Top 7 # Soạn Bài Lớp 5 Trang 10 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Người Công Dân Số Một Trang 10 Lớp 5

Soạn bài Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo) trang 10, 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 bao gồm nội dung bài đọc, ý nghĩa bài đọc và gợi ý trả lời câu hỏi SGK trang 11.

Soạn bài Tập đọc Người công dân số Một (tiếp theo) trang 11 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn đầy đủ các phần kiến thức và luyện tập giúp các em học sinh đọc hiểu bài Người công dân số 1 được dễ dàng, dễ hiểu hơn.

Hướng dẫn đọc bài

Đọc phân vai để phân biệt rõ được từng câu nói của các nhân vật trong truyện Người công dân số một.

Một số từ khó lưu ý khi đọc bài:

– Súng thần công: súng lớn thời xưa, đặt trên bệ cố định hoặc trên giá có bánh xe, có đoạn bằng đá, đồng hoặc gang, hình cầu, được nạp từ miệng nòng; tầm bắn xa khoảng hơn 200 mét – Hùng tâm tráng khí: lòng quả cảm và khí phách mạnh mẽ – Tàu la-tút-sơ Tơ-rê-vin: một tàu buôn của người Pháp. Trên chiếc tàu này, năm 1911, Bác Hồ rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. – Biển Đỏ (còn gọi là Hồng Hải) biển thuộc Ấn Độ Dương, nước có sắc đỏ. – A-lê-hấp (tiếng Pháp): lời thúc giục hành động

Kiến thức cần nhớ

Ý nghĩa của vở kịch Người công dân số Một:

Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Hướng dẫn giải bài SGK

Câu 1 (tr. 11 SGK Tiếng Việt tập 2). Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ?

Trả lời

Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ vẫn có điểm khác nhau. Điểm khác nhau giữa anh Lê và anh Thành là:

– Anh Lê có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ, vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.

– Anh Thành trái lại không cam chịu, rất tin tưởng vào con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nước.

Câu 2 (tr. 11 SGK Tiếng Việt tập 2). Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ?

Trả lời

Quvết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói cử chỉ sau:

– Anh Thành nói: Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lựa.. Tôi muốn sang nước họ… học cái trí khôn của họ để cứu dân mình.

– Về cử chỉ, anh xòe hai bàn tay ra: “Tiền đây chứ đâu.”

– Anh cũng nói: Làm thân nô lệ, yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta. Đi ngay có được không anh. Anh còn nói: Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.

Câu 3 (tr. 11 SGK Tiếng Việt tập 2). ” Người công dân số Một” trong đoạn kịch là ai ? Vì sao có thể gọi như vậy ?

Trả lời

Người công dân số Một trong đoạn kịch là Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là “người công dân số Một” vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người… Với ý thức này, Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập cho đất nước.

Câu 4 (tr. 11 SGK Tiếng Việt tập 2). Đọc phân vai theo các nhân vật trong đoạn kịch.

***

Soạn bài Tập đọc Người công dân số Một trang 10 lớp 5 giúp các em học sinh không chỉ rèn luyện thêm về thể loại kịch mà còn rút ra những bài học về ý chí, sự ham học hỏi và vượt khó của người cách mạng.

Soạn Bài Lớp 10: Bài Viết Số 5

Soạn bài lớp 10: Bài viết số 5

Soạn bài lớp 10: Bài viết số 5

Soạn bài lớp 10: Bài viết số 5 Văn thuyết minh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 10 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ mới sắp tới đây của mình. Soạn bài lớp 10: Thư dụ Vương Thông lần nữa Soạn bài lớp 10: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật BÀI VIẾT SỐ 5 (Văn thuyết minh)

I – ĐỀ BÀI THAM KHẢO

1. Giới thiệu về ca dao Việt Nam.

2. Trình bày một số đặc điểm cơ bản của văn bản văn học.

3. Giới thiệu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

4. Thuyết minh yêu cầu đọc – hiểu văn bản văn học.

5. Thuyết minh về đặc điểm của thể loại phú.

II – HƯỚNG DẪN

1. Đây là kiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, vấn đề văn học; cần phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp thuyết minh thích hợp với từng đối tượng để làm bài. Trong các đề bài trên, đề (1) và đề (5) có đối tượng thuyết minh là thể loại văn học; các đề (2), (3), (4) thuộc dạng thuyết minh về một vấn đề văn học.

2. Để giải quyết được yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị tri thức cũng như tính toán cách làm bài theo các bước sau:

a) Huy động tư liệu, tìm hiểu tri thức về đối tượng thuyết minh (thể loại hoặc vấn đề văn học).

b) Lựa chọn nội dung thông tin chính xác, khách quan về đối tượng thuyết minh để trình bày trong bài văn.

c) Lập dàn ý cho bài văn theo bố cục 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng cần thuyết minh.

Thân bài: Trình bày nội dung thông tin về đối tượng thuyết minh theo trình tự nhất định (trình tự lô gích của đối tượng hoặc trình tự nhận thức, quan hệ nhân – quả,…).

Kết bài: Có thể đưa ra nhận định chung về đối tượng, ý nghĩa của việc tìm hiểu đối tượng đã thuyết minh.

d) Viết bài văn thuyết minh với dàn ý đã lập.

3. Định hướng về nội dung thông tin để giải quyết các đề cụ thể:

a) Giới thiệu về ca dao Việt Nam:

Ca dao là gì?

Ca dao (còn gọi là phong dao) được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu; trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca. Do tác động của hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, từ ca dao đã dần dần chuyển nghĩa. Hiện nay, từ ca dao thường được dùng để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Với nghĩa này, ca dao là thơ dân gian truyền thống.

(Theo Nhiều tác giả, Từ điển Thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004)

Ca dao Việt Nam có đặc điểm gì về nội dung?

Ca dao là thơ trữ tình – trò chuyện diễn tả tình cảm, tâm trạng của một số kiểu nhân vật trữ tình: người mẹ, người vợ, người con,… trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu lứa đôi; người phụ nữ, người dân thường,… trong quan hệ xã hội. Nó không mang dấu ấn tác giả như thơ trữ tình (của văn học viết) mà thể hiện tình cảm, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và có cách thể hiện tình cảm, thế giới nội tâm mang tính chung, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa phương,… của các kiểu nhân vật này. Tuy nhiên, dù mang tính chất chung nhưng mỗi bài ca dao lại có nét riêng độc đáo, sáng tạo, thể hiện được sự phong phú, da dạng của sắc thái tình cảm. (…)

Ca dao Việt Nam có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?

Hơn 90% các bài ca dao đã sưu tầm được đều sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Ngoài ra, ca dao còn có các dạng hình thức khác như thơ song thất lục bát (câu thơ bảy tiếng kết hợp với câu thơ sáu – tám tiếng), vãn bốn (câu thơ bốn tiếng), vãn năm (câu thơ năm tiếng).

Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và biểu tượng mang tính truyền thống như hạt mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò, chiếc khăn,… – những hình ảnh quen thuộc, gắn với cuộc sống của người bình dân.

Các hình thức lặp lại cũng là đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của ca dao: lặp kết cấu, lặp hình ảnh, lặp hình thức mở đầu hoặc lặp từ, cụm từ,…

Được tổ chức dưới hình thức thơ ca nhưng ngôn ngữ của ca dao vẫn rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, mang đậm chất địa phương và dân tộc.

Vai trò thẩm mĩ của ca dao?

Mỗi người, bất kể giàu nghèo, sang hèn,… đều có thể lấy ca dao là tiếng nói tâm tư, tình cảm của mình, có thể soi lòng mình trong ca dao. Cho nên, ca dao còn được coi là “thơ của vạn nhà”, là gương soi của tâm hồn và đời sống dân tộc; nơi lưu giữ vẻ đẹp tâm hồn dân tộc, nguồn mạch vô tận cho thơ ca,…

b) Về đặc điểm cơ bản của văn bản văn học:

Văn bản văn học là gì?

Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu (tức là tạo ra những hình tượng bằng tưởng tượng). Văn bản văn học theo nghĩa hẹp vừa có ngôn từ nghệ thuật vừa có hình tượng nghệ thuật.

Văn bản văn học có đặc điểm gì về ngôn từ?

Ngôn từ văn học được tổ chức đặc biệt, có tính nghệ thuật và thẩm mĩ.

Ngôn từ văn học là chất liệu để sáng tạo hình tượng, xây dựng thế giới tưởng tượng.

Do yêu cầu sáng tạo hình tượng, ngôn từ văn học có tính biểu tượng và đa nghĩa.

Văn bản văn học có đặc điểm gì về hình tượng?

Hình tượng văn học là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên trong tâm trí người đọc.

Hình tượng văn học là một phương tiện giao tiếp đặc biệt. Đọc – hiểu văn bản văn học là thực hiện quá trình giao tiếp giữa người đọc và tác giả.

Văn bản văn học có đặc điểm gì về ý nghĩa?

Ý nghĩa của hình tượng văn học chính là ý nghĩa của đời sống được nhà văn gợi lên qua hình tượng.

Ý nghĩa của hình tượng văn học thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết, qua sự sắp xếp, kết cấu của các bộ phận văn bản và qua cách sử dụng ngôn từ.

Văn bản văn học có đặc điểm gì về cá tính sáng tạo của nhà văn?

Văn bản văn học nào cũng do tác giả viết ra và ít nhiều đều để lại dấu ấn của người sáng tạo ra văn bản.

Đặc điểm về cá tính sáng tạo của tác giả vừa tạo nên sự phong phú, đa dạng vừa đem lại tính độc đáo cho văn bản văn học.

Những hiểu biết về đặc điểm của văn bản văn học có tác dụng gì?

Định hướng về thao tác đọc – hiểu văn bản văn học cụ thể.

Định hướng về thao tác cảm thụ, đánh giá văn bản văn học cụ thể.

c) Về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch).

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và dấu ấn riêng của tác giả.

Tính thẩm mĩ của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

Văn chương là nghệ thuật ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật, với tư cách là chất liệu xây dựng hình tượng, có sự tổng hoà của ngữ âm và ngữ nghĩa, hoà phối để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ.

Tính đa nghĩa của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

Nghĩa của văn bản nghệ thuật gồm nhiều thành phần: thành phần biểu thị thông tin khách quan, thành phần biểu thị tình cảm; thành phần nghĩa tường minh, thành phần nghĩa hàm ẩn. Các thành phần nghĩa này thống nhất với nhau trong những hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể, vừa sinh động. Trong đó, thành phần nghĩa hàm ẩn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong văn bản nghệ thuật, biểu thị những suy ngẫm, gợi liên tưởng, tưởng tượng,… tạo nên những tín hiệu thẩm mĩ, những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người.

Đặc điểm về dấu ấn riêng của tác giả trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Mỗi nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt. Sở thích và sở trường ấy được bộc lộ ở những tác phẩm có giá trị và tạo thành nét độc đáo, dấu ấn riêng của tác giả.

Tác dụng của những hiểu biết về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

Tác dụng đối với hoạt động đọc – hiểu văn bản văn học.

Tác dụng đối với hoạt động sáng tạo văn bản văn học.

d) Về yêu cầu đọc – hiểu văn bản văn học:

Bản chất của hoạt động đọc văn bản văn học là gì?

Khi đọc văn bản văn học, dù với bất kì mục đích nào, người đọc đều thực hiện việc tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệ thuật; giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả, với những người đã đọc trước; bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học.

Những yêu cầu chính của việc đọc – hiểu văn bản văn học:

Người đọc phải trải qua quá trình đọc – hiểu: từ hiểu văn bản ngôn từ, hiểu ý nghĩa của hình tượng, hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả; từ đó hình thành sự đánh giá đối với văn bản và đạt đến mức độ thưởng thức các giá trị của văn bản.

Làm thế nào để hình thành được kĩ năng đọc – hiểu văn bản văn học?

