Top 3 # Soạn Bài Kể Chuyện Lớp 5 Trang 28 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Kể Chuyện Lý Tự Trọng Trang 9 Lớp 5

– Giúp các em nắm được nội dung của truyện Lý Tự Trọng – Hướng dẫn để các em có thể tóm tắt được truyện và nêu được ý nghĩa của truyện

I. Mục tiêu bài hướng dẫn

II. Tóm tắt truyện

Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh, anh là một thiếu niên thông minh, sáng dạ. Bởi vì sớm giác ngộ cách mạng nên anh được tổ chức cách mạng cử ra nước ngoài học tập.

Trở về nước, Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ chuyển và nhận tài liệu trao đổi với các tổ chức Đảng qua đường tàu biển.

Trong công việc anh là một người mưu trí, gan dạ. Mấy lần suýt bại lộ nhưng nhờ nhanh trí anh đều thoát hiểm.

Trong một cuộc mít tinh, để cứu đồng chí của mình, anh đã nổ súng bắn chết tên mật thám rồi bị sa vào tay giặc

Trong ngục bọn giặc tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được gì ở anh. Trước tòa án anh dõng dạc vạch mặt bọn đến quốc và khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.

Khi bị đưa ra pháp trường xử bắn, anh không hề run sợ, ngẩng cao đầu, hiên ngang hát bài Quốc tế ca

III. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Tranh 1: Lý Tự Trọng là một thiếu niên rất sáng dạ. Anh được tổ chức cách mạng giác ngộ và gửi ra nước ngoài học tập. Tranh 2: về nước, anh được cấp trên giao nhiệm vụ chuyển nhận thư từ, tài liệu, trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.

Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc. Nhiều lần, anh thoát khỏi sự vây bủa của lũ mật thám Pháp.

Tranh 4: Trong một buổi mít-tinh, anh đã bắn chết tên mật thám để cứu đồng chí nên bị giặc bắt.

Tranh 5: Trước toà án thực dân, anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.

Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.

Đáp án:

Câu 2 (trang 9 sgk Tiếng Việt 5): Kể lại toàn bộ câu chuyện.

1. Lý Tự Trọng quê ở Hà Tĩnh, sống trong mọt gia đình yêu nước. Ông tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài vào năm 1928. Ông nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

2. Ông về nước vào mùa thu năm 1929, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để công việc được thuận lợi hơn, ông đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.

Có lần ông Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, ông nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quẳng xe bên lề đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, ông vồ lấy xe của nó, nhảy lên chạy mất. Lần khác, ông chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại trực khám, ông nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gàm tàu trốn thoát.

Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào, tên thanh tra mật thám Lơ – grăng ập tới, định bắt cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trốn kịp, ông bị giặc bắt.

3. Giặc tra tấn ông rất dã man khiến ông chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở ông.

Trong nhà giam, ông được người cọi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi thân mật là “Ông Nhỏ”.

Trước tòa án, ông dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho ông nói ông chưa đến tuổi thành niên hành động thiếu suy nghĩ. Ông lập tức đứng dậy nói:

– Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…

Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử ông vào một ngày cuối năm 1931.

Trước khi chết, ông hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, ông mới 17 tuổi.

a. Gợi ý trao đổi:

Câu 3 (trang 9 sgk Tiếng Việt 5): Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

+ Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”?

Vì họ khâm phục anh Trọng tuy tuổi nhỏ nhưng chí lớn, có khí phách bất khuất của một người anh hùng.

+ Anh Trọng đã gạt phắt lời luật sư bào chữa nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên. Bạn hãy nhắc tại lời nói của anh.

“Tôi hành động có suy nghĩ. Mọi việc tôi làm đều có mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuồi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…”

+ Vì sao thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp đã xử bắn anh Trọng dù anh chưa đến tuổi thành niên?

Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh và muốn khủng bố tinh thần dân chúng.

+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?

b. Ý nghĩa của câu chuyện:

Người anh hùng nhỏ tuổi Lý Tự Trọng dám quên mình vì đồng đội. / Người thiếu niên anh hùng hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. / Là thanh niên, phải sống có lí tưởng vì dân, vì nước. / Làm người, phải biết yêu đất nước, dám hi sinh vì Tổ quốc.

Ca ngợi anh Lý Tự Trọng tuổi nhỏ mà chí lớn, yêu nước, có lí tưởng cách mạng cao đẹp, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.

Soạn Bài Kể Chuyện Đã Nghe, Đã Đọc Lớp 5 Trang 79

Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 79 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 tổng hợp kiến thức để các em học sinh có một bài kể chuyện hay và ấn tượng.

Với phần soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 5 trang 79 được Đọc tài liệu biên soạn, giúp các em học sinh nắm được các nội dung chính cần chuẩn bị, nội dung thực hành và bài học rút ra sau đó.

Kiến thức cần ghi nhớ

Tìm câu trả lời cho câu hỏi: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?

Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người hạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.

Các em học sinh cần chuẩn bị một hoặc một vài câu chuyện:

Nội dung cần chuẩn bị

– Những truyện cổ tích giải thích nguồn gốc các hiện tượng hoặc sự vật trong thiên nhiên mà e đã được đọc, được nghe: Cóc kiện Trời, Sự tích chú Cuội cung trăng (Tiếng Việt 3, tập hai)

– Những truyện kể về tình cảm thân thiết, gắn bó giữa con người với thiên nhiên như: tình cảm con người với vật nuôi trong nhà, con người làm bạn với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để cải thiện cuộc sống của mình, thiên nhiên giúp đỡ con người,…

Các em cần chú ý để bài kể chuyện đầy đủ nội dung:

– Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể – Kể lưu loát, diễn cảm câu chuyện – Có thể nêu thêm cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện

Hướng dẫn làm bài tập SGK

Đề bài trang 79 sgk Tiếng Việt 5: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữu con người với thiên nhiên.

Học sinh tự trình bày câu chuyện của mình.

“Sông Cửu Long có rất nhiều tên gọi, trong đó có một cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó là sông Công. Theo tiếng Lào Thái, Công nghĩa là “chờ”. Tại sao lại gọi là sông “Chờ”? Có một sự tích lí thú kể lại như sau:

Vào một thời xa lắc xa lơ có hai vị thần khổng lồ có thể dời núi lấp biển chỉ trong khoảnh khắc. Hai vị thần kiếm ăn bằng một nghề khác nhau, và tính cách cũng đối lập nhau. Kẻ thì nóng nảy, chân thật, người thì điềm đạm, tính toán. Tuy thế, họ là đôi bạn thân thiết. Một hôm, không rõ vì lí do gì, hai bên nổ ra một cuộc tranh cãi gay go, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng họ đi tìm trọng tài để phân xử. Gặp được một thiên thần, cả hai đều trình bày đầu đuôi sự việc. Nghe xong, vị thiên thần bảo:

– Chuyện này thật khó xử. Ta tạm giải quyết thế này: Cả hai hãy chạy đua với nhau, ai đến đích trước coi như người đó thắng cuộc.

Cả hai đồng ý. Thế rồi vị thiên thần nọ dẫn họ đến địa điểm xuất phát. Chỗ ấy là một vùng rừng núi đại ngàn. Đích đến là vùng biển Đông.

Lệnh xuất phát ban ra. Hai vị thần (Thần Săn và Thần Câu) bắt đầu di chuyển. Thần Săn vốn quen leo đồi vượt dốc nên chạy miết, còn Thần Câu tỏ ra ngần ngại vì không quen trèo dốc vượt núi nên cứ dựa vào thế núi mà chạy nên rất chậm. Còn Thần Săn cắm đầu căm cổ chạy, chẳng bao lâu đã đến được cánh đồng bát ngát và bằng phăng. Thần bèn ngồi lại nghỉ. Thần Câu, vì men theo chân núi nên kéo dài thời gian và tốc độ thì quá chậm. Sốt ruột quá, Thần bèn bay vọt lên cao để tìm đường gần nhất. Thần Săn sau khi xả hơi vội làm một mạch đến đích và được thiên thần công nhận thắng cuộc.

Ngày nay, con đường Thần Săn chạy, đá văng đất lún trở thành dòng sông. Tuy dòng sông có thẳng hơn nhưng lại lắm ghềnh nhiều thác. Chỗ Thần Săn ngồi nghỉ lại chính là Biển Hồ. Còn con đường mà Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng ngoằn ngoèo hơn. Thần Săn đến trước phải đợi chờ và hay đi đi lại lại. Những chỗ đi lại ấy đều biến thành những cửa sông. Có đến chín cửa sông như chín con rồng. Vì thế con sông còn có tên là Cửu Long.”

***

Với phần soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 5 trang 79, hi vọng các em học sinh sẽ nắm được cách kể một câu chuyện hay, ý nghĩa và đưa cả những thông điệp nhân văn vào trong bài kể chuyện của mình.

Soạn Bài Tập Làm Văn: Ôn Tập Văn Kể Chuyện Lớp 5 Trang 42

Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện lớp 5, trang 42 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 tuần 22 do Đọc tài liệu chia sẻ giúp các em hệ thống lại kiến thức và áp dụng vào các bài làm văn kể chuyện lớp 5

Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện lớp 5 trang 42 SGK, tuần 22 được Đọc tài liệu nhắc lại phần kiến thức chung về văn kể chuyện đã học và gợi ý cho các em cách trả lời câu hỏi luyện tập trong SGK.

Mục tiêu tài liệu

– Ôn luyện lại thế nào là văn kể chuyện, cấu tạo bài văn kể chuyện.

– Các em giải quyết được các bài tập, câu hỏi trong SGK.

– Ghi nhớ kiến thức để áp dụng vào việc làm bài văn kể chuyện lớp 5.

Kiến thức cần nhớ

Một số kiến thức cơ bản về văn kể chuyện lớp 5 các em học sinh cần hồi tưởng lại của lớp 4 và nắm chắc để vận dụng, mở rộng trong lớp 5.

– Cấu tạo bài văn kể chuyệnBài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Thân bài: Diễn biến câu chuyện.

Kết bài: Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).

– Tính cách của nhân vật được thể hiện qua

Hành động của nhân vật

Lời nói, ý nghĩ của nhân vật

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau :

a) Thế nào là kể chuyện ?

b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?

c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?

b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua

– Hành động của nhân vật

– Lời nói, ý nghĩ của nhân vật

– Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

– Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).

– Thân bài: Diễn biến câu chuyện.

– Kết bài: Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).

Ai giỏi nhất?

Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn. Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc. Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không. Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết: – Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất! Sóc không chịu. Cậu ta kêu : – Còn mà túi lại rỗng không thế này? Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn: – Đây ! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy! Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất. Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết. Nhưng biết gieo trổng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.

Theo PHONG THU

1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

a) Hai b) Ba c) Bốn

2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

a) Lời nói b) Hành động c) Cả lời nói và hành động

3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

a) Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.

b) Khuyên người ta tiết kiệm.

c) Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

Trả lời: ***

Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện lớp 5 trang 42 SGK được Đọc tài liệu biên soạn và chia sẻ ở trên, hi vọng các em sẽ nhớ lại các kiến thức và từ đó làm những bài văn kể chuyện thật hấp dẫn.

Kể Chuyện Được Chứng Kiến Hoặc Tham Gia Trang 28, 29 Sgk Tiếng Việt 5 Tập 1

Giải bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 28, 29 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Đề bài: Em hãy kể lại một buổi lao động dọn vệ sinh đường phố nơi em sinh sống.

Lời giải chi tiết

Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Đề bài: Em hãy kể lại một buổi lao động dọn vệ sinh đường phố nơi em sinh sống.

Hướng dẫn viết: 

     Nhà em nằm sâu trong một con hẻm dài chừng năm chục mét. Sáng chủ nhật nào bà con trong hẻm cũng tập trung làm vệ sinh chung.

    Như thường lệ, cứ bảy giờ sáng chủ nhật, bác tổ trưởng đánh lên một hồi kẻng dài. Nghe tiếng kẻng mỗi gia đình cử ra một người cùng tham gia làm vệ sinh chung. Hai chục người đại diện cho các gia đình đã có mặt đông đủ trước nhà bác. Người già có, thanh niên có, phụ nữ có, bạn nhỏ có, mỗi người đều cầm trong tay một dụng cụ lao động như: cuốc, xẻng, dao, liềm, chổi… Sau khi nghe bác tổ trưởng phân công, bà con tản ra thành các nhóm nhỏ và bắt đầu dọn vệ sinh. Nhóm này thì cắt cỏ, phát quang bụi rậm, chặt gọn cành cây chắn lối đi. Nhóm kia thì quét dọn đường hẻm, thu gom rác. Nhóm khác thì khơi thông cống rãnh để nước mưa tiêu rút nhanh, không gây ra cảnh ngập đường. Mọi người vừa làm vừa râm ran trò chuyện. Chừng một giờ sau, mọi việc đã xong. Bác tổ trưởng đi kiểm tra các việc rồi tuyên bố giải tán. Ai nấy vui vẻ ra về. Chỉ cần bỏ ra một giờ lao động chung, bà con đã làm cho đường phố trong khu sạch đẹp và sáng sủa hơn nhiều.

     Việc làm vệ sinh chung là một rất có ích. Nó làm cho môi trường sống tốt lành hơn và cũng tạo cho mọi người một nếp sống sạch sẽ, văn minh. Em rất thích công việc này nên tuần nào cũng vác chổi ra tích cực tham gia quét dọn cùng cô bác.

chúng tôi