Top 9 # Soạn Bài Làng Facebook Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Dọn Về Làng

Soạn bài Dọn về làng

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Nông Quốc Chân (1923 – 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh, dân tộc Tày, quê ở xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.

Đóng góp nổi bật của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Thơ Nông Quốc Chấn mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.

2. Tác phẩm

Dọn về làng (1950) là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải Nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc – lin, sau đó được dịch đăng lên tạp chí Châu Âu.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả:

* Nỗi thống khổ của nhân dân được diễn đạt rất cụ thể bằng những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân tộc miền núi.

Mấy năm…: thời gian kéo dài.

Chạy hết núi khe, cay đắng…

Lán sụp, núi khe, vắt bám

Mẹ địu em chạy, con sau lưng tay dắt bà, vai đầy tay nải,…

→ Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.

* Tội ác của giặc

– Nó đốt từng cái lán, vơ hết quần áo trong túi.

– Giặc giết người cha thân yêu → tái hiện những chi tiết xúc động: “cha ngã xuống… cha không biết nói rồi”.

– Hình ảnh người mẹ đau khổ, xót xa:

“Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng Con cởi áo liệm thân cho bố”

→ Bản cáo trạng tố cáo thực dân xâm lược. Qua đó bộc lộ tinh thần chịu đựng và tình cảm yêu nước của nhân dân.

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng được thể hiện:

* Qua phần đầu bài thơ: được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ:

+ Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng

+ Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn.

+ Chiếm lại các đồn.

+ Sửa nhà phát cỏ… trồng lúa, ngô, khoai.

→ Niềm vui sướng khi trở lại cuộc sống tự do, làm ăn bình thường.

* Phần cuối bài thơ

– Hình ảnh, từ ngữ kết hợp việc sử dụng các động từ:

+ Cười vang

+ Xuống làng

+ Người nói cỏ lay

+ Ô tô kêu vang đường cái

+ Ríu rít tiếng cười con trẻ…

→ Niềm vui, hân hoan khi quê hương lần nữa trở lại cuộc sống thanh bình.

“Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ”

Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Màu sắc dân tộc được thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả:

– Lối diễn đạt giản dị, nhưng dễ hiểu, thể hiện chân thực, đằm thắm của con người miền núi.

– Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh: Người đông như kiến, súng đầy như cửi,…

→ Cụ thể, gần gũi.

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Soạn Bài Làng (Siêu Ngắn)

Soạn bài Làng (trích)

Bố cục

– Phần 1: Từ đầu … không nhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Pháp

– Phần 2: Tiếp … đôi phần: Cuộc sống của ông Hai sau khi nghe tin làng theo giặc

– Phần 3: Còn lại: Niềm sung sướng, tự hào khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính

Tóm tắt

Truyện kể về ông Hai quê ở làng Chợ Dầu. Vì cuộc sống của gia đình, vì cuộc kháng chiến,ông phải rời làng.Tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ để nói chuyện về làng cho đỡ nhớ. Hằng ngày ông đến phòng Thông tin để theo dõi tin tức về làng. Một hôm, nhận được tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, xấu hổ tủi nhục.Mấy ngày liền ông không bước chân ra khỏi nhà.Bế tắc, đau khổ,ông tâm sự với đứa con út cho vơi đi nỗi lòng.Rồi một hôm nhận được tin cải chính, ông Hai sung sướng tột độ.Mặc dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn vui vẻ đi khoe và kể về làng như trước.

Soạn bài

Câu 1 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng chợ Dầu trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ

Câu 2 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giăc

– Khi tình cờ nghe những người tản cư nói về tin làng chợ Dầu theo giặc: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại…. giọng lạc đi”

– Khi người tản cư đưa ra dẫn chứng cụ thể: ông lảng sang chuyện khác, cười nhạt thếch. Ông cúi gằm mặt mà đi, trong sự trốn tránh vì xấu hổ nhục nhã

– Nhìn đàn con chơi sậm chơi sụi ngoài sân: Ông nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ của làng Việt gian. Ông nguyền rủa họ đã phản bội, đầu hàng, bán nước

– Khi nói chuyện với bà Hai: Thái đội của ông Hai vừa bực bội, vừa đau đớn, cố kìm nén, ông gắt bà vô cớ, trằn trọc thở dài, lo lắng đến mức chân tay bủn rủn, nín thở, lắng nghe, không nhúc nhích..

