Top 10 # Soạn Bài Lão Hạc Phần Tác Giả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Hướng Dẫn Soạn Bài Lão Hạc, Tác Giả Nam Cao

I. Tìm hiểu chung:

1. Đọc: Giọng biểu cảm, phù hợp với tính cách nhân vật.

2. Tác giả – Tác phẩm:

a) Tác giả:

– Ông tên thật là Trần Hữ Tri (có tài liệu ghi là Trần Hữu Trí).

– Ông sinh năm 1915 nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29/10/1917. Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28/11/1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình) do bị đối phương phục kích. Sau khi ông mất, mộ phần bị thất lạc.

– Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.

– Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói,nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945,đấy mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của ông.

– Thời gian đầu lúc mới cầm bút, chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần, Ông nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động; chính vì vậy, Ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm Giăng sáng (1942); phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công – Đó là thứ “Ánh trăng lừa dối”. Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng.

b) Tác phẩm:

– “Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943

– PTBĐ: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm

– Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến “ông giáo ạ!”: Giới thiệu sự việc

+ Phần 2: Tiếp đến “Binh Tư hiểu”: Sự việc bán chó của Lão Hạc.

+ Phần 3: Còn lại: Kết thúc sự việc, Lão Hạc chết đi nhưng vẫn cố gắng giữ mảnh vườn cho con.

– Tóm tắt:

Lão Hạc vì quá túng thiếu nên đành phải bán con chó của con trai mình mua đi. Bán xong, Lão gượng cười khi nói với ông giáo nhưng rồi cuối cùng lại bật khóc khi mình đã nhẫn tâm lừa một con chó. Nhưng dù có túng thiếu đến mấy lão cũng không chịu bán đi mảnh vườn mà vợ ông đã dành dụm để lại cho con lão, lão chỉ sống qua ngày bằng khoai, hết khoai thì lại củ chuối, sung luộc,… Cuối cùng, lão Hạc vì ân hận mà chết đi, để lại đứa con và mảnh vườn cho ông giáo giúp lo liệu.

II) Phân tích:

Câu 1: Diễn biến tâm lý của lão Hạc:

– Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán “cậu Vàng” với ông giáo, có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lõa coi việc này rất hệ trọng bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là kỷ vật của anh con trai mà lão rất yêu thương.

– Sau khi bán “cậu Vàng”, lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì nỡ đánh lừa mọt con chó. Cả đời này, ông già nhân hậu đã nỡ lừa ai.

Câu 2:

– Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.

– Nhưng xét ra, nếu lão Hạc là người ham sống, lão còn có thể sống được, thậm chí còn có thể sống lâu là đằng khác vì ông vẫn còn 30 đồng bạc và cả một mảnh vườn. Nhưng ông để 30 đồng bạc lại cho ông giáo để đề phòng sau này khi ông chết đi thì không phiền đến làng xóm, còn mảnh vườn thì ông nhất quyết để lại cho con trai. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, lòng tự trọng mà đáng kính.

Câu 3: Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc: thương lão vì lão thương con, không muốn làm phiền đến người khác khi lão chết. Cho đến chết lão Hạc vẫn thể hiện là một con người chân chất, lương thiện, trung thực, giàu lòng tự trọng đáng quý.

Câu 4:

– Trong truyện ngắn này, chỉ tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu lòng thường là lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa “đánh lừa ” – chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. “Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn”, nghĩa là nó đã ẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế mà cũng bị tha hóa.

– Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến cho ông giáo suy nghĩ về cuộc đời. Cuộc dời chưa hẳn đã đáng buồn bởi ngay cả ý nghĩ trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa: con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đánh kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.

Câu 5: câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ông giáo). Vì thế:

– Làm câu chuyện gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật.

– Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt.

– Giúp truyện có nhiều giọng điệu: vừa tự sự vừa trữ tình, có khi hòa lẫn triết lý sâu sắc có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.

Câu 6:

– Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.

– Nam cao đã khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo.

– Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.

Câu 7: Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ là vô cùng khổ cực, nghèo nàn, khốn khổ nhưng phẩm chất của họ thì lại lương thiện, chân chất, có lòng tự trọng cao và biết nghĩ đến người khác. Cuộc đời thật trớ trêu thay!

chúng tôi

Soạn Bài Lão Hạc Tác Giả Nam Cao Chương Trình Ngữ Văn 8

Truyện ngắn Lão Hạc kể về người nông dân trong thời kỳ khó khăn nhất với bế tắc, cùng cực nhưng vẫn ánh lên một tâm hồn cao đẹp, trong sáng. chúng tôi sẽ giúp các em soạn bài Lão Hạc – Văn 8 chuẩn bị trước khi đến lớp.

Hướng dẫn soạn bài lão Hạc

Bố cục: gồm có 2 phần:

– Phần 1: diễn biến câu chuyện lão Hạc bán chó.

– Phần 2: Cái chết của lão Hạc.

Gợi ý soạn bài Lão Hạc

Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán chó.Em thấy lão Hạc là người như thế nào?

– Tình cảm của lão Hạc với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:

+ “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”.

+ “Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm”. + “Cho nó

ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)”.

+ “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”.

+ “Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó”.

– Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn

vặt đau khổ.

+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.

+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão “quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…”. “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi.

Câu 2:

– Cái chết đau đớn của lão Hạc:

+ Cái đói cái khổ đã cướp đi tính mạng của ông, một xã hội bị bần cùng hóa con người không có một chút lương tựa.

+ Ông đã đau đớn và bệnh tật nặng nên cái chết của ông cũng được coi là một cuộc giải thoát.

+ Ông chết đi là đang thoát khỏi cái nghèo khổ, cái túng thiếu.

+ Cái chết của ông đã có một giá trị tố cáo sâu sắc, những bọn quan lại sống không nhân tính để nhân dân lầm than đói khổ.

– Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Lão là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.

Câu 3: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

– Người kể chuyện đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương”.

– Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tính tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ.

Đối với nhân vật Lão Hạc ông đã cho thấy bản tính ngay thẳng ngay cả khi cận kề cái chết. Cả ông Giáo và lão Hạc đều là những người đáng thương, đáng quý.

Soạn Bài Chí Phèo (Phần Tác Giả)

I.Tác giả và tác phẩm

Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh tại Hà Nam, trong một gia đình trung nông nghèo. Quê ông là làng Đại Hoàng, quanh năm nghèo đói, bị cường hào áp bức bóc lột rất nặng nề. Học xong bậc thành chung, Nam Cao sống bằng nghề dạy học và viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập hội Văn hóa cứu quốc và tham gia Cách mạng tháng Tám. Sau đó, ông theo đoàn quân Nam Tiến vào vùng Nam Trung Bộ tiếp tục hoạt động kháng chiến. Trong kháng chiến chống Pháp, Nam Cao công tác văn nghệ, báo chí ở Việt Bắc, tham gia chiến dịch Biên giới (1950). Năm 1951, ông bị giặc bắt và hi sinh.

Con người của Nam Cao, đặc biệt là trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám, nổi bật một số đặc điểm:

-Tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xã hội đương thời.

-Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha với người nông dân nơi đồng ruộng làng quê.

-Tinh thần tự đấu tranh một cách trung thực để vượt qua chính mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản.

Nam Cao là nhà văn rất tự giác về quan điểm có tính nguyên tắc của văn học hiện thực tiến bộ và văn học chính nói chung:

-Ông không chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực rồi viết ra những lời giả dối, phù phiếm.

-Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đau nhân thế, vừa có thể tiếp sức mạnh cho con người vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng.

-Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người. Nhà văn chân chính trước hết phải là con người chân chính, tức là phải có nhân cách, có lòng nhân đạo.

-Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn và sự dễ dãi.

c.Sự nghiệp văn chương

Nam Cao để lại nhiều tác phẩm văn xuôi có giá trị: hơn 60 truyện ngắn, 1 truyện vừa, 1 tiểu thuyết và một số vở kịch

Trước Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của xu hướng văn học hiện thực phê phán trong giai đoạn 1940 – 1945; đồng thời là một trong những tài năng xuất sắc của nền văn xuôi đương thời. Sáng tác của Nam Cao tập trung vào đề tài cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo (Trăng sáng, Nước mắt, Đời thừa… và tiểu thuyết Sống mòn). Nam Cao miêu tả tình cảnh khốn cùng của người tri thức nghèo, đồng thời làm toát lên không khí ngột ngạt, bế tắc của xã hội. Các tác phẩm phản ánh tấn bi kịch tinh thần, bi kịch của con người có ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống, khao khát cuộc sống có ý nghĩa, có hoài bão, nhân cách, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội làm cho chết mòn, phải sống cuộc đời thừa.

Nam Cao còn khoảng 20 truyện ngắn về cuộc sống tối tăm, thê thảm của người nông dân (Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no). Nam Cao quan tâm đến những thân phận cố cùng, những số phận hẩm hiu bị áp bức chà đạp… và bênh vực quyền sống, nhân phẩm của những người bất hạnh đó.

Dù viết đề tài nào thì điều khiến cho Nam Cao day dứt, đau đớn nhất là tình trạng con người bị xói mòn về nhâm phẩm, thậm chí bị hủy diệt cả nhân tính trong xã hội đương thời.

Sau Cách mạng, Nam Cao là vào công tác cách mạng và kháng chiến. Truyện ngắn Đôi mắt là thành công của ông khi viết về trí thức nghèo trong xã hội. Trong thời gian công tác ở Bắc Cạn, ông viết Nhật kí ở rừng và tập kí sự Chuyện biên giới.

d.Về phong cách nghệ thuật

-Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá con người trong con người.

-Nam Cao có khuynh hướng tìm về nội tâm, đi sâu và thế giới nội tâm của con người. Ông có biệt tài về diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.

-Xuất phát từ việc hiểu tâm lí nhân vật, Nam Cao đã tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.

-Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương, chua chát, dửng dung, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.

Truyện ngắn Chí phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ. Năm 1941, khi nhà xuất bản in thành sách lần đầu, họ đã tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày, tác giả lại đặt tên là Chí Phèo.

Tác phẩm Chí Phèo có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Nó giúp khẳng định tài năng của một nhà văn mang phong cách hiện thực phê phán. Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, là một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.

II.Tìm hiểu tác phẩm (xem bài 14)

Soạn bài chí phèo (tác phẩm)

I.Xem lại phần tác giả và tác phẩm

II.Tìm hiểu tác phẩm

Câu 1. Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

-Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi. Hắn chửi bâng quơ, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi lại hắn và rồi lại chửi cha đứa nào đã sinh ra mình. Có người nói rằng, hắn chửi vì hắn say rượu không làm chủ được bản thân, nhưng thưc sự trong con người Chí Phèo cái say và cái tỉnh đang xen nhau song song cùng tồn tại.

-Tiếng chửi của Chí Phèo chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. Những tiếng chửi vô nghĩa, không được xã hội đón nhận, lắng nghe. Một khi đã bị tước mất quyền làm người thì mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng. Chí Phèo thích kêu làng kêu xóm, đối với một người bình thường thì những tiếng kêu ấy ngay tập tức gây được sự chú ý của mọi người; nhưng đối với Chí lại khác, dù hắn kêu làng như một người bị đâm thì giỏi lắm chỉ làm cho Thị Nở kinh ngạc còn cả làng vẫn không ai động dạng… mà đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó xắn xôn xao trong xóm.

-Những chi tiết này cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả.

Câu 2. Ý nghĩa cuộc gặp gỡ giữa Thị Nhở và Chí Phèo và diễn biến tâm trạng của Chí Phèo

-Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là những giây phút Chí Phèo được trở lại “làm người”, được ước mơ, suy nghĩ và tỉnh táo thực sự. Khi bị ốm, trước sự săn sóc ân tình và tình yêu thương của Thị Nở, tâm trạng của Chí bắt đầu diễn biến khá phức tạp. Sự săn sóc của người đàn bà xấu xí, khốn khổ đã khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn lấp từ lâu trong con người Chí Phèo. Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân dạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở.

-Khi được Thị Nở cho bát cháo hành, Chí rất ngạc nhiên, cảm động và thấy mắt mình ươn ướt vì xưa nay, “nào hắn thấy ai tự nhiên cho mình thứ gì… hắn nhìn vào bát cháo bốc khói mà bâng khuâng vừa vui vừa buồn”. Vui vì lần đầu tiên hắn được một người phụ nữ chăm sóc mà không đòi hỏi gì; buồn vì nhận ra thực chất thân phận tha hóa của mình.

-Với sự chăm sóc của người đàn bà xấu xí, Chí Phèo bỗng mơ ước xa xôi – những ước mơ từng có trong con người hắn trước đây: Đó là có một mái ấm gia đình nho nhỏ, chồng vợ cùng làm thuê kiếm sống và những đứa con xinh xắn; và hắn cũng nhớ tới cảm giá tởm lợm, nỗi nhục nhã khi bị lấy vợ Ba của Bá Kiến lợi dụng. Chí Phèo hi vọng Thị Nợ sẽ là người mở đường, tạo điều kiện cho hắn trở về với xã hội, làm lại cuộc đời.

Câu 3. Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống

-Thị Nở là một người ngớ ngẩn, chính cái ngớ ngẩn ấy đã đập tan mọi hi vọng cứu vãn cuộc đời Chí Phèo. Sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống và cũng không có cách nào níu giữ được Thị, Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật xã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn.

-Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi dung mạo và linh hồn người của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu – đó là làm người lương thiện.

-Nhưng làm sao để trở về làm người lương thiện như trước đây, cuối cùng, hắn đã chọn cách giải quyết duy nhất có thể: đó là giết kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình, đồng thời tự kết liễu cuộc sống của mình. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình.

Câu 4. Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật đặc sắc và tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.

-Chí Phèo là một tác phẩm độc đáo, xuất sắc, thể hiện sự thành công của Nam Cao về đề tài người nông dân bị tha hóa trước Cách mạng. Một trong những nghệ thuật đặc sắc được Nam Cao thể hiện trong tác phẩm là việc xây dựng nghệ thuật điển hình hóa nhân vật.

-Các nhân vật Bá Kiến, Chí Phèo vừa là những đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp xã hội cơ bản của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, vừa là những người có cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến phức tạp phát sinh trong cuộc đời.

-Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ, tạo điều kiện giúp đỡ những người lầm đường lạc lối, đưa họ trở về với cộng đồng.

Soạn Bài Thơ Việt Bắc Phần Tác Giả

Đề bài: Soạn bài thơ Việt Bắc phần Tác giả

Câu 1. Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu:

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kinh Thành, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Ông thân sinh Tố Hữu là một nhà nho nghèo, bà mẹ nhà thơ cũng là con một nhà nho,cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.

– Năm 12 tuổi, Tố Hữu mồ côi mẹ, một năm sau lại xa gia đình vào học Trường Quốc học Huế.

– Bước vao tuổi thanh niên, Tố Hữu tham gia phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

– Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương.

Cuối tháng 4/1939, Tố HỮu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao thừa thiên, rồi lần lượt bị giam trong nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

– Tháng 3/1942, Tố Hữu vượt ngục Đắc Lay (Kon Tum), tiếp tục hoạt động Cách mạng.

– Trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.

– Đến năm 1986 Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

– Năm 1996, ông được tặng GIải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Câu 2. Những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn liền với cuộc cách mạng Việt Nam:

– Đầu tiên là tập thơ Từ ấy (1937 – 1946), đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Tập thơ gồm 3 phần:

+ Máu lửa được sáng tác trong thời kì mặt trận Dân chủ, là tâm sự của người thanh niên đang băn khoăng đi kiếm lẽ yêu đời.

+ Xiêng Xích gồm những bài sáng tác trong các nhà lao lớn ở Trung bộ và Tây Nguyên. Đó là tâm tư của một người trẻ tuổi thiết tha yêu đời và khát khao tự do, là ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đấu ngay trong nhà tù.

+ Giải phóng gồm những bài sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục đến những ngỳ đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc. Nhà thơ nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của các mạng, nền độc lập, tự do Tổ quốc, khẳng định niềm tin tưởng vững chắc của nhân dân vào chế độ mới.

– Tập thơ thứ hai là tập Việt Bắc (1946 – 1954) là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.

– Gió lộng (1955 – 1961) được Tố Hữu sáng tác trong giai đoạn cách mạng mới. Lúc này, đất nước bị chia cắt, Tố Hữu thể hiện tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt.

– Hai tập thơ Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977) âm vang khi thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui toàn thắng.

– Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu. Tố Hữu tìm đến những chiêm nghiệp mang tính phổ quát về cuộc đời và con người.

Câu 3. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì:

– Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

– Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân dang Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.

– Nếu ở tập thơ Từ ấy Tố Hữu khẳng định lí tưởng dẹp nhất của mỗi người lúc đó là dũng cảm dấn thân vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc thì từ tập Việt Bắc trở đi, nhà thơ nhấn mạnh mục đích cao cả của đời người là phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp của dân tộc.

– Thơ Tố Hữu mang tính chất tiêu bieur, phổ biến của con người cách mạng: đó là tình yêu lí tưởng, tình quân dân, tình cảm quốc tế vô sản, tình cảm kính yêu lãnh tụ.

Mỗi chặng đường thơ của Tố Hữu đều gắn liền với chặng đường của cách mạng Việt Nam. Trong thơ ông thể hiện niềm tin tưởng vào cách mạng và tình yêu quê hương, con người, đất nước.

Câu 4. Tính dân tộc trong hình nghệ thuật thơ Tố Hữu được biểu hiện ở những điểm cơ bản:

– Về thể thơ, Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, của thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc.

+ Những thể hơ lục bát: Khi con tu hú, Việt Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du… mang sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những aamhuowngr nghĩa tình của hồn thơ dân tộc.

+ Thơ thất ngôn: quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!, Theo chân Bác… trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.

– Về ngôn ngữ, Tố Hữu không chú ý sáng tạo những nhóm từ mới, cách diễn đạt mới mà ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ.