Top 7 # Soạn Sinh 8 Bài 20 Ngắn Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Công Nghệ 8 Bài 20 Ngắn Nhất: Dụng Cụ Cơ Khí

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

– HS biết được hình dạng cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.

– Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cu cơ khí phổ biến.

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 8 Bài 20 ngắn gọn

1. Thước đo chiều dài

a) Thước lá

– Được chế tạo bằng thép, ít co giãn và không gỉ.

– Dày: 0,9 – 1,5 mm.

– Rộng: 10 – 25 mm.

– Dài: 150 – 1000 mm.

– Vạch đo: 1mm.

– Thước cặp dùng để: đo đường kinh trong, đường kính ngoài, chiều sâu và lỗ, … với những kích thước không lớn lắm.

– Chế tạo bằng thép (inox) không gỉ có độ chính xác cao (0,1 đến 0,05 mm).

1: Cán.

2, 7: Mỏ kẹp.

3: Khung động.

4: Vít hãm.

5: Thang chia độ chính.

6: Thước đo chiều sâu.

8: Thang chia độ của du xích.

Ngoài hai loại thước trên, người ta còn dùng compa đo trong, đo ngoài để kiểm tra kích thước của vật.

2. Thước đo góc

– Có hình dạng chữ L, tam giác vuông có các góc đặc biệt.

– Thước đo góc vạn năng: xác định các góc bất kì.

II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 67: Em hãy cho biết để đo các kích thước lớn, người ta dùng dụng cụ đo gì?

Để đo các kích thước lớn người ta dùng thước cuộn.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 68: Quan sát hình vẽ 20.2, em hãy nêu cấu tạo của thước cặp.

Cấu tạo thước cặp bao gồm: cán, mỏ, khung động, vít hãm, thang chia độ chính, thước đo chiều sâu và thang chia độ của du xích.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 68: Từ hình 20.3b, hãy nêu cách sử dụng thước đo góc vạn năng.

– Đặt mép trong thân thước trùng với 1 cạnh cần đo, tâm thước trùng với đỉnh góc.

– Di chuyển thanh gạt soa cho khe hở trên thanh gạt trùng với cạnh còn lại.

– Khi đó đọc được số đo của góc trên cung chia độ tại vị trí khe hở của thanh gạt.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 69: Em hãy nêu công dụng và cách sử dụng của các dụng cụ trên.

– Mỏ lết: tháo các loại ốc vít lớn nhỏ. Vặn khớp nối để tùy chỉnh rồi đưa vào miệng ốc vít và vặn sang trái hoặc phải để tháo hoặc vít vào.

– Cờ lê: tháo loại vít cố định tùy vào từng kích cỡ. Dùng như mỏ lết.

– Tua vít: tháo các loại ốc vít phù hợp với kích cỡ đầu tua vít.

– Kìm: vặn các loại ốc, vít đinh. Dùng lực để vặn.

– Ê tô: dùng để gia công, lắp ráp.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 20 trang 69: Hãy quan sát hình 20.5 và nêu cấu tạo, công dụng của từng dụng cụ gia công.

– Búa: dùng để đập.

– Cưa: dùng để cắt các loại vật liệu cứng như gỗ.

– Đục: dùng để đục.

– Dũa: dùng để mài hoặc tạo hình một số vật liệu.

Soạn Bài 1 trang 70 ngắn nhất: Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng. Nêu cấu tạo của thước cặp.

– Thước đo chiều dài:

Thước lá: đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm

Thước cặp: đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu lỗ, … với những kích thước không lớn lắm.

– Thước đo góc: ê ke, ke vuông và thước đo vạn năng dùng để đo trị số thực của góc.

– Cấu tạo thước cặp:

Chế tạo bằng thép hợp kim không gỉ, có độ chính xác cao (0,1-0,05mm).

Cấu tạo thước cặp bao gồm: cán, mỏ, khung động, vít hãm, thang chia độ chính, thước đo chiều sâu và thang chia độ của du xích.

Soạn Bài 2 trang 70 ngắn nhất: Hãy nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt.

