Top 7 # Soạn Bài Kể Chuyện Lớp 5 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài: Kể Chuyện Lớp 5: Lý Tự Trọng

Soạn bài: Kể chuyện lớp 5: Lý Tự Trọng

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 9

Soạn bài: Kể chuyện: Lý Tự Trọng

Soạn bài Kể chuyện lớp 5: Lý Tự Trọng là lời giải phần Kể chuyện SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 9 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Tranh 1: Lý Tự Trọng là một thiếu niên rất sáng dạ. Anh được tổ chức cách mạng giác ngộ và gửi ra nước ngoài học tập.

Tranh 2: về nước, anh được cấp trên giao nhiệm vụ chuyển nhận thư từ, tài liệu, trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.

Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc. Nhiều lần, anh thoát khỏi sự vây bủa của lũ mật thám Pháp.

Tranh 4: Trong một buổi mít-tinh, anh đã bắn chết tên mật thám để cứu đồng chí nên bị giặc bắt.

Tranh 5: Trước toà án thực dân, anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.

Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.

Câu 2 (trang 9 sgk Tiếng Việt 5): Kể lại toàn bộ câu chuyện.

1. Lý Tự Trọng quê ở Hà Tĩnh, sống trong mọt gia đình yêu nước. Ông tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài vào năm 1928. Ông nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

2. Ông về nước vào mùa thu năm 1929, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để công việc được thuận lợi hơn, ông đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.

Có lần ông Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, ông nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quẳng xe bên lề đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, ông vồ lấy xe của nó, nhảy lên chạy mất. Lần khác, ông chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại trực khám, ông nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gàm tàu trốn thoát.

Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào, tên thanh tra mật thám Lơ – grăng ập tới, định bắt cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trốn kịp, ông bị giặc bắt.

3. Giặc tra tấn ông rất dã man khiến ông chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở ông.

Trong nhà giam, ông được người cọi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi thân mật là “Ông Nhỏ”.

Trước tòa án, ông dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho ông nói ông chưa đến tuổi thành niên hành động thiếu suy nghĩ. Ông lập tức đứng dậy nói:

– Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…

Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử ông vào một ngày cuối năm 1931.

Trước khi chết, ông hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, ông mới 17 tuổi.

Câu 3 (trang 9 sgk Tiếng Việt 5): Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

a. Gợi ý trao đổi:

+ Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”?

(Vì họ khâm phục anh Trọng tuy tuổi nhỏ nhưng chí lớn, có khí phách bất khuất của một người anh hùng.)

+ Anh Trọng đã gạt phắt lời luật sư bào chữa nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên. Bạn hãy nhắc tại lời nói của anh.

(“Tôi hành động có suy nghĩ. Mọi việc tôi làm đều có mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuồi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…”).

+ Vì sao thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp đã xử bắn anh Trọng dù anh chưa đến tuổi thành niên?

(Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh và muốn khủng bố tinh thần dân chúng.)

+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?

(Người anh hùng nhỏ tuổi Lý Tự Trọng dám quên mình vì đồng đội. / Người thiếu niên anh hùng hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. / Là thanh niên, phải sống có lí tưởng vi dản, vì nước. / Làm người, phải biết yêu đất nước, dám hi sinh vì Tổ quốc.)

b. Ý nghĩa cùa câu chuyện:

(Ca ngợi anh Lý Tự Trọng tuổi nhỏ mà chí lớn, yêu nước, có lí tưởng cách mạng cao đẹp, dũng cảm bảo vệ đổng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.)

Soạn Bài Chiếc Đồng Hồ, Kể Chuyện Tiếng Việt Lớp 5

Học Tập – Giáo dục ” Văn, tiếng Việt ” Tiếng Việt lớp 5

Bài soạn Chiếc đồng hồ trong sách Tiếng Việt lớp 5 tóm tắt những nội dung chính trong câu chuyện, từ đó các em học sinh có thể nắm được một số chi tiết truyện quan trọng để dễ dàng học hơn trong tiết kể chuyện trên lớp. Bên cạnh đó, bài soạn này cũng là một tài liệu tham khảo giúp thầy cô hoàn thiện hơn bài giảng của mình và phụ huynh hướng dẫn con học ở nhà tốt hơn.

