Được chỉnh sửa ngày 21/10/2020.
Chào mừng các bạn đến với bài học Java số 3, bài học về tạo mới project Java bằng Eclipse hoặc InteliJ. Bài học này nằm trong chuỗi bài học lập trình ngôn ngữ Java của Yellow Code Books.
Với việc tìm hiểu về ngôn ngữ và cách thức cài đặt một môi trường lập trình Java từ hai bài trước. Hôm nay chúng ta cùng mở Eclipse hoặc InteliJ lên để bắt đầu làm quen với IDE và với đoạn code Java đầu tiên của bạn.
Sau khi bạn đã mở Eclipse lên rồi thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về IDE này.
Lần đầu tiên khi mở Eclipse lên, bạn sẽ thấy màn hình chính như sau, các thành phần con của màn hình này được mình đánh các con số cho bạn dễ tiếp cận.
Tạo Mới Project Bằng Eclipse
Trong lập trình, một project là một ứng dụng riêng rẽ, mỗi project sẽ có một cái tên và tập hợp các mã code cũng như các resource trong đó để có thể giúp xây dựng project đó thành ra một ứng dụng cuối cùng.
Trong Eclipse thì có các cách sau để bạn tạo mới một project. Hãy chọn cho mình cách mà bạn thích nhất.
2. Vào menu . Cửa sổ tiếp theo xuất hiện, bạn nhấn vào thư mục có tên , ở các thành phần được xổ ra sau đó, bạn chọn và nhấn như hình sau.
Bạn chọn cách nào trong ba cách trên cũng được, còn mình thì lười hơn, mình nhấn tổ hợp phím (đó là với Mac, với Windows là ) cho nó nhanh. 😉
Màn hình kế tiếp trông như sau.
Ở mục bạn gõ vào tên của project, mình sẽ đặt tên project này là , bạn có thể gõ khoảng trắng hay in hoa tùy thích. Vậy tại sao lại đặt là “HelloWorld”? Sở dĩ project đầu tiên của bạn có tên như vậy vì nó thể hiện rằng đây là dấu ấn của bạn với một ngôn ngữ lập trình mới, mà với lập trình viên, dấu ấn đầu tiên đó được xem như một sự chào hỏi của bạn đến với thế giới. Nghe hoành tráng ha, thực ra thì mình cũng đùa một tí, câu chào hello world! luôn được các cuốn sách hay các trang web hướng dẫn lập trình sử dụng khi hướng dẫn mọi người ở bài học đầu tiên, nó mang ý nghĩa bắt đầu cho những điều hay ho phía trước. Và bài học của mình cũng không ngoại lệ, cũng hello world!. Bạn có quyền đặt bất kỳ cái tên nào ở bài hôm nay cũng được.
Tạo Mới Một Class Bằng Eclipse
Ở bước này bạn sẽ tạo một class. Bạn sẽ thắc mắc Như ở bài trước mình cũng có nói Java là một ngôn ngữ hướng đối tượng (OOP), ngay khi làm việc với Java bạn buộc phải suy nghĩ và làm việc theo hướng đối tượng dù bạn có là người mới vào hay không. Và class là một trong những khái niệm của hướng đối tượng. Bạn sẽ bắt đầu biết đến class từ bài học số 16.
Nhưng không phải cứ làm việc theo hướng đối tượng là phải biết về OOP, ở các bài đâu tiên này bạn cứ chấp nhận chuyện tạo mới một class. Bạn chỉ cần biết class là nơi mà chúng ta sẽ code vào đó, hệ thống sẽ tìm kiếm đến các class để mà biên dịch source code thành mã có thể thực thi được, mọi dòng code để bên ngoài class đều không hợp lệ và hệ thống sẽ báo lỗi ngay.
Trước khi tạo mới một lass, bạn chắc rằng cửa sổ nhỏ bên trái được mở, cửa sổ này có tên là nơi hiển thị tất cả các file và folder trong project của bạn theo kiểu cây thư mục, với project bạn vừa tạo xong, hiển thị như sau.
Để tạo class, bạn có thể chọn theo menu , hoặc nhấn chuột phải vào project trong cửa sổ và chọn .
Cửa sổ tiếp theo xuất hiện, bạn đặt tên cho class ở mục , như hình sau mình đặt tên cho class này là . Và bạn nhớ check chọn public static void main(String[] args), với tùy chọn này được check, hệ thống sẽ tạo sẵn cho bạn một phương thức trong class vừa tạo. Phương thức này là phương thức mà hệ thống sẽ tìm đến đầu tiên nhất và bắt đầu thực thi các dòng code từ đây cho bạn. Nếu không có phương thức thì hệ thống sẽ không biết ứng dụng của bạn bắt đầu từ đâu, và vì vậy không có dòng code nào được thực thi hết. Bạn sẽ biết rõ hơn về khái niệm cũng như được hiểu rõ về phương thức và các phương thức khác ở các bài học sau.
Tạo Mới Project Bằng InteliJ
Dù chọn tạo mới project theo cách nào thì cửa sổ sau cũng sẽ xuất hiện sau đó.
Sau đó có xuất hiện màn hình nào nữa thì bạn cứ tiếp tục nhấn Next. Cho tới khi đến màn hình sau.
Sở dĩ project đầu tiên của bạn có tên như vậy vì nó thể hiện rằng đây là dấu ấn của bạn với một ngôn ngữ lập trình mới, mà với lập trình viên, dấu ấn đầu tiên đó được xem như một sự chào hỏi của bạn đến với thế giới. Nghe hoành tráng ha, thực ra thì mình cũng đùa một tí, câu chào hello world! luôn được các cuốn sách hay các trang web hướng dẫn lập trình sử dụng khi hướng dẫn mọi người ở bài học đầu tiên, nó mang ý nghĩa bắt đầu cho những điều hay ho phía trước. Và bài học của mình cũng không ngoại lệ, cũng hello world!. Bạn có quyền đặt bất kỳ cái tên nào ở bài hôm nay cũng được.
Copy lại từ mục trên kia
Tổng Quan InteliJ
: thanh công cụ. Nơi đây bạn có được các nút điều khiển chính, chẳng hạn như các nút Mở project, Lưu project, Cắt/Dán dữ liệu,… Hoặc đặc thù hơn với lập trình có các nút Khởi chạy ứng dụng, Debug ứng dụng,…
2. Navigation bar: thanh điều hướng. Giúp bạn theo dõi file nào đang được mở, đường dẫn file đó trong project của bạn như thế nào.
6. Status bar: thanh trạng thái, hiển thị trạng thái của project và của chính . Bạn sẽ thấy thông báo ứng dụng đang được thực thi, có thành công không, có lỗi gì không,…
Tạo Mới Một Class Bằng InteliJ
Class là gì? Nếu bạn có đọc nội dung tạo mới class bằng Eclipse trên kia thì đã nắm sơ sơ class là gì, còn không mình sẽ copy lại cho bạn xem.
Như ở bài trước mình cũng có nói Java là một ngôn ngữ hướng đối tượng (OOP), ngay khi làm việc với Java bạn buộc phải suy nghĩ và làm việc theo hướng đối tượng dù bạn có là người mới vào hay không. Và class là một trong những khái niệm của hướng đối tượng. Bạn sẽ bắt đầu biết đến class từ bài học số 16.
Nhưng không phải cứ làm việc theo hướng đối tượng là phải biết về OOP, ở các bài đâu tiên này bạn cứ chấp nhận chuyện tạo mới một class. Bạn chỉ cần biết class là nơi mà chúng ta sẽ code vào đó, hệ thống sẽ tìm kiếm đến các class để mà biên dịch source code thành mã có thể thực thi được, mọi dòng code để bên ngoài class đều không hợp lệ và hệ thống sẽ báo lỗi ngay.
Copy lại từ mục trên kia
Trước khi tạo mới một lass, bạn chắc rằng cửa sổ nhỏ bên trái được mở, cửa sổ này có tên Project là nơi hiển thị tất cả các file và folder trong project của bạn theo kiểu cây thư mục, với project bạn vừa tạo xong, hiển thị như sau.
Với thì code tạo ra không có tùy chọn tạo sẵn cho chúng ta phương thức như với . Không sao, cái đó chúng ta tự gõ vào sau. À mà phương thức là gì? Mình copy lại để giới thiệu trước với các bạn.
Phương thức này là phương thức mà hệ thống sẽ tìm đến đầu tiên nhất và bắt đầu thực thi các dòng code từ đây cho bạn. Nếu không có phương thức thì hệ thống sẽ không biết ứng dụng của bạn bắt đầu từ đâu, và vì vậy không có dòng code nào được thực thi hết. Bạn sẽ biết rõ hơn về khái niệm Phuơng thức cũng như được hiểu rõ về phương thức và các phương thức khác ở các bài học sau.
Copy lại từ mục trên kia
Đến bước này thì bạn đã xong phần làm quen với InteliJ. Chúng ta sẽ bắt đầu code từ mục tiếp theo sau đây.
public class MyFirstClass { public static void main(String[] args) { System.out.println("Hello World!"); } }Ở các bài học sau cũng vậy, khi gặp các dòng code hay các yêu cầu buộc bạn phải code, thì bạn cũng đừng nên copy, mà hãy đọc trước yêu cầu, rồi thử code trước.
Ngoài lề
Sau khi code xong cho project, nếu không còn lỗi nào nữa, chúng ta hoàn toàn có thể thực thi, hay chạy chương trình để xem thành quả mà chúng ta xây dựng nên.
Rất nhanh, bạn sẽ thấy cửa sổ xuất hiện với nội dung mà bạn vừa code lúc nãy, vì câu lệnh là để in log ra console.
Xin chúc mừng, bạn vừa code xong chương trình Java đầu tiên của mình. Bạn vẫn chưa biết rõ ý nghĩa của các câu lệnh, hay cấu trúc của Java là gì đâu, đừng lo lắng quá vì bạn sẽ sớm được hiểu rõ ở các bài kế tiếp thôi mà.
Bạn sẽ biết các khái niệm về biến và hằng, và học cách sử dụng các biến và hằng này trong Java.