Top 3 # Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Vietjack Ngắn Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Ngắn Nhất

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 11 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Hai đứa trẻ ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.

Khái quát tác phẩm Hai đứa trẻ

Soạn bài Hai đứa trẻ

Câu 1

Câu chuyện diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn, chỉ từ lúc buổi chiều cho đến khi đoàn tàu đi qua phố huyện lúc đêm.

Không gian được miêu tả là khung cảnh phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám, xung quanh là cánh đồng và xóm làng. Cánh vật xoay quanh cửa hàng nhỏ của hai chị em, có đường sắt và một ga tàu gần bờ sông. Theo thời gian khung cảnh cũng thay đổi, từ buổi chiều có tiếng ếch nhái kêu râm ran đến đêm im ắng, tối im lim, rất ít đèn.

Trong chuyện còn nhắc đến không gian cuộc sống của gia đình Liên qua dòng hồi tưởng của hai chị em. Đó là không gian nhộn nhịp, tấp nập, huyên náo, lúc nào cũng sáng ngập ánh đèn của đường phố hà nội, nhưng cũng thật xa xăm vì giờ nó chỉ có trong hồi ức của hai chị em.

Câu 2

Cuộc sống của người dân phố huyện được miêu tả là một cuộc sống nghèo đói, tàn tạ. Tất cả được cảm nhận qua cái nhìn của Liên. Cảnh vật thay đổi dần theo thời gian.

– Từ cảnh ngày tàn với những tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve nhắc nhở về màn đêm đang dần buông xuống, như báo trước cho một đêm đen im lặng.

– Tiếp đến cảnh chợ tàn hiện lên với hình ảnh những đứa trẻ nhặt nhạnh đồ còn sót lại sau phiên chợ, mùi ẩm mốc quen thuộc,.. Khung cảnh mở dần ra cuộc sống nghèo đói, thiếu thốn.

– Không gian được miêu tả kỹ lưỡng nhất vào buổi tối. Không gian được miêu tả với bóng tối bao trùm muôn nơi, từ đường phố đến đường ra sống tối,… Một vài ngọn đèn sáng leo lắt như những kiếp lầm than vẫn tìm đường sống trong đêm tối.

– Giữa khung cảnh ấy, hiện lên hình ảnh những con người nghèo khổ, tàn tạ. Học sống trong bóng tối, vật vờ, lay lắt như những cái bóng, nhưng họ vẫn sống và ôm hi vọng về một tương lai.

⇒ Qua cái nhìn của Liên, phố huyện hiện lên với bóng tối, nó cũng là hiện thân của cuộc sống nghèo khổ. Và con người trên cái nền đó càng khắc sâu sự nghèo đói, khó khăn, như cái vòng luẩn quẩn không ngừng.

Tâm trạng của Liên và An Trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

* Trước khung cảnh thiên nhiên:

– Chị em Liên cảm nhận khung cảnh làng quê bằng những cảm xúc rất riêng. Trước sự nghèo đói, trước cảnh đìu hiu của làng quê, Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Đó là cái buồn trước cảnh nghèo đói, trước ngày tàn đến gần. Bằng khả năng quan sát, sự nhạy cảm của mình Liên đã nhận ra sự đặc biệt của nơi đây, cái mùi riêng của đất..

– Khi phố huyện chìm vào màn đêm, Liên và An lặng lẽ ngắm bầu trời. Trước cảnh đêm yên tĩnh, với những vật quen thuộc với làng quê như trời sao, đom đóm,…, trong lòng Liên hiện lên những cảm xúc mơ hồ. Đó có thể là chút lo sợ giữa khung cảnh đêm tối im lặng, cũng có thể là cảm xúc êm đềm trước cánh hoa rơi rụng.

* Liên và An có sự đồng cảm, xót xa khi lặng lẽ quan sát cuộc sống của con người nơi đây. Họ là những kiếp người lầm than, lay lắt sống qua ngày, nhưng họ vẫn giữ một niềm tin bất diệt như ngọn đèn trên tàu đêm nào cũng đều đặn xuất hiện.

Trong truyện, hình ảnh con tàu là hình ảnh khá có ý nghĩa:

– Nó xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm(10 lần).

– Chuyến tàu mang ánh sáng đến từ thế giới khác, một thế giới ồn ào, nhộn nhịp như âm thanh nào nức, sự đông đúc của hành khách trên con tàu. Sự nhộn nhịp ấy đối lập hoàn toàn với cuộc sống nghèo khổ, buồn tẻ, quẩn quanh nơi phố huyện. Nó gợi lại về ký ức tuổi thơ, về cuộc sống nhộn nhịp, huyên náo ở Hà Nội của hai chị em. Đây là sự mong đợi duy nhất của hai chị em trong ngày.

Chuyến tàu trở thành điều mà chị em Liên mong ngóng hằng ngày, nó là đánh dấu kết thúc một ngày của hai chị em. Trái ngược với cuộc sống buồn tẻ, nghèo đói nơi phố huyện, cuộc sống nhộn nhịp của con tàu đưa đến cho hai chị em niềm hi vọng về cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi trước đây.

Từ tâm trạng của hai chị em, Thạch Lam gửi đến bài học con người không nên sống mãi trong cuộc sống buồn tẻ, quẩn quanh, mà hãy hướng đến một cái gì đó tốt đẹp hơn.

Truyện ngắn thể hiện rõ nét tài năng của Thạch Lam trong nghệ thuật miêu tả và giọng văn:

– Về nghệ thuật miêu tả, Thạch Lam đã khắc họa sinh động cảnh vật, đem đến chi người đọc cảm nhận chân thật về khung cảnh nơi phố huyện, đồng thời nhà thơ tinh tế nhận ra những sự chuyển biến của cảnh vật cũng như tâm trạng con người, từ đó có những miêu tả rõ nét, cụ thể.

– Về giọng điệu, truyện ngắn có giọng điệu nhẹ nhàng theo mạch truyện đơn giản, nhưng ta vẫn cảm nhận được chất chữ tình thấm đẫm trong tác giả. Truyện không đẩy lên cao trào nhưng cảm xúc rất trọn vẹn, có lẽ nó đến từ nỗi buồn, sự xót thương với cuộc sống nghèo khổ, tù túng ẩn chứa trong giọng điệu.

Câu 6

Truyện thay lời Thạch Lam cảm thông trước những số phận bi thảm trước Cách mạng tháng Tám, một cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn, lay lắt qua ngày trong đêm đen tĩnh mịch. Đồng thời nó cũng thể hiện sự trân trọng những giá trị nhỏ bé, những mong ước nhỏ nhoi của họ như đặt niềm tin vào ngọn đèn tàu, giống như đợi chờ một cái ánh sáng đến cuộc đời họ.

Câu 1

Chi tiết đoàn tàu tạo thành điểm nhấn cho tác phẩm. Dường như tất cả con người đều trông chờ ánh đèn ấy. Nó báo hiệu đoàn tàu đến, có thể là học sẽ kiếm thêm thu nhập từ những người khách. Ánh sáng ấy trở thành biểu tượng của một cuộc sống tốt đẹp, nhộn nhịp, thứ mà họ mơ ước.

Truyện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam:

– Cốt truyện đơn giản, không có uẩn khúc, không có nút thắt, không có cao trào, câu truyện nhẹ nhàng theo dòng chảy nhưng vẫn lôi cuốn người đọc ở cảm xúc, ở tâm trạng của nhân vật.

– Tác giả đã tinh tế nhận ra sự thay đổi của cảnh vật và tâm trạng, miêu tả chúng một cách cụ thể, gần gũi từ đó khiến câu truyện mạch lạc, gần gũi người đọc hơn.

– Bút pháp tương phản đối lập sử dụng xuất sắc, vừa khắc họa khung cảnh thật điêu tàn, nhưng vẫn mang đầy chất lãng mạn.

– Giọng điệu nhẹ nhàng như thủ thỉ tâm tình, khiến cả tác phẩm như một trang nhật ký ghi chép lại, dễ đi sâu vào lòng người.

Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Siêu Ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Thời gian từ chiều muộn đến hết đêm.

– Không gian phố chợ của huyện nghèo đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.

+ Cảnh ngày tàn (tiếng trống thu không, đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn,..)

+ Cảnh chợ tàn.

