Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc lớp 8 đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài của mình ở nhà
Các bài soạn trước đó:
SOẠN BÀI LÃO HẠC LỚP 8
I- Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nam Cao là nhà văn tiêu biểu cho dòng văn hiện thực phê phán đầu thế kỉ 20
Sáng tác của ông thường tập trung vào hai đề tài: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo trước cách mạng
Ngòi bút của ông mang giá trị hiện thực sâu sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo
Giọng văn lạnh lùng, khách quan nhưng đằng sau đó là tấm lòng cảm thương sâu sắc
2. Tác phẩm
“Lão Hạc” sáng tác năm 1943, là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao
II- Soạn bài Lão Hạc
Câu 1 trang 48 SGK văn 8 tập 1:
Lão Hạc và cậu Vàng có một tình cảm vô cùng sâu sắc:
Lão gọi nó là cậu Vàng, xưng ông
Ông bắt rận, tắm, gắp thức ăn vào bát cho nó
Trò chuyện, cưng nựng, thương yêu nó như đứa cháu
Trước khi bán cậu Vàng, lão Hạc đã vô cùng băn khoăn, day dứt:
Ông đắn đo, suy tính, bàn bạc với ông giáo
Cậu Vàng vừa là con cháu, vừa là kỉ vật đứa con để lại
Sau khi bán cậu Vàng:
Cố làm ra vui vẻ, nhưng “đôi mắt ầng ậng nước”, “mếu máo như con nít”
Câu 2 trang 48 SGK văn 8 tập 1:
Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:
Tình cảnh khốn khổ, túng quẫn
Lão muốn bảo toàn số tiền để dành cho con
Lão chọn cái chết như một hành động tự giải thoát
Tình cảnh và tính cách của lão Hạc:
Lão là người hết mực yêu thương con
Lão có lòng tự trọng đáng kính
Là người lo xa, coi trọng danh dự, nhân phẩm hơn cả mạng sống
Câu 3 trang 48 SGK văn 8 tập 1:
Thái độ của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:
Trước: rất dửng dưng, hiểu sai về lão Hạc
Sau:
Thấy xót xa, ái ngại cho tình cảnh của lão
An ủi, cảm thông với lão Hạc khi bán con chó thân yêu
Hiểu, trân trọng và nể phục nhân cách cao đẹp của một con người bình dị
Câu 4 trang 48 SGK văn 8 tập 1:
Khi nghe Binh Tư nói, ông giáo cảm thấy buồn, thất vọng vì:
Lão Hạc vì miếng ăn, cái đói mà bị tha hóa, nối gót Binh Tư
Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc: Không! Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn, nhưng lại buồn theo một nghĩa khác:
“Không! Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn” vì vẫn có những con người lương thiện, giàu lòng tự trọng như lão Hạc
Nhưng lại buồn theo một nghĩa khác: Một người có nhân cách trong sạch, cao quý như lão Hạc mà lại phải chọn cái chết dữ dội, đau đớn
Câu 5 trang 48 SGK văn 8 tập 1:
Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở việc khắc họa tâm lí nhân vật- nét nổi bật trong phong cách Nam Cao:
Sự dằn vặt, đau đớn của lão Hạc khi bán con chó
Sự thay đổi trong thái độ của ông giáo với lão Hạc
Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng giúp bộc lộ tính cách nhân vật, đẩy mạch truyện lên cao trào
Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” giúp nhà văn dễ dàng bày tỏ quan điểm, thái độ, tư tưởng của mình
Câu 6 trang 48 SGK văn 8 tập 1:
Ý nghĩ của nhân vật “tôi” thể hiện một quan điểm hết sức tiến bộ của Nam Cao: Chúng ta không nên đánh giá người khác một cách phiến diện, đơn giản, xuôi chiều
Con người đôi khi có thể bị những cái xấu xí che lấp mất phần tốt đẹp bên trong
Cần phải xem xét, đánh giá con người một cách toàn diện, đặt mình vào hoàn cảnh của họ, “cố tìm mà hiểu” để phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp bị khuất lấp
Câu 7 trang 48 SGK văn 8 tập 1:
Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng tám:
Họ bị áp bức, bóc lột đến kiệt quệ, rơi vào con đường bần cùng hóa
Bị hoàn cảnh xô đẩy, không còn lối thoát
Những phẩm chất đáng quý của người nông dân:
Giàu tình yêu thương, tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ
Nhân cách cao đẹp, lương thiện, trung thực, giàu lòng tự trọng
Các bài soạn tiếp theo: