trọng trong cách thử của Pê-nê-lốp còn cho thấy tính chất phức tạp của thời đại, những nguy hiểm đang rình rập và đe dọa họ. Sau hai mươi năm xa cách, khi trở về quê hương, Uy-lít-xơ phải cải trang thành người hành khất, phải đội lốt người ăn xin mới lọt được vào ngôi nhà của mình, phải đóng vai người bịa chuyện khéo léo để được ở lại trong ngôi nhà ấy…, những chi tiết này đã góp phần tô đậm thêm tính chất phức tạp đó.

4. Nhận xét về cách kể của Hô-me-rơ và những hiện pháp nghệ thuật mà sử thi thường dùng. Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở cuối của đoạn trích ?Phong cách kể chuyện của sử thi thường là chậm rãi, tỉ mỉ, trang trọng, ở đoạn trích này, Hô-me-rơ đã thể hiện khá rõ phong cách ấy. Màn gặp mặt giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ trang trọng với nhiều định ngữ, ví von so sánh – đặc biệt là kiểu so sánh có đuôi dài, với cách nói kéo dài thành chuỗi vừa nhấn mạnh vừa tập trung, với cách dùng cụm danh từ – tính từ chỉ phẩm chất rất phổ biến trong sử thi Hi Lạp (trong đoạn trích này, cụm từ Pê-nê-lốp thận trọng được lặp lại nhiều lần), mang vẻ đẹp riêng của phong cách sử thi và tạo nên một sức hấp dẫn, mạnh mẽ, kì lạ. Lời nói của nhân vật thường được trau chuốt (những lời có cánh) vừa có hình ảnh vừa có chiều sâu trí tuệ gây ấn tượng mạnh về từng nhân vật (có thể thấy rõ điều này qua các lời đối thoại của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp trong màn thử nhận mặt).

Biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng ở khổ cuối đoạn trích là biện pháp so sánh có đuôi dài (còn gọi là so sánh mở rộng) khá phổ biến trong sử thi Hô-me-rơ mà bản dịch không lột tả hết được. Ở đây, Hô-me-rơ đã ví cuộc tái ngộ của Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ như những hạnh phúc của con người sau khi thoát nạn ở biển khơi. Có nghĩa là tác giả sử thi đã lấy những hạnh phúc thật lớn lao mang ý nghĩa tiêu biểu của con người (ở đây là những người từ cõi chết trở về cõi sống – “những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi”) để so sánh với hạnh phúc của Pê-nê-lốp sau hai mươi năm sống cô đơn, nay mới được gặp lại người chồng thân yêu của mình, vế so sánh được nói trước, dài hơn, nhiều hơn bằng một hình ảnh cụ thể, sinh động như cái đòn bẩy nghệ thuật để tôn cao vế được so sánh chính là hạnh phúc tràn trề của người vợ thủy chung đang “ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”.

LUYỆN TẬP1. Các em chuyển đoạn trích thành hoạt cảnh kịch “Cảnh nhận mặt”, tập và tổ chức biểu diễn trong các buổi ngoại khóa hay “Ngày hội văn học” của lớp.

2. Ở bài tập này, cần chú ý một số điểm sau đây:– Phải nắm vững nội dung, diễn biến, các nhân vật trong “cảnh nhận mặt”.– Phải kể lại cảnh đó theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi” (“tôi” ở đây chính là Uy-lít-xơ).– Phải kể lại theo cách tóm tắt, ngắn gọn hơn bằng ngôn ngữ của mình nhưng phải giữ đúng cốt truyện và linh hồn của đoạn trích, giữ được không khí và phong cách của sử thi, không biến thành một câu chuyện hiện đại (Đoạn trích trong SGK dài 4 trang rưỡi, tóm tắt lại khoảng 1 trang rưỡi).

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 10: Luyện Tập Về Liên Kết Trong Văn Bản

Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Luyện tập về liên kết trong văn bản

1. Hãy kể tên các phép liên kết hình thức đã học ở Trung học cơ sở. Lấy ví dụ về từng phép liên kết.

Gợi ý: Chú ý các phép liên kết lặp, nối, thế,…

2. Chỉ ra sự thiếu liên kết nội dung trong đoạn văn sau:

Cắm bơi một mình trong đêm. Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc nước ta. Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng.

Gợi ý:

3. So sánh hai đoạn văn sau và rút ra nhận xét về tính lô gích của lập luận trong hai cách sắp xếp.

Đoạn 1

Kết quả học tập trong học kì vừa qua của lớp 10 A4 rất tốt: 100% đạt điểm trung bình từ 7, 5 trở lên, có 16 bạn đạt điểm tối đa trong tất cả các môn thi học kì. Song, trong lớp vẫn còn hiện tượng đi học muộn, còn có bạn nói chuyện riêng trong giờ học. Lớp 10 A4 đề nghị nhà trường khen thưởng tập thể lớp.