– Dụng cụ tháo, lắp: mỏ lết, cờ lê, tua vít dùng để tháo lắp các loại bu lông và ốc vít phù hợp với kích cỡ.

– Dụng cụ kẹp chặt: kìm, eto dùng để kẹp chặt các loại vật liệu chi tiết tùy vào từng kích cỡ để sử dụng dụng cụ sao cho phù hợp.

Soạn Bài 3 trang 70 ngắn nhất: Nêu công dụng của các dụng cụ gia công.

– Búa: đóng, tháo lắp.

– Cưa: cắt vật liệu gỗ hoặc sắt.

– Đục: dùng để đục lỗ, cắt vật liệu.

– Dũa: mài, dũa vật liệu.

Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 20 tuyển chọn

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đó là dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đó là thước đo chiều dài, thước đo góc.

Câu 3: Công dụng của thước cặp là:

A. Đo đường kính trong

B. Đo đường kính ngoài

C. Đo chiều sâu lỗ

D. Cả 3 đáp án trên

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đó là eke, ke vuông và thước đo góc vạn năng.

A. Mỏ lết

B. Búa

C. Kìm

D. Ke vuông

Vì mỏ lết và kìm là công cụ tháo lắp và kẹp chặt, ke vuông là dụng cụ đo và kiểm tra.

A. Cưa

B. Đục

C. Tua vít

D. Dũa

Vì tua vít là dụng cụ tháo lắp.

A. Xác định hình dáng

B. Xác định kích thước

C. Tạo ra sản phẩm cơ khí

D. Cả 3 đáp án trên

A. Êke

B. Ke vuông

C. Thước đo góc vạn năng

D. Thước cặp

A. Là thép hợp kim dụng cụ

B. Ít co dãn

C. Không gỉ

D. Cả 3 đáp án trên

A. Chiều dày: 0,9 – 1,5 mm

B. Chiều rộng: 10 – 25 mm

C. Chiều dài: 150 – 1000 cm

D. Các vạch cách nhau 1mm

Vì chiều dài : 150 – 1000 mm.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 20: Dụng cụ cơ khí trong SGK Công nghệ 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Soạn Sinh Học 8 Bài 42: Vệ Sinh Da (Ngắn Gọn Nhất)

1. Bài 42: Vệ sinh da

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 42 trang 134 – 1:

– Da bẩn có hại như thế nào?

– Da bị xây xát có tác hại như thế nào?

Trả lời:

– Da bẩn chỉ diệt được chừng 5% vi khuẩn nên dễ gây ngứa ngáy và có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể,

– Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 42 trang 134 – 2:

– Đánh dấu vào bảng để chỉ những hình thức mà em cho là phù hợp với rèn luyện da.

Trả lời:

   + Tập chạy buổi sáng

   + Tham gia thể dục thể thao buổi chiều

   + Tắm nước lạnh

   + Xoa bóp

   + Lao động chân tay vừa sức

– Các nguyên tắc rèn luyện da là:

   + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.

   + Rèn luyện thích hợp với mức chịu đựng của mỗi người.

   + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm để cơ thể tạo vitamin D chống còi xương.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 42 trang 135: 

Em hãy điền vào bảng 42-2 các bệnh ngoài da, nêu tóm tắt biểu hiện và cách phòng tránh.

Trả lời:

1. Lang ben

→ Biểu hiện: Có những mảng trắng xuất hiện trên da

→ Cách phòng chống: Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh.

2. Hắc lào

→ Biểu hiện: Có những mảng sần đỏ, mụn nước

→ Cách phòng chống: Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh

3. Ghẻ nở

→ Biểu hiện: Da có nhiều mụn ghẻ, sưng lở gây ngứa

→ Cách phòng chống: Thường xuyên tắm rửa bằng xà phòng. Giữ cho quần áo sạch và khô.

4. Mụn trứng cá

→ Biểu hiện: Có mụn sưng viêm đỏ

→ Cách phòng chống: Thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch, không tùy tiện nặn mụn.

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 136 sgk Sinh học 8) : 

Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Lời giải:

    – Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da

    – Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

    – Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.

    – Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Bài 2 (trang 136 sgk Sinh học 8) : 

Hãy rửa mặt, chân tay sau khi lao động, khi đi học về…, tắm giặt thường xuyên. Ngày nghỉ nên tắm nắng chừng 30 phút, trước 8 giờ sáng.

Lời giải:

   – Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh các bệnh ngoài da.

   – Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng giúp cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.

1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao xuất hiện sẹo trên da?

   A. Nhiễm trùng

   B. Nọc độc của động vật gây ra

   C. Tế bào da tăng sinh quá mức để lấp đầy phần da bị tổn thương

   D. Tác dụng phụ của phản ứng trao đổi chất trong cơ thể

Chọn đáp án: C

Giải thích: Sẹo sinh ra trên bề mặt các vết thương của da, tùy theo cơ địa từng người mà có thể sinh ra sẹo lồi hay sẹo lõm hoặc không có sẹo.

Câu 2: Các thụ quan nằm dưới da có chức năng cảm nhận kích thích từ ngoài môi trường. Trong đó có thụ quan cảm nhận tiếp xúc. Giải thích vì sao đầu ngón tay có cảm nhận tốt hơn khuỷu tay?

   A. Do lớp mỡ ở khuỷu tay dày hơn

   B. Do đầu ngón tay có nhiều thụ quan tiếp xúc hơn

   C. Do khuỷu tay không có chức năng cảm nhận tiếp xúc

   D. Do khuỷu tay không có thụ quan tiếp xúc

Chọn đáp án: B

Giải thích: thụ quan cảm nhận tiếp xúc có ở khắp các bộ phận của cơ thể nhưng phân bố không đồng đều. Thường tập trung ở đầu ngón tay, môi…

Câu 3: Vì sao không nên nặn trứng cá?

   A. Trứng cá cũng có chức năng giữ nhiệt cho da

   B. Trứng cá là một bộ phận cần thiết duy trì sự sống của tế bào da

   C. Tạo ra những vết thương hở ở da

   D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Chọn đáp án: C

Giải thích: Trứng cá là sản phẩn tiết của tuyến nhờn dưới da. Nặn đi khi mụn chưa chin rất có thể tạo vết hở khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Câu 4: Vì sao không nên tắm nước lạnh?

   A. Khiến lỗ chân lông đóng lại

   B. Ảnh hưởng hệ tuần hoàn bên trong

   C. Tế bào da nhanh bị lão hóa

   D. Mất cân bằng nhiệt bên trong cơ thể

Chọn đáp án: A

Giải thích: Khi lạnh, các lỗ chân lông đóng lại sẽ giữ chất bẩn, kém trao đổi chất khiến cơ thể không được làm sạch.

Câu 5: Thói quen nào sau đây không tốt cho da?

   A. Tắm nắng lúc 6-7h

   B. Vận động để ra mồ hôi tích cực

   C. Vệ sinh thân thể mỗi ngày

   D. Uống ít nước

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nước là thành phần quan trọng của tế bào, khi thiếu nước, các tế bào da sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.

Câu 6: Vì sao mùa đông da thường trắng hơn mùa hè?

   A. Sắc tố da tạo ra ít

   B. Da không bị cháy vì nắng

   C. Lớp mỡ dưới da dày lên

   D. Mạch máu co lại

Chọn đáp án: A

Giải thích: Sắc tố da tạo ra để bảo vệ da khỏi ánh nắng gay gắt, khi điều kiện môi trường thay đổi chúng sẽ tự mất đi.

Câu 7: Cần làm gì khi bị bỏng da tay?

   A. Rửa ngay dưới vỏi nước mát và sạch, bôi thuốc mỡ

   B. Đút tay vào lỗ tai

   C. Rửa tay bằng nước lạnh đã để trong tủ lạnh ngăn mát

   D. Thổi bằng miệng

Chọn đáp án: A

Giải thích: Sơ cứu bỏng cần làm mát nhanh vùng da bị thương và tránh tế bào mất nước (không được dùng nước lạnh để tránh bị sốc nhiệt ở da)

Câu 8: Vì sao dễ bị viêm ở những nơi vết thương lớn?

   A. Tế bào da tăng sinh mạnh

   B. Vi khuẩn dễ xâm nhập

   C. Chất lỏng trong cơ thể bị rò ra ngoài

   D. Bạch cầu chuyển đến vết thương nhiều

Chọn đáp án: B

Giải thích: Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, khi có tổn thương lớn, các vi khuẩn này có cơ hội xâm nhập vào cơ thể với số lượng lớn, gây viêm.

Câu 9: Nếu da bị nấm cần làm gì?

   A. Tắm nhiều hơn 1 lần mỗi ngày

   B. Phơi vùng da bị nấm dưới ánh nắng gắt để diệt nấm

   C. Che kín vùng da bị nấm tiếp xúc thêm với môi trường

   D. Đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nấm là một tác nhân gây tổn thương da rất nguy hiểm, không thể tự chữa ở nhà hay sử dụng các biện pháp phòng tổn thương da được.

Câu 10: Vì sao lâu không tắm sẽ cảm thấy ngứa ngáy?

   A. Lớp tế bào chết tăng lên

   B. Vi khuẩn trên da rất nhiều

   C. Sản phẩm của tuyến nhờn tạo ra nhiều

   D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Chọn đáp án: B

Giải thích: Da sạch có thể diệt đến 85% vi khuẩn trên da nhưng da bẩn chỉ có thể diệt 5% số đó, vì vậy gây cảm giác ngứa ngáy.

1.4. Lý thuyết trọng tâm

I. Bảo vệ da :

II. Rèn luyện da :

III. Phòng chống bệnh ngoài da:

– Để phòng bệnh:

   + Giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên.

   + Tránh để da bị xây xát hoặc bị bỏng.

   + Vệ sinh nguồn nước, nơi ở và nơi công cộng.

– Để chữa bệnh:

   + Chữa trị kịp thời và đúng cách.

   + Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Soạn Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da (ngắn gọn nhất) file DOC

Soạn Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da (ngắn gọn nhất) file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Soạn Sinh 8 Bài 10 Ngắn Nhất: Hoạt Động Của Cơ

Mục tiêu bài học

– Chứng minh được cơ co sinh công, công của cơ sử dụng cho lao động và di chuyển

– Giải thích được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được biện pháp chống mỏi cơ

– Trình bày được ích lợi của việc tập cơ, từ đó vận dụng vào tập luyện thể dục thể thao, lao động vừa sức

Tổng hợp lý thuyết Sinh 8 Bài 10 ngắn gọn

– Khi co cơ tạo ra một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra một công

– Công sử dụng để vận động và lao động

– Cách tính công: A = F.S

+ A: công (J)

+ F: lực tác động (N)

+ S: quãng đường (m)

+ Trạng thái thần kinh

+ Nhịp độ lao động

+ Khối lượng của vật

– Nguyên nhân:

+ Lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu

+ Năng lượng cung cấp ít

+ Sản phẩm tạo ra là acid lactic gây đầu độc cơ

– Biện pháp:

+ Hoạt động thể thao lành mạnh

+ Làm việc nhịp nhàng, điều độ

+ Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi, thở sâu, xoa bóp cho máu lưu thông.

III. Luyện tập để bảo vệ cơ

– Khả năng co cơ của người phụ thuộc vào các yếu tố

+ Thể tích của cơ: bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh

+ Lực co cơ

+ Khả năng dẻo, dai

– Thường xuyên luyện tập thể thao vừa sức có tác dụng:

+ Tăng thể tích cơ bắp

+ Tăng lực co cơ, cơ phát triển cân đối

+ Xương cứng chắc, hoạt động của các hệ cơ quan hiệu quả

+ Tinh thần sảng khoái, làm việc hiệu quả cao

Hướng dẫn Soạn Sinh 8 bài 10 ngắn nhất

Câu hỏi trang 34 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Hãy chọn từ thích hợp trong khung bên và điền vào chỗ trống trong các câu sau:

– Khi cơ ………… tạo ra một lực.

– Cầu thủ đá bóng tác động một …………. vào quả bóng.

– Kéo gầu nước, tay ta tác động một…………… vào gầu nước.

– Khi cơ co tạo ra một lực.

– Cầu thủ đá bóng tác động một lực đẩy vào quả bóng.

– Kéo gầu nước, tay ta tác động một lực kéo vào gầu nước.

Câu hỏi trang 34 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

– Làm thí nghiệm như hình 10.

– Khi khối lượng quả cân thay đổi, nhận thấy biên độ co cơ ngón tay cũng thay đổi.

– Hãy tính công co cơ và điền vào ô trống bảng 10.

Bảng 10. Kết quả thực nghiệm về biên độ cơ ngón tay

– Qua kết quả trên, em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất?

– Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài?

– Khi chạy một đoạn đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?- Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là gì?

– Khối lượng thích hợp với khả năng co cơ của cơ thể sẽ sinh ra công lớn nhất.

– Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, biên độ co cơ giảm dần khi quá trình thí nghiệm kéo dài.

– Khi chạy một đoạn đường dài, em có cảm giác mệt và mỏi chân. Do phải sinh ra công trong khoảng thời gian dài, cơ không được cung cấp ôxi nên tích tụ axit lactic → cơ bị đầu độc.

– Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là sự mỏi cơ.

Câu hỏi trang 35 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

– Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi?

– Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?

– Khi bị mỏi cơ cần nghỉ ngơi, xoa bóp cơ để cơ hết mỏi.

– Biện pháp để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao: lao động nhịp nhàng, vừa sức đồng thời có thời gian nghỉ ngơi hợp lí cùng tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Câu hỏi trang 35 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

– Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

– Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?

– Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?

– Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất?

– Khả năng co cơ phụ thuộc vào thần kinh (tinh thần thoải mái, ý chí cố gắng); lực co cơ; khả năng dẻo dai.

– Những hoạt động được coi là sự luyện tập cơ là tất cả các hoạt động thể dục thể theo.

– Luyện tập thường xuyên giúp tăng thể tích cơ bắp, tăng lực co cơ, tinh thần sảng khoái → tăng năng suất lao động.

– Phương pháp luyện tập: hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức.

Câu hỏi trang 35 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

– Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

– Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?

– Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?

– Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất?

– Khả năng co cơ phụ thuộc vào thần kinh (tinh thần thoải mái, ý chí cố gắng); lực co cơ; khả năng dẻo dai.

– Những hoạt động được coi là sự luyện tập cơ là tất cả các hoạt động thể dục thể theo.

– Luyện tập thường xuyên giúp tăng thể tích cơ bắp, tăng lực co cơ, tinh thần sảng khoái → tăng năng suất lao động.

– Phương pháp luyện tập: Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức.

Bài 1 trang 36 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

Công của cơ được sử dụng trong các thao tác vận động trong lao động. Nếu có một lực F tác động vào vật làm vật dịch chuyển t quãng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là: A = F.s.

Bài 2 trang 36 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ.

Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbônic.

Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.

Bài 3 trang 36 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của các biện pháp chống mỏi cơ.

– Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.

– Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.

– Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.

Bài 4 trang 36 Sinh 8 Bài 10 ngắn nhất:

Hằng ngày lập thể dục buổi sáng đều đặn và dành 30 phút buổi chiều để tham gia thể thao. Chú ý đừng vui chơi quá sức, ảnh hưởng đến lao động và học tập. Hãy theo dõi sự phát triển của cơ sau 3 tháng.

Rèn luyện cơ và thân thể theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, theo dõi sự phát triển của cơ thể và rút kinh nghiệm để điều chỉnh sự rèn luyện tiếp theo sao cho phù hợp. Chắc chắn hiệu quả sẽ rõ rệt.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 8 bài 10 hay nhất

Câu 1: Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?

Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi Cơ. Ý nghĩa của việc luyện tập cơ.

Biện pháp luyện tập cơ?

– Công của cơ

Khi cơ co tạo 1 lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra 1 công có 2 dạng công: Công tính được và công không tính được (ví dụ: mang 1 vật nặng đứng yên 1 chỗ).

– Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Trạng thái thần kinh.

+ Nhịp độ lao động

+ Khối lượng của vật

+ Lứa tuổi, giới tính.

– Mục đích của công cơ : Công của cơ được sử dụng vào mục đích hoạt động, lao động

– Nguyên nhân của sự mỏi cơ

Làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần rồi ngừng hẳn, dẫn tới sự mỏi cơ. Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxi (đặc biệt khi bị thiếu ôxi) nên đã tích tụ Axit lactic trong cơ bắp, tác động lên hệ thống thần kinh, gây cảm giác mỏi cơ.

– Ý nghĩa của việc luyện tập cơ:

Luyện tập cơ sẽ làm tăng thể tích bắp cơ, tăng lực co cơ, đồng thời tăng cường sự hoạt động của các hệ cơ quan như: Tuần hoàn, hô hấp, bài tiết… làm cho thần kinh hưng phấn tinh thần sảng khoái khỏe mạnh.

– Biện pháp luyện tập cơ:

+ Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, khoa học.

+ Trong lao động cần đảm bảo tính vừa sức và phù hợp lứa tuổi.

+ Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và khoa học

Trắc nghiệm Sinh 8 Bài 10 tuyển chọn

Câu 1: Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu ?

A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng

B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ

C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ

B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Lao động vừa sức

A. Điện

B. Nhiệt

C. Công

D. Cả ba ý trên

Câu 4: Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:

A. Trạng thái thần kinh

B. Nhịp độ lao động

C. Khối lượng của vật

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Nguyên nhân của sự mỏi cơ là:

A. Do làm việc quá sức, oxi cung cấp thiếu, lượng axit lactic bị tích tụ đầu độc cơ

B. Do lượng chất thải khí cacbonic quá cao

C. Cả A, B đều đúng

D. Do cơ lâu ngày không tập luyện

Câu 6: Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì ?

A. Nghỉ ngơi hoặc thay đổi trạng thái cơ thể

B. Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi để tăng cường lưu thông máu

C. Cả A và B

D. Uống nhiều nước lọc

A. axit axetic

B. axit malic

C. axit acrylic

D. axit lactic

Câu 8: Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây ?

A. Giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ

B. Lao động nặng trong gian dài

C. Tập luyện thể thao quá sức

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển ?

A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác

B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển

C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển

D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển

Câu 10: Biện pháp làm tăng cường khả năng làm việc của cơ là:

A. Tập thể dục thường xuyên

B. Ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng

C. Nên làm việc nhẹ để không bị hao phí năng lượng

D. Phải tạo môi trường đủ axit

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 10. Hoạt động của cơ trong SGK Sinh học 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Giải Bài Tập Sinh Học 8 Ngắn Nhất

Ngoài giải bài tập Sinh học 8 bản đầy đủ, VnDoc còn cung cấp lời giải ngắn gọn nhất để bạn tham khảo. Để học tốt Sinh học 8, mời các bạn cùng tham khảo các chuyên mục:

Chương 1: Khái quát về cơ thể người

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 1: Bài mở đầu Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể người Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 3: Tế bào Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 4: Mô Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận động

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 7: Bộ xương Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 10: Hoạt động của cơ Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 11: Tiến hóa của hệ vận động

Chương 3: Tuần hoàn

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 17: Tim và mạch máu Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Chương 4: Hô hấp

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 21: Hoạt động hô hấp Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 22: Vệ sinh hô hấp

Chương 5: Tiêu hóa

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 28: Tiêu hóa ở ruột non

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 31: Trao đổi chất Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 32: Chuyển hóa Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 33: Thân nhiệt Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 34: Vitamin và muối khoáng Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 35: Ôn tập học kì 1 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần

Chương 7: Bài tiết

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 39: Bài tiết nước tiểu Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 41: Cấu tạo và chức năng của da Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 42: Vệ sinh da

Chương 9: Thần kinh và giác quan

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 45: Dây thần kinh tủy Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 47: Đại não Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 49 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 50: Vệ sinh mắt Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 51 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 52 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 53 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội tiết

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 55 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 57 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 58: Tuyến sinh dục Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 59

Chương 11: Sinh sản

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 60 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 61 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 62 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 63 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 64 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 65 Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 66: Ôn tập – Tổng kết

………………………………………