Người đọc chẳng những phải thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học mà còn phải biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng, suy ngẫm, tạo thành thói quen phân tích và thưởng thức văn học.

e) Về đặc điểm của thể loại phú, xem bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

Theo chúng tôi

Soạn Bài Tập Đọc: Con Gái Lớp 5 Trang 112

Hướng dẫn soạn bài tập đọc: Con gái lớp 5 trang 112 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 29, qua đó nắm được nội dung, ý nghĩa của bài để chuẩn bị cho tiết học trên lớp.

I. Bài tập đọc Con gái

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa”. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”.

Theo ĐỖ THỊ THU HIÊN

II. Tìm hiểu bài tập đọc Con gái

1. Từ khó

– Vịt trời: Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì.

– Cơ man (là): rất nhiều.

2. Ý nghĩa câu chuyện

– Phê phán quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.

– Khen ngợi cô bé Mơ ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo với bố mẹ, dũng cảm cứu bạn làm thay đổi suy nghĩ của những người thân về quan niệm sinh con gái.

3. Hướng dẫn đọc diễn cảm

Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ

II. Hướng dẫn làm bài tập SGK

. Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Trả lời:

Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái:

– Câu nói cùa dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa – thể hiện ý thất vọng.

– Cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn – vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.

Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

Trả lời:

Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp:

– Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng.

– Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ

– Đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan

Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

Trả lời:

Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”:

– Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ.

– Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.

Trả lời:

Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn. Bên cạnh đó cần lên án, phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại ngày nay.

********

Unit 5 Speaking Trang 52 Sgk Tiếng Anh Lớp 10

Unit 5 Speaking trang 52 SGK Tiếng Anh lớp 10 (Unique inventions (Sáng chế độc đáo)) với hướng dẫn dịch và trả lời các câu hỏi giải bài tập tiếng anh 10 bài 5 phần nói.

Cùng Đọc tài liệu tham khảo gợi ý giải bài tập Speaking trang 52 unit 5 SGK Tiếng Anh 10 như sau:

Unit 5 Speaking trang 52 Tiếng Anh lớp 10 ex1

Practise the conversation with a partner. (Tập luyện đoạn đối thoại với một người bạn.)

Mai: What’s that machine, John? It looks like a printer but a bit bigger and heavier.

John: It’s a 3-D printer. I’ve just bought it.

Mai: 3-D printer? What’s it used for?

John: Well … It’s used for producing solid objects similar to the originals.

Mai: Really? For example?

John: You can make things like a cup, a spoon, or even a toy car.

Mai: Fantastic. Does that mean I can make my own things at home and save lots of money?

John: That’s right.

Mai: Cái máy đó là gì vậy, John? Nó trông giống như một máy in nhưng lớn hơn một chút và nặng hơn.

John: Đó là máy in 3-D. Tôi vừa mua nó.

Mai: Máy in 3-D? Nó được sử dụng để làm gì?

John: À … Nó được sử dụng để sản xuất các vật thể rắn tương tự như các bản gốc.

Mai: Thật sao? Ví dụ?

John: Bạn có thể làm những thứ như cốc, muỗng, hoặc thậm chí là một chiếc xe đồ chơi.

Mai: Tuyệt vời. Điều đó có nghĩa là tôi có thể tự làm mọi thứ ở nhà và tiết kiệm được nhiều tiền?

John: Đúng vậy.

Unit 5 Speaking trang 52 Tiếng Anh lớp 10 ex2

Complete the table with the information about the invention mentioned in the conversation above. (Hoàn thành bảng với thông tin về phát minh được nhắc đến ở đoạn đối thoại trên.)

a. Name of invention – tên của phát minh

3-D printer – Máy in 3D

b. Characteristics – đặc điểm

bigger and heavier than a normal printer – Lớn hơn và nặng hơn máy in thông thường

c. Use – sử dụng

to produce solid objects similar to the originals – Để tạo ra các vật thể rắn tương tự như các bản gốc

d. Benefits – lợi ích

economical (saving lots of money) – Kinh tế (tiết kiệm nhiều tiền)

Unit 5 Speaking trang 52 Tiếng Anh lớp 10 ex3

a. Name of Invention

(Tên phát minh)

portable solar charger (sạc pin cầm tay năng lượng mặt trời)

USB stick (chiếc USB)

b. Characteristics

(đặc tính)

small, portable (nhỏ, dễ mang theo)

small, portable (nhỏ, dễ mang theo)

charge mobile devices (mobile phones, cameras, and laptop) (sạc pin cho các thiết bị di động như điện thoại di động, máy ảnh và máy tính xách tay)

store data (audio or video files) (lưu trữ dữ liệu như tệp âm thanh hoặc video)

– not dependent on electricity (không phụ thuộc vào điện)

– not costly (không đắt)

– easy to use (dễ sử dụng)

– easy to transport files (dễ truyền tệp tin)

– environmentally-friendly (thân thiện với môi trường)

– easy to carry, not costly (dễ mang theo, không đắt)

Unit 5 Speaking trang 52 Tiếng Anh lớp 10 ex4

Work with a partner. Choose one invention mentioned in 3 and make a similar conversation as in Activity. You can use the information in the table or your own ideas. (Làm việc với một người bạn. Chọn một phát minh được nhắc đến ở bài 3 và làm một đoạn đối thoại tương tự trong phần Hoạt động. Bạn có thể sử dụng thông tin của bảng hoặc ý tưởng của chính mình.)

A: What’s that? I haven’t seen it before.

B: It’s a portable solar charger. I’ve just bought it.

A: What’s it used for?

B: It is used for charging mobile devices such as smartphones and laptops.

A: Oh, it looks small and easy to carry. Maybe I should buy one.

B: Sure. It’s also very environmentally-friendly because it uses solar energy.

A: Wow, great! Is it expensive?

B: No, it’s not costly at all. It’s worth buying.

A: OK. I’ll buy one. Let’s go.

A: Cái gì vậy? Tôi chưa thấy nó bao giờ.

B: Đó là một bộ sạc năng lượng mặt trời di động. Tôi vừa mới mua nó.

A: Nó được sử dụng để làm gì?

B: Nó được sử dụng để sạc các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính xách tay.

A: Ồ, nó trông nhỏ và dễ mang theo. Có lẽ tôi nên mua một cái.

B: Chắc chắn. Nó cũng rất thân thiện với môi trường vì nó sử dụng năng lượng mặt trời.

A: Wow, tuyệt vời! Nó có đắt không?

B: Không, nó không tốn kém chút nào. Nó đáng mua mà.

A: Được. Tôi sẽ mua một cái. Đi nào.

Unit 5 Speaking trang 52 Tiếng Anh lớp 10 ex5

Work in groups. Choose one of the inventions below and prepare a talk to introduce it to other group members. (Làm việc theo nhóm. Chọn một trong những phát minh sau và chuẩn bị bài nói để giới thiệu về nó với thành viên các nhóm khác.)

A food processor is a helpful electric appliance that is used in kitchens everywhere. It was not invented by a scientist, but by a French salesman called Pierre Verdon in the late 20th century. He saw his customers slice vegetables, grind spices, and blend dressings by hand. This inspired him to invent a machine that would do these jobs. Nowadays, the device is used for a variety of functions including kneading, chopping, blending, and pulverizing different types of ingredients needed for a meal. It really makes food preparation much easier and faster for the cooks.

Máy xay thực phẩm là một thiết bị điện hữu ích được sử dụng trong nhà bếp ở khắp mọi nơi. Nó không được phát minh bởi một nhà khoa học, mà bởi một người bán hàng người Pháp tên là Pierre Verdon vào cuối thế kỷ 20. Anh ấy thấy khách hàng của mình thái rau, xay gia vị và trộn nước xốt bằng tay. Điều này đã thôi thúc ông phát minh ra một chiếc máy có thể thực hiện những công việc này. Ngày nay, thiết bị được sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau bao gồm nhào, cắt, trộn và nghiền các loại nguyên liệu khác nhau cần thiết cho một bữa ăn. Nó thực sự làm cho việc chuẩn bị thức ăn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn cho người nấu.

– giải tiếng anh 10 – Đọc tài liệu