Câu chuyện Chiếc đồng hồ là câu chuyện hay về sự đoàn kết, khuyên con người ta phải gắn bó với công việc mình đang làm và công việc nào cũng đều đáng quý, quan trọng như nhau. Vậy để hiểu rõ hơn về diễn biến câu chuyện, mời bạn cùng tham khảo bài soạn tiếng Việt lớp 5 chi tiết sau đây của chúng tôi.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, tuần 13 lớp 5 để chuẩn bị Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, tuần 13 trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Trồng rừng ngập mặn để chuẩn bị Soạn bài Trồng rừng ngập mặn trước.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chiec-dong-ho-ke-chuyen-tieng-viet-lop-5-29929n.aspx

Soạn Tiếng Việt lớp 5 – Kể chuyện đã nghe, đã đọc Soạn Tiếng Việt lớp 5 – Tiếng rao đêm Soạn bài Kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể Soạn Tiếng Việt lớp 5 – Tập làm văn Trả bài văn kể chuyện, trang 55 SGK Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 120 SGK Tiếng Việt 5

kể chuyện Chiếc đồng hồ

, câu chuyện Chiếc đồng hồ, bài soạn Chiếc đồng hồ.,

Bài văn mẫu tả đồ vật lớp 5

Nếu em chưa biết cách lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức như thế nào cho đúng trình tự và rành mạch, vậy em có thể tham khảo bài hướng dẫn viết dàn ý để biết cách triển khai, trình bày các ý chính cho đề văn miêu tả đồ vật này.

Tin Mới

Tả một người thân đang làm việc

Đã có bao giờ các em nhìn ngắm người thân của mình (bố, mẹ, anh, chị,…) làm việc gì đó hay chưa, vậy với bài văn mẫu hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh viết bài văn tả người thân đang làm việc, mời các em cùng đón đọc.

Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn trang 170 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Những kiến thức trong phần soạn bài Tập làm văn: Ôn tập về viết đơn trang 170 SGK Tiếng Việt 5, tập 1 sẽ giúp các em học sinh hoàn thiện kĩ năng viết một lá đơn xin học một môn tự chọn nào đó, để làm được bài tập này, em cần ôn tập lại cấu trúc và cách viết đơn đã học trước đó.

Soạn bài Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn lớp 12

Một trong số các tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài viết về đề tài miền núi Tây Bắc phải kể đến đó chính là Vợ chồng A Phủ, để hiểu biết thêm về tác giả Tô Hoài và nội dung chính của tác phẩm, mời các em học sinh theo dõi tài liệu Soạn văn lớp 12 về bài Vợ chồng A Phủ sau đây.

Soạn Bài Kể Chuyện: Lớp Trưởng Lớp Tôi

Soạn bài: Kể chuyện: Lớp trưởng lớp tôi

Câu 1 (trang 112 sgk Tiếng Việt 5):

Trả lời:

* Đoạn 1 (Bức tranh 1)

Ngay từ ngày đầu tựu trường, các lớp học đều họp để bầu lớp trưởng, lớp phó và phân tổ. Vân được cả lớp bầu làm lớp trưởng. Ấy vậy mà một số bạn trai vẫn xì xào bàn tán, cho rằng Van không đủ uy tín để làm lớp trưởng.

* Đoạn 2 (Bức tranh 2)

Đến giờ trả bài kiểm tra môn Địa lí, cô giáo khen Vân bài làm sạch sẽ trình bày rõ ràng, trả lời đúng các câu hỏi nên được điểm Mười duy nhất của lớp. Người bạn trai chê bạn Vân học không giỏi, cảm thấy lúng túng khi biết được kết quả bài làm của Vân.

* Đoạn 3 (Bức tranh 3)

* Đoạn 4 (Bức tranh 4)

Vào buổi chiều ngày thứ Năm, lớp lao động làm sạch cho vườn hoa nhà trường. Cả lớp ai cũng hăng hái, tích cực hoàn thành xuất sắc phần việc của nhà trường giao. Để động viên các bạn, Vân mua kem mời các bạn cùng ăn. Quốc cảm mến cách ứng xử của Vân.

* Đoạn 5 (Bức tranh 5)

Vân thực sự học giỏi, nhiệt tình với mọi phong trào của lớp, tỏ ra là người “chị cả” của lớp. Vì vậy, các bạn trai cũng như các bạn đều phục Vân và cho rằng Vân thực sự xứng đáng là lớp trưởng.

Câu 2 (trang 112 sgk Tiếng Việt 5): Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật (Quốc, Lâm hoặc Vân).

Trả lời:

Tôi sẽ kể về bạn lớp trưởng lớp tôi – Quốc mở đầu như thế với một nhóm bạn lớp khác.

Quốc nói chậm rãi, giọng vừa ddur nghe: Đầu năm học, lớp mình cũng như các lớp khác là tiến hành bầu lớp trưởng. Nhỏ Vân được số đông trong lớp mình bầu làm lớp trưởng. Một nhóm bạn trai tỏ ra hoài nghi về khả năng quán xuyến công việc lớp của Vân, nên dè bỉu, chê bai, bàn ra bàn vào. Mình thì cho là Vân học không giỏi nên là khó lòng mà thuyết phục được cả lớp, khó lòng mà làm gương cho mọi người.

Thế rồi, một hôm trong giờ kiểm tra môn Địa lí, cô giáo khen Vân nhiều lắm vì Vân là người duy nhất đạt điểm Mười. Mình cảm thấy ngượng ngùng lắm, vì mình đã hiểu không đúng khả năng học tập của Vân.

Vân là người thường giúp đỡ bạn và hăng hái với mọi phong trào của lớp.

Vào những buổi lao động lớp, Vân thực sự hăng hái, tích cực và thường động viên các bạn khác làm tốt phần việc được nhà trường phân công. Buổi lao động kết thưc, Vân còn mua kem mời các bạn cùng ăn cho vui. Những lúc như thế, troogn Vân như “chị cả” của lớp vậy. Từ đó, ai trong lớp mình đều nể phục Vân, và cho rằng Vân thực sự xứng đáng là lớp trưởng học giỏi, gương mẫu.

Trả lời:

-Câu chuyện ca ngợi tinh thần gương mẫu của bạn trưởng lớp.

– Bài học cần rút ra là không nên có nhận xét hồ đồ, vội vàng về ai đó khi mình chưa biết, hiểu về họ.

Soạn Bài Kể Chuyện: Kể Chuyện Đã Nghe, Đã Đọc

Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc – trang 18 Tiếng Việt 5 tập 1. Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc – trang 18, Tiếng Việt 5 tập 1. Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta. ; Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương và các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cả thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mắt tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng ra Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

– Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

– Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

– Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân lính vua Quang Trung phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sống đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó, không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, giao nộp cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh bắn súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp nơi, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đều tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuối thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

* Giải thích từ ngữ:

– đại phá là đánh lớn và thắng lớn

– Bắc Bình Vương là chức vị của Nguyễn Huệ trước khi lên ngôi vua trở thành Hoàng đế Quang Trung.

– quân thủy là quân sĩ dùng thuyền đánh trên sông nước, quân bộ là quân sĩ đánh trên mặt đất.

– Tết Nguyên Đán là tết đầu năm âm lịch.

– mặt hữu là mặt phải (phía phải)

– mặt tả là mặt trái (phía trái)

– Đạo trung quân: Đạo quân đi chính giữa

– quan lộ: đường cái quan, đường chính do Nhà nước quản lý

– điều khiển: sắp đặt và chỉ đạo

– quân lương: lương thực của quân đội

– tử trận: chết trong trận đánh

– kịch chiến: đánh nhau quyết liệt, dữ dội

– ấn tín: nghĩa đen là cái ấn để làm tin, cần hiểu là cái ấn (con dấu) để chứng tỏ quyền lực của một vị tướng.

– ngự bào: áo của nhà vua