Top 9 # Soạn Bài Lịch Sử Lớp 6 Bài 12 Nước Văn Lang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Giải Lịch Sử Lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang

Nước VĂN LANG A. HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Nhận biết tình hình kinh tế - xã hội nước ta thời văn hoá Đông Sơn chính là cơ sở của sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Ghi nhớ những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Nhận biết và ghi nhớ về nhà nước Văn Lang ra đời : thời gian, địa điểm thành lập ; người sáng lập. Nhận biết và ghi nhớ nét cơ bản về tổ chức nhà nước Văn Lang ở cả hai mặt: đơn vị hành chính và bộ máy quản lí. Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng ; rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá và vẽ sơ đồ lịch sử. Kiến thức cơ bản Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? Khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã dần dần hình thành các bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế. Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông đòi hỏi phải có cách quản lí, điều hành khác thời kì thị tộc. Xã hội bắt đầu phân hoá giàu - nghèo, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm. Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau. Nước Văn Lang thành lập Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó. 49 Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ). 4. ĐHTLS6-A Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ? Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước thành 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ). Vua nắm giữ mọi quyền hành, các bộ đều thần thuộc. Giúp việc cho nhà vua, ở triều đình trung ương có Lạc hầu (quan văn), Lạc tướng (quan võ). Lạc tướng đứng đầu các bộ ; Bồ chính đứng đầu đứng đầu các chiềng, chạ. Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp, quân đội. Khi có chiến tranh vua Hùng và các lạc tướng huy động thanh niên ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu. Cách học Mục 1 : Qua nội dung trong SGK, suy nghĩ nhà nước Văn Lang ra đời là do những yêu cầu bức thiết cụ thể nào của thực tế cuộc sống lúc đó. Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư ngày càng ổn định và mở rộng : + Người Văn Lang thường chọn những nơi nào để định cư ? Vì sao ? + Việc quản lí thị tộc so với quản lí làng, bản (chiềng, chạ) có giống nhau không ? Vấn đề gì được đặt ra ? Nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn và ven biển không ngừng mở rộng. + Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp phải làm gì ? + Làm được công việc đó đòi hỏi công sức của nhiều người hay ít người ? Qua nội dung truyện Sơn Tinh -Thuỷ Tinh để thấy nhu cầu cấp thiết của nền nông nghiệp vùng sông nước với điều kiện thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt lắm nắng, nhiều mưa thì việc đắp đê chống lạỤụt lội, hán hán, bảo vệ mùa màng là vô cùng quan trọng và là công việc của nhiều người. Xã hội phân chia thành người giàu, người nghèo ngày càng sâu sắc và nảy sinh những mâu thuẫn. Vì sao ? + Sự phân chia phần thu hoạch giữa người quản lí làng, bản...với dân thường thế nào ? 50 + Điều kiện cho sản xuất ở các vùng đất có thuận lợi, khó khăn như nhau không ? Do đó thu hoạch có bằng nhau không ? 4. ĐHTLS6-B Mở rộng giao lưu và tự vệ. + Vì sao trong quá trình sinh sống các bộ lạc đã xảy ra những cuộc xung đột ? + Phạm vi xung đột... Bốn hoàn cảnh kể trên thể hiện yêu cầu bức thiết lúc đó : cần có một tổ chức có đủ khả năng quản lí, điều hành xã hội. Đó chính là hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang. Mục 2 : Xác định vị trí trên bản đồ nơi cư trú của bộ lạc Văn Lang và giải thích vì sao bộ lạc Văn Lang được các tù trưởng bộ lạc khác tôn trọng. Ghi nhớ những ý chính về việc nước Văn Lang được thành lập. Mục 3 : Quan sát Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước, hãy suy nghĩ : + Về mặt hành chính, vua Hùng chia nước thành bao nhiêu bộ ? Đứng đầu mỗi bộ là ai ? Dưới bộ là tổ chức gì ? Đứng đầu làng, chạ là ai ? > + về mặt tổ chức, chính quyền được tổ chức thế nào ? Nhà nước Văn Lang do ai đứng đầu ? Quyền hạn thế nào ? Giúp việc cho vua là ai ? + Nhà nước Vãn Lang có luật pháp, quân đội chưa ? Nếu có chiến tranh thì vua Hùng giải quyết thế nào ? Nhớ lại truyện Thánh Gióng để hiểu thêm nội dung này. Một số khái niệm, thuật ngữ Nô tì: nô lệ hoặc tôi tớ phục dịch trong nhà hay trong điền trang thái ấp của quý tộc thời phong kiến. -Thủ lĩnh : người đứng đầu, chỉ huy một tổ chức chính trị - xã hội hay quân sự. -Tù trưởng : người đứng đầu bộ lạc. -Lạc hầu : chức quan phụ trách việc dân ở thời Hùng Vương - An Dương Vương. -Lạc tướng : Chức quan phụ trách quân sự ở thời Hùng Vương - An Dương Vương. Chức quan đứng đầu một bộ của nhà nước Văn Lang. -Thần thuộc : chịu sự cai quản của một người hay một nước khác. -Giao lưu : Có sự tiếp xúc và trao đổi qua lại giữa hai dòng, hai luồng khác nhau. -Xung đột: 1. Đánh nhau giữà những lực lượng đối địch. Va chạm, chống chọi nhau do mâu thuẫn gay gắt. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí (hình 31, 32) nói lên : Các làng bản, bộ lạc có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột. Đồng là nguyên liệu chủ yếu không chỉ để chế tạo công cụ lao động mà còn để chế tạo các loại vũ khí. Liên hệ các loại vũ khí với truyện Thánh Gióng : Thể hiện ý thức tự vệ của dân tộc (sứ giả đi tìm người có tài đi đánh giặc). Cũng thể hiện vũ khí bằng kim loại (trong truyện Thánh Gióng là sắt - ngựa sắt, roi sắt) là vũ khí lợi hại, chống giặc rất hiệu quả. Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương : Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc. Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn. Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo. Mở rộng giao lưu và tự vệ. Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên : Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính). Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VIII TCN. thế kỉ VII TCN. c. thế kỉ VI TCN. D. thế kỉ VTCN. Nhà nước Văn Lang được tổ chức về mặt chính quyền có hai cấp : trung ương và địa phương. có lực lượng quân đội hùng mạnh. c. về mặt hành chính có ba cấp : nước - bộ - làng, chạ (tức công xã). D. có luật pháp nghiêm minh. Kinh đô nước Văn Lang đóng ở A. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). B. Thăng Long (Hà Nội). c. CỔ Loa (Đông Anh - Hà Nội). D. Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). Câu 2. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? Câu 3. Em hãy nhận xét về thời gian, địa điểm thành lập nhà nước Văn Lang.

Giáo Án Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

Link tải Giáo án Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

– Biết được điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang: sự phát triển sản xuất, làm thủy lợi và giải quyết các vấn đề xung đột.

– Biết được sơ lược về nước Văn Lang (thời gian thành lập, địa điểm) và tổ chức nhà nước Văn Lang.

– Đánh giá được công lao của Vua Hùng đã có công dựng nước .

– Liên hệ với tình hình đất nước ta hiện nay.

2. Thái độ

– Giáo dục truyền thống yêu nước, trân trọng những công lao của các vua Hùng.

– Có ý thức xây dựng và bảo vê đất nước ta hiện nay.

– Thấy được hạn chế của vua Hùng trong quá trình dựng nước, từ đó rút ra được bài học cho viêc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

3. Kĩ năng

– Rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.

– Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

4. Định hướng phát triển năng lực

– Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

– Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực tái hiện quá trình dựng nước của vua Hùng.

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về quá trình dựng nước của vua Hùng.

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống: ý thức giữ gìn bảo vệ và xây dựng đất nước, nâng cao ý thức học tập, lao động để xây dựng và bảo vệ đất nước ta trong thời đại hiện nay.

II. Phương pháp

III. Phương tiện

Tranh ảnh, máy chiếu…

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

– Giáo án word và Powerpoint.

– Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh

– Hoàn thành các nội dung giáo viên đã giao ở tiết trước.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

– Nêu những nét mới về tình hình kinh tế-xã hội của cư dân Lạc Việt.

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

– Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là điều kiện ra đời nhà nước, tổ chức nhà nước Văn Lang để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

– Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

– Thời gian: 3 phút.

+ Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.

+ Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến những chuyển biến gì của người dân Việt Cổ?

+ Em có hiểu biết gì về chuyển biến trong sản xuất và xã hội người dân Việt Cổ?

– Dự kiến sản phẩm

+ Bốn hình ảnh này là: những chuyển biến tiến bộ của công cụ sản xuất.

+ Đó là những hình ảnh tiêu biểu cho ngành kinh tế cơ bản của dân Việt Cổ thời xưa là nông nghiệp…….

Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Đó là những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ là sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại của dân tộc. Nhà nước ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhà nước ra sao? Chúng ta tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào.

– Mục tiêu: HS biết được những điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang.

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích,……

– Phương tiện: Ti vi

– Thời gian: 8 phút

– Tổ chức hoạt động

2. Hoạt động 2: Nhà nước Văn Lang thành lập.

– Mục tiêu: HS biết và ghi nhớ thời gian, địa bàn thành lập Nhà nước Văn Lang.

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm……

– Phương tiện: Ti vi

– Thời gian: 10 phút

– Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

– Đặt tên nước: Văn Lang

– linh hoạt).

3. Hoạt động 3: Nhà nước Văn Lang dược tổ chức như thế nào.

– Mục tiêu: HS biết được những nét chính về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang.

– Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm……

– Phương tiện: Ti vi

– Thời gian: 10 phút

– Tổ chức hoạt động

3.3. Hoạt động luyện tập

– Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những nét chính điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang và tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

– Thời gian: 7 phút

– Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời .

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?

A. An Dương Vương.

B. Hùng Vương.

C. Lạc tướng.

D. Lạc hầu.

Câu 2: Bồ chính là người đứng đầu

A. Bộ .

B. Thị tộc.

C. Bộ lạc.

D. Chiềng, chạ.

Câu 3: Ý nghĩa của truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân là

A. Phản ánh quá trình hình thành của Nhà nước Văn Lang.

B. Vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao.

C. Lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 4: Sự hình thành nhà nước Văn Lang có điểm gì giống so với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Đều hình thành bên bờ các con sông lớn.

B. Đều xuất phát từ nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.

C. Đều hình thành trong khoảng thời gian tương đồng nhau.

D. Đều xuất phát từ nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.

+ Phần tự luận

Câu 5: Em hãy hoàn thành bài tập sau

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

– Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

+ HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

– Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1. Điểm khác biệt giữa bộ máy nhà nước Văn Lang và bộ máy nhà nước ta hiện nay là gì?

Câu 2. Khi đến thăm đền Hùng tại Phú Thọ, Bác đã căn dặn điều gì cho con cháu mai sau?

– Thời gian: 4 phút.

– Dự kiến sản phẩm:……….

– GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu, ca dao, các câu thơ về nhà nước Văn Lang Học bài cũ – Soạn bài 14

+ Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 12: Bài 6

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 6 – Nước Mĩ. Tài liệu gồm các câu hỏi trắc nghiệm nhằm giúp học sinh lớp 12 nắm chắc kiến thức bài học với 4 mức độ từ thấp đến cao: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

NHẬN BIẾT

Câu 1. Lĩnh vực mà Mĩ đầu tư nhiều nhất để đưa đất nước phát triển là lĩnh vực nào?

A. Giáo dục và nghiên cứu khoa học

B. Khoa học kỹ thuật

C. Công nghiệp chế tạo các loại vũ khí phục vụ chiến tranh

D. Xuất cảng tư bản đến các nước thuộc địa

Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản

B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội.

Câu 3: Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là

A. kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu

C. kế hoạch phục hưng châu Âu

D. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu

Câu 4. Điêm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?

A. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

B. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.

C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.

D. Kinh tế Mỹ suy thoái.

Câu 5. Khái quát khoa học – kĩ thuật của Mỹ sau CTTG II?

A. Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu.

B. Không phát triển.

C. Chỉ có những phát minh nhỏ.

D. Không chú trọng phát minh khoa học kĩ thuật.

Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

B. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới.

C. Bắt tay với Trung Quốc.

D. Dung dưỡng một số nước.

Câu 7. Nguyên nhân không dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mỹ sau CTTG II là gì?

A. Nhân dân Mỹ có lịch sử truyền thống lâu đời.

B. Mỹ là nước giàu tài nguyên lại không bị chiến tranh tàn phá.

C. Áp dụng triệt để thành tựu khoa học – kỹ thuật và nhà nước có chính sách điều tiết hợp lí.

D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, tiến hành quân sự hóa nền kinh tế.

Câu 8. Sau Chiến tranh lạnh Mỹ có âm mưu gì?

A. Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

B. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới.

C. Dùng sức mạnh kinh tế để thao túng các nước khác.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.

Câu 9. Tổng thống Mỹ đã đề ra chiến lược toàn cầu đó là

A. Ken-nơ-đi. B. Tru-man. C. Ai-xen-hao. D. Giôn-xơn.

Câu 10. Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

A. Ngày 11/7/1994

B. Ngày 1/7/1995

C. Ngày 11/7/1996

D. Ngày 10/7/1997

Câu 11. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Anh. B. Pháp. C. Mỹ. D. Nhật.

Câu 12. Lý do nào làm đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học-kỹ thuật?

A. Mỹ là nước khởi đầu cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai

B. Chính sách Mỹ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học-kỹ thuật, coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước.

C. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mỹ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mỹ.

D. Mỹ chủ yếu là mua bằng phát minh.

Câu 13. Tổng thống Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam?

A. Kennơđi B. Nichxơn. C. B. Clintơn. D. G. Bush.

Câu 14. Sau CTTG II Mỹ có lợi thế gì về vũ khí?

A. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

B. Chế tạo ra được nhiều vũ khí.

C. Có nhiều tàu ngầm.

D. Nhiều hạm đội trên biển.

THÔNG HIỂU

Câu 1. Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới

B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao

D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

Câu 2. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?

A. Mĩ có sức mạnh về quân sự.

B. Mĩ có thế lực về kinh tế.

C. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

Câu 3. Vì sao 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

A. Mĩ muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô

B. Mĩ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc

C. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa

D. Mĩ muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa

Câu 4. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2?

A. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.

B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.

C. Kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản.

D. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản

Câu 6. “Chiêu bài” Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong “Chiến lược cam kết và mở rộng” là

A. tự do tín ngưỡng.

C. thúc đẩy dân chủ.

D. chống chủ nghĩa khủng bố.

VẬN DỤNG

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là gì?

A. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu

B. Kinh tế Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt

C. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái

D. Kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự

Câu 2. Xác định thành tựu quan trọng nhất của cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở Mĩ?

A. Sử dụng cơ khí hóa, hóa học hóa trong nông nghiệp.

B. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong nông nghiệp.

C. Ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống

D. Thực hiện cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp”

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ dựa vào tiềm lực kinh tế-tài chính và lực lượng quân sự to lớn, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi

A. mưu đồ thống trị toàn thế giới.

B. xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

C. mưu đồ thống trị toàn thế giới và xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D. mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia-dân tộc trên hành tinh

Câu 4. Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?

A. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

D. Khống chế các nước tư bản đồng minh.

Câu 5. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Nich xơn) là

A. chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.

C. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. theo đuổi “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”

Câu 6. Sự kiện nào chứng tỏ tâm điểm đối đầu giữa 2 cực Xô-Mĩ ở châu Âu?

A. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ Đức với hai chế độ chính trị khác nhau.

B. Sự ra đời của “kế hoạch Mácsan”, Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.

C. Sự ra đời của “Hội đồng tương trợ kinh tế” thúc đẩy sự phát triển kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Sự ra đời của “Tổ chức Hiệp ước Vascsava” giữ gìn hòa bình, an ninh châu Âu và thế giới.

VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Xác định yếu tố nào thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?

A. Chủ nghĩa khủng bố.

B. Chủ nghĩa li khai.

C. Sự suy thoái về kinh tế

D. xung đột sắc tộc, tôn giáo.

Câu 2. Lí giải nguyên nhân vì sao từ những năm 80 trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn?

A. Cô lập phong trào giải phóng dân tộc.

B. Địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm.

C. Kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản vươn lên.

D. Mĩ chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang.

Câu 3. Từ sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ phải chấp nhận

A. rút quân về nước và tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

B. bình thường hóa với Việt Nam và thay đổi chính sách đối ngoại.

C. thừa nhận Việt Nam là nước thống nhất và cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. kí với Việt Nam Hiệp định Pari và rút quân về nước.

Câu 4. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?

A. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.

B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.

A. Cuộc đấu tranh thu hút 25 triệu người tham gia, lan rộng khắp 125 thành phố.

B. Từ 1969-1973, những cuộc đấu tranh của người da màu diễn ra mạnh mẽ

C. Chị Raymôngđiêng nằm trên đương ray xe lửa chặn đoàn tàu chở vũ khí sang Việt Nam

D. Phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mĩ diễn ra sôi nổi làm cho nước Mĩ chia rẽ.

Câu 6. Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B. Clintơn có gì giống với chiến lược toàn cầu?

A. Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

B. Muốn vươn lên lãnh đạo thế giới, tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu

C. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

D. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

Giải Lịch Sử Lớp 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (Tiếp Theo)

?s' NƯỚC ÂU LẠC (Tiếp ThE0) A. HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Ghi nhớ những điểm chính về kiến trúc thành cổ Loa và bước đầu hiểu được ở vào thời điểm cách đây hơn 2000 nãm, khi mà trình độ kĩ thuật chung còn thấp kém thì công trình thành cổ Loa là một biểu tượng rất đáng tự hào của nền vãn minh Việt cổ. Nhận biết và ghi nhớ nét diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà. Biết giải thích nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc. Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù ; bồi dưỡng kĩ nãng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử. Kiến thức cơ bản Thành cổ Loa và lực lượng quốc phòng Sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất rộng hơn nghìn trượng, có ba vòng khép kín với chu vi khoảng 16 000 m như hình trôn ốc, sau này gọi là Loa thành hay cổ Loa. Các thành đều có hào bao quanh và thông nhau. Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các lạc hầu, lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh, thuỷ binh và được trang bị vũ khí bằng đồng. Nhà nước Ầu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? Quân dân Âu Lạc với tinh thần chiến đấu bất khuất, cùng với vũ khí tốt đã đánh bại các cuộc tấn công của Triệu Đà, giữ vững nền độc lập, Triệu Đà phải xin hoà. Triệu Đà sau khi dùng mưu kế chia rẽ nội bộ Âu Lạc, nãm 179 TCN lại tiến hành tấn công xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương chủ quan không đề phòng nên thất bại nhanh chóng. Từ đó, Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu. Cách Jìọc Mục 4: Em hãy quan sát hình 41 SGK, lần lượt suy nghĩ và ghi nhớ : Khu thành đất lớn được xây dựng ở Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội) từ bao giờ ? Tại sao trong dân gian thường gọi thành này là cổ Loa hay Loa thành ? Đây là một khu thành được xây dựng với vật liệu chủ yếu bằng đất cách đây hơn 2000 năm, thời tiết nước ta lại rất khắc nghiệt, lắm nắng, nhiều mưa nhưng nay thành vẫn còn dấu tích, theo em điều đó nói lên cái gì ? Ý nghĩa của dấu tích này là gì ? Tại sao người ta còn gọi cổ Loa là một quân thành ? Tiếp tục quan sát kĩ hình 41 tìm hiểu và ghi nhớ nét mô tả chính về thành Cổ Loa. Đọc nội dung mục 5 SGK, nhớ lại kiến thức bài 14 để tìm hiểu : Hoàn cảnh dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà đã diễn ra thế nào ? Em thử cắt nghĩa nguyên nhân quân dân Âu Lạc đã đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà. Vì sao Triệu Đà đã bị quân dân Âu Lạc đánh bại, nhưng vẫn không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Âu Lạc ? Triệu Đà vờ xin hoà và dùng mưu kế nhằm mục đích gì ? Theo em, vì sao cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà lần sau của An Dương Vương nhanh chóng thất bại ? Sự thất bại này để lại cho chúng ta bài học gì ? IV. Một sô khái niệm, thuật ngữ -Quân thành : khu thành quân sự, phục vụ chiến đấu. -Đô hộ : chế độ thống trị của nước xâm lược đối với nước bị xâm lược. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Nhận xét việc xây dựng công trình thành cổ Loa vào thế kỉ III - III TCN ở nước Âu Lạc : Thời gian xây, nguyên vật liệu dùng để xây thành. Quy mô : ba vòng thành, chu vi, các hào thông các thành, thông với sông Hoàng... Bố trí các cửa thành, pháo đài... đây còn là một quân thành Đánh giá : thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ. Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc : Giống nhau : + Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính). + Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước (quản lí). - Khác nhau : Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn. Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học : Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc... Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù. Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà : Dựa vào những sự kiện lịch sử nêu trong bài học và truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ nêu rõ : Quân dân Âu Lạc đã đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà, khiến y phải xin hoà. Sau đó, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất (tướng giỏi là Cao Lỗ và Nồi Hầu bất mãn bỏ về quê) để cùng nhau chống giặc... c. CÂÙ HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng. Thành cổ Loa được xây dựng trên vùng đất nay thuộc huyện Từ Liêm - Hà Nội. huyện Thanh Trì - Hà Nội. c. huyện Đông Anh - Hà Nội. D. huyện Sóc Sơn - Hà Nội. Loại vũ khí đặc biệt dưới thời An Dương Vương là A. nỏ và mũi tên đồng. B. giáo. c. rìu chiến. D. dao gãm. 65 Câu 2. Hãy nối mốc thời gian ở cột bên phải với sự kiện ở cột bên trái cho phù hợp. 5. ĐHTLS6-A Thời gian Sự kiện A. Nãm218TCN 1. Triệu Đà cất quân xuống đánh Âu Lạc B. Năm214TCN 2. Sau khi chia rẽ được nội bộ Âu Lạc, Triệu Đà lại sai quân tấn công Âu Lạc c. Nãm 207 TCN 3. Quân Tần xâm lược Vãn Lang D. Năm 179 TCN 4. Vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi Câu 3. Vì sao lại nói thành cổ Loa thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc, một biểu tượng của nền vãn minh Việt cổ rất đáng tự hào.