– Vài hôm sau đó: Ông không dám ra khỏi nhà, không dám đi đâu, chỉ dám lén nghe người ta nói chuyện

– Khi bị mụ chủ nhà từ chối cho ở: ông Hai bày tỏ quan điểm “Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù”

– Khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính: Ông vui mừng hớn hở, ông không tiếc ngôi nhà đã bị cháy, ông chạy đi khoe với hết người này người nọ. Tối hôm ấy ông sang nhà bác Thứ kể về làng của mình.

Ông Hai cảm thấy đau đớn, tủi khổ về tin làng theo giặc là vì trong lòng ông luôn có một niềm tin khôn nguôi về tinh thần yêu nước của làng ông. Tin đó rơi xuống giống như một sự phản bội. Phản bội là niềm tin của ông, phản bội lại cách mạng, cụ Hồ. Ông tin cách mạng, ông theo cụ Hồ, do đó làng theo giặc là trở thành kẻ thù của ông, mặc dù đó là nơi ông yêu thương, gắn bó.

Câu 3 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

– Ông Hai trò chuyện như vậy với đứa con nhỏ thực chất là để tự nhủ với lòng mình, để giãi bày tâm trạng của mình

– Qua đó chúng ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương đất nước ở trong lòng ông Hai. Tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cụ Hồ của ông Hai. Ông Hai yêu làng đấy, nhưng ông còn yêu cách mạng hơn.

Câu 4 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Nghệ thuật miêu tả tâm lí được thể hiện rất cụ thể, có diễn biến, quá trình, được biểu hiện qua suy nghĩ, hành động, thái độ của nhân vật. Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống bất ngờ mà hợp lí không chỉ tạo kịch tính cho câu chuyện mà còn giúp làm rõ những day dứt, đau khổ, giải tỏa của nhân vật. Nhân vật ông Hai vừa chân thực, giản dị, vừa sống động lại có chiều sâu

Luyện tập

Câu 1 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. “Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. “Ông sinh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin”. Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.

Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian.

Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại “lủi ra một góc nhà nín thít”.

Câu 2 (trang 174 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

– Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Quê hương – Giang Nam.

– Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Bài giảng: Làng – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 9 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 9 hơn.

Soạn Bài Làng Siêu Ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.

– Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1): * Diễn biến tâm trạng ông Hai:

+ Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ.

+ Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy nhưng mọi sự thật trước mắt làm ông không thể không tin.

+ Từ lúc ấy, cái tin dữ ấy trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong ông.

+ Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình.

+ Khi đi nghe tin cải chính, làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh.

* Lí giải:

– Ông Hai yêu làng của mình, tự hào và tôn thờ nó.Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1): * Ông trò chuyện với đứa con nhỏ vì:

– Vì nó là đứa con út, nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ.

– Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt với quê hương, đất nước.

– Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí: cụ thể, chân thực, sâu sắc.

– Ngôn ngữ nhân vật : khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống.

Luyện tập Trả lời câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Đoạn văn:

“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

….

– Phân tích:

Đoạn đối thoại này đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến. Trò chuyện với đứa con thực chất là cách ông tự thổ lộ nỗi lòng thủy chung của mình với làng quê, với kháng chiến.

– Nghệ thuật: Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại.

Trả lời câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam – Nguyễn Duy, Quê hương – Giang Nam.

– Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình cảm quê hương đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau, tình cảm ấy được làm nổi bật lên trong hoàn cảnh cụ thể là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Tóm tắt

Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ, ông xúc động nghẹn lời rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

Bố cục Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu chúng tôi quá!) : Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

– Phần 2 (tiếp … đi đôi phần) : Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

– Phần 3 (còn lại) : Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

ND chính

Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.

chúng tôi

Soạn Bài: Làng (Siêu Ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Làng siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 9 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn bài: Làng (siêu ngắn gọn)

Vì chiến tranh gia đình ông Hai buộc phải đi tản cư đến nơi khác. Ngôi làng cũ Chợ Dầu luôn là niềm tin, niềm tự hào, niềm yêu của ông, ông dành một tình cảm rất lớn cho ngôi làng ấy. Một hôm, khi đang ngồi uống nước ở một quán nhỏ ven đường thì lão thấy những người tản cư từ xuôi lên, qua họ, ông biết tin làng chợ Dầu của mình theo bè lũ cướp nước. Tin dữ như “sét đánh ngang tai” khiến lão bần thần, nghẹn ngào, buồn đau tột độ. Lão đành lặng lẽ, cúi xuống mà về. Kể từ ngày nghe tin, lão chán nản, chẳng thiết làm việc gì, chỉ nghĩ đến làng, đến những điều mà người ta bàn tán về làng lòng lão lại chẳng yên, mấy hôm trôi qua lão chẳng thiết ra ngoài, cứ nằm vật ra giữa giường mà buồn tủi, mà đau đớn. Khi tin làng quê theo giặc, lệnh trên ban xuống không cho những người làng Dầu ở đây nữa, gia đình lão tính đường quay về. Nhưng khi suy nghĩ kỹ lại, lão hiểu rằng mình là con cháu cụ Hồ, yêu làng, yêu nước, nhưng làng mà theo giặc, theo Tây thì phải thù. Khi nghe có tin cải chính rằng làng chợ Dầu không bán nước, theo giặc, ông Hai sung sướng trong niềm hạnh phúc lớn lao, lão khoe với tất cả những ai lão gặp, ông nói chuyện về làng mình những ngày bị Tây khủng bố đầy tự hào.

Ý nghĩa nhan đề

– Phần 2 (tiếp … đi đôi phần): Nỗi đau khổ, buồn bã, lo lắng của ông Hai khi nghe tin làng mình phản bội theo giặc

– Phần 3 (còn lại): Niềm hạnh phúc vỡ òa của ông Hai khi tin làng Dầu theo giặc được cải chính

Hướng dẫn Soạn bài

Tình huống truyện trong tác phẩm:

+ (1) Ông Hai- một người nông dân có tình yêu tha thiết với làng Dầu, ông hãnh diện, tự hào và yêu làng mình rất nhiều nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, gia đình ông phải rời làng đi tản cư. Nhưng tình yêu lớn ấy của ông lại đáp lại bằng một cái tin chua chát là làng Dầu theo giặc từ miệng những người tản cư.

+ (2) Tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính

** Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc:

– Khi nghe tin xấu từ những người tản cư:

+ Cổ ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lão lặng đi, tưởng như đến không thở được

+ Giọng lạc hẳn đi; cười nhạt

+ Lão cúi gằm mặt xuống mà đi

+ Nhìn lũ con, tủi thân mà nước mắt giàn giụa

+ Nằm vật ra giường

+ Kiểm điểm từng người để chứng minh rằng tin ấy là sai

+ Đau đớn, chửi những kẻ phản bội làng

+ Suốt mấy hôm không bước chân ra ngoài, chột dạ khi nghe người ta bàn tán

+ Quyết đoán với ý nghĩa và tình yêu cách mạng: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

– Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc

+ Sung sướng, vẻ mặt bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên

+ Kể với bác Thứ tin làng bị đốt

+ Khoe tin làng bị đốt khắp nơi, kể những chiến công của làng

– Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ của mình như một sự giãi bày, an ủi cho chính nỗi lòng đau đáu của bản thân, một nỗi khổ tâm đang cào xé ruột gan ông.

– Qua lời trò chuyện, ta thấy ông Hai:

+ Là một người có tấm lòng thiết tha với ngôi làng chợ Dầu

+ Ông yêu làng như yêu đất nước, như yêu bộ đội cụ Hồ, ý thức trách nhiệm của bản thân với dân tộc.

+ Luôn trung thực, thủy chung với cách mạng, với kháng chiến. “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai của tác giả:

+ Qua các hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm, đối thoại những tâm tư sâu kín nhất của ông Hai được bộc lộ

+ Hành động nhân vật cũng thể hiện được tâm lý nhân vật

+ Tâm lý nhân vật ông Hai được miêu tả rất chân thực, đầy sinh động.

– Ngôn ngữ nhân vật:

+ Tự nhiên, giản dị, gần với ngôn ngữ đời sống

+ Khẩu ngữ

+ Sử dụng từ ngữ địa phương.