Top 8 # Soạn Bài Lớp 5 Tuần 21 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Trả Bài Văn Tả Người Lớp 5 Tuần 21

Soạn bài Trả bài văn tả người lớp 5 tuần 21 do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em cùng xem lại bài làm của mình và bổ sung, sửa chữa những điểm chưa hài lòng của mình trong bài tập làm văn.

Soạn bài Trả bài tập làm văn tả người lớp 5 tuần 21 trang 34 SGK được Đọc tài liệu biên soạn với cả phần nội dung lý thuyết nhắc lại, cùng với hướng dẫn thực hành câu hỏi mở rộng mà SGK yêu cầu. Hi vọng các em học sinh sẽ mở rộng hơn được tư duy về cách làm bài, mở rộng vốn từ ngữ và nhân sinh quan khi làm bài văn tả người.

Kiến thức cần nhớ

1. Bố cục bài văn tả người

a. Mở bài: Giới thiệu về người định tả

b. Thân bài

– Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…)

– Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử với người khác,…)

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả

2. Cách dựng mở bài, kết bài a. Dựng đoạn mở bài

Có hai kiểu mở bài:

– Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. – Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.

b. Dựng đoạn kết bài

Có hai kiểu kết bài

– Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. – Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Học sinh dựa vào kiến thức nêu trên để tự đưa ra nhận xét bài làm của mình.

– Đúng thể loại văn tả người hay chưa?

– Bố cục đã đầy đủ chưa? Trình tự miêu tả như vậy đã hợp lý chưa?

– Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng chính tả hay chưa?

Câu 2 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chọn một đoạn trong bài tập làm văn của em để viết lại theo cách khác hay hơn. Ví dụ:

a. Một đoạn tả ngoại hình hoắc tả tính tình, hoạt động của người được tả.

b. Đoạn mở bài hoặc kết bài viết theo kiểu khác với đoạn mở bài và kết bài mà em đã viết trước đó.

a) Đề bài: Tả người mẹ của em

Tuổi đời khoảng ba mươi. Vóc dáng thấp đậm. Tóc uốn gợn sóng ôm lấy khuôn mặt trái xoan trắng hồng. Đôi mắt và hàng mi xinh đẹp. Nụ cười cởi mở thân thiện.

b) Đề bài: Tả người chị của em

– Chị luôn tươi cười, dịu dàng với khách mua hàng. Đon đả, nhanh nhẹn khi lấy hàng, đổi hàng cho khách. Mỗi lần giao hàng cho khách, chị thường cảm ơn họ.

– Chị bán hàng có duyên nên được nhiều người yêu mến và tin cậy. Cửa hàng của chị lúc nào cũng đông khách, khách mua hàng cũng có, khách coi hàng cũng có. Lúc nào chị cũng vui vẻ, niềm nở với khách đến mua hàng, coi hàng. Trong giao dịch buôn bán chị luôn trung thực, tận tình với mọi khách hàng.

***

Soạn bài Trả bài tập làm văn tả người lớp 5 tuần 21 được Đọc tài liệu chia sẻ phía trên, hi vọng các em học sinh sẽ rút được kinh nghiệm cho bài kiểm tra về văn tả người lớp 5, cùng mở rộng các cách làm bài khác nhau nữa trong những bài văn tả người tiếp theo.

Soạn Bài Tập Làm Văn: Lập Chương Trình Hoạt Động Lớp 5 Tuần 21

Soạn bài Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động lớp 5 tuần 21, Đọc tài liệu nhắc lại phần lý thuyết cho các em học sinh ôn tập để có thể thực hiện các bài lập chương trình thật đầy đủ, chi tiết nhất.

Kiến thức cần ghi nhớ

Để chuẩn bị Lập chương trình hoạt động lớp 5 tuần 21, các em học sinh cần nắm rõ các nội dung sau:

– Mục đích của chương trình hoạt động sắp được lên kế hoạch là gì?

– Thành phần tham gia vào buổi hoạt động là những ai?

– Buổi hoạt động cần làm những việc gì? Trình tự/ Diễn biến sẽ ra sao?

– Phân công công việc cho từng cá nhân trong ban tổ chức hay thành phần tham gia cụ thể thế nào?

Từ những hoạt động cụ thể mà các em học sinh sẽ vận dụng để lập các chương trình hoạt động riêng, đúng mục đích và phù hợp.

Gợi ý trả lời các câu hỏi SGK

I. Mục đích

– Vui chơi, gắn bó thân mật với bạn bè, tập thể. – Ôn lại truyền thống của Đoàn, của Đội.

Rèn luyện tính hoạt bát, nhanh nhẹn cho chúng em.

II. Phân công chuẩn bị

– Chương trình (lớp trưởng và lớp phó học tập). – Dụng cụ hội trại (tổ trưởng các tổ và lớp phó lao động, lớp phó văn thể mĩ). – Chương trình hội trại (lớp trưởng). – Chuẩn bị nhân sự cho các tiết mục vui chơi toàn trường (lớp phó văn thể mĩ). – Công tác hậu cần (thức ăn, đồ uống – 4 lớp phó và 4 tổ phó).

III. Chương trình cụ thể

– 6g00: Tập trung tại trường, điểm danh và Ban Tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị. – 6g30ph – 8g: Tiến hành cắm trại. – 8g – 9g: Dọn vệ sinh, ăn nhẹ, chuẩn bị thể thao và văn nghệ, dự khai mạc trại. – 9g – 9g30ph: Ban Tổ chức chấm giải trại đẹp. – 9g30ph – 11g30: Dự hội thi thể thao: kéo co, nhảy bao bố. – 11g30 – 13g00: ăn trưa, nghỉ trưa. – 13g – 16g30ph: hội thi văn nghệ. – 16g 30ph – 17g: Tổng kết hội trại, nhố trại kiểm tra sĩ số. – 17g: tan trại.

CHƯƠNG TRÌNH THI NGHI THỨC ĐỘI

(Chi đội 5A, Trường Lê Hồng Phong)

I. Mục đích

– Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. – Động viên các bạn Đội viên tham gia sinh hoạt tập thể.

II. Phân công chuẩn bị

– Ban giám khảo: Cô giáo chủ nhiệm lớp, chi đội trưởng, chi đội phó. – Dẫn chương trình: bạn Diệu Hiền. – Phổ biến nội dung cuộc thi: Chi đội trưởng. – Chọn đội viên tham gia thi: Các phân đội trưởng. – Chọn người tham gia cuộc thi của liên đội: Ban chỉ huy chi đội. – Đội trưởng đội tuyển của chi đội: Nguyễn Huy Hoàng (chi đội trưởng)

III. Chương trình cụ thể:

1. Họp chi Đội để phổ biến nội dung, phân công nhiệm vụ: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.

2. Thi nghi thức Đội của chi đội: Chiều ngày 18/3/2013.

– 14 giờ đến 11 giờ 10 phút: Tuyên bố lí do (chi đội trưởng). – 14 giờ 10 đến 15 giờ 30 phút: Thi nghi thức Đội (Chào cờ, tháo khăn quàng, thắt khăn quàng, đội hình đội ngũ, điều lệ Đội). – 16 giờ: Công bố kết quả, phát thưởng.

CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN LÃM VỀ CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Lớp 5B, Trường Trần Hưng Đạo)

I. Mục đích

– Tuyên truyền cho học sinh và mọi người thấy được lợi ích của việc bảo vệ môi trường. – Vận động mọi người và học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

III. Chương trình cụ thể

1. Họp lớp để phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 5/3/2013.

2. Tổ chức triển lãm: Tại phòng học chiều ngày 19/3/2013.

– 14 giờ đến 15 giờ: Trang trí lớp, trưng bày tranh ảnh. – 15giờ đến 16 giờ: Đón khách, văn nghệ, giới thiệu tranh ảnh. – 16 giờ 10 phút: Tổng kết. – 16 giờ 10 đến 16 giờ 30 phút: Thu dọn tranh ảnh, dọn vệ sinh lớp học.

QUYÊN GÓP, ỦNG HỘ THIẾU VÀ NHÂN DÂN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG BỊ THIÊN TAI

(Lớp 5D, trường TH Hoàng Hoa Thám)

Thể hiện tinh thần sẻ chia, thông cảm với nỗi cơ cực của thiếu nhi và nhân dân vùng bị thiên tai.

Thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”.

2. Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ

Đóng gói, chuyển quà: Các bạn Sơn, Tùng, Mạnh, Ngọc.

Tổ trưởng tổ 1: Nhận quần áo, giày dép.

Tổ trưởng tổ 2: Đồ dùng học tập

Tổ trưởng tổ 3: Sách báo, truyện

CHƯƠNG TRÌNH GẶP GỠ, GIAO LƯU VỚI HỌC SINH TRƯỜNG QUỐC TẾ SINGGAPORE ĐANG HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM (Lớp 5A1, Trường TH Nguyễn Văn Trỗi)

1. Mục đích

Giao lưu để thể hiện tình thân ái, đoàn kết giữa các bạn học sinh của hai trường.

Gắn bó thêm với bè bạn, rèn ý thức tập thể, đoàn kết.

2. Phân công chuẩn bị

Phổ biến nội dung: Lớp trưởng.

Chuẩn bị nội dung các trò chơi giao lưu: Tổ trưởng tổ 1, 2, 3, 4.

Chuẩn bị phần thưởng cho các trò chơi: Bạn Lan, Tùng.

Trang trí lớp học: Bạn Mỹ Hạnh, bạn Hà.

Văn nghệ: Lớp phó Văn – Thể – Mĩ phụ trách.

Dẫn chương trình: Bạn Hoàng Hạnh và bạn Ngọc Lâm.

Chuẩn bị bánh kẹo, chén, đĩa, hoa quả: Phương Hà, Quỳnh Hương.

Mua hoa và quà lưu niệm: Lan Phương, Bích Ngọc, Phương Linh.

3. Chương trình cụ thể

Họp lớp phổ biến nội dung, lên kế hoạch: Tiết sinh hoạt lớp chiều thứ 6 ngày 8/1/2018 Gặp gỡ, giao lưu: Sáng thứ tư ngày 13/1/2018

8 giờ 30 phút sáng: cả lớp có mặt, tập trung tại phòng truyền thống của nhà trường và kiểm tra lại lần cuối các công việc đã được phân công.

9 giờ sáng: Trang trí lớp học, dọn hoa quả, bánh kẹo ra bàn. Chuẩn bị các món quà kỉ niệm.

9 giờ 30 phút: Đón đoànkhách.

9 giờ 40 phút đến 11 giờ: Chương trình giao lưu, liên hoan ngọt, văn nghệ.

11 giờ 10 phút: Tặng hoa, quà lưu niệm, chia tay.

***

Soạn bài Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động lớp 5 tuần 21 được Đọc tài liệu hướng dẫn chi tiết nhất có thể cho các em học sinh tham khảo, từ đó lập được các chương trình hoạt động thật hữu ích.

Bài Soạn Lớp 5 Tuần 4

– Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.

+ Nghĩa các từ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.

