Top 8 # Soạn Bài Mẹ Tôi (Siêu Ngắn) Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Mẹ Tôi Siêu Ngắn

Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tác giả đặt nhan đề ” Mẹ tôi ” bởi lẽ nội dung thư nói về người mẹ, mục đích của bức thư là nhắc nhở, giáo dục con cần lễ độ và kính yêu mẹ.

Trả lời câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

– Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư: giận dữ, buồn bã, kiên quyết và nghiêm khắc.

– Những câu văn thể hiện thái độ đó:

+ Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa. + Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. + Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. + Từ nay, không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. + Thà rằng bố không có con , còn hơn thấy con bội bạc với mẹ. + Trong một thời gian con đừng hôn bố.

– Lí do: Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm En – ri-cô có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ.

Trả lời câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:

Trả lời câu 4 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố vì:

– Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

– Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

– Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

– Vì En-ri-cô thấy xấu hổ vì việc mình đã làm với mẹ.

Trả lời câu 5 (trang 12, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư là bởi vì:

– Người bố tế nhị, kín đáo và tôn trọng En-ri-cô, viết thứ để mình En-ri-cô biết.

– Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm được sự nóng giận, khó bày tỏ được cảm xúc.

Soạn Bài Mẹ Tôi (Siêu Ngắn)

Soạn bài Mẹ tôi

Bố cục

– Phần 1( từ đầu đến xúc động vô cùng): lời tự bộc lộ của đứa con

– Phần 2( Còn lại.): Tình cảm và thái độ của người cha khi thấy con mắc lỗi và nhắc cho cậu nhớ tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng.

Tóm tắt

En-ri- cô thiếu lễ độ với mẹ. Người bố biết chuyện đã viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa tức giận vừa yêu thương. Trong thư bố đã nói về tình yêu thiêng liêng và sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Những điều này đã khiến En-ri-cô vô cùng ân hận.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Sở dĩ tác giả lấy nhan đề là Mẹ tôi vì nội dung thư nói lên công lao khó nhọc, sự hi sinh và tình cảm của người mẹ đối với người con

Câu 2 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là nghiêm khắc và buồn bã

– Dựa vào lời lẽ trong bức thư có thể nhận ra được điều đó, có thể trích ra một số câu như:

+ ….như một nhát dao đâm vào tim bố vậy

+……bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

+ Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó

+…..thà bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ

+….bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

– Lý do khiến ông có thái độ như vậy là vì ông để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm En – ri-cô có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ

Câu 3 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Một số chi tiết, hình ảnh nói về mẹ của En-ri-cô:

+ Mẹ thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng khi con bị bệnh

+ Mẹ có thể hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu sống con

– Qua đó có thể thấy, mẹ của En-ri-cô là người yêu thương con mình nhất trên đời

Câu 4 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Các lí do khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố:

+ vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

+ vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

+ vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

+ vì En-ri-cô thấy hối hận

+ vì tình yêu mẹ đang trào dâng trong En-ri-cô

Câu 5 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư vì:

+ Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được bằng lời

+ Nói những vấn đề này qua thư khiến người con đỡ xấu hổ tự ái, không mất đi lòng tự trọng trước mặt cha mình

+ Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại để suy ngẫm thấm thía những điều trong thư

+ Cũng có thể hai cha con không có điều kiện gặp nhau nhiều

Luyện tập

Câu 1 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Có thể chọn đoạn văn sau

Dù có khôn lớn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu ớt và không được chở che. Con sẽ cay đắng nhớ lại những lúc làm cho mẹ đau lòng ……Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh chúng tôi hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.

Câu 2 (trang 12 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đoạn văn tham khảo

Trong cuộc đời của mỗi con người ai ai cũng đã từng phạm sai lầm. Em cũng vậy, em cũng đã từng làm cho cha mẹ lo lắng. Nhớ hôm đấy, do nhận lời mời đi chơi với Mai, em đã nói dối mẹ là đi học. Bước ra khỏi nhà em đã rất vui mừng chạy ngay đến nhà Mai. Do mải chơi em đã quên mất giờ về, đến lúc nhận ra thì đã 12 giờ trưa. Em vội vã chào tạm biệt Mai và ra về, dọc đường đi về em gặp mẹ đang lo lắng đi tìm em. Mẹ hỏi em rõ nguyên do em đã thú thật với mẹ. Em nghĩ mẹ sẽ mắng và đánh em. Nhưng mẹ chỉ ân cần khuyên bảo em nhẹ nhàng. Từ lần đó trở đi em tự hứa sẽ luôn thành thật và không bao giờ làm cho mẹ đau lòng và lo lắng về mình nữa.

Bài giảng: Mẹ tôi – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Soạn Bài Mẹ Tôi Ngắn Gọn

Soạn Văn 7: Mẹ tôi do Ét-môn-đô A-mi-xi sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ bố cục, tính nghệ thuật và cảm xúc của người con trong tác phẩm Mẹ tôi để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Chuyên mục Soạn văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm hệ thống hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 theo từng bài, giúp các em hiểu hơn về nội dung được học trong từng bài, từ đó tiếp thu bài nhanh chóng dễ dàng hơn.

Bố cục văn bản Mẹ tôi

– Đoạn 1 (Từ đầu … xúc động vô cùng): Lời tự bộc lộ của đứa con.

– Đoạn 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ người cha khi con mắc lỗi và gợi tình mẫu tử.

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đây là bức thư người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” vì nội dung chủ yếu của tác phẩm là viết về người mẹ, mục đích của bức thư là nhắc nhở, giáo dục con cần lễ độ và kính yêu mẹ.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Thái độ của người bố với En-ri-cô: Buồn bã, giận dữ và nghiêm khắc. Thể hiện qua giọng văn, câu từ, hình ảnh (thà rằng bố không có con, bố không nén được cơn tức giận, …). Lí do là bởi En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm.

Người mẹ của En-ri-cô: Thương con sâu sắc, mãnh liệt; giàu đức hi sinh, hết lòng tận tụy vì con; dịu dàn và hiền hậu: Mẹ phải thức suốt đêm … nghĩ rằng có thể mất con; sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc … để cứu sống con ; …

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Lí do khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng”: a, c, d, e và còn bởi En-ri-cô là một cậu bé ngoan biết hối lỗi, vì sự kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.

Câu 5* (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư bởi vì: Bày tỏ được thái độ nghiêm khắc, tình phụ tử sâu sắc, lại là một cách giáo dục kín đáo tinh tế mà không làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của En-ri-cô.

Luyện tập: Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Có thể chọn đoạn văn sau để học thuộc lòng:

“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó.”

Luyện tập: Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Kể lại sự việc em lỡ gây ra làm bố, mẹ buồn phiền:

– Hoàn cảnh mắc lỗi.

– Quá trình, diễn biến của sự việc.

– Sự ăn năn của em.

– Thái độ của bố, mẹ.

– Hành động em làm để sửa chữa lỗi lầm.

………………………………..

Bài Soạn Siêu Ngắn: Tôi Đi Học

Thanh Tịnh(1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở ngoại ô thành phố Huế

Thanh Tịnh có đóng góp trong nhiều lĩnh vực:Truyện ngắn, truyện dài, thơ, bút kí.. Song thành công hơn cả là thơ và truyện ngắn

Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu trong trẻo

2.Tác phẩm:

Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập truyện ngắn “Quê mẹ”(1941).

Bố cục: 3 phần

Phần 1: Từ đầu đến “Trên ngọn núi”: Khởi nguồn nỗi nhớ và cảm nhận của “Tôi” trên đường tới trường

Phần 2: Tiếp đến “Được nghỉ ngơi cả ngày nữa”: Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường

Phần 3: Còn lại: Cảm nhận của “Tôi” khi ở trong lớp học

Trả lời:

Buổi tựu trường đầu tiên: thời tiết cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc. nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc. Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên…

Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự không gian và thời gian.

Trả lời:

Cùng mẹ đi trên đường tới trường:

Con đường…quen đi lại lắm lần …tự nhiên thấy lạ. Lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.

Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.

Khi nghe gọi tên và rời bàn tay mẹ:

Cảm giác hồi hộp chờ nghe tên của mình: “Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng”.

Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ. Nhân vật bỗng òa khóc nức nở theo các bạn và cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ.

Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

Thầy giáo trẻ tươi cười đón chúng tôi

Nhìn bàn ghế, chỗ ngồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình.

Mấy người bạn tí hon ngồi bên tôi… lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.

Chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đánh vần đọc: “Bài viết tập: Tôi đi học”.

Trả lời:

Ông đốc có giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ.

Người mẹ: yêu thương và quan tâm con.

Trả lời:

Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn….

Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.

Trả lời:

Đặc sắc nghệ thuật:

Có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự – trữ tình – miêu tả

Bố cục chặt chẽ, tự nhiên theo dòng hồi tưởng, theo trình tự đan xen giữa hiện tại và quá khứ.

Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu và chất thơ.

Theo em, sức hút của tác phẩm được tạo nên từ:

Tình huống truyện hấp dẫn

Cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật

Hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.

Trả lời:

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

Trả lời:

Có lẽ, trong cuộc đời học sinh, buổi khai giảng đầu tiên để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất.

Tôi còn nhớ như in, đó là một buổi sáng mùa thu nắng chan hòa, xen lẫn những làn gió thu nhè nhẹ. Tôi ăn mặc gọn gàng trong bộ quần đen áo sơ mi trắng được bố đưa tới trường dự buổi lễ khai giảng. Vừa đến cổng trường, tôi đã cảm nhận sự vui tươi của buổi lễ. Từ phía xa, tôi đã nghe tiếng loa phóng thanh mở những ca khúc về thầy cô, về bạn bè về tuổi học trò. Bước vào cổng trường, một khung cảnh ngày lễ hiện ta trước mặt tôi thật rực rỡ. Trên sân khấu những chậu bông được xếp thành hàng đủ loại hoa đủ sắc màu. Trên các bồn hoa, những cánh mười giờ cũng đang khoe sắc trong ánh bình minh. Trên các dãy lớp, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Giữa sân trường các anh chị tung tăng vui đùa. Còn những đứa trẻ vào lớp một như tôi ai cũng e dè, bỡ ngỡ nên cứ núp vào lưng bố mẹ.

Buổi khai giảng đầu tiên cũng đã đến, bố dắt tôi vào chỗ rồi trở về chỗ ngồi của phụ huynh. Từ trên sân khấu, cô hiệu trưởng mặc chiếc áo dài tím, nở nụ cười tươi và đọc bài khai mạc năm học mới. Một hồi trống vang lên, báo hiệu một năm học mới băt đầu. Vừa nghe tiếng trống, tim tôi như đập mạnh hơn, hồi hộp hơn và có điều gì đó đang thúc dục mình phải cố gắng cho năm học mới.

Kết thúc buổi lễ, tôi vào nhận lớp và cô chủ nhiệm. Nhìn thấy tấm bảng “Lớp 1A” tôi hào hứng bước vào, đó là lớp học khang trang với ba dãy bàn ghế còn mới tinh. Cuối lớp có đầy đủ các đồ dùng học tập, trên bảng có ghi dòng chữ “chào mừng các em bước vào lớp một” bằng những nét chữ tinh tế, đẹp đẽ. Lòng tôi bỗng cảm thấy tự hào và cảm nhận được sự đón tiếp nồng hậu của các thầy cô đối với một thế hệ học sinh mới…

Sau khi nhận lớp, nhận cô giáo chủ nhiệm, chúng tôi chạy ùa ra cổng, nơi mà bố mẹ vẫn đang đứng đợi để đón chúng tôi về. Trên đường về, tôi kể cho bố nghe về ngày khai giảng đầu tiên, đó là ngày khai giảng đầy ấn tượng mà tôi sẽ nhớ mãi.