Top 12 # Soạn Văn 9 Bài 1 Vietjack Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Văn Lớp 9 Bài Thuật Ngữ, Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

So sánh hai cách giải thích từ nước và từ muối

I. Thuật ngữ là gì?

Câu 1: So sánh hai cách giải thích từ nước và từ muố i :

– Cách 1 : nêu những dấu hiệu bên ngoài, có thể quan sát được trực tiếp bằng giác quan. Các từ muối, nước ở cách 1 là từ thông thường.

– Cách 2 : nêu những tính chất đặc trưng bên trong. Những tính chất này là kết quả nghiên cứu khoa học. Người nghe cũng phải có những kiến thức khoa học nhất định thì mới hiểu được. Các từ muối, nước ở đây là thuật ngữ.

Câu 2 :

– Thạch nhũ : thuật ngữ môn Địa lí.

– Bơ-dơ : thuật ngữ môn Hóa học.

– Ẩn dụ : thuật ngữ môn Ngữ văn.

– Phân số thập phân : thuật ngữ môn Toán

Những thuật ngữ trên chủ yếu dùng trong văn bản khoa học và công nghệ.

II. Đặc điểm của thuật ngữ :

Câu 1 : Các thuật ngữ ở mục 2 nói trên chỉ có một nghĩa.

Câu 2 :

– Từ muối trong câu (a) – Muối là một tập hợp chất có thể hòa tan trong nước – là nghĩa thuật ngữ, chỉ có một nghĩa.

– Từ muối thứ hai trong câu (b) ( Tay nâng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau) là từ thông thường ở đây được dùng theo sắc thái biểu cảm (gợi lên nỗi vất vả đã nếm trải).

Luyện tập

Câu 1 : Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học để điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống và xác định mỗi thuật ngữ được điền vào thuộc lĩnh vực khoa học nào.

– Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. (Vật lí)

– Xâm thực là hiện tượng làm hủy hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân : gió, băng hà, nước chảy,… (Địa lí)

– Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới. (Hóa học)

– Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. (Ngữ văn)

– Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. (Lịch sử)

– Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp cúc với đầu nhụy. (Sinh học)

– Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. (Địa lí)

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất. (Vật lí)

– Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. (Địa lí)

– Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. (Hóa học)

– Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. (Lịch sử)

– Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. (Toán học)

Câu 2 : Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Nhưng trong đoạn trích này nó không được dùng như một thuật ngữ. Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).

Câu 3 :

– Trong trường hợp (a) (Nước tự nhiên ở sông, hồ, ao, biển,… là một hỗn hợp), từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ.

– Trong trường hợp (b) (Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục), từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.

– Đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường :

Dùng hỗn hợp phân chuồng và phân hóa học thì tốt hơn dùng riêng rẽ.

Câu 4 : Thuật ngữ cá của sinh học : động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. Theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo và có thể kể thêm cá sấu), cá không nhất thiết phải thở bằng mang.

Câu 5 : Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và thuật ngữ thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm, vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt, chứ không phải trong cùng một lĩnh vực.

Soạn Bài: Làng – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Kim Lân trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

* Tóm tắt:

Ông Hai là một người làng chợ Dầu, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh chống Pháp nên ông phải đưa gia đình đi tản cư. Sống ở ngôi làng mới, lúc nào ông cũng nhớ về làng cũ và luôn theo dõi tin tức của cách mạng. Nhưng một hôm, bất ngờ ông nghe tin đồn làng chợ Dầu của ông theo giặc, ông thấy vô cùng đau khổ. Suốt nhiều ngày liền, ông không dám đi ra ngoài vì sợ nghe thấy mọi người bàn tán về làng mình. Nỗi đau khổ ông không biết giãi bày với ai, đành tâm sự với cậu con út để vơi bớt nỗi buồn. Cho đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng chợ Dầu không theo Tây, ông vui mừng khoe với mọi người, mua quà bánh chia cho các con, ông càng thêm yêu và tự hào về làng mình.

