Top 12 # Soạn Bài Văn 9 Bài Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài: Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở đoạn đầu của Truyện Lục Vân Tiên – một truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như kể thơ, nói thơ Vân Tiên, hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì. Ảnh hưởng của nó còn lan rộng ra toàn quốc. Truyện được in nhiều lần, bởi thế có nhiều văn bản khác nhau, có khi thêm bớt cả trăm câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát.

* Thể thơ: Văn bản được viết theo thể thơ lục bát

* Bố cục: Đoạn trích thơ có thể được chia làm 2 phần:

Phần 1: 14 câu đầu: Cảnh Lục Vân Tiên đánh bọn cướp để cứu Kiều Nguyệt Nga.

Phần 2: còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Kiểu kết cấu truyền thống đã được sử dụng trong Truyện Lục Vân Tiên là: người tốt gặp gian truân, nguy hiểm, bị hãm hại, nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, còn kẻ xấu thì bị trừng trị (kiểu anh hùng cứu mĩ nhân).

* Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa thể hiện khát vọng của nhân dân là cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người ở hiền sẽ gặp lành.

Câu 2:

* Đọc đoạn trích, em thấy Lục Vân Tiên là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi và không chịu nổi được cảnh bất bình.

* Phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga:

Khi đánh cướp: dũng cảm, mạnh mẽ, thể hiện được tính cách của một người anh hùng. Bên cạnh đó, Lục Vân Tiên cũng là một con người coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn, thấy người gặp nạn liền ra tay cứu giúp, một mình đánh được lũ cướp hung ác.

Khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga: thể hiện Lục Vân Tiên là một con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm và nhân hậu. Chàng không muốn Nguyệt Nga ra khỏi xe để tránh làm ảnh hưởng đến danh dự và tiết hạnh của nàng.

Câu 3:

* Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn:

Là một người con gái khuê các, thùy mị, nết na và có học thức thể hiện ở cách xưng hô “tiện thiếp-quân tử”, lời nói khiêm nhường, mực thước, thể hiện thái độ kính trọng và hàm ơn.

Là người trọng tình nghĩa, nhận sự cứu giúp của Lục Vân Tiên và mong được trả ơn chàng.

Là một người con hiếu thảo, biết vâng lời cha mẹ, đồng ý làm lễ nghi gia dù không mong muốn.

Câu 4:

* Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ và cử chỉ. Điều này cũng không quá khó hiểu, vì Nguyễn Đình Chiểu bị mù nên ông cảm nhận môi trường xung quanh chủ yếu qua hành động và lời nói tốt hơn là qua ngoại hình.

* Truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện dân gian, được kể theo trình tự thời gian và nhân vật nhất quán tốt và xấu.

Câu 5:

Ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích thơ rất mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày và mang màu sắc của địa phương Nam Bộ. Nó có phần trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại rất phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên và dễ nhớ, dễ thuộc.

Soạn Bài Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga

– Cảm nhận được: Đoạn trích khắc hoạ vẻ đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Lục Vân Tiên là một chàng trai tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài. Kiều Nguyệt Nga là cô gái hiền hậu, nết na, giàu ân tình.

Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo trình tự thời gian. Đây là kiểu kết cấu thường thấy trong truyện cổ tích. Tình tiết câu chuyện mạch lạc, rõ ràng. Bằng kiểu kết cấu này, sẽ thuận lợi hơn khi chuyển tải truyện này theo hình thức “kể thơ”, “nói thơ”, người đọc người nghe dễ theo dõi hơn. Truyện có giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, sau đó trình bày theo trình tự sự kiện nào diễn ra trước kể trước, sự kiện nào diễn ra sau kể sau. Truyện kết thúc có hậu.

Trong đoạn trích, Lục Vân Tiên hiện lên như một người anh hùng, dám xả thân vì việc nghĩa, sẵn sàng cứu giúp những người dân vô tội bị ức hiếp. Lục Vân Tiên đánh cướp là một việc làm vì nghĩa, vô tư, làm ơn mà không đòi hỏi trả ơn. Chàng cho rằng: nếu thấy việc bất bằng mà không ra tay hành động thì không phải là anh hùng. Đầy là chuẩn mực cho vẻ đẹp của kẻ trượng phu theo quan niệm thời phong kiến.

Vân Tiên còn là chàng trai trọng đạo lí, lẽ nghĩa. Chàng cứu Kiều Nguyệt Nga nhưng không dám trông thấy mặt nàng vì sợ làm tổn thương đến danh dự, tiết nghĩa của một người con gái (theo quan niệm lễ giáo phong kiến quy định “nam nữ thụ thụ bât thân” – nam nữ không được gần nhau).

Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

Nàng là phận gái, tôi là phận trai.

Kiều Nguyệt Nga là người con hiếu thảo, biết nghe lời cha mẹ: “Làm con đâu dám cải cha/ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”. Nàng còn là một cô gái dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ, khiêm nhường: “Chút tôi liễu yếu đào thơ”. Khi được Lục Vân Tiên cứu nguy, nàng rất muốn đền ơn nhưng áy náy, bãn khoăn không biết trả ơn thế nào “Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không”. Tấm lòng chân thành của nàng là tấm lòng của một người trọng ơn nghĩa, nàng muốn mời Lục Vân Tiên về Hà Khê cùng mình để trả ơn “Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng”.

– Nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Phẩm chất anh hùng và tính cách của Lục Vân Tiên được bộc lộ qua sự mạnh mẽ, hành động dũng cảm, lời nói cương trực, thẳng thắn, không hoa mĩ. Phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga được bộc lộ qua việc vâng lời cha, qua lời nói dịu dàng của nàng, qua hành động mời Vân Tiên qua Hà Khê để báo đáp ơn nghĩa của chàng.

– Truyện Lục Vân Tiên gần với thể loại truyện Nôm khuyết danh và thể loại truyện kể dân gian.

– Ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích là ngôn ngữ gần với ca dao dân ca, mộc mạc, giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của ngươi bình dân.

– Ngôn ngữ trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên nói chung và của đoạn trích nói riêng mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Ví dụ: bớ, xông vô, kêu rằng, tại mầy, xe nầy, tiểu thơ,…

– Lời lẽ Vân Tiên, với kẻ ác thì cảnh cáo, thẳng thắn “bớ đảng hung đồ / Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”; với Nguyệt Nga thì lịch sự, ôn tồn, chân thành, vui vẻ: “Nào ai tính thiệt so hơn làm gì”. Lời lẽ của Phong Lai thì ngông nghênh, kẻ cả: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây”. Nguyệt Nga nói năng dịu dàng, lễ phép: “Thưa rằng: Tôi Kiều Nguyệt Nga/Con nầy tì tất tên là Kim Liên”. Nguyệt Nga gọi Vân Tiên là quân tử, tự xưng là tiện thiếp (một cách khiêm xưng).

– Học thuộc lòng theo yêu cầu.

Soạn Bài Lớp 9: Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga

Soạn bài lớp 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

(Trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là “một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc” (Lời nói đầu bản dịch của G. Ô-ba-rê, trong Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Khoa học xã hội, 1965).

2. Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

3. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh “bất bình”: Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô… Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

4. Đoạn trích cũng cho thấy: Kiều Nguyệt Nga tuy là cô gái khuê các nhưng thuỳ mị, nết na, có học thức. Trước ân nhân, nàng giãi bày rất chan thành: Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lay rồi sẽ thưa

Không những thế, nàng còn tỏ ra rất áy náy, tìm mọi cách để trả ơn chàng, và ý thức sâu sắc rằng:

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cũng ngươi

Đó là một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, cũng là vẻ đẹp lí tưởng nhân văn của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

4. Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức “kể thơ”, tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.

Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.

Theo chúng tôi

Bài Soạn Lớp 9: Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga

Tác giả:

Nguyễn Đình Chiểu: ( 1822- 1888)

Năm 1843 đỗ Tú Tài, chưa kịp đi thi tiếp thì mẹ mất, ông ốm nặng, bị mù và bị từ hôn.

Ông là 1 nhà yêu nước, 1 nhà thơ lớn của dân tộc, 1 thầy thuốc đáng trọng.

Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước và chiến đấu của nhân dân Nam Bộ.

Những tác phẩm có giá trị: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy Giặc,….

Tác phẩm:

Là truyện nôm sáng tác vào khoảng đầy những năm 50 của thế kỉ XIX – gồm 2082 câu lục bát.

Tóm tắt tác phẩm: 4 phần

Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.

Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu.

Kiều Nguyệt Nga gặp nạn và được cứu

Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại và sum vầy.

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu tác phẩm

Bố cục đoạn trích: gồm 2 phần

Đoạn 1 (14 câu đầu) : Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai.

Đoạn 2 (còn lại) : Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo trình tự thời gian. Đây là kiểu kết cấu thường thấy trong truyện cổ tích. Tình tiết câu chuyện mạch lạc, rõ ràng. Bằng kiểu kết cấu này, sẽ thuận lợi hơn khi chuyển tải truyện này theo hình thức “kể thơ”, “nói thơ”, người đọc người nghe dễ theo dõi hơn. Truyện có giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, sau đó trình bày theo trình tự sự kiện nào diễn ra trước kể trước, sự kiện nào diễn ra sau kể sau. Truyện kết thúc có hậu.

Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.

Trả lời:

Qua đoạn trích, ta thấy, Lục Vân Tiên là một chàng trai nghĩa hiệp tài giỏi và dám xả thân vì việc nghĩa, sẵn sàng cứu giúp những người dân vô tội bị ức hiếp.

Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…

Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng. Lục Vân Tiên đánh cướp là một việc làm vì nghĩa, vô tư, làm ơn mà không đòi hỏi trả ơn. Chàng cho rằng: nếu thấy việc bất bằng mà không ra tay hành động thì không phải là anh hùng. Đầy là chuẩn mực cho vẻ đẹp của kẻ trượng phu theo quan niệm thời phong kiến.

Cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga:

Chàng hỏi han ân cần, an ủi, giữ đúng phép tắc, gia giáo và từ chối sự trả ơn. Phải chăng đó là quan niệm và lẽ sống của người anh hùng:

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thê nào? Hãy phân tích điéu đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.

Trả lời:

Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn:

Khi được Lục Vân Tiên cứu nguy, nàng rất muốn đền ơn nhưng áy náy, bãn khoăn không biết trả ơn thế nào “Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không”.

Tấm lòng chân thành của nàng là tấm lòng của một người trọng ơn nghĩa, nàng muốn mời Lục Vân Tiên về Hà Khê cùng mình để trả ơn.

Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?

Trả lời:

Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói.

Hành động của Vân Tiên dũng cảm, mạnh mẽ, lời nói thì dứt khoát, thẳng thắn.

Hành động của Nguyệt Nga thì e dè kính cẩn, lời nói thì dịu dàng, nhỏ nhẹ.

Có thể nói, truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức “kể thơ”, tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.

Trả lời:

Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.

Hãy phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).

Trả lời:

Lục Vân Tiên:

Khi nói chuyện với kẻ ác: Cương quyết, thẳng thắn, cảnh cáo.

Khi nói chuyện với chủ tớ Kiều Nguyệt Nga: lịch sự, ôn tồn, quan tâm, nhã nhặn, giữ khoảng cách.

Phong Lai: Giọng ngang tàng, hống hách, kiêu căng.

Kiều Nguyệt Nga: giọng khiêm xưng, cảm kích, biết ơn, chân thành, nhẹ nhàng, đầy thiện cảm khi nói chuyện với Lục Vân Tiên.