Top 3 # Soạn Bài Hồ Gươm Bố Cục Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài : Sự Tích Hồ Gươm

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.

2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

3. Sức mạnh của gươm thần:

– Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.

– Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

4. Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

– Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

6* Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.

Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Việc xác định lời kể cần dựa trên cơ sở đọc văn bản thể hiện diễn biến của câu chuyện.

– Đoạn Lê Thận kéo lưới ba lần đều chỉ thấy thanh sắt: kể cao giọng, thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.

– Tiếng reo của Lê Thận khi nhận ra đó là một thanh gươm (“Ha ha! Một lưỡi gươm”) có sắc thái ngạc nhiên, vui sướng.

– Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi (“Đây là Trời có ý… báo đền Tổ quốc”): cần kể bằng giọng trang trọng, thiêng liêng.

– Đoạn nói về chiến thắng của nghĩa quân sau khi có được thanh gươm thần (Từ đó nhuệ khí… không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước”): kể bằng giọng hào hùng, sảng khoái.

3. Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là có ý ngợi ca sự thông minh tài trí của Lê Lợi. Bởi nếu không có sự nhanh trí của Lê Lợi khi lắp ghép các sự kiện rời rạc với nhau thì chiếc gươm thần của Long Quân không thể đến với vị chủ tướng và giúp nghĩa quân thắng lợi được.

4*. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.

5. Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.

– Về định nghĩa truyền thuyết (xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên).

Soạn Bài: Sự Tích Hồ Gươm

Văn bản Hồ Gươm thuộc thể loại truyền thuyết, với những đặc điểm như sau:

Truyện thường xuất hiện những yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

Thể hiện thái độ, quan điểm và các đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, những sự kiện được kể

II. Tóm tắt truyện

Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi đã cho quân dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu, do thế lực ta vẫn còn yếu nên thường bị thua. Khi đó, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.

Tại Thanh Hóa thời đó, có một người dân đánh cá tên là Lê Thuận, cả 3 lần anh đi kéo lưới đều kéo được 1 thanh sắt, nhưng nhìn kỹ mới phát hiện ra là một thanh gươm. Sau đó một thời gian, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng và bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào tra với lưỡi gươm ở nhà Lê Thuận thì vừa như in, từ đó mọi người mới biết là gươm thần.

Kể từ sau khi có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh đâu thắng đấy, cuối cùng cũng đánh tan được giặc Minh, giữ yên bờ cõi. Một hôm, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng, Đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Và kể từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm như ngày nay.

III. Hướng dẫn soạn bài Câu 1:

Lý do Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì: cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh là cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân. Nhưng ban đầu, thế lực của nghĩa quân còn yếu nên gặp nhiều thất bại. Chính vì thế, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giệt giặc.

Câu 2:

*Cách Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần:

Anh chàng Lê Thận đánh cá bắt được lưỡi gươm dưới nước. Sau đó, chàng gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn, lưỡi gươm khi gặp Lê Lợi thì phát sáng lên 2 chữ “Thuận Thiên”, mọi người đều không biết đó là báu vật.

Trong một lần chạy giặc, Lê Lợi phát hiện thấy chuôi gươm nạm ngọc nên đã lấy mang về, tra với lưỡi gươm ở nhà Lê Thuận thì hoàn toàn vừa khớp.

*Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa nói về sức mạnh toàn dân tộc:

Lê Lợi là chủ tướng thì phát hiện được chuôi gươm

Lê Thuận là người đánh cá thì phát hiện được lưỡi gươm

Gươm phát sáng là biểu tượng cho dân tộc trên dưới đồng lòng, chắc chắn sẽ tạo nên sức mạnh đánh đuổi quân xâm lược, cứu nước

Từ “Thuận Thiên” là ý muốn của nhân dân muốn Lê Lợi làm minh chủ trong cuộc kháng chiến này

Câu 3:

Sức mạnh của gươm thần đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Từ sau khi có gươm thần, sức mạnh của nghĩa quân đã được nhân lên gấp bội. Thanh gươm tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, đồng thời, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Chính gươm thần đã mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi, cho đến khi nào không còn một bóng quân xâm lược nào trên đất nước ta.

Câu 4:

*Long Quân cho rùa vàng lên đòi lại gươm sau khi cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn chiến thắng, đất nước đã thái bình, cuộc sống nhân dân đã ấm no.

*Diễn biến cảnh đòi gươm và trả gươm: Khi ấy, vua Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, gươm thần đeo bên người nhà vua động đậy, Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Câu 5:

Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

Đầu tiên, truyện có ý nghĩa giải thích tên gọi Hồ Gươm (hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm) hiện nay. Đồng thời, nhân dân ta cũng muốn nói lên tính chất chính nghĩa hợp lòng trời, được lòng dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong lịch sử nước ta

Ngoài ra, truyện cũng thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân là được sống trong hòa bình, tự do, hạnh phúc

Câu 6:

*Truyền thuyết của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là “Mị Châu – Trọng Thủy”

*Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết là tượng trưng cho sức mạnh, cho nguyện vọng và cho công lý của nhân dân. Riêng trong truyện Sự tích Hồ Gươm, Rùa Vàng còn có ý nghĩa đề cao, gây tranh thế cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và củng cố uy thế cho vua Lê sau khởi nghĩa.

Theo chúng tôi

Soạn Bài Bố Cục Của Văn Bản

1. Văn bản trên có 3 phần:

– Mở bài (từ đầu đến “danh lợi”): giới thiệu khái quát về nhân vật Chu Văn An.

– Thân bài (“Học trò theo ông” đến “không cho vào thăm.”): những biểu hiện chứng tỏ “đạo cao đức trọng” của thầy Chu Văn An.

– Kết bài (“Khi ông mất” đến hết): tình cảm của người đời dành cho Chu Văn An khi ông mất.

2.

– Phần MB: “Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi”. Giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện sẽ kể.

– Phần TB: kể diễn biến câu chuyện về ông Chu Văn An dạy học. Thái độ của ông đối với vua Dụ Tông, can ngăn không được, ông trả mũ áo từ quan. Học trò của ông từ người làm quan to đến thường đều nể sợ ông.

– Phần KB: nêu hai câu nhận định, đánh giá về ông khi ông mất. “Khi ông mất mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long”.

3.

Quan hệ giữa các phần trong văn bản theo kiểu bố cục này có thể phân tích như sau :

– Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó là thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. Vì vậy mối quan hệ giữa các phần trong văn bản phải chặt chẽ, thống nhất.

4. Bố cục của văn bản gồm 3 phần

Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản:

– Phần mở bài : giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

– Phần thân bài : phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.

– Phần kết bài : tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.

II.CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI CỦA VĂN BẢN

1. Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cơ sở là hồi kí : nhớ lại các sự việc, tình tiết diễn ra vào buổi đầu đi học.

2. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng.

– Đó là cậu bé rất thương mẹ, dù bà cô có dùng lời xúc xiểm nói xấu mẹ.

– Điểm diễn tả đặc sắc, đầy ấn tượng của nhà văn là kể lại qua trí nhớ khi chú bé gặp lại mẹ. (Niềm sung sướng cực độ khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ vuốt ve, âu yếm…)

3. Tuỳ theo từng đối tượng và mục đích miêu tả, người ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. Một số cách sắp xếp trình tự miêu tả thường gặp:

– Tả người: Tả từ ngoại hình đến suy nghĩ, tình cảm, tính cách hoặc ngược lại; Có thể bắt đầu việc miêu tả bằng cách kể tiểu sử (lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội,…) rồi đến khắc hoạ chân dung, tính cách,…;

– Tả vật, con vật: tả từ đặc điểm chung, khái quát đến đặc điểm riêng của từng phần, từng bộ phận;

– Tả cảnh vật: tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao đến thấp hoặc ngược lại; cũng có thể tả lần lượt từng khía cạnh của cảnh vật: âm thanh, ánh sáng, màu sắc, đường nét,…

4. Phần thân bài trong bài văn Người thầy đạo cao đức trọng trình bày các ý làm sáng tỏ luận đề trên, các ý này được sắp xếp theo trình tự nhất định.

Phân tích trình bày làm sáng tỏ luận đề “Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng”.

Ta thấy phần thân bài lần lượt trình bày bề con người của ông:

– Học trò theo học rất đông

– Nhiều người đỗ cao.

– Vì thế ông được nhà vua “vời ông ra dạy thái tử học”.

– Nhưng đến đời Dụng Tông “vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần”. Nhiều lần ông can ngăn, nhà vua không nghe nên ông trả mũ áo từ quan về làng…

Việc trình bày phần này đã nêu ra những luận cứ “người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức” để làm sáng tỏ và chứng minh cho luận điểm “Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng”.

5.

– Người ta thường sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản theo 1 số cách sau: (không gian – thời gian, khái quát – cụ thể, mạch phát triển của vấn đề, mạch suy luận, liên tưởng, …)

III. LUYỆN TẬP Bài 1:

a : Miêu tả cảnh sân chim đông đúc, náo động.

Bố cục ba phần, miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần

b: trình bày ý theo thứ tự không gian:

– Ba Vì – xung quanh Ba Vì.

– Riêng về Ba Vì lại trình bày theo thứ tự thời gian.

c: Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh:

– “Lịch sử thường sẵn những trang đau thương… Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét…”

– “Nghe Truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi…” (Nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa…)

Bài 2: Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày và sắp xếp chúng như sau:

– Nêu bật tình cảm, thái độ của chú bé Hồng khi nói chuyện (đối thoại) với bà cô về mẹ.

– Vì thương mẹ, bé Hồng ghét những hủ tục phong kiến vô lí. Nêu lên câu nói đầy căm phận với hủ tục đó.

– Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy bóng người trên xe kéo là bé Hồng chạy theo.

– Kể lại những phút bé Hồng sung sướng được ở bên mẹ.

Bài 3:

Có thể sắp xếp các ý theo hai nhóm: giải thích câu tục ngữ và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.

– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế Đi một ngày đàng;

– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn;

– Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước;

– Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích;

– Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.

chúng tôi

Soạn Bài Sự Tích Hồ Gươm (Ngắn Gọn)

Câu 1:

Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân chiến thắng giặc, vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân.

– Lê Lợi không trực tiếp nhận thanh gươm. Lê Thận thả lưới được thanh gươm, gươm sáng rực hai chữ “Thuận thiên” khi Lê Lợi tới. Tra lưỡi gươm với chuôi gươm nạm ngọc vừa như in.

– Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa:

+ Gươm thần: sức mạnh sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh nhân dân.

+ “Thuận thiên”: thuận theo ý trời, Lê Lợi là người lãnh đạo được trời chọn.

Câu 3

Sức mạnh gươm thần với nghĩa quân: Nhuệ khí chiến đấu tăng lên, đánh đâu thắng đó, chuyển sang thế chủ động tấn công.

Câu 4*:

Long Quân đòi gươm khi đất nước đã thanh bình. Khi Lê Lợi đang dạo trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”, nhà vua trả gươm, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống luôn.

Câu 5:

Ý nghĩa truyện Sự tích Hồ Gươm:

– Giải thích tên gọi Hồ Gươm, tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.

– Đề cao, suy tôn vai trò Lê Lợi.

– Thể hiện khát vọng hòa bình, hạnh phúc của quần chúng nhân dân.

Câu 6*:

Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng: An Dương Vương, Sự tích thành Cổ Loa,…

– Hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng sông núi, tình cảm, trí tuệ nhân dân. Là sứ giả của thần, phù hộ, giúp đỡ nhân dân.

Luyện tập Câu 1:

Chi tiết trao gươm thần lặp lại và có ý nghĩa tương đối giống nhau: trao phó, tin tưởng, và nguyện dốc lòng vì người “minh chủ” mà nhân dân lựa chọn.

Câu 3*:

Việc trả gươm ở Thăng Long là ngụ ý: vua phải trị nước trong thời bình để “thuận thiên”, hai không gian là hai thời kỳ, hai sứ mệnh của Lê Lợi.

– Những truyền thuyết đã học: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.

chúng tôi