Top 5 # Soạn Bài Lượm Ngữ Văn 6 Tập 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài: Lượm – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Tác giả

Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên – Huế, ông mất năm 2002 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ 6 – 7 tuổi, Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thành niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ lên báo từ những năm 1937 – 1938. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời, cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam.

Những tác phẩm của Tố Hữu đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946), Việt Bắc (thơ, 1954), Gió lộng (thơ, 1961), Ra trận (thơ, 1972), Máu và hoa (thơ, 1977), Một tiếng đờn (thơ, 1992), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981), Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000).

Ngoài ra, Tố Hữu đã từng nhận được những giải thưởng: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn Nghệ Việt Nam (1954 – 1955); Giải thưởng Văn học ASEAN (1996), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt I, 1996).

II. Hướng dẫn soạn bài

Bài thơ kể và tả về Lượm qua những hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu – một chú bé Lượm nhỏ tuổi, hồn nhiên, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh về chú bé vẫn luôn sống mãi.

Bố cục của bài thơ: Bài thơ Lượm có thể được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi

Câu 2:

Hình ảnh Lượm trong bài thơ từ khổ thứ 2 đến khổ thứ 5 được miêu tả rất rõ nét và sinh động qua những chi tiết nghệ thuật:

Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho những chiến sĩ liên lạc thời kháng chiến chống Pháp

Cử chỉ: cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí

Lời nói: “Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à”

Những yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh của một chú bé liên lạc.

Câu 3:

Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn:

Mặt trận đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh, vượt qua khó khăn.

Vụt qua mặt trận

Sợ chi hiểm nghèo?

Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đường quê vắng vẻ. Và em đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng.

Trong đoạn này, có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm 1 câu thơ (mà thông thường mỗi khổ có 4 câu thơ). Câu thơ này lại còn được ngắt ra làm 2 dòng (Ra thế/Lượm ơi!…; Thôi rồi, Lượm ơi!…; Lượm ơi, Còn không?…). Chính khổ thơ và câu thơ này đã diễn tả niềm đau xót tiếc thương vô hạn như đã được dồn nén lại và như đứt đoạn ra trước tin về sự hi sinh của chú bé Lượm.

Câu 4:

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau:

Chú bé: đây là cách gọi của một người lớn tuổi với một người em trai nhỏ tuổi, cách xưng hô này cũng thể hiện sự thân mật nhưng chưa đến mức gần gũi, thân thiết

Cháu: đây chính là cách gọi biểu hiện sự gần gũi, thân thiết như người thân ruột thịt của một người lớn với cháu nhỏ

Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa trang trọng nhưng cũng thể hiện sự thân thiết, trìu mến đối với một chiến sĩ nhỏ

Lượm ơi: cách xưng hô này được dùng khi cảm xúc của người kể đã lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán.

Câu 5:

“Lượm ơi, còn không?”, câu thơ đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, tươi vui vì tác giả không tin rằng Lượm đã hi sinh. Nhà thơ khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi cùng với thời gian, sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng đồng bào người dân Huế và trong những thế hệ mãi sau này.

4.6

/

5

(

67

bình chọn

)

Soạn Bài Lượm; Mưa Sbt Ngữ Văn 6 Tập 2

1. Hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên như thế nào qua sự miêu tả của tác giả trong năm khổ thơ đầu bài Lượm ?

Các thủ pháp nghệ thuật như thể thơ, nhịp điệu, từ láy đã góp phần vào sự thành công trong miêu tả hình ảnh Lượm như thế nào ?

2. Ở phần cuối bài thơ, sau khi đã miêu tả sự hi sinh của Lượm, vì sao tác giả lại viết: “Lượm ơi, còn không ?” và tiếp đó lại tái hiện hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên ?

3. Dựa vào bài thơ, em hãy viết một đoạn văn tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, nêu cảm nghĩ của mình.

4. Thể thơ và nhịp điệu trong bài Mưa có gì đặc biệt và đã góp phần thể hiện nội dung bài thơ như thế nào ?

5. Phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi trong bài Mưa. Hãy nêu một số trường hợp mà em thấy là đặc sắc và phân tích giá trị của phép nhân hoá trong những trường hợp ấy.

6. Giải thích ý nghĩa của hình ảnh con người ” Đội sấm / Đội chớp / Đội cả trời mưa…” trong bốn câu thơ cuối của bài Mưa.

Gợi ý làm bài

1. Trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm, hình ảnh Lượm hiện lên rất sinh động, cụ thể và rõ nét qua các chi tiết miêu tả của tác giả. Em hãy tìm các chi tiết tả trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói của Lượm, vừa đúng là một chiến sĩ liên lạc thực thụ lại vẫn mang nét hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch của một chú bé.

Đoạn thơ với thể thơ bốn tiếng, nhịp nhanh, sử dụng nhiều từ láy ( loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh,…) góp phần thể hiện hình ảnh đáng yêu của Lượm – một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến.

2. Câu thơ “Lượm ơi, còn không ?” đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi của nhà thơ, vừa đau xót vừa ngỡ ngàng, không muốn tin rằng Lượm đã không còn nữa. Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên như đã trả lời cho câu hỏi trên bằng sự khăng định : Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.

3. Tham khảo đoạn văn sau :

Đọc bài thơ, hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên với dáng vẻ nhanh nhẹn, tháo vát, hồn nhiên, đáng mến. Lượm say mê tham gia kháng chiến, bất chấp nguy hiểm. Rồi một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai, bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường vàng nắng của chú chim chích trong buổi bình yên ! Lượm phải vượt qua nơi chiến sự ác liệt, đầy nguy hiểm. “Đạn bay vèo vèo” qua đầu nhưng Lượm không sợ. Cái bóng nhỏ bé của Lượm “Vụt qua mặt trận” để hoàn thành nhiệm vụ chuyển thư “Thượng khẩn”:

Nhấp nhô trên đồng…

Nhưng:

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi !

chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi thấm đẫm làn áo vải. Lượm đã ngã xuống nhưng trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười thanh thản, nụ cười ngây thơ và đáng yêu. Lượm vẫn còn mãi trong lòng dân tộc, trong mỗi chúng ta.

4. Trong bài Mưa, thể thơ tự do với những câu thơ ngắn (từ một đến bốn chữ, phần lớn là hai chữ) và nhịp nhanh, dồn dập cùng những động từ chỉ hoạt động khẩn trương đã góp phần quan trọng miêu tả cơn mưa rào mùa hè.

5. Một số trường hợp sử dụng phép nhân hoá có giá trị đặc sắc trong bài thơ : ông trời mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía múa gươm, kiến hành quân, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc.

Trong ba ví dụ đầu, hình ảnh nhân hoá đã tạo nên khung cảnh một cuộc chiến đấu với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương : Ông trời mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen phủ cả bầu trời. Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc, lay động mạnh trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo. Kiến đi từng đàn vội vã và có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương. Phép so sánh, nhân hoá ở đây vừa chính xác vừa độc đáo, lại phù hợp với không khí thời chiến (khi tác giả viết bài thơ này).

6. Hình ảnh trong bốn câu thơ cuối bài được tạo lập theo cách vừa tả thực vừa tượng trưng : Người cha đi cày về dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là đội sấm, chớp, đội cả trời mưa. Các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người không hề nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên, mà có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

chúng tôi

Ngữ Văn Lớp 6 Soạn Bài 24: Lượm

1.Lượm là bài thơ dược nhà thơ Tố hữu sấng tác năm 1949, trong thời kí kháng chiến chống Pháp.

2.Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, tác giả đã khắc học hình ảnh Lượm, một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn, dũng cảm tham gia liên lạc. Lượm hi sinh như một Ga-vơ-rốt trên chiến lũy. Hình ảnh của lượm còn mãi trong lòng mọi người. còn mãi với quê hương đất nước.

Thể thơ bốn chữ được dùng rất nhuần nhuyễn để kể chuyện, bộc lộ tâm tình. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật chọn lọc, chi tiết tiêu biểu, dùng từ láy, thay đổi cách xưng hô, so sánh chính xác, câu hỏi tư từ điệp khúc,.. đã góp phần tạo nen thành công của bài thơ.

II.Hướng dẫn đọc hiểu.

1.Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong ” ngày Huế đổ máu”, sự hi sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.

Theo đó có thể chia bài thơ thành ba đoạn

Đoạn 1: từ đàu đến Cháu đi xa dần: cuộc gặp gỡ ở Huế.

Đoạn 2: từ đầu đến hồn bay giữa đồng. sự hình sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc

Đoạn 3: còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.

2.Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thứ năm.

+ Về trang phục: Cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đóp là trang phục của các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.

Lượm tự hào về công việc của mình

+ Cử chỉ nhanh nhẹn: chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên, cháu cười, híp mí, mồm huýt sáo vang.

+ Lời nói tự nhiên, chân thật: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à/ ở đồn Mang cá/ thích hơn ở nhà

Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.

Các yếu tố nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chnhs xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.

3.Nhà thơ hình dung chuyến đi cong tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm và khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.

Vụt qua mặt trận Sợ chi hiểm nghèo?

Bọn giặc dã giết hại Lượm, đã bắn trúng em tren đồng quê vắng vẻ,. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:

Cháu nằm trên lúa Tay năm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng.

Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

Trong đoạn này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ ( thông thường mỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này được ngắt làm hai dòng (ra thế/ Lượm ơi!..) Khổ thơ đặc biệt này được diễn tả lòng đau xót tiếc thương trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

4.Trong bài thơ, người kể chuyện dã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tá giả và Lượm là chú cháu, lại vừa là đồng chí vừa là một nhà thơ với 1 chiến sĩ đã hi sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hi sinh về Quê hương, đất nước.

Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bỏ. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động, vui tươi. Sự lặp lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm.

Cháu nằm trên lúa Tay năm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng.

Đến đây một lần nữa, tác giả lại khẳng định Lượm sống mãi trong longhf mọi người. sống mãi cùng non sông, đất nước.

III.Hướng dẫn luyện tập.

1.Khi đọc thuộc lòng bài thơ cần chú ý:

Từ một hôm nào đó đến hết bài có tám khổ thơ.

Năm khổ thơ đầu nói về sự hi sinh của Lượm, ba khổ sau ( trong đó có một số khổ đặc biệt chỉ có một câu) nói về hình ảnh Lượm sống mãi. Em hãy nhớ cá sự việc được nhắc đến trong mỗi khổ thơ, sau đó nhớ các từ đầu mỗi khổ thơ: Một hôm. Vụt qua…, đường quê,… bỗng lòe.. cháu nằm,.. Lượm ơi… chú bé,.. ca lô…

Cuối cùng là đọc thuộc toàn bộ bài thơ theo trí nhớ.

2.Đoạn văn được viết bằng văn xuôi.

Em hãy dựa vào năm khổ thơ với các sự vật được miêu tả và trình bày trong đó để viết thành một đoạn văn. Khi viết cần nêu thêm thái độ và tình cảm của em trước sự dùng cảm làm nhiệm vụ và hi sinh của Lượm.

Soạn Bài: Lao Xao – Ngữ Văn 6 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 6 Tập 2)

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Lao xao được trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán, được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.

* Tóm tắt:

Trời chớm vào hè, cây cối um tùm, tỏa ngát hương hoa, ong bướm nhộn nhịp bay nhảy. Thế giới của các loài chim ở đồng quê hiện lên sinh động với đa dạng các loài chim. Chim Bồ các thì to mồm, chị Điệp nhanh nhảu. Rồi cả sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chú chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp thì lại suốt ngày rúc trong bụi cây, chim diều hâu hung ác đuổi bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chim chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Rồi có cả chim cắt hung dữ đến mức không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.

* Bố cục:

Văn bản Lao xao có thể được chia làm 2 đoạn:

Đoạn 2: còn lại: Miêu tả thế giới các loài chim.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

*  Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

a) Những loài chim được nói đến trong bài văn: bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, quạ đen, diều hâu, quạ khoang, bìm bịp, chim cắt, chèo bẻo.

b) Các loài chim hoàn toàn được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau, cụ thể: nhóm chim hiền, nhóm chim dữ và lũ chim ác.

c) Có thể nhận xét, lời kể của tác giả trong bài văn rất tự nhiên. Cách tả mỗi con vật đều rất độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Không những thế, cách xâu chuỗi hình ảnh và chi tiết rất hợp lý và bất ngờ. Đặc biệt, mặc dù mục đích chính của bài văn là miêu tả thiên nhiên, miêu tả về thế giới loài chim, nhưng cảm giác lý thú và tự nhiên mà người đọc cảm nhận được chính là nhờ cảnh đó được miêu tả qua con mắt và trí tưởng tượng của một cậu bé.

Câu 2:

a) Những loài chim được miêu tả:

Chim Bồ các: tiếng kêu các các, vừa bay vừa kêu cứ như là bị ai đuổi đánh

Diều hâu: có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm

Chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn

b) Tác giả kết hợp kể và tả trong môi trường sinh sống, trong những hoạt động của chúng và trong mối quan hệ với những loài khác:

Chim Bìm bịp kêu thì chim ác mới ra mặt

Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”

Tu hú đến khi mùa vải chín, khi quả hết, nó bay đi đâu biệt

c) Qua việc miêu tả những loài chim, cho thấy tài quan sát của tác giả rất nhạy bén, tỉ mỉ, vốn hiểu biết phong phú về những loài chim ở làng quê. Đồng thời, chúng ta cũng cảm nhận được tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, với làng quê của tác giả. Đặc biệt hơn khi nhà văn vẫn giữ nguyên vẹn cho mình cái nhìn và những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả về thiên nhiên làng quê.

Câu 3:

Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích:

Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già; Dây mơ, rễ má; Lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn

Đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các…

Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo

Cách cảm nhận đậm chất dân gian về những loài chim trong bài đã tạo nên sự sinh động trong lời kể, giúp cho mạch văn phát triển một cách tự nhiên và gần gũi với con người. Tuy nhiên, trên thực tế, những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, nét tự nhiên, gần gũi, thì không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến và thiếu căn cứ khoa học. Ví dụ như từ sự tích chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì những loài chim ác, chim dữ mới xuất hiện,…

Câu 4:

Bài văn Lao xao đã mang đến cho em những hiểu biết rất thú vị về các loài chim. Cho em hiểu rõ hơn về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim mà em chưa biết tới. Qua đó, giúp cho mỗi chúng ta ý thức hơn trong việc giữ gìn và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

3.4

/

5

(

184

bình chọn

)