Đoạn 2

Lớp 10 A4 tuy còn hiện tượng đi học muộn, còn có bạn nói chuyện riêng trong giờ học, nhưng kết quả học tập trong học kì vừa qua của lớp rất tốt: 100% đạt điểm trung bình từ 7, 5 trở lên, có 16 bạn đạt điểm tối đa trong tất cả các môn thi học kì. Lớp 10 A4 đề nghị nhà trường khen thưởng tập thể lớp.

Gợi ý:

Hai đoạn văn có trình tự sắp xếp các ý khác nhau. Đoạn 1 trình bày ưu điểm trước, nhược điểm sau. Đoạn 2 trình bày nhược điểm trước, ưu điểm sau. Trong trường hợp người viết muốn đi đến kết luận đề nghị nhà trường khen thưởng thì cách sắp xếp như đoạn 2 hợp lí, thuyết phục hơn.

a) Hôm sau, vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương đông lại, nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là xứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn dùng xe bằng vàng rước vào trong thành.

(Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ)

Gợi ý:

Phương tiện liên kết “Vua” được dùng theo phép lặp.

Tác dụng: Liên kết giữa các câu, tập trung sự chú ý vào nhân vật được nói đến trong lời kể.

b) Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay (…). Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí và vai trò rất quan trọng. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kì dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. (Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)

Gợi ý:

Phương tiện liên kết “Văn học dân gian” được dùng theo phép lặp;

Tác dụng: Liên kết giữa các câu, tập trung sự chú ý vào đề tài của đoạn.

c) Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Rồi hai anh em lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc nặng nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho em ở riêng. Người anh chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng đều cho làm rẽ, ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, lại cho là đần độn, không đi lại với em nữa.

(Cây khế)

Gợi ý:

“Rồi”, “nhưng”, “còn” được dùng theo phép nối; ngoài tác dụng liên kết, “rồi” diễn đạt trình tự trước sau của sự việc, “nhưng”, “còn” diễn đạt quan hệ đối chiếu, tương phản về nghĩa giữa các câu.

“Họ”, “thấy thế” được dùng theo phép thế; ngoài tác dụng liên kết còn làm cho lời văn ngắn gọn, không bị trùng lặp từ ngữ.

“Người anh”, “người em”, “hai anh em” được dùng theo phép lặp; ngoài tác dụng liên kết còn duy trì sự chú ý vào nhân vật được nói đến trong lời kể.

5. Lựa chọn các phương tiện liên kết thích hợp với vị trí […] và chỉ ra phép liên kết được sử dụng.

a) Trong suốt thời kì đấu tranh chống ách thống trị của đế quốc phong kiến xâm lược, nhân dân ta đã nhiều phen lật đổ chính quyền của bọn đô hộ. […] chỉ với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 thì mới chấm dứt được ách thống trị của phong kiến phương Bắc và mở đầu thời kì quốc gia độc lập.

(Theo sách Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII)

b) Văn học dân gian là một kho tàng chẳng những quý báu về chất mà còn phong phú về lượng. Sự phát triển mạnh mẽ […] ở nước ta có cơ sở từ những điều kiện lịch sử nhất định.

(Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)

c) Văn học chữ Hán có một số lượng tác phẩm rất lớn. […] là những tác phẩm văn học chính luận và văn học hình tượng thuộc đủ loại, viết theo thể tản văn, biền văn và vận văn.

(Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)

Gợi ý:

(a): Nhưng – dùng theo phép nối.

(b): của văn học dân gian – được dùng theo phép lặp.

(c): Đó – được dùng theo phép thế.

6. Phân tích các bình diện và các phương tiện liên kết đã sử dụng trong bài viết số 5 của anh (chị).

Gợi ý:

Các bình diện:

Bài viết đã thể hiện sự liên kết nội dung như thế nào?

Bài viết đã thể hiện sự liên kết hình thức ra sao?

Các phương tiện liên kết: Bài viết đã sử dụng những phương tiện nào để thể hiện sự liên kết nội dung và liên kết hình thức? Tác dụng của các phương tiện liên kết ấy là gì?

Soạn Bài Nhàn Ngữ Văn Lớp 10

Soạn bài Nhàn Ngữ văn lớp 10

Bài làm

Câu 1: Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả như thế nào?

Có thể nhận thấy được âm hưởng hai câu thơ đầu đã gợi ra ngay cái vẻ thung dung. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng sử dụng được nhịp thơ 2/2/3 cộng với việc dùng các số từ tính đếm nhưu các số (một…, một…, một…) đặt trước các danh từ mai, cuốc, cần câu để cho thấy cái chủ động, luôn luôn sẵn sàng của cụ Trạng khi đối với cuộc sống điền dã. Không những thế lại còn có chút ngông ngạo trước thói đời.

Câu 2: Anh / chị hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

Nguyễn Bỉnh Khiêm có được một cách nói hóm hỉnh song qua đó toát lên quan niệm nhân sinh của tác giả. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cứ cố tự nhận mình là “dại”, để có thể chấp nhận tiếng dại của “miệng thế” luôn luôn chê bai để “tìm nơi vắng vẻ”, để mặc cho người khôn thì học cũng sẽ đến chốn lao xao. Câu thơ cũng đã lại sử dụng cách nói ngược nghĩa. Nguyễn Bỉnh Khiêm với sự thâm trầm của mình cùng với những sự từng trải đã tận hiểu sự đua chen, ông cũng như thoát khỏi được sự trói buộc của vòng danh lợi. Có lẽ chính bởi thế ông phủi tay với những sự đua chen ở “chốn lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm không ngại ngần gì khi tự nhận là “dại”, song thực chất lại là “khôn”. Ở đây cũng giống như những người trải nghiệm dường như cũng lại cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi hơn nữa lại luôn cứ nghĩ mình “khôn”. Sử dụng nghệ thuật đối lập, cách nói ngược khiến cho bài thơ thật đặc sắc, thông qua đó cũng đã khẳng định triết lí sống của tác giả.

Câu 3: Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)

Dễ dàng nhận thấy được ở hai câu 5, 6, tác giả nói đến chuyện “ăn” và “tắm” một cách đầy thích thú và vô cùng độc đáo. Theo chính những vòng quay bốn mùa quanh năm thì những việc “ăn”, “tắm” của “ta” thuận theo tự nhiên. Tất cả những việc này dường như luôn hoà hợp với tự nhiên. Tuy nó có vẻ đạm bạc, thanh bần nhưng thú vị, thanh thản và chẳng phải nghĩ suy.

Soạn bài Nhàn Ngữ văn lớp 10

Câu 4: Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh / chị cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Ở ngay hai câu cuối thể hiện vẻ đẹp trí tuệ tài tình của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến chính là một bậc thức giả uyên thâm, ông dường như cũng đã từng vào ra chốn quan trường chính vì thế mà ông cũng đã lại tận hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời. Đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm lại hiểu danh lợi chỉ là phù du, chính vì thế mà ông cũng đã lại phủi tay với những vòng danh lợi để có thể đi tìm lại những sự tĩnh lặng cho tâm hồn, sự hòa nhập cùng với thiên nhiên.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã bộc lộ thái độ xem thường phú quý, coi chốn quyền danh phú quý chỉ là giấc chiêm bao và chính vì thế mà nó cũng không có thực. Thông qua đó, tác giả cũng đã lại khẳng định thêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống thêm nữa đó là một cách ứng xử của riêng mình.

Câu 5: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? – Không vất vả, cực nhọc. – Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân. – Xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao. – Hòa hợp với tự nhiên. – Quan niệm sống đó tích cực hai tiêu cực. Vì sao?

Có thể nhận thấy được chính quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là trốn tránh những sự vất vả để tận hưởng sự nhàn rỗi, đồng thời cũng không phải là thái độ lánh đời cũng lại không quan tâm tới xã hội. Thế rồi cũng luôn cần hiểu chữ “nhàn” chính là một thái độ lánh đời, tác giả như không quan tâm tới xã hội. Chúng ta cũng cần hiểu chữ “nhàn” mà tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm nói là thái độ như cũng không đua chen chính trong vòng danh lợi để có thể giữ cốt cách thanh cao.

Quan niệm nhàn là về với ruộng vườn để có thể hòa hợp với thiên nhiên luôn luôn vui thú cùng cây cỏ. Nhàn được biết đến chính là làm một lão nông gắn với những công cự quen thuộc “Một mai, một cuốc, một cần câu” và tuân theo lẽ tự nhiên đó là mùa nào thức đấy “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Khi đã lánh chốn quan trường nhưng trong lòng cũng vẫn cứ lo cho dân cho nước, luôn luôn lo lắng cho xã. Thế rồi khi được đặt trong hoàn cảnh chế độ phong kiến khi đang trên đà khủng hoảng đó chính là những giá trị đạo đức đang có biểu hiện suy vi, đó chính là người hiền không có đất dụng thi quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến là một quan niệm sống tích cực.

Chúc các em học tốt!