+ Khung cảnh phố huyện khi đêm xuống tối tăm, đơn điệu.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:

– Hai chị em Liên với sạp hàng con con

– Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước nhưng cũng chẳng ăn thua gì.

– Bà cụ Thi: cất lên tiếng cười duy nhất trong truyện nhưng lại hơi điên và uống rượu.

– Những đứa trẻ nghèo: nhặt nhạnh những gì còn sót lại ở khu chợ nghèo.

– Gánh phở bác Siêu ế ẩm, bác phải gánh vào làng; gia đình bác xẩm ế khách, ngủ gục trên manh chiếu, thằng con nhỏ bò ra cát nghịch bẩn.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Tâm trạng của Liên trước khung cảnh phố huyện:

– Tâm trạng của Liên khi chiều tàn:

+ Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; bóng tối ngập đầy dần trong đôi mắt Liên.

+ Ngồi yên lặng ngắm phố huyện lúc hoàng hôn buông xuống.

+ Thương mấy đứa trẻ nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.

+ Vội dọn hàng vì vâng lời mẹ dặn.

– Tâm trạng lúc đêm khuya:

+ Nhớ những kỉ niệm đẹp và cuộc sống sung túc khi còn ở Hà Nội: được đi chơi bờ hồ, được ăn kem, nhớ về một vùng sáng rực.

+ Yên lặng dõi theo những mảnh đời tàn tạ xung quanh ở phố huyện.

+ Thèm phở bác Siêu nhưng không dám ăn vì đó là món quà xa xỉ.

+ Cùng em hướng lên ngắm nhìn trời sao nhưng nhanh chóng mỏi trí nghĩ và quay về mặt đất phủ đầy bóng tối.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Hình ảnh đoàn tàu:

+ Đây là hoạt động cuối cùng của đêm.

+ Âm thanh náo động với tiếng còi rít khi vào ga, mạnh mẽ rầm rộ đi tới.

+ Tràn ngập ánh sáng với các của kính sáng trưng, đồng và kền lấp lánh, lố nhố những người…

– Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua vì:

+ Đoàn tàu đẹp đẽ, náo động, hấp dẫn.

+ Sâu xa hơn, đoàn tàu gợi đến một thế giới khác vui vẻ, hạnh phúc, giàu có, khác hẳn với cuộc sống tù đọng, buồn tẻ và nghèo nàn ở phố huyện.

+ Đoàn tàu là hi vọng và là giấc mơ của hai chị em Liên và An.

Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Nghệ thuật đặc sắc trong truyện:

– Truyện đậm chất trữ tình, truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi giàu chất thơ và lấp lánh tình người.

– Nghệ thuật đối lập (giữa ánh sáng và bóng tối), nhiều chi tiết đắt giá, hình ảnh biểu tượng.

– Giọng văn nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ nhưng thấm thía, đầy yêu thương.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.

Câu 6 Trả lời câu 6 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Truyện ngắn Hai đứa trẻ thấm đẫm tư tưởng nhân đạo:

– Xót thương những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh.

– Cảm thông, trân trọng mong ước của những con người nghèo khổ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

Luyện tập Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)”

– Ấn tượng với nhân vật Liên, đặc biệt qua chi tiết: “Liến thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Phong cách nghệ thuật Thạch Lam:

– Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

– Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng, trữ tình.

– Sử dụng thủ pháp đối lập tương phản ánh sáng – bóng tối trong miêu tả.

– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

– Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.

Bố cục Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”): Cảnh phố huyện lúc chiều tàn

– Phần 2 (tiếp theo đến “có những cảm giác mơ hồ không hiểu): Cuộc sống phố huyện khi đêm đến

– Phần 3 (đoạn còn lại): Cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện

ND chính

– Cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám

– Niềm cảm thông, thương xót, trân trọng của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ

chúng tôi

Soạn Bài Hai Đứa Trẻ (Ngắn Gọn)

Cảnh vật trong chuyền được miêu tả trong không gian và thời gian:

– Thời gian chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối. Đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi. Đây là cảnh chiều tà chuyển dần vào tối đêm. Tác dụng: tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn (thời gian nghệ thuật).

