Top 7 # Soạn Bài Lớp 5 Bài Lòng Dân Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài: Tập Đọc Lớp 5: Lòng Dân

Soạn bài: Tập đọc lớp 5: Lòng dân

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 26

Soạn bài Tập đọc lớp 5 Lòng dân là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 trang 26 tuần 3 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Chú cán bộ bị địch (một tên cai, một tên lính) rượt bắt. Chú đã chạy vào nhà dì Năm. Hai má con dì Năm đang ăn cơm. Chú cán bộ được dì Năm che chở.

Câu 2 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

Trong tình huống nguy hiểm, dì Năm chỉ kịp đưa cho chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, coi như người ruột thịt trong nhà. Và coi như cả gia đình đang quây quần ăn cơm vào bữa trưa như mọi gia đình khác. Như vậy, lũ giặc rất khó bắt bẻ được và chỉ có cách đó mới cứu được chú cán bộ.

Câu 3 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích nhất? Vì sao?

* Những chi tiết trong đoạn kịch làm em thích nhất:

a) Dì Năm đấu trí với địch rất khôn khéo để bảo vệ chú cán bộ.

– Khi bọn giặc chạy vào nhà dì Năm, và tên cai hỏi dì Năm có thấy ai chạy vô đây không, thì dì Năm vờ như không biết và trả lời ngay: “… không thấy”.

– Đến khi tên cai hỏi chú cán bộ là ai thì dì Năm nhận là “Chồng tui”. Tên cai không tin và ra lệnh trói dì Năm, dọa bắn nát đầu.

Tình huống này có thể đem cái chết đến cho dì Năm, nhưng dì Năm nhanh trí hiểu ra đây chỉ là âm mưu hăm dọa của bọn giặc, nên dì Năm bình tĩnh nói với con mình: “Mầy qua nhà bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi… cha con ráng đùm bọc lấy nhau.”

Lời nghẹn ngào đó chứng tỏ dì Năm đã chấp nhận mình bị giặc bắt đi và đồng nghĩa là cái chết sẽ đến. Vì vậy, lời căn dặn của dì Năm là hợp lí với hoàn cảnh đau thương, chia li đó.

b. Tình huống dì Năm nhận người không quen biết là chồng của mình trước mặt quân giặc.

Những lời đối đáp của dì Năm với bọn lính thật cứng cỏi, tự tin và rất thông minh. Từ đó, em càng thêm cảm phục tấm lòng của dì Năm đối với cách mạng. Tấm “lòng dân” Nam Bộ là như vậy đó. Họ không những mưu trí, dũng cảm, họ còn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh để bảo vệ cán bộ. Tấm “lòng dân” cao quý ấy thật nhiều, thật đẹp trên khắp đất nước ta.

Câu 4 (trang 26 sgk Tiếng Việt 5): Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

Học sinh tự phân vai từng nhân vật và đọc diễn cảm đoạn kịch.

Soạn Bài Lòng Dân Trang 24 Sgk Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn giới thiệu vở kịch.

Lời giải chi tiết:

Chú cán bộ bị bọn giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.

Câu 2 Dì Năm đã nghĩ cách gì để cứu chú cán bộ? Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn đầu, phần giới thiệu vở kịch, chú ý cách xử trí của dì Năm khi chú cán bộ chạy vào nhà.

Lời giải chi tiết:

Để cứu chú cán bộ, dì Năm đưa vội cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.

Câu 3 Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? Phương pháp giải:

Em chọn chi tiết mình thích và giải thích lí do.

Lời giải chi tiết:

Em thích thú nhất chi tiết dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng hỏi lại: Chồng chị à? Dì vẫn khẳng định: Dạ, chồng tui…

Vì qua đó em thấy được sự nhanh trí, gan dạ và lòng yêu nước của dì Năm.

Nội dung

Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

Bài đọc Lòng dân

Nhân vật: Dì Năm – 29 tuổi

An -12 tuổi, con trai dì Năm

Chú cán bộ

Lính

Cai

Cảnh trí: Một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ. Cửa nhà quay vào phía trong sân khấu. Bên trái kê một cái bàn, hai cái ghế. Bên phải là một chõng tre, trên có mâm cơm.

Thời gian: Buổi trưa.

Má con dì Năm đang ăn cơm thì một chú cán bộ bị địch rượt bắt chạy vô. Dì Năm chỉ kịp đưa chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. Vừa lúc ấy, một tên cai và một tên lính chạy tới.

Cai: – Anh chị kia!

Dì Năm: – Dạ, cậu kêu chi?

Cai: – Có thấy một người mới chạy vô đây không?

Dì Năm: – Dạ, hổng thấy.

Cán bộ: – Lâu mau rồi cậu?

Cai: – Mới tức thời đây.

Cai: – Thiệt không thấy chớ? Rõ ràng nó quẹo vô đây ( vẻ bực dọc). Anh nầy là…

Dì Năm: – Chồng tui. Thằng nầy là con.

Cai: – ( Xẵng giọng) Chồng chị à?

Dì Năm: – Dạ, chồng tui.

Cai: – Để coi. ( Quay sang lính) Trói nó lại cho tao ( chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà ( lính trói dì Năm lại).

An: – ( Ôm dì Năm, khóc òa) Má ơi má!

Cán bộ: – ( Buông đũa đứng dậy) Vợ tôi…

Lính: – Ngồi xuống! ( Chĩa súng vào chú cán bộ) Rục rịch tao bắn.

Dì Năm: – Trời ơi! Tui có tội tình chi?

Cai: – ( Dỗ dành) Nếu chị nói thiệt, tôi thưởng. Bằng chị nhận anh này là chồng, tôi bắn chị tức thời, đốt luôn cái nhà này nữa.

Dì Năm: – Mấy cậu… để tui…

Cai: – Có thế chớ! Nào, nói lẹ đi!

Dì Năm: – ( nghẹn ngào) An… ( An “dạ”). Mầy qua bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi … cha con ráng đùm bọc lấy nhau.

– Cai: Chức thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.

– Hổng thấy (tiếng Nam Bộ) : Không thấy.

– Thiệt (tiếng Nam Bộ) :thật.

– Quẹo vô (tiếng Nam Bộ) : rẽ vào.

– Lẹ (tiếng Nam Bộ) : nhanh.

– Ráng (tiếng Nam Bộ) : cố, cố gắng.

chúng tôi

Soạn Bài Lòng Dân (Tiếp Theo) Trang 31 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào? Phương pháp giải:

Em hãy đọc lời đối thoại của An với tên cai ở đầu truyện.

Lời giải chi tiết:

An đã làm cho bọn giặc mừng hụt bằng cách:

Khi chúng hỏi An: ” Ông đó có phải tía mày không?” An trả lời: ” Hông phải tía” làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ An thông minh làm chúng phải mừng hụt, tẽn tò: ” Dạ, cháu… kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.”

Câu 2 Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh? Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn dì Năm vào buồng lấy giấy tờ, chỉ ra chi tiết cho thấy sự nhanh trí của dì.

Lời giải chi tiết:

Dì Năm ứng xử với tên cai rất thông minh, qua các chi tiết: Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng, qua đó người cán bộ sẽ biết để trả lời với tên Cai trùng khớp với ý dì Năm.

Câu 3 Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân? Phương pháp giải:

Qua tình cảm của mẹ con dì Năm với cán bộ và bản lĩnh dũng cảm của dì trước quân giặc, em hãy giải thích tên của nhan đề.

Lời giải chi tiết:

Vở kịch được đặt tên là ” Lòng dân” vì thể hiện được tấm lòng của người dân với cách mạng. Vì tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.

Nội dung

Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

Bài đọc Lòng dân

Cai: – Hừm! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mầy không? Nói dối tao bắn.

An: – Dạ, hổng phải tía…

Cai: – ( hí hửng) Ờ giỏi! Vậy là ai nào?

An: – Dạ, cháu … kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.

Cai: – Thằng ranh! (ngó chú cán bộ) Giấy tờ đâu, đưa coi!

Cán bộ: – ( Giọng miễn cưỡng) Để tôi đi lấy ( chú toan đi, cai cản lại)

Cai: – Để chị này đi lấy. ( Quay sang lính). Mở trói tạm cho chị. ( Dì Năm vào buồng)

Dì Năm: – ( Nói vọng ra) Ba nó để chỗ nào?

Cán bộ: – Thì coi đâu đó.

Cai: -Trời ơi, con ruồi bay qua là tao biết ngay con đực hay cái mà. Qua mặt tao không nổi đâu!

Cán bộ : – Có không, má thằng An?

Dì Năm: – Chưa thấy.

Cai: – Thôi trói lại dẫn đi (lính toan trói chú cán bộ thì dì Năm trong buồng nói to).

Dì Năm: – Đây rồi nè. Mấy cậu coi. Làng này ai hổng biết Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông Dừa ( đưa giấy cho cai, cai chuyển cho lính).

Cai: – Nè đọc coi! – Lính (đọc): Anh tên …

Cán bộ: – Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông …

Cai: – ( vẻ ngượng ngập) Thôi… Thôi được rồi.

( Ngó dì Năm) Nhà có gà vịt gì không chị Hai? Cho một con nhậu chơi hà!

Tía (tiếng Nam Bộ): cha.

Chỉ ( tiếng Nam Bộ): chị ấy.

Nè (tiếng Nam Bộ): này.

chúng tôi

Soạn Bài Lớp 6: Lòng Yêu Nước

Soạn bài lớp 6: Lòng yêu nước

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì II

I-li-a Ê-ren-bua (1891-1967) là nhà văn ưu tú, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Liên Xô, sinh tại thành phố Ki-ép, trong một gia đình Do Thái, cha là viên chức. Ông từng học tại Trường trung học số 1 ở Mát-xcơ-va. Thời kì cách mạng 1905-1907, cậu học sinh I.Ê-ren-bua tham gia tổ chức bí mật của Đảng bôn-sê-vích. 1908, bị bắt, bị chính quyền Nga hoàng kết án và buộc phải sang nước Pháp sống cuộc đời lưu vong. 1910, cho xuất bản tại Pa-ri một số tuyển tập thơ…; từ đó đến 1916 tiếp tục cho ra đời nhiều tập thơ. Thơ thời kì này vang lên âm hưởng phê phán xã hội châu Âu, phê phán chiến tranh đế quốc, chờ mong sự sụp đổ của thế giới cũ.

Từ 1915 đến 1917, làm phóng viên và viết kí sự về chiến tranh cho hai tờ báo Nga ở Mát-xcơ-va và Pê-tơ-rô-grát. 1917, trở về nước Nga, nhưng lúc đầu ông không nhận thức được chân lí của Cách mạng tháng Mười… Mùa xuân 1921, I.Ê-ren-bua đi ra nước ngoài và viết tiểu thuyết châm biếm – triết lí Những cuộc hành trình kì lạ của Khu-li-ô Khu-ren-nhi-tô và những học trò của ông (1922) tỏ rõ thái độ phê phán và phủ định đối với xã hội châu Âu và chiến tranh đế quốc, đã được Lê-nin đánh giá tốt. Tuy nhiên, phải đến cuối những năm 20 và đầu những năm 30 (thế kỉ XX) mới là thời kì chuyển biến của nhà văn về quan điểm triết học và nghệ thuật.

Đó cũng là kết quả của việc ông tích cực thâm nhập vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xô viết. Trong thời gian cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, I.Ê-ren-bua nổi tiếng với hàng nghìn bài báo và chính luận ngợi ca chủ nghĩa yêu nước Xô viết, nâng cao lòng căm thù chủ nghĩa phát xít, khẳng định niềm tin đối với tháng lợi của lực lượng chính nghĩa và chủ nghĩa xã hội. Những năm Đại chiến II, tiểu thuyết Làn sóng thứ chín và truyện vừa Tuyết tan của I.Ê-ren-bua gây nên những cuộc tranh luận gay gắt.

I.Ê-ren-bua đã được nhận: Giải thưởng quốc gia 1942 với tiểu thuyết Pa-ri sụp đổ (1941); Giải thưởng Quốc gia 1948 với tiểu thuyết Bão táp (1946-1947); Giải thưởng Lênin về những cống hiến cho sự nghiệp củng cố hoà bình giữa các dân tộc.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đại ý của bài văn:

Tác giả lí giải lòng yêu bước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất; đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

2. a) Đoạn văn từ đầu đến “lòng yêu Tổ quốc” là một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, trong đó:

Câu mở đầu là: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh “.

Câu kết đoạn là: “Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

b) Với ý chính là lí giải về lòng yêu nước, tác giả đã thể hiện một trình tự lập luận:

Mở đầu, tác giả nêu một nhận định giản dị, dễ hiểu mang tính qui luật: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”;

Từ nhận định đó, tác giả đặt “lòng yêu nước” trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc để “mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương”, cụ thể là:

Người vùng Bắc: nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng;

Người xứ U-crai-na: nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh;

Người xứ Gru-di-a: ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt;

Người ở thành Lê-nin-grát: nhớ dòng sông Nê-va, những tượng bằng đồng, phố phường;

Người Mát-xcơ-va: nhớ như thấy lại những phố cũ, phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ, những ánh sao đỏ…

Tác giả dùng một câu văn hình ảnh để chuyển ý: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vô-ga đi ra bể”.

Cuối cùng, để kết đoạn, tác giả nêu một câu khái quát: “Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, ví dụ:

Người vùng Bắc (nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng); người xứ U-crai-na (nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh): nhớ những cảnh vật rất đỗi quen thuộc, từng gắn bó với cuộc sống thanh bình.

Người xứ Gru-di-a (ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt); người ở thành Lê-nin-grát (nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tác những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử): đó là nỗi nhớ về vẻ đẹp của ngôn ngữ, lời nói, niềm tự hào về quê hương xứ sở.

Người Mát-xcơ-va (nhớ như thấy lại những phố cũ, đại lộ của những phố mới, điện Krem-li, những tháp cổ – dấu hiệu vinh quang và những ánh sao đỏ): nỗi nhớ gắn liền với những vẻ đẹp truyền thống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai…

Đó là những vẻ đẹp gắn liền với nét riêng của từng vùng, tiêu biểu và có sức gợi nhất, để thể hiện sâu sắc nhất về nỗi nhớ của những người ở vùng đó. Tất cả các nỗi nhớ mang những nét cá biệt đó, khi được liệt kê trong bài tạo nên một sự tổng hoà phong phú, đa dạng về tình yêu của người dân trong cả Liên bang Xô viết.

4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước, đó là: “Lòng yêu nhà, yêu làng làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”; và: không thể sống khi mất nước.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U – crai – na, người xứ Gru-di-a, người ở thành Lê – nin – grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở nên lòng yêu tổ quốc. Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc của mình.

2. Cách đọc

Đọc chậm, rõ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình.

3. Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?

Gợi ý: Cần lựa chọn những nét độc đáo riêng để giới thiệu, ví dụ: một danh lam thắng cảnh, một nghề truyền thống, một món ăn dân dã, một vị danh nhân, tính cách con người,…