Top 7 # Soạn Bài Mây Và Sóng – Giáo An Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Giáo Án Bài Mây Và Sóng

Giáo án điện tử Ngữ Văn 9

Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Mây và sóng thuộc môn Ngữ văn lớp 9 được biên soạn kỹ lưỡng nhằm giúp các thầy cô nắm chắc nội dung bài học nhanh hơn. Giáo án điện tử bài Mây và sóng này còn giúp các thầy cô biết được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng. Mời các bạn cùng tải Giáo án Ngữ văn 9 – Tuần 27 – Tiết 126: Mây và sóng mà chúng tôi sưu tầm được.

MÂY VÀ SÓNG

R.TA-GO

I. Mục tiêu bài dạy. 1. Kiến thức.

Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liên của tình mẫu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh TN mang ý nghĩa tượng trưng.

2. Kỹ năng

Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ tự do, phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại, độc thoại trong thơ.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức đọc, tìm hiểu thơ nước ngoài, đồng thời giáo dục lòng kính yêu cha mẹ.

II. Phương pháp thực hiện. III. Cách thức tiến hành IV. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra:

Đọc thuộc lòng bài thơ “Nói với con” và nêu ND, NT? Ý nghĩa bài thơ

3. Bài mới:

Tình mẫu tử có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ. Nếu Chế Lan Viên phát triển từ thơ từ hình ảnh con cò trong ca dao: Nguyễn Khoa Điềm làm khúc hát ru….. mẹ thì đại thi hào Ấn Độ, trong những năm tháng đau thương mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình đã viết lặp Si-Su trong đó có Mây và Sóng – là tiếng hát đau buồn sâu thẳm nhưng vẫn chứa chan tình yêu thương và niềm tin vào tủ thơ vào thế hệ tương lai.

Hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu, gọi học sinh đọc: Giọng đọc thay đổi và phân biệt ở mức độ nhất định giữa lời kể của em bé với những lời đối thoại giữa em bé và những người ở trên mây trong sóng

→ Nhận xét cách đọc

Nêu vài nét chính về tác giả?

Ra-bin-đra- nát Ta-go.

Thơ ông kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa hiện đại và truyền thống, quốc tế và dân tộc, tinh thần nhân văn và chất trữ tình triết lí nồng đượm.

Giới thiệu vài nét chính về tác phẩm?

Bài thơ ra đời năm nào?

– Sáng tác 1909 in trong tập Si-su.

Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?

– Trữ tình biểu cảm.

Xác định bố cục?

2 đoạn

I. Đọc tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích

* Tác giả:

Ta-go (1861-1941)

Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ

Làm thơ rất sớm, là nhà văn đầu tiên ở Châu Á được nhận giải thưởng Nôben về văn học 1913

Thơ ông sử dụng thành công hình ảnh TN mang ý nghĩa tượng trưng những hình ảnh liên tưởng so sánh và thủ pháp trùng điệp

* Tác phẩm

Mây và sóng ra đời 1909, được Ta – go dịch ra tiếng Anh.

II. Tìm hiểu văn bản 1. Kiểu văn bản và PTB đạt 2. Bố cục:

2 đoạn:

Từ đầu → xanh thẳm: câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của bé

Câu chuyện với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ hai của bé.

→ Cấu trúc giống nhau, trình tự giống nhau, song ý và lời lại có cách diễn đạt khác nhau.

Soạn Bài Mây Và Sóng

Soạn bài Mây và sóng

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu … xanh thẳm): Thuật lại cuộc trò chuyện với những người trên mây.

– Phần 2 (còn lại): Thuật lại cuộc trò chuyện những người trong sóng

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

a. Giữa hai phần của bài thơ :

– Giống : kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.

– Khác về ý và lời giữa phần 1 – phần 2 :

+ Đối tượng : mây – sóng.

+ Trò chơi : con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

+ Không gian : trên trời – dưới biển.

b. Phần thứ hai cho ý thơ trọn vẹn hơn, tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Dòng thơ “Con hỏi : …” được đặt sau lời mời, lời rủ rê và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của trò chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng để từ chối những lời gọi.

Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

So sánh những cuộc vui chơi của người “trên mây” và người “trong sóng”:

Đó đều là những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, chơi với thiên nhiên, thế giới kì diệu, rực rỡ sắc màu và những trò chơi vô cùng thú vị.

→ Nói lên sức mạnh của tình mẫu tử. Tấm lòng mẹ bao la như “bến bờ kì lạ”, tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.

Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Thành công nghệ thuật bài thơ trong xây dựng hình ảnh thiên nhiên :

Mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời… vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, chúng đều do trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kì ảo. Chúng cũng là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh.

Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Ý nghĩa câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi…ở chốn nào” : Lòng mẹ bao la luôn sẵn sàng đón tiếp con. “Mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai tách rời được cũng là tình mẫu tử ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt.

Câu 6 (trang 88 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Ngoài ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi suy ngẫm :

– Những cám dỗ cuộc đời là vô vàn, muốn khước từ chúng cần phải có điểm tựa vững chắc, tình cảm gia đình, tình mẫu tử chính là điểm tựa ấy.

– Hạnh phúc không xa xôi bí ẩn, nó ở quanh ta, do chúng ta tạo nên.

Bài giảng: Mây và sóng – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Mây Và Sóng (Siêu Ngắn)

Soạn bài Mây và sóng

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu… bầu trời xanh thẳm): Câu chuyện tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và trò chơi của em bé

– Phần 2 (còn lại): câu chuyện tưởng tượng của em bé với người sống trong sóng, và trò chơi của em bé

Soạn bài

Câu 1 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

a. Giữa hai phần của bài thơ :

– Giống : kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê của mây và sóng, lời từ chối của em bé và trò chơi của em bé với mẹ

– Khác:

+ Đối tượng : mây – sóng.

+ Trò chơi : con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

+ Không gian : trên trời – dưới biển.

→ Tác dụng : Tạo sự trùng điệp, tiếp nối, không gian trở nên rộng lớn hơn, tình cảm của em bé dành cho mẹ từ đó mà bao la hơn bao giờ hết

b. Nếu như không có phần thứ hai thì bài thơ trở nên mất đi nhịp điệu, sự hô ứng cũng như thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Câu 2 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

– Dòng thơ “Con hỏi : …” được đặt sau lời mời, lời rủ rê và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng.

– Em bé chưa từ chối ngay vì em bé còn tò mò, còn ham chơi, còn băn khoăn. Nhưng khi biết được cuộc chơi của mình không có mẹ, em bé liền từ chối ngay.

Câu 3 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

– Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” : đều là những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, vui đùa với thiên nhiên rực rỡ sắc màu, đó là những trò chơi vô cùng thú vị

– Cuộc vui chơi của em bé với mẹ: Mẹ trở thành trăng, thành bến bờ kì lạ, trở thành người bạn thiên nhiên của em bé. Cuộc vui cũng diễn ra từ sáng cho đến chiều muộn, trong sự quấn quýt và tình yêu thương của mẹ.

→ Qua đó cho thấy tấm lòng mẹ bao la như “bến bờ kì lạ”, tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.

Câu 4 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, gắn bó: Mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời… Đó là những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ, với thế giới cổ tích. Những hình ảnh đó còn ẩn dụ cho những điều đẹp đẽ, sự cám dỗ xung quanh cuộc sống.

Câu 5 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Ý nghĩa câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi…ở chốn nào”: Câu thơ cho thấy sự rộng lớn bao la của tình mẹ. Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào nghĩa là mẹ con ta có thể ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, phân biệt. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.

Câu 6 (trang 88 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Ngoài ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi suy ngẫm :

– Tình mẫu tử thiêng liêng có thể biến thành sức mạnh giúp con người vượt qua những cám dỗ, những ham muốn quyến rũ nhất thời. Nó là điểm tựa vững chắc của con người trong cuộc sống

– Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai đó ban phát mà ở ngay trên trần thế này, trong mái nhà thân yêu này. Chính con người tạo ra thiên đường trên mặt đất, tự mình làm ra hạnh phúc của chính mình

– Sức mạnh của tình yêu sẽ chắp cánh thành sức mạnh cho sự sáng tạo.

Bài giảng: Mây và sóng – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Soạn Bài Mây Và Sóng Siêu Ngắn

Bố cục: 2 phần

– Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ

– Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

Nội dung chính: Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.

Trả lời câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a.

* Điểm giống nhau: kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.

* Điểm khác nhau:

– Đối tượng: mây – sóng.

– Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

– Không gian: trên trời – dưới biển.

b. Nếu ta bỏ phần thứ hai ý thơ sẽ không trọn vẹn.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Vị trí của dòng thơ “Con hỏi…” nằm ở sau những lời rủ rê mời mọc hấp dẫn.

– Trẻ con vốn rất ham chơi, bởi vậy khi nghe những lời mời bao giờ cũng rất tò mò muốn biết là điều gì và cũng rất muốn được phiêu du. Thế nhưng tình yêu thương mẹ đã thắng, em đã từ chối lời mời của những người “trên mây” và “trong sóng”.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Sự giống nhau: sự khoáng đạt bao la, ước mong được đi đến tận cùng mọi nơi.

– Sự khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con.

→ Nói lên sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Tất cả những hình ảnh đó trong bài thơ đều do chú bé tưởng tượng ra. Đó là hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo đồng thời cũng là những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa.

Trả lời câu 6 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.

– Hạnh phúc không xa xôi bí ẩn, nó ở quanh ta, do chúng ta tạo nên.

chúng tôi