* Bố cục:

Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính về việc làng chợ Dầu theo giặc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Tình huống truyện đó là: Ông Hai là một người dân làng chợ Dầu rất yêu và tự hào về làng mình, vì chiến tranh mà ông và gia đình phải đi tản cư, ông nghe được tin đồn làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư đi qua.

Câu 2:

* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

Khi nghe được tin xấu “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân,… ông không thể không tin”.

Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà cảm thấy tủi thân, nước mắt trào ra, ông đau đớn rít lên và nguyền rủa bọn phản quốc.

Những ngày sau đó, ông chỉ ở nhà, không dám đi đâu, luôn cảm thấy chột dạ khi có tiếng xì xầm ngoài đường.

Ông quyết định đoạn tuyệt vời làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng bởi “Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù”.

Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai như được hồi sinh, mặt mày rạng rỡ hẳn lên, mua quà bánh chia cho các con, đi khoe với mọi người.

* Ông Hai cảm thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cũng bởi vì ông yêu làng của ông như đứa con yêu mẹ của mình, tự hào và tôn thờ mẹ. Chính vì thế, ông càng yêu, càng tin tưởng, càng hãng diện bao nhiêu thì lại càng đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

* Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện: ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề, thậm chí ông còn tuyệt giao với tất cả mọi người, không dám bước chân ra ngoài vì xấu hổ.

Câu 3:

* Đoạn văn ông Hai trò chuyện với đứa con út thực chất là đoạn ông đang giãi bày nỗi lòng mình.

* Qua những lời trò chuyện ấy, em thấy:

Tình yêu làng, yêu quê hương của ông Hai rất sâu nặng, ông như muốn khắc ghi vào trong tâm trí của đứa con út rằng “Nhà ta ở chợ Dầu”.

Tình yêu đất nước, tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với Bác Hồ. Đây là tình cảm sâu nặng, bền vững, tuyệt đối không bao giờ thay đổi.

* Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai đã gắn bó làm một và hòa quyện trong con người ông Hai, trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững. Những tình cảm đó không chỉ có ở nhân vật ông Hai mà ở trong tất cả những người con của dân tộc Việt Nam.

Câu 4:

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất chân thực, sâu sắc và sinh động

* Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.

4.2

/

5

(

6

bình chọn

)

Soạn Bài Bếp Lửa, Ngữ Văn 9, Tập 1

Đến với phần soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt), chúng ta sẽ được quay trở về miền kí ức tuổi thơ qua những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc của tác giả về bếp lửa hồng, về người bà yêu dấu – đây đều là những hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi, in sâu trong tâm hồn của đứa cháu xa quê, bên cạnh đó ta cũng cảm nhận được tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với người bà của mình.

Soạn bài Bếp lửa – Bằng Việt, ngắn 1

Bố cục:– Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.– Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa.– Phần 3 (khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.– Phần 4 (khổ thơ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà dù đã khôn lớn, đã rời xa vòng tay chở che của bà.Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: a. Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, nói về tình yêu thương tha thiết mà bà đã giành cho cháu trong những ngày gian khổ.b. Bài thơ có bố cục bốn phần:– Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.– Bốn khổ thơ tiếp theo (từ Lên bốn tuổi đến Chứa niềm tin dai dẳng): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.– Hai khổ thơ tiếp theo (từ Lận đận đời bà đến thiêng liên – bếp lửa): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.– Khổ cuối: Cháu đã trưởng thành, đã đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.

Câu 2: Trong hồi tưởng của người cháu biết bao kỷ niệm thân thương đã được gợi lại:– Năm lên bốn tuổi là năm đói kém, nhọc nhằn (1945). Nạn đói năm ấy đã trở thành bóng đen ghê rợn ám ảnh cháu.– Tám năm ở cùng bà khi che mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu.– Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu. Kỷ niệm nào về bà cũng thấm đậm yêu thương.Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà.

Câu 3: Hình ảnh bếp lửa có suốt trong những vần thơ của bài thơ . Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 10 lần . Vì hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng do hằng ngày bà luôn nhóm lửa nấu vào mỗi sáng . Bà là người đã thắp sáng tình cảm , tình yêu thương khi nhóm bếp lửa lên , tác giả đã dựa vào đó để gửi gắm tình cảm cảm xúc của mình là tình cảm thiêng liêng giữa bà và cháu

Câu 4: Vì ngọn lửa khái quát cao hơn, tác giả tách lớp nghĩa thực ra. Không phải ngọn lửa để nấu nướng mà đây là ngọn lửa của tình yêu thương của bà. Nó đem đến hơi ấm và tỏa sáng như bà đang trao tình cảm ấm áp cho người cháu. Câu thơ muốn nói là tình yêu thương to lớn của bà tỏa sáng, ấm áp không thể nào dập tắt được và truyền lại cho thế hệ mai sau.Câu 5: Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng. Đây là lời yêu thương tha thiết của người cháu nơi xa đối với bà:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lức nào quên nhắc nhở:

Cảnh ngày xuân là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 9, học sinh cần Soạn bài Cảnh ngày xuân, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9

– Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá– Soạn bài Tổng kết về từ vựng, tiếp theo, bài 11

2. Soạn bài Bếp lửa – Bằng Việt, ngắn 2

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-bep-lua-38048n.aspx

Soạn Bài: Đồng Chí – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (Các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Chính Hữu trong SGK Ngữ văn 9 tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947), đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

* Bố cục: Văn bản có thể chia làm 3 phần:

Phần 1: 7 câu đầu: Nói về cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội.

Phần 2: 10 câu tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

Phần 3: 3 câu còn lại: Hình ảnh và biểu tượng về người lính.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt chỉ có 2 từ và kết thúc bằng một dấu chấm than “Đồng chí!”

* Mạch cảm xúc  và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai trước và sau dòng thơ trên là:

Đoạn trước có thể xem như là sự lí giải về tình đồng chí, đồng đội

Đoạn sau là những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó.

Câu 2:

Sáu dòng đầu của bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở đó là:

Xuất thân, nguồn gốc, giai cấp: Họ đều là những người nông dân đến từ những vùng quê nghèo.

Cùng chí hướng, nhiệm vụ, cùng mục đích chiến đấu

Cùng nhau tận hưởng niềm vui, cùng nhau vượt qua gian nan, khó khăn, hiểm nguy.

Câu 3:

* Những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng:

Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ, lo toan về quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cà…/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.

Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẻ hơi ấm cho nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn, cùng nhau chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp.

Câu 4:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Qua những câu thơ trên, em thấy hình ảnh người lính thật đẹp, họ thật dũng cảm. Có thể xem đây chính là hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính trong thơ ca kháng chiến. Bên cạnh đó cũng cho chúng ta thấy được cuộc chiến tranh gian khổ, đầy khó khăn.

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ trên là:

Vẻ đẹp hiện thực: Tình đồng chí, đồng đội sát cánh bên nhau, giữa rừng núi hoang vu vẫn ấm lòng, vẫn sẵn sàng chiến đấu.

Vẻ đẹp lãng mạn: Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một hình ánh tuyệt đẹp, vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa gần lại vừa xa. Súng là tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Còn trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” mang ý nghĩa khái quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu và tâm hồn phong phú của người lính.

Câu 5:

Tác giả đặt nhan đề là “Đồng chí” bởi vì toàn bộ bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí, họ là những người anh hùng cùng lí tưởng, cùng chí hướng và cùng yêu quê hương, đất nước.

Câu 6:

Qua bài thơ, em thấy hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp thật giản dị mà cao cả, dũng cảm, có tinh thần chịu đựng gian khổ, sẵn sàng lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

4

/

5

(

7

bình chọn

)