Giáo án Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang
Link tải Giáo án Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
– Biết được điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang: sự phát triển sản xuất, làm thủy lợi và giải quyết các vấn đề xung đột.
– Biết được sơ lược về nước Văn Lang (thời gian thành lập, địa điểm) và tổ chức nhà nước Văn Lang.
– Đánh giá được công lao của Vua Hùng đã có công dựng nước .
– Liên hệ với tình hình đất nước ta hiện nay.
2. Thái độ
– Giáo dục truyền thống yêu nước, trân trọng những công lao của các vua Hùng.
– Có ý thức xây dựng và bảo vê đất nước ta hiện nay.
– Thấy được hạn chế của vua Hùng trong quá trình dựng nước, từ đó rút ra được bài học cho viêc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
3. Kĩ năng
– Rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.
– Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
– Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
– Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực tái hiện quá trình dựng nước của vua Hùng.
+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về quá trình dựng nước của vua Hùng.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống: ý thức giữ gìn bảo vệ và xây dựng đất nước, nâng cao ý thức học tập, lao động để xây dựng và bảo vệ đất nước ta trong thời đại hiện nay.
II. Phương pháp
III. Phương tiện
Tranh ảnh, máy chiếu…
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
– Giáo án word và Powerpoint.
– Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
– Hoàn thành các nội dung giáo viên đã giao ở tiết trước.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
– Nêu những nét mới về tình hình kinh tế-xã hội của cư dân Lạc Việt.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
– Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là điều kiện ra đời nhà nước, tổ chức nhà nước Văn Lang để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới
– Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
– Thời gian: 3 phút.
+ Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.
+ Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến những chuyển biến gì của người dân Việt Cổ?
+ Em có hiểu biết gì về chuyển biến trong sản xuất và xã hội người dân Việt Cổ?
– Dự kiến sản phẩm
+ Bốn hình ảnh này là: những chuyển biến tiến bộ của công cụ sản xuất.
+ Đó là những hình ảnh tiêu biểu cho ngành kinh tế cơ bản của dân Việt Cổ thời xưa là nông nghiệp…….
Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Đó là những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ là sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại của dân tộc. Nhà nước ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhà nước ra sao? Chúng ta tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào.
– Mục tiêu: HS biết được những điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang.
– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích,……
– Phương tiện: Ti vi
– Thời gian: 8 phút
– Tổ chức hoạt động
2. Hoạt động 2: Nhà nước Văn Lang thành lập.
– Mục tiêu: HS biết và ghi nhớ thời gian, địa bàn thành lập Nhà nước Văn Lang.
– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm……
– Phương tiện: Ti vi
– Thời gian: 10 phút
– Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
– Đặt tên nước: Văn Lang
– linh hoạt).
3. Hoạt động 3: Nhà nước Văn Lang dược tổ chức như thế nào.
– Mục tiêu: HS biết được những nét chính về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang.
– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm……
– Phương tiện: Ti vi
– Thời gian: 10 phút
– Tổ chức hoạt động
3.3. Hoạt động luyện tập
– Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những nét chính điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang và tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
– Thời gian: 7 phút
– Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời .
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?
A. An Dương Vương.
B. Hùng Vương.
C. Lạc tướng.
D. Lạc hầu.
Câu 2: Bồ chính là người đứng đầu
A. Bộ .
B. Thị tộc.
C. Bộ lạc.
D. Chiềng, chạ.
Câu 3: Ý nghĩa của truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân là
A. Phản ánh quá trình hình thành của Nhà nước Văn Lang.
B. Vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao.
C. Lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 4: Sự hình thành nhà nước Văn Lang có điểm gì giống so với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Đều hình thành bên bờ các con sông lớn.
B. Đều xuất phát từ nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
C. Đều hình thành trong khoảng thời gian tương đồng nhau.
D. Đều xuất phát từ nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.
+ Phần tự luận
Câu 5: Em hãy hoàn thành bài tập sau
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
– Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
+ HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
– Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1. Điểm khác biệt giữa bộ máy nhà nước Văn Lang và bộ máy nhà nước ta hiện nay là gì?
Câu 2. Khi đến thăm đền Hùng tại Phú Thọ, Bác đã căn dặn điều gì cho con cháu mai sau?
– Thời gian: 4 phút.
– Dự kiến sản phẩm:……….
– GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu, ca dao, các câu thơ về nhà nước Văn Lang Học bài cũ – Soạn bài 14
+ Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.