* Nội dung bi: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.

tỉ số của hai số đó, các mối quan hệ tỉ lệ đã học. -HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài. HS:Tìm hiểu bài. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học -Giới thiệu bài. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập sgk. -Yêu cầu HS đọc các bài tập 1, 2, 3, 4 sgk, nêu yêu cầu của bài, xác định dạng toán và cách giải. - GV chốt lại cách làm cho HS. HĐ 2: Làm bài tậpvà chấm sửa bài: - Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm, HS khác làm vào vở - GV theo dõi HS làm. -Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng - GV sửa bài chốt lại cách làm từng bài và chấm điểm. 28 em Bài 1: Tóm tắt: Nam: Nữ : Bài giải: Tổng số phần bằng nhau là: 2 +5 = 7(phần) Số học sinh nam là: 28 : 7 x 2 = 8 (em) Số học sinh nữ là: 28 - 8 = 20 (em) Đáp số: nam 8 em , nữ 20 em. Bài 2: Chiều dài : Chiều rộng: 15m Bài giải: Hiêïu số phần bằng nhau là: 2 - 1= 1 (phần) Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 : 1 = 15 (m) Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 + 15 = 30 (m) Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là: (15 + 30) x 2 = 90 (m) Đáp số: 90m Bài 3: Tóm tắt: 100km: 12 lít 50 km: ? lít Bài giải: 100 km gấp 50km số lần là: 100 : 50 = 2 (km) Đi 50 km thì tiêu thụ số lít xăng là: 12 :2 = 6 (l) Đáp số : 6 lít Bài 4: Tóm tắt: Mỗi ngày 12 bộ: 30 ngày Mỗi ngày 18 bộ: ? ngày Bài giải: Số bộ bàn ghế xưởng phải đóng theo kế hoạch là: 12 x 30 = 360 (bộ) Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày là: 360 : 18 = 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày - HS đọc các BT 1, 2, 3, 4 sgk, nêu yêu cầu của bài, xác định dạng toán và cách giải. - HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. 5. Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo. TIẾT: 2 TẬP LÀM VĂN: TẢ CẢNH (Kiểm tra viết) I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố cho HS các kiến thức về văn tả cảnh đã học. * CKT, KN: - HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh cĩ đủ 3 phần(mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. - HS cần bày tỏ tình cảm của mình với cảnh được tả. Trình bày bài rõ ràng, sạch đẹp. II. Chuẩn bị: GV : Viết sẵn nội dung cấu tạo của bài văn tả cảnh lên bảng phụ. HS : Chuẩn bị vở viết. III. Các hoạt dạy và học chủ yếu: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trình bày. H.Đọc đoạn văn tả cơn mưa? H.Hãy trình bày kết quả quan sát cảnh trường học của em? 3.Dạy - học bài mới. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. a) Xác định yêu cầu đề bài: -Yêu cầu HS đọc các đề ở SGK. H:Em chọn đề nào? Đề bài yêu cầu tả gì? Trọng tâm đề bài là gì? b) Tìm ý lập dàn ý: - GV treo bảng phụ có ghi cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Gọi 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một bài văn tả cảnh. - GV nhắc HS chú ý: + Dàn bài gồm ba phần cân đối hợp lý + Phần mở bài nên giới thiệu cảnh thật tự nhiên. Phần thân bài chú ý tìm cách diễn đạt để người đọc hình dung được cảnh thật sinh động cụ thể, mỗi ý mỗi chi tiết, mỗi đặc điểm của cảnh em cầm tìm từ ngữ tả âm thanh, màu sắc, đường nét của cảnh, sử dụng phương pháp so sánh, nhân hoá phù hợp. Phần kết bài nên viết ngắn hơn nêu được tình cảm của mình với cảnh được tả. HĐ2: Thực hành - Mỗi HS viết bài theo đề bài tự chọn trong 3 gợi ý. - Quan sát học sinh làm bài, nhắc nhở học sinh thiếu tập trung. Ổn định trật tự. Chuẩn bị vở viết. 1 em nhắc lại đề. 1 em đọc, lớp theo dõi. Theo dõi. - Mởû sách theo dõi. - Chú ý, lắng nghe. - Từng cá nhân thực hiện viết bài. 4. Củng cố - Liên hệ: 5. Nhận xét - Dặn dị: - Thu bài, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Luyện tập làm báo cáo thống kê. TIẾT: 3 LỊCH SỬ: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX, ĐẦU THẾ KỈ XX I. Mục tiêu: - Qua bài học HS nắm được những biến đổi về kinh tế, xã hội nước ta do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hiểu được sự quan hệ giữa kinh tế và xã hội Việt Nam. -HS trình bày được những điểm biến đổi cơ bản về kinh tế, xã hội nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Giúp HS hiểu được lịch sử đất nước, con người Việt Nam thời kỳ này; g/dục lòng yêu nước. II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ hành chính Việt Nam (để giới thiệu các vùng kinh tế ), phiếu học tập. HS: Đọc, tìm hiểu bài. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi: H: Vì sao có cuộc phản công kinh thành Huế? H: Hưởng ứng lời kêu gọi của nhà vua nhân dân đã làm gì? -GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, thực dân Pháp làm gì? Việc đó có tác dụng như thế nào đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. - GV ghi đề bài lên bảng. Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ1 :Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của XH việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: -GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, trả lời cá nhân các nội dung sau: H:Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có những chuyển biến thay đổi ? -GV nhận xét HS trả lời và chốt lại (kết hợp giới thiệu hình 3 SGK). (...Sau khi dập tắt các phong trào đấu tranh của nhân dân ta thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên và sức lao động của nhân ta vì vậy chúng mở nhiều nhà máy lập đồn điền, xây dựng đường ...Dẫn đến sự thay đổi về kinh tế, giai cấp công nhân cũng ra đời.) HĐ2: Tìm hiểu về sự thay đổi của XHVN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Câu 1: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có những thay đổi gì (về kinh tế, về xã hội)? Câu 2: Giai cấp công nhân ra đời có ý nghĩa gì? -Yêu cầu đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét và chốt lại: Câu 1: Những chuyển biến về kinh tế VN: Những ngành mới ra đời như khai thác mỏ, sản xuất hàng hóa, dệt...nhằm phục vụ cho Pháp, xây dựng nhiều nhà máy đồn điền, các hệ thống giao thông vận tải được hình thành, thành thị phát triển. * Những chuyển biến về xã hội VN: Xuất hiện những giai cấp mới, tầng lớp mới: chủ xưởng, nhà buôn viên chức; trí thức; công nhân... Câu 2: Giai cấp công nhân ra đời sẽ noi gương giai cấp công nhân thế giới (Nga) để tiến hành cuộc cách mạng lật đổ ách thống trị giải phóng nước nhà. HĐ 3: Rút ra bài học. -Yêu cầu HS trả lời: Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có những thay đổi gì? -GV nhận xét ý kiến HS và rút ra bài học . -HS tìm hiểu SGK, trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. -Đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét bổ sung. -HS trả lời, HS khác bổ sung. -Vài HS đọc bài học. 4. Củng cố - Liên hệ: GV cùng HS hệ thống lại bài học. 5. Nhận xét - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm tích cực, nhắc nhở HS chưa cố gắng. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài: "Phan Bội Châu và phong trào Đông du". TIẾT: 4 MĨ THUẬT: (Giáo viên bộ mơn dạy) -------------------------------------- TIẾT: 5 Sinh họat tuần 4 I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt. III. Các hoạt động chủ yểu: - Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua. - GV đánh giá chung, nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua về: + Học tập: Vẫn tồn tại tình trạng khơng học bài, làm bài ở nhà trước khi đến lớp. + Nề nếp, sĩ số: Thực hiện nề nếp chưa thật đảm bảo, cĩ tình trạng vắng học vơ phép. + Đồng phục, vệ sinh cá nhân - trường( lớp): Đồng phục đúng quy định. Vệ sinh cá nhân từng bước được khắc phục, biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Vệ sinh trường - lớp chưa đảm bảo với nguyên nhân khách quan do thời tiết mưa nhiều dẫn đến lớp bẩn. + Các hoạt động khác: Khơng thực hiện được thể dục giữa buổi. - Tuyên dương những HS thực hiện tốt như: - Nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt như: * Biện pháp khắc phục: + Tự giác học tập ở nhà. + Cĩ kế hoạch phụ đạo thêm cho học sinh yếu, kém từ tuần 5 trở đi. Phân cơng học sinh khá giỏi kèm cặp những em học yếu kém. + Một số em nam cân cắt tĩc ngắn gon gàng hơn. + Tăng cường cơng tác thi đua giữa các tổ, nhĩm học tập cuối tuần cĩ sự nhận xét xếp thứ tự 1, 2, 3...rõ ràng. + Dặn học sinh nhắc nhở các đại biểu dự Đại hội phụ huynh vào lúc 13h30 ngày 14/9/2013.

Soạn Bài Tiếng Việt Lớp 5 Tuần 21: Người Công Dân, Tập Đọc: Trí Dũng Song Toàn

Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ “góp giỗ Liễu Thăng”?

Khi được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc, vua nhà Minh để sứ thần Giang Văn Minh chờ lâu và không chịu tiếp kiến thì Giang Văn Minh đã “vừa khóc lóc rất thảm thiết”. Vua Minh buộc phải tiếp kiến ông và hỏi han “cho ra lẽ”. Nhân dịp đó, sứ thần đã cho vua Minh biết rằng việc góp giỗ Liễu Thăng mới chính là “thật không phải lẽ” vì “tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm”. Sứ thần nước ta đã khéo léo làm phép tính đơn giản để so sánh là “ngày giỗ cụ tổ năm đời” của mình lại “không có mặt thần ở nhà để cúng giỗ”, thì vua Minh khăng khăng phán rằng “không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời”. Từ đó, biệc bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng ” là điều đương nhiên.

Câu 2 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.

– Đại thần nhà Minh ra vế đối: “Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc”, để nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng.

– Sứ thần Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay:

“Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”, nhằm lấy việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại vế đối ngạo mạn nêu trên của đại thần nhà Minh.

Câu 3 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?

Bởi vì ông Giang Văn Minh thật sự là người Việt Nam tài giỏi, mưu trí, dũng cảm. Ông đã làm cho vua Minh phải bãi bỏ lệnh “góp giỗ Liễu Thăng”, lại còn hiên ngang đối lại đại thần nhà Minh vốn rất ngạo mạn, tưởng là có thể đè bẹp ý chí ngoan cường của một sứ thần nước Nam. Quá xấu hổ và ghen ghét, nên vua nhà Minh đã sai người ám hại ông Giang Văn Minh.

Câu 4 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

Bởi vì ông Giang Văn Minh (1573 – 1638), một đại thần nhà Lê đã chỉ bằng mưu trí thông minh mà buộc vua Minh phải bỏ thói hống hách của nước lớn để “hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ”. Rồi cũng vua Minh mắc mưu của sứ thần triều Lê mà ra tuyên bố rằng: “Từ nay trở đi, nước ngươi không phải giỗ Liễu Thăng nữa”. Để từ đó, nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một lượng vàng để đền mạng Liễu Thăng (một tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng, nay thuộc tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc nước ta).

Ông Giang Văn Minh khi yết kiến vua Minh và đối diện với đại thần của phong kiến Trung Quốc, ông đã tỏ ra cứng cỏi, đối đáp bạo dạn, đầy tự tin bằng cả khí phách anh dũng, bằng sự hiểu biết sâu sắc, lòng tự hào về lịch sử chống ngoại xâm quật cường của Tổ quốc Việt Nam. Chỉ bằng một vế đối ngắn gọn và súc tích, ông Giang Văn Minh đã đập lại thái độ ngạo mạn của nhà Minh để nhắc lại ba lần thảm bại của cả ba triều đại phong kiến phương Bắc trên sống Bạch Đằng của nước Việt anh hùng. Ông đã “xứng đáng là anh hùng thiên cổ”. Một con người vừa mưu trí, vừa dũng cảm như ông thì dù có chết đi rồi cũng vẫn như còn sống mãi.