Top 5 # Soạn Bài Hồ Gươm Ngữ Văn Lớp 6 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Sự Tích Hồ Gươm Văn Lớp 6

Soạn bài sự tích hồ gươm (Truyền thuyết hồ gươm) lớp 6 I. Tìm hiểu chung – Thể loại: truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. – Bố cục: 3 phần * Phần 1: Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm …

Soạn bài sự tích hồ gươm (Truyền thuyết hồ gươm) lớp 6

I. Tìm hiểu chung – Thể loại: truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.

– Bố cục: 3 phần * Phần 1: Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc * Phần 2: sức mạnh của gươm thần * Phần 3: Long Quân đòi lại gươm thần

2. Sức mạnh của thanh gươm

III. Tổng kết – Như vậy có thể nói truyện truyền thuyết về sự tích hồ gươm vừa mang đến cho chúng ta về bối cảnh lịch sử dân tộc ta khi ấy cùng với cuộc kháng chiến chống quân Minh đầy gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn. Đồng thời chúng ta luôn tự hào về truyền thuyết rùa vàng và thanh gươm báu. Có lẽ thế đến nay hồ năm ấy được gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm trong hồ có một cụ rùa nghìn năm tuổi đó chính là thần Kim Quy.

Soạn Văn: Sự Tích Hồ Gươm Lớp 6

Soạn văn: Sự tích Hồ Gươm lớp 6

Soan bai Su tich Ho Guom – Đề bài: Bài soạn văn đầy đủ ngắn gọn nhất được chúng tôi chọn lọc Sự tích Hồ Gươm lớp 6.

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượm gươm thần:

Vì Đức Long quân muốn giành thắng lợi và vì cuộc khởi nghĩa này hợp lòng dân, ban đầu sức quân còn yếu nên gặp nhiều thất bại.

Câu 2: Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước:

Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng. Lê Lợi đem khớp với nhau thì vừa như in. Mỗi bộ phận gươm ở một nơi nhưng cuối cùng cũng hợp lại được thể hiện đồng lòng, thống nhất ý nguyện chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Trên gươm có hai chữ ” Thận Thiên” nhấn mạnh tính chất chính nghĩa hợp ý trời, hợp ý dân.

Câu 3: Sức mạnh của thanh gươm: nhuệ khí nghĩa quân ngày càng mạnh:

Từ nhiều lần thu và bị đông, nghĩa quân đã tự chủ động đi tìm giặc để đánh giành thắng lợi vang dội, quân Minh buộc phải rút quân về nước.

Câu 4: Khi đất nước đã thanh bình Long Quân cho Rùa Vàng đi đòi lại gươm thần:

Khi ấy Lê Lợi đang dạo trên hồ Tả Vọng nghe rùa nói Lê Lợi đã rút gươm nâng lên về phía Rùa Vàng, Rùa vàng ngậm và nặn xuống nước.

Câu 5: Ý nghĩa của câu truyện: thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta:

Sự đoàn kết, hợp lòng dân và ý chí quyết thắng chống giặc ngoại xâm. Ca ngợi tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Và lí giải tên hồ là Hồ Gươm ( Hoàn Kiếm ).

Câu 6: Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy:

Rùa vàng tượng trưng cho thần biển và mang lại sức mạnh, nguyện vọng và công lí cho nhân dân.

II. Luyện tập: Tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm

Giặc Minh xâm lược nước ta, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu yếu thế hay bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc ngoại xâm.Một người đánh cá tên là Lê Thận kéo lưới được một lưỡi gươm.

Sau Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy,và cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Đất nước hòa bình, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Bắt đầu từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Theo chúng tôi

Soạn Bài: Sự Tích Hồ Gươm – Ngữ Văn 6 Tập 1

I. Về thể loại

Văn bản Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại truyền thuyết, với những đặc điểm như sau:

Truyện thường xuất hiện những yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

Thể hiện thái độ, quan điểm và các đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, những sự kiện được kể

II. Tóm tắt truyện

Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi đã cho quân dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu, do thế lực ta vẫn còn yếu nên thường bị thua. Khi đó, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.

Tại Thanh Hóa thời đó, có một người dân đánh cá tên là Lê Thuận, cả 3 lần anh đi kéo lưới đều kéo được 1 thanh sắt, nhưng nhìn kỹ mới phát hiện ra là một thanh gươm. Sau đó một thời gian, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng và bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào tra với lưỡi gươm ở nhà Lê Thuận thì vừa như in, từ đó mọi người mới biết là gươm thần.

Kể từ sau khi có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh đâu thắng đấy, cuối cùng cũng đánh tan được giặc Minh, giữ yên bờ cõi. Một hôm, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng, Đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Và kể từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm như ngày nay.

III. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Lý do Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì: cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh là cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân. Nhưng ban đầu, thế lực của nghĩa quân còn yếu nên gặp nhiều thất bại. Chính vì thế, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giệt giặc.

Câu 2:

*Cách Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần:

Anh chàng Lê Thận đánh cá bắt được lưỡi gươm dưới nước. Sau đó, chàng gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn, lưỡi gươm khi gặp Lê Lợi thì phát sáng lên 2 chữ “Thuận Thiên”, mọi người đều không biết đó là báu vật.

Trong một lần chạy giặc, Lê Lợi phát hiện thấy chuôi gươm nạm ngọc nên đã lấy mang về, tra với lưỡi gươm ở nhà Lê Thuận thì hoàn toàn vừa khớp.

*Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa nói về sức mạnh toàn dân tộc:

Lê Lợi là chủ tướng thì phát hiện được chuôi gươm

Lê Thuận là người đánh cá thì phát hiện được lưỡi gươm

Gươm phát sáng là biểu tượng cho dân tộc trên dưới đồng lòng, chắc chắn sẽ tạo nên sức mạnh đánh đuổi quân xâm lược, cứu nước

Từ “Thuận Thiên” là ý muốn của nhân dân muốn Lê Lợi làm minh chủ trong cuộc kháng chiến này

Câu 3:

Sức mạnh của gươm thần đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Từ sau khi có gươm thần, sức mạnh của nghĩa quân đã được nhân lên gấp bội. Thanh gươm tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, đồng thời, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Chính gươm thần đã mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi, cho đến khi nào không còn một bóng quân xâm lược nào trên đất nước ta.

Câu 4:

*Long Quân cho rùa vàng lên đòi lại gươm sau khi cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn chiến thắng, đất nước đã thái bình, cuộc sống nhân dân đã ấm no.

*Diễn biến cảnh đòi gươm và trả gươm: Khi ấy, vua Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, gươm thần đeo bên người nhà vua động đậy, Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !”. Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Câu 5:

Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

Đầu tiên, truyện có ý nghĩa giải thích tên gọi Hồ Gươm (hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm) hiện nay. Đồng thời, nhân dân ta cũng muốn nói lên tính chất chính nghĩa hợp lòng trời, được lòng dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong lịch sử nước ta

Ngoài ra, truyện cũng thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân là được sống trong hòa bình, tự do, hạnh phúc

Câu 6:

*Truyền thuyết của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là “Mị Châu – Trọng Thủy”

*Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết là tượng trưng cho sức mạnh, cho nguyện vọng và cho công lý của nhân dân. Riêng trong truyện Sự tích Hồ Gươm, Rùa Vàng còn có ý nghĩa đề cao, gây tranh thế cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và củng cố uy thế cho vua Lê sau khởi nghĩa.

Soạn Bài Sự Tích Hồ Gươm Sbt Ngữ Văn 6 Tập 1

1. Các sự việc trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm được kể theo trình tự nào ?

2. Bài tập 3*, phần Luyện tập, trang 43, SGK.

3. Hãy viết một đoạn văn trong đó Hồ Gươm tự kể về sự tích của mình.

4. Câu 5, trang 42, SGK.

Gợi ý làm bài

1. Các sự việc trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm được kể theo trình tự thời gian như sau :

– Khi giặc Minh đô hộ nước ta ;

– Buổi đầu, nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu ;

– Quá trình Lê Lợi nhận được gươm thần;

– Nghĩa quân Lam Sơn từ khi có gươm thần;

– Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi trả lại gươm ; từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). ,

2. Em thử hình dung : Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết có bị thu hẹp lại không ? Lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long và Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh đô Thăng Long thể hiện rõ hơn tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân. Thêm nữa, việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của Thăng Long còn dẫn tới việc thay đổi một địa danh : hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Điều đó làm địa danh trở nên thiêng liêng.

3. Để thực hiện bài tập này, em cần chú ý :

– Người kể chuyện là Hồ Gươm. Hồ Gươm tự kể về sự tích của mình.

– Không cần kể đầy đủ các chi tiết như văn bản trong SGK. Em tự chọn một số đoạn, một số chi tiết hay, có ý nghĩa để làm nổi bật nội dung, mục đích đoạn văn em định viết.

– Chú ý mối liên hệ, trình tư lôgíc giữa các chi tiết khi viết.

– Ý nghĩa đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.

– Ý nghĩa giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm.

– Ý nghĩa ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

chúng tôi