Top 5 # Soạn Bài Lịch Sử Lớp 6 Bài 11 Những Chuyển Biến Về Xã Hội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 6 Bài 11: Những Chuyển Biến Về Xã Hội

Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội

(trang 33 sgk Lịch Sử 6): – Em có nhận xét gì về việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung, so với việc làm một công cụ đá?

Trả lời:

– Công cụ bằng đá: ghè đẽo đá đơn giản, mài đá theo hình dạng như ý muốn.

– Đồng khồng thể đẽo hay mài như đá được, muốn có công cụ bằng đồng người ta phải lọc quặng, làm khuôn đúc, nung chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết.

– Để có được một bình đất nung, người ta phải tìm ra đất sét, tiếp đó phải nhào nặn, đưa vào nung cho khô cứng.

(trang 33 sgk Lịch Sử 6): – Em nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ này?

Trả lời:

– Sự khác nhau giữa các ngôi mộ là do trong xã hội đã có sự phân chia giàu nghèo.

– Mặc dù trong xã hội lúc đó mọi người đều bình đẳng nhưng những người đứng đầu làng bản được chia phần thu hoạch nhiều hơn và khi sản xuất phát triển có lương thực dư thừa, các gia đình cũng có thu nhập khác nhau. Lúc chết, người ta chôn theo của cải vị họ nghĩ rằng có thể thế giới bên kia người đó vẫn tiếp tục sống và làm việc. Cho nên trong các ngôi mộ trên, có mộ không có của cải (lúc sống họ nghèo hèn), có mộ có công cụ và trang sức chôn theo (lúc sống họ là người giàu có).

(trang 35 sgk Lịch Sử 6): – Theo em, những công cụ nào góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội?

Trả lời:

Những công cụ góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội: công cụ đồng thay thế hẳn công cụ đá: có vũ khí đồng, lưỡi cày đồng.

Bài 1: Em hãy điểm lại các chuyển biến chính về mặt xã hội

Lời giải:

– Sự phân công lao động đã được hình thành.

– Hình thành hàng loạt làng bản (chiềng, chạ).

– Hình thành các cụm giềng, chạ hay làng bản được gọi là bộ lạc.

– Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ.

Bài 2: Hãy nêu những nét mới về tình hình kinh tế xã hội của cư dân Lạc Việt.

Lời giải:

– Kinh tế:

+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn.

+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.

– Xã hội:

+ Sự phân công lao động hình thành và sự xuất hiện lam, bản, và bộ lạc.

+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.

+ Bắt đầu có sự phân chia giàu – nghèo.

Bài 3: Hãy nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thười văn hóa Đông Sơn.

Lời giải:

– Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, trong sản xuất có sự phân công trong lao động.

– Công cụ sản xuất phát triển hơn trước: công cụ bằng đồng: lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo….

Giải Bài Tập Sbt Lịch Sử Lớp 6 Bài 11: Những Chuyển Biến Về Xã Hội

Giải bài tập môn Lịch sử lớp 6

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 11

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 11: Những chuyển biến về xã hội tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh trong việc giải bài tập Lịch sử 6.

Bài tập 1 trang 34 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Sản xuất phát triển làm cho xã hội có chuyển biến là:

A. Các chiềng, chạ hay làng, bản có nhiều hom trước, dần hình thành các cụm chiềng, chạ, làng, bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, gọi là bộ lạc.

B. Vai trò, vị trí của người đàn ông ngày càng cao, chế độ phụ hộ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.

C. Trong xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo.

D. tất cả các ý trên.

2. Khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của xã hội loài người, trong đó người đàn ông giữ vai trò quyết định là

A. chế độ phụ hệ. B. chế độ phụ quyền,

C. chế độ gia trưởng. D. chế độ độc quyền.

3. Thời văn hoá Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu

A. đá. B. đồng. C. gốm. D. sắt.

4. Người ta tìm thấy nhiều nhất các hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn ở lưu vực các dòng sông như

A. sông Hồng, sông Lô. B. sông Mã, sông Cả.

c. sông Lô, sông Đà. D. sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

5. Công cụ tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp thời văn hoá Đông Sơn là

A. cuốc đá. B. lưỡi cày đá. c. lưỡi cày đồng. D. lưỡi liềm đồng.

6. Chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn là

A. người Trung Quốc. B. người Phù Nam.

C. người Cham-pa. D. người Lạc Việt.

7. Chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh là

A. người Phù Nam. B. người Cham-pa.

C. người Mã Lai D. người Ấn Độ.

8. Chủ nhân của nền văn hoá Óc Eo là

A. người Phù Nam. B. người Lạc Việt

C. người Trung Quốc. D. người Ấn Độ.

Trả lời

Bài tập 2 trang 35 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu sau

□ 1. Sản xuất phát triển, sự phân công lao động là rất cần thiết. Vào thời kì đầu dựng nước Văn Lang đã có sự phân công lao động giữa nam và nữ

□ 2. Phụ nữ thường tham gia vào việc chế tác công cụ, bao gồm cả nghề đúc đồng.

□ 3. Vị trí của đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.

□ 4. Ở các di chỉ thời Văn Lang người ta chưa tìm thấy dấu hiệu của sự phân hoá giàu – nghèo trong xã hội.

□ 5. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta chỉ tồn tại duy nhất một nền văn hoá phát triển cao là văn hoá Đông Sơn.

Trả lời

Đ: 1, 3; S: 2, 4, 5

Bài tập 3 trang 35 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Em hãy nối các ô với nhau theo hàng ngang cho phù hợp.

Trả lời

Văn hóa Đông Sơn – Thanh Hóa – Bắc bộ và Bắc Trung Bộ – Văn Lang

Văn hóa Sa Huỳnh – Quảng Ngãi – Nam Trung Bộ – Cham-pa

Văn hóa Ốc Eo – An Giang – Tây Nam Bộ – Phù Nam.

Bài tập 4 trang 35 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Vì sao khi sản xuất phát triển cần có sự phân công lao động trong xã hội?

Trả lời

Sản xuất phát triển, nghề nông trồng lúa nước ra đời. Tuy nhiên, để trồng được lúa nước phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau (cày, bừa, gieo mạ, chăm sóc, gặt hái,..Ế) những công đoạn đó không phải tự nhiên làm được mà phải học và không phải ai cũng làm được.

Việc đúc đồng, chế tạo công cụ bằng đồng so với công cụ bằng đá lại càng khó hơn, không có chuyên môn thì không làm được, công cụ càng phức tạp thì yêu cầu chuyên môn hoá càng cao.

Bài tập 5 trang 36 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Cùng với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động ở buổi đầu thời đại dựng nước Văn Lang, xã hội có những thay đổi ra sao?

Trả lời

Cùng với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động, xã hội có những thay đổi như:

Cuộc sống ổn định hơn, dân số tăng lên, nhiều thị tộc ở một vùng cùng làm cùng hưởng.

Các làng, bản, chiềng, chạ ra đời. Dân cư nhiều làng, bản sống trong một khu vực lớn, có quan hệ với nhau hợp thành bộ lạc.

Bài tập 6 trang 36 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Em hiểu thế nào là theo chế độ phụ hệ? Tại sao chế độ phụ hệ lại thay thế cho chế độ mẫu hệ?

Trả lời

Chế độ phụ hệ là chế độ mà người cha làm chủ trong gia đình và có vị trí trong xã hội, con cái phải theo họ cha.

Sản xuất phát triển, kéo theo sự phân công lao động. Người đàn ông gánh vác những công việc nặng nhọc, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất (chế tạo công cụ, đúc đồng,…). Vì vậy, vai trò người cha quan trọng hơn người mẹ. Người đàn ông dần dần trở thành người chủ gia đình, chủ thị tộc.

Bài tập 7 trang 36 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hiện tượng nhiều ngôi mộ thời kì Văn Lang không có gì chôn theo, nhưng lại có vài ngôi mộ được chôn theo nhiều công cụ và đồ trang sức chứng tỏ điều gì?

Trả lời

Thể hiện quan niệm tín ngưỡng của người xưa.

Chứng tỏ sự phân hoá giàu – nghèo đã diễn ra ở thời kì này, nhưng người nghèo nhiều, người giàu ít.

Giải Bài Tập Sgk Lịch Sử Lớp 6 Bài 3: Xã Hội Nguyên Thủy

Giải bài tập Lịch sử lớp 6 bài 3

Lịch sử lớp 6 bài 3

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 3: Xã hội nguyên thủy. Lời giải bài tập Lịch sử 6 này sẽ là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Con người đã xuất hiện như thế nào?

– Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm, từ 1 loài vượn cổ trải qua quá trình tìm kiếm thức ăn đã tiến hoá thành người tối cổ.

– Người tối cổ sống ở nhiều nơi trên thế giới.

– Người tối cổ sống thành từng bầy trong hang động, mái đá và cả ngoài trời.

– Công cụ sản xuất: Đá ghè đẽo thô sơ.

– Sống bằng hái lượm và săn bắt.

– Biết sử dụng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.

Người tối cổ biết sử dụng lửa

2. Người tinh khôn sống như thế nào?

– Trải qua hàng triệu năm, Người tối cổ dần trở thành Người tinh khôn (khoảng 4 vạn năm trước đây)

– Người tinh khôn, sống từng nhóm nhỏ, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc.

– Họ làm chung, ăn chung, biết cải tiến công cụ đá, biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức.

3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

* TRẢ LỜI CÂU HỎI Lịch Sử 6

1. Con người có nguồn gốc từ đâu? Xuất hiện như thế nào?

Trả lời:

Con người có nguồn gốc từ một loài vượn cổ, là loài vượn có hình dạng người (vượn nhân hình), sống cách đây khoảng 5-15 triệu năm. Vượn nhân hình là kết quả của quá trình tiến hóa từ động vật bậc cao.

2. Người tối cổ xuất hiện như thế nào? Cách đây bao lâu? Ở đâu?

Trả lời:

– Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, thông qua lao động và nhờ lao động, loài vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ. Đó là người tối cổ.

– Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 3-4 triệu năm ở Đông Phi, Giava (In-đô – nê – xi -a), Bắc Kinh (Trung Quốc)

3. Đời sống của người tối cổ như thế nào? Người tối cổ khác với loài vượn ở chỗ nào? Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

Trả lời:

– Người tối cổ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn thú để ăn, ban đêm họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô. Họ biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Cuộc sống như thế này kéo dài hàng triệu năm.

– Người tối cổ biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, biết sử dụng và chế tạo ra lửa, biết sống có tổ chức, có người đứng đầu.

– Những hài cốt của người tối cổ đã được tìm thấy ở nhiều nơi như miền đông châu Phi, trên đảo Gia-va (In-đô – nê – xi -a), gần Bắc Kinh (Trung Quốc)

4. Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng bao lâu?

Trả lời:

Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng 4 vạn năm

5. Xem hình 5 SGK em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào?

Trả lời:

Người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm:

– Người tối cổ có những đặc điểm: Đứng thẳng, đôi tay tự do, trán thấp hơi bợt ra đằng sau, u lông mày nổi cao, hàm bạnh ra, nhô về phía trước, hộp sọ lớn hơn vượn, trên người còn có một lớp lông máng.

– Người tinh khôn: Đứng thẳng, đôi tay khéo léo hơn, xương cốt nhỏ hơn, hộp sọ và thể tích não phát triển hơn (145cm 3−1500cm 3)(145cm 3−1500cm 3), trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn, linh hoạt hơn, trên người không còn lớp lông máng.

– Đặc điểm cấu tạo cơ thể của người tinh khôn giống như người ngày nay.

6. Đời sống của người tinh khôn có điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?

Trả lời:

– Người tinh khôn không sống theo bầy và hoang sơ, “ăn lông ở lỗ” như Người tối cổ mà sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, gọi là thị tộc. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

– Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, bắt đầu chú ý đến đời sống tinh thần.

– Người tinh khôn không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn sống tốt hơn, vui hơn.

7. Về cấu tạo cơ thể của người tinh khôn có điểm nào khác với người tối cổ?

Trả lời:

Cấu tạo cơ thể của Người tinh khôn giống như người ngày nay: Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ, bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo, thể tích hộp sọ và thể tích não phát triển (1450cm 3−1500cm 3)(1450cm 3−1500cm 3); trán cao, mặt phẳng, cơ thể nhỏ gọn, linh hoạt

8. Đời sống kinh tế của người tinh khôn có điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

Trả lời:

Đời sống kinh tế của người tinh khôn có điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ là:

– Biết chế tác nhiều công cụ tiến bộ – đò mài đá (mài cưa, khoan đục đá)

– Nguồn sống (kinh tế); săn bắn thay cho săn bắt, biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy.

– Đời sống ổn định hơn, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên mà bước đầu đã biết chinh phục tự nhiên.

9. Tổ chức xã hội của người tinh không có điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

Trả lời:

– Về tổ chức xã hội, Người tinh khôn có những điểm tiến bộ hơn so với Người tối cổ là:

+ Người tinh khôn biết tổ chức thành các Thị tộc thay cho Bầy người. Thị tộc gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống với nhau (cùng dòng máu), có sự phân công lao động, có người đứng đầu (là một tộc trưởng)

+ Ban đầu là chế độ thị tộc và bào tộc sống cạnh nhau trên một vùng đất đai thuận lợi, có họ hàng với nhau vì cùng chung một nguồn gốc tổ tiên, cùng tổ chức các lễ hội cùng giúp nhau trong đời sống. Mỗi bộ lạc có ngôn ngữ chung, có tài sản chung. Đứng đầu bộ lạc là một tù trưởng.

– Địa điểm sinh sống của người tinh khôn giai đoạn phát triển được tìm thấy.

10. Ở buổi ban đầu người tinh không sử dụng công cụ lao động bằng gì?

Trả lời:

Ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với người tối cổ, song họ cũng chỉ mới biết dùng đã để chế tạo công cụ lao động.

11. Kim loại đầu tiên được con người phát hiện là kim loại gì? Vào khoảng thời gian nào?

Trả lời:

Kim loại đầu tiên được con người tìm thấy là đồng nguyên chất. Đồng nguyên chất mềm nên họ chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Về sau, họ đã biết pha đồng với thiếc và chì cho cứng hơn gọi là đồng thau.

Đồng thau xuất hiện khoảng 4000 TCN.

12. Quan sát hai bức tranh hình 6 và hình 7 (SGK trang 10), em hãy cho biết trong bức ảnh có những công cụ gì?

Trả lời:

– Trong hình 6 là thạp đựng bằng gốm

– Trong hình 7 là những công cụ lao động như dao đồng, búa, lưỡi liềm đồng, mũi lao đồng, vòng đeo cổ, đeo tay bằng đồng,….

13. Việc xuất hiện nhiều công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng nói lên điều gì?

Trả lời:

Việc xuất hiện nhiều công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng cho thấy việc sử dụng đồ đồng rất phổ biến, điều đó chứng tỏ kĩ thuật đúc đồng đã đạt đến trình độ khá tinh xảo. Thể hiện rõ nét trong sự đa dạng về loại hình cũng như việc làm đồ trang sức.

14. Đồ sắt xuất hiện khoảng thời gian nào? Từ đồ sắt con người đã chế tạo các loại công cụ lao động nào?

Trả lời:

– Đồ sắt xuất hiện khoảng 1000 năm TCN

– Các công cụ lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm,…

15. Công cụ bằng kim loại có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Công cụ kim loại so với công cụ đá sắc hơn, cứng hơn, nó có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra dư thừa ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn ngày một dư thừa Nhờ công cụ kim loại con người làm được nhiều ngành nghề khác như gỗ, đóng thuyền, phá đá làm nhà…

16. Vì sao khi công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển nhanh, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều thì xã hội nguyên thủy lại tan rã?

Trả lời:

Nhờ công cụ kim loại con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, làm ra sản phẩm không chỉ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Do công cụ lao động mới, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, hoặc đã lợi dụng uy tín của mình để chiếm đoạt của cải dư thừa của người khác, vì thế càng trở nên giầu có, một số khác lại sống cực khổ, thiếu thốn. Xã hội phân hóa thành giàu nghèo. Chế độ làm chung, ăn chung ở thời kì công xã thị tộc bị phá vỡ, xã hội nguyên thủy tan rã.

Giải Lịch Sử Lớp 6 Bài 1: Sơ Lược Về Môn Lịch Sử

^đi sơ Lược VỀ MÔN LỊCH sử A. HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Hiểu được vì sao lại nói Lịch sử là một khoa học quan trọng đối với mỗi con người, mỗi dân tộc. Trên cơ sở đó, ghi nhớ được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển. Hiểu được mục đích học tập Lịch sử : để biết cội nguồn của tổ tiên, dân tộc ; biết được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai. Biết được cách học, cách tìm hiểu lịch sử một cách khoa học. Bước đầu hình thành các kĩ năng nhận biết, đối chiếu so sánh, rút ra kết luận. Kiến thức cơ bản Lịch sử là gì ? Con người và mọi vật xung quanh ta như cây cỏ, muông thú, núi, sông... đều sinh ra, biến đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử còn có nghĩa là một môn khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người đã xảy ra trong quá khứ. Học lịch sử để làm gì ? Mỗi con người, mỗi vùng quê, mỗi dân tộc và cả xã hội loài người đều trải qua những biến đổi theo thời gian mà chủ yếu do hoạt động của con người tạo nên. Học lịch sử mới hiểu cội nguồn của tổ tiên, ông bà, làng xóm, cội nguồn dân tộc mình. Học lịch sử để biết được tổ tiền, ông bà đã sống, lao động như thế nào để tạo dựng được đất nước như ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ và phát triển những thành quả đó của dân tộc. Học lịch sử để biết những gì mà loài người đã làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vãn được giữ lại dưới nhiều dạng tư liệu khác nhau : Dạng tư liệu truyền miệng : những câu chuyện, những lời mô tả được truyền miệng từ đời này qua đời khác... Dạng tư liệu hiện vật : những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất. Dạng tư liệu chữ viết : những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết. Những dạng tư liệu này là nguồn tư liệu, là gốc để giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại lịch sử. Cách học Mục 1 : Các em quan sát, nhớ lại bản thân, gia đình, bạn bè và mọi vật xung quanh ta như bản thân em, ông bà, cha mẹ, bạn bè, nhà cửa, làng xóm, phố phường, ■ phương tiện giao thông... mà em thấy hiện nay và suy nghĩ : + Có còn nguyên như em thấy hồi còn bé không ? + Những hình ảnh em thấy hồi còn bé đã không còn như trước là vì sao ? Ghi nhớ : Li'c/z sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử còn có nghĩa là một môn khoa học, là vì nó có nhiệm vụ : + Phát hiện, nghiên cứu toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. + Hệ thống lại các sự kiện, xác định nguyên nhân thành, bại của các hiện tượng lịch sử đã được thực tiễn chứng minh. + Phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực. Mục 2 : Chúng ta đã biết mõi con người, mỗi quê hương, mỗi đất nước và cả xã hội loài người đều trải qua những biến đổi theo thời gian. Em hãy suy nghĩ : + Tại sao lại phải biết ơn tổ tiên, ông bà ? + Thái độ và hành động của chúng ta đối với di sản của tổ tiên, ông bà để lại. + Loài người đã làm được những gì trong quá khứ ? Mục 3 : Qua nội dung và hình ảnh trong SGK, các em cùng ghi nhớ chứng tích của người xưa để lại tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Đó là nguồn tư liệu, là gốc để giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại lịch sử. Đọc nội dung mục 3 - SGK để tìm hiểu và ghi nhớ nội dung của từng dạng tư liệu. Một số khái niệm, thuật ngữ Chứng tích : vết tích hay hiện vật còn lưu lại có giá trị làm chứng cho một sự việc đã qua. -Dấu tích : cái còn lại để qua đó có thể biết được về người hoặc sự việc thuộc thời đã qua, thường là thời cổ xưa. -Tưliệu : Những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu. Khoa học : Hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như cửa hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực. Ngành của từng hệ thống tri thức nói trên. Quá khứ: thời gian đã qua. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Sự khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người: Lịch sử một con người : những hoạt động chủ yếu (ở từng lĩnh vực học thuật, chính trị, xã hội...) của một cá nhân. Lịch sử xã hội loài người: toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Quan sát lớp học ở hình 1 : Hãy so sánh lớp học xưa với lớp học ở ìrường em ở những điểm sau : bảng đen ; bàn ghế giáo viên, học sinh ; cách ngồi giảng bài của thầy, cách ngồi học của trò... Có sự thay đổi đó do thời gian thay đổi, do hoạt động của con người, trình độ kinh tế, xã hổi đã thay đổi. Chúng ta có cần biết những thay đổi đó. Vì biết những thay đổi đó mới biết được cội nguồn tổ tiên, ông bà, quê hương, dân tộc. Từ đó mới biết trân trọng biết ơn tổ tiên, ông bà... Có sự thay đổi là do trong cả một thời gian dài tổ tiên, ông bà... đã cần cù lao động sáng tạo. Lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử : Gia phả, đền thờ, đình làng, hội làng,... có từ bao giờ ? Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, nghệ nhân... làng mình, quê hương mình là người như thế nào mà nhân dân tôn thờ ? Các loại tư liệu truyền miệng : Những câu chuyện kể về sự tích cây đa, bến nước, một ngôi chùa... Những câu chuyện kể về tấm gương của những người có thành tích nổi trội đối với quê hương, đất nước. Hình 1 và 2 giúp ta hiểu thêm : Mọi vật đều thay đổi theo thời gian. Dấu tích người xưa còn được giữ gìn, lưu lại để những thế hệ sau hiểu được thế hệ trước sống và làm việc như thế nào. Lịch sử giúp ta : Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông bà, quê hương, đất nước và dân tộc... Hiểu được những thành quả ngày nay chúng ta đang thừa hưởng là do công lao của tổ tiên, ông bà, của cả dân tộc trong thời gian dài đã cần cù lao động tạo ra, do đó phải biết ơn các bậc tiền nhân và biết trân trọng giữ gìn, phát huy những gì chúng ta hiện có. Chúng ta cần phải học lịch sử : Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay... Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa. Về câu nói của nhà chính trị Rô-ma cổ "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" : Dạy ta biết mình là ai ? Tổ tiên, ông bà... mình là ai ? Mình thuộc dân tộc nào ?... Dạy ta biết tổ tiên, ông bà đã làm gì và làm thế nào để có đất nước và cuộc sống hiện nay. Dạy ta biết được vì sao phải biết ơn tổ tiên, ông bà..., biết giữ gìn cái đang có và biết phải làm gì cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.... ' ề ' c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng. Lịch sử là ' những gì đã diễn ra trong quá khứ. toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. c. một khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. D. gồm tất cả các ý trên. Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất. những quyển sách từ xưa được lưu giữ đến ngày nay. c. những đồ dùng học tập mà cô giáo mang lên lớp giảng bài. D. những máy móc hiện đại mà loài người sẽ sáng chế ra trong tương lai. Tư liệu chữ viết là những dòng chữ khắc trên bia đá. những bản ghi, sách, vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. c. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thuỷ. D. những truyện cổ tích mà em đã được học. Câu 2. Từng con người, căn nhà, dãy phố, ngôi đền... ở quê hương em có lịch sử không ? Vì sao ?