– Không gian: Tác phẩm mở đầu bằng âm thanh tiếng trống thu không gọi buổi chiều cùng những đám mây hồng ở phương Tây như hòn than sắp tàn…rồi kết thúc bằng đêm khuya, con người đi ngủ, cả phố huyện yên tĩnh và đầy bóng tối.

Bức tranh phố huyện: yên tĩnh, thanh bình, tuy buồn nhưng thơ mộng. Cho thấy ngòi bút của nhà văn mang đậm chất hiện thực + lãng mạn, thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.

Phải là người gắn bó với con người và cảnh vật quê hương sâu đậm tác giả mới có thể nắm bắt được những diễn biến tinh vi và nhỏ nhẹ của thiên nhiên nơi đây.

Câu 2: Cuộc sống và hình ảnh của người dân nơi phố huyện được tác giả miêu tả đó là:

– Mấy người bán hàng về muộn.

– Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ đang hi vọng tìm kiếm chút gì cho sự sống.

– Bà cụ Thi hơi điên xuất hiện và biến mất đột ngột.

– Mẹ con chị Tí với chõng hàng nước ế ẩm và vài ba câu đối thoại rời rạc, đứt quãng..

– Chị em Liên – cảnh nhà sa sút, đang tuổi ăn tuổi chơi làm nhiệm vụ phụ giúp mưu sinh cho gia đình nhưng ngày chợ phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu, chẳng cần tính toán cũng đủ biết lời lãi chẳng là bao.

⟹ Con người đủ mọi lứa tuổi, lứa tuổi nào cũng nặng gánh mưu sinh, nhọc nhằn, vất vả. Cuộc sống của họ tù túng, bế tắc, tội nghiệp, nhàm chán và đơn điệu. Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện. Tất cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ.

Câu 3:

Trước khung cảnh thiên nhiên đó, cả hai chị em Liên và An đều có những cảm xúc rất riêng.

– Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó, “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Liên buồn man mác nhưng cô không thu mình lại trong nỗi cô đơn tuyệt vọng mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật. Đồng thơi, đối với những người dân nghèo nơi phố huyện Liên cũng có cảm thông, thương yêu và trân trọng họ bởi cô hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình.

– Trước cảnh chợ tàn: An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế.

Câu 4:

– Hình ảnh đoàn tàu trong chuyện được miêu tả: Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm. Tàu xuất hiện với những toan đèn sáng trưng, với “đèn ghi xnah biếc”, vơi “tiếng còi xe lửa”, làm khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ và rồi nó xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông.Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua.Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.

– Mục đích việc chờ tàu của chị em Liên:

+ Để bán hàng (theo lời mẹ dặn).

+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.

+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ niệm mà chị em cô đã từng được sống.

Câu 5:

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong bài:

– Nghệ thuật miêu tả:

+ Tả cảnh, tả người hay kể chuyện thì tác giả đều chọn lọc tạo những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật lên nội dung của tác phẩm: miêu tả sự biến cảnh vật trong tác phẩm.

+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế và sâu sắc.

– Giọng điệu nhẹ nhàng tâm tình, thủ thỉ. Câu văn thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.

Câu 6:

– Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói, quẩn qhanh, bế tắc.

– Qua đó gợi sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.

⟹ vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.

Luyện tập: Câu 1:

– Nhân vật bé Liên (ngoài ra còn có bé An, bà cụ Thi, chị Tí,…)

– Liên là cô bé nhân hậu, đảm đang, nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng thương người. Diễn biến tâm trạng của Liên diễn ra với những cảm xúc mơ hồ, mong manh, tinh tế, dễ đồng cảm nhưng khó nắm bắt.

– Ý nghĩa biểu tượng của đoàn tàu: Là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm. Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: giàu sang, nhộn nhịp, đầy ánh sáng nó khác hẳn cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.

Câu 2:

Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:

– Tác phẩm vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.

– Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).

– Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm

– Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật.

chúng tôi

Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Hay Nhất

Soạn bài Hai đứa trẻ hay nhất là tâm huyết của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn văn trên toàn quốc. Đảm bảo chính xác, ngắn gọn đủ ý và dễ hiểu giúp các em dễ soạn Hai đứa trẻ.

Bài Hai đứa trẻ thuộc: Tuần 10 SGK Ngữ Văn 11

I. Hướng dẫn soạn bài Hai đứa trẻ

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Cảnh vật trong chuyện được miêu tả trong không gian và thời gian:

– Thời gian chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối. Đây là cảnh chiều tà chuyển dần vào tối đêm.

– Không gian: Tác phẩm mở đầu bằng âm thanh tiếng trống thu không gọi buổi chiều cùng những đám mây hồng ở phương Tây như hòn than sắp tàn…rồi kết thúc bằng đêm khuya, con người đi ngủ, cả phố huyện yên tĩnh và đầy bóng tối.

– Bức tranh phố huyện: yên tĩnh, thanh bình, tuy buồn nhưng thơ mộng. Cho thấy ngòi bút của nhà văn mang đậm chất hiện thực và lãng mạn.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện được cảm nhân qua con mắt của Liên. Cuộc sống nơi đây đều gợi sự tàn tạ, hiu hắt:

– Cảnh ngày tàn: tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve… bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.

– Cảnh chợ tàn: Mấy đứa trẻ nhặt nhạnh, mùi ẩm mốc quen thuộc…

– Bóng tối bao trùm phố huyện: phố tối, đường ra sống tối…Một vài ngọn đèn leo lét…

– Cảnh kiếp người tàn tạ: Vợ chồng bác xẩm, gia đình chị Tý, bà cụ Thi hơi điên, mấy đứa trẻ con nhà nghèo, bác Siêu và chính cả hai chị em Liên… Cuộc sống của họ hòa lẫn cùng bóng tối như những cái bóng vật vờ, lay lắt.

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Trước khung cảnh thiên nhiên đó, cả hai chị em Liên và An đều có những cảm xúc rất riêng.

– Tâm trạng của Liên khi chiều tàn:

+ Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; bóng tối ngập đầy dần trong đôi mắt Liên.

+ Ngồi yên lặng ngắm phố huyện lúc hoàng hôn buông xuống.

+ Thương mấy đứa trẻ nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.

+ Vội dọn hàng vì vâng lời mẹ dặn.

– Tâm trạng lúc đêm khuya:

+ Nhớ những kỉ niệm đẹp và cuộc sống sung túc khi còn ở Hà Nội: được đi chơi bờ hồ, được ăn kem, nhớ về một vùng sáng rực.

+ Yên lặng dõi theo những mảnh đời tàn tạ xung quanh ở phố huyện.

+ Thèm phở bác Siêu nhưng không dám ăn vì đó là món quà xa xỉ.

+ Cùng em hướng lên ngắm nhìn trời sao nhưng nhanh chóng mỏi trí nghĩ và quay về mặt đất phủ đầy bóng tối.

Câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Hình ảnh đoàn tàu trong chuyện được miêu tả: Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm. Tàu xuất hiện với những toan đèn sáng trưng, với “đèn ghi xnah biếc”, vơi “tiếng còi xe lửa”, làm khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ và rồi nó xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông. Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua. Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.

* Mục đích việc chờ tàu của chị em Liên:

– Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của hai chị em Liên:

+ Chuyến tàu mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, các toa đèn sáng trưng, âm thanh náo nức, tiếng hành khách ồn ào… hoàn toàn đối lập với cuộc sống buồn tẻ, quẩn quanh và đầy bóng tối nơi phố huyện.

+ Chuyến tàu còn gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ tươi đẹp của hai chị em: “Một Hà Nội xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.

Câu 5 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong bài:

– Nghệ thuật miêu tả:

+ Tả cảnh, tả người hay kể chuyện thì tác giả đều chọn lọc tạo những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật lên nội dung của tác phẩm: miêu tả sự biến cảnh vật trong tác phẩm.

+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế và sâu sắc.

+ Nghệ thuật đối lập, tương phản (lấy ánh sáng để tả bóng tối, lấy động tả tĩnh)

– Giọng điệu nhẹ nhàng tâm tình, thủ thỉ. Câu văn thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.

Câu 6 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói, quẩn qhanh, bế tắc.

– Qua đó gợi sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.

– Gióng lên hồi chuông cảnh báo: Những kiếp người nhỏ bé thường hay bị xