*Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:
– HD H/s đọc: giọng vui, khoẻ khoắn, dứt khoát, thể hiện tư thế ung dung tự tại, tinh thần dũng cảm của tuổi trẻ trước khó khăn nguy hiểm.
– Ngắt nhịp: 4/4; 2/6; 2/2/2 → nhịp thơ biến chuyển linh hoạt
– GV đọc mẫu → H/s đọc tiếp.
H: Giới thiệu những nét cơ bản về T/g?
H: Em hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm?
H: Em hiểu thế nào là Bếp Hoàng Cầm, tiểu đội, chông chênh…?
b) Tác phẩm:
Bài thơ nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa”
c) Chú thích khác ( SGK)
HĐ2. HDHS đọc- hiểu văn bản:
H: Xác định thể thơ của VB?
H: Chia bố cục của bài thơ?
H: Bài thơ làm theo thể thơ nào?
H: Phương thức biểu đạt?
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Thể loại:
– Thể thơ tự do, câu dài ngắn khác nhau, vần gieo ở tiếng cuối cùng của dòng thơ.
2. Bố cục:
– Bài thơ gồm 3 phần:
+ Phần 1(4 khổ thơ đầu)
⇒ H/ả những chiếc xe k kính và những ng lính lái xe.
+ Phần 3(Khổ thơ cuối)
→ Quyết tâm của những ng lính lái xe.
* Thể thơ: Thể thơ tự do
* Phương thức biểu đạt : Biểu cảm, tự sự và miêu tả
H: Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ?
H: T/g thêm 2 chữ “bài thơ” vào nhan đề trên có tác dụng gì?
2. phân tích:
a) Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính:
* Nhan đề bài thơ “Bài thơ…không kính”
→ Làm nổi bật và rõ h/ả toàn bài: những chiếc xe không kính và những ng lính lái xe trên tuyến đường TS.
⇒ Hai chữ “bài thơ”thêm vào nhan đề giúp người đọc thấy rõ hơn cách nhìn cách khai thác hiện thực của tgiả. Ông đã khai thác chất thơ từ hiện thực chiến tranh qua những chiếc xe không kính. Đó cũng là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh.
* Hình ảnh những chiếc xe không kính:
“Không có kính khg phải vì xe khg có kính
Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi”.
“… xe không kính
Không có đèn, không mui
Thùng xe có xước”
– Nghệ thuật:dùng động từ mạnh(giật, rung, vỡ) ; dùng từ phủ định “không phải”
⇒ Hình ảnh những chiếc xe trở nên độc đáo.
– Đây là hiện tượng bình thường trong h/cảnh c/tr ác liệt.
– Gợi lên sự tàn phà khốc liệt của c/tr.
– Giọng điệu:Hóm hỉnh,tinh nghịch lạc quan.
⇒ Hồn thơ nhạy cảm, giọng thơ ngang tàng, tinh nghịch của người lính đã khiến những chiếc xe k kính trở thành h/tg thơ độc đáo của thời c/tr chống Mĩ.
b. Hình ảnh những chiên sĩ lái xe Trường Sơn:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.”
“Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
…như sa như ùa vào buồng lái.”
– Tư thế:hiên ngang sẵn sàng băng ra trận → tìm thấy niềm vui, niềm hp, khi được/đấu vỡ ho bỡnh.
– Phong thái: ung dung, làm chủ hoàn cảnh.
– Tầm nhìn bao quát k/gian ” nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”
– Cảm giác tự do như được bay lên bầu trời,cảm giác sảng khoái được hoà nhập với t/n, vũ trụ- giao cảm với t/g bên ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của t/n.
“Không có kính ừ thì có bụi
…chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc….ha ha.
…không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối… trời
…chưa cần thay lái trăm cây số nữa
…………………..khô mau thôi.”
– NT: Sdụng điệp từ, so sánh, cấu trúc câu thơ được lặp lại: ừ thì, chưa cần, nhịp thơ dồn dập, khoẻ khoắn, vui tươi
→ khắc hoạ nột tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ.
– Tinh thần lạc quan, thái độ bình thản, sẵn sàng chấp nhận gian khổ nguy hiểm, vượt lên hoàn cảnh.
⇒ Những con ng có phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao, dũng cảm vượt gian khó để hoàn thành n/vụ.
H: Đọc những câu thơ nói về tình đồng đội của những người lính lái xe?
H: Em nhận xét như thế nào về đời sống sinh hoạt của những ng lái xe ntn ?
H: Trong h/c ấy tinh thần đồng đội của họ đc thể hiện ntn?
H: Em cảm nhận đc điều gì từ những cái bắt tay qua cửa kính vỡ của những ng lính lái xe?
c. Tình đồng đội:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
……………..tiểu đội
…gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”
Bếp hoàng cầm………..
………….gia đình đấy
……………..trời xanh thêm.”
– Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, lạc quan, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội.
– Bắt tay quyết tâm – truyền cho nhau sức mạnh tinh thần lớn lao, vượt qua gian khó.
⇒ Tình đồng chí, đồng đội, gắn bó như anh em g/đình ruột thịt.
” Chung bát đũa… gia đình đấy”
H: Ở khổ thơ cuối t/g còn cho ta thấy những khiếm khuyết nào của xe?
H: Điều gì khiến người lính lái xe vượt qua tất cả những trở ngại đó?
H: phép tu từ ở khổ thơ cuối là gì?
H: Em có suy nghĩ gì về nội dung hai câu thơ cuối?
⇒ Xe vẫn chạy vì miền Nam …Chỉ cần trong xe có 1 trái tim
+ Hình ảnh hoán dụ .
GV: Khó khăn kh thể ngăn cản ý chí quyết tâm c/đ.
Vẻ đẹp của sự trung thành với lí tưởng CM gpdt.
– “Không có kính…tim”: thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp: sức mạnh tinh thần lớn lao, lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn.
HĐ3. HDHS tổng kết:
H: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật sau khi học văn bản?
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
– Thể thơ tự do (kết hợp linh hoạt thể bảy chữ và thể tám chữ)
– Điệp từ, điệp cấu trúc câu
– Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên khoẻ khoắn, tinh nghịch.
2. Nội dung:
– Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
4. Củng cố – luyện tập
– Hệ thống bài:
– Đọc diễn cảm bài thơ.
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON LUYỆN THI LỚP 10 CHỈ 399K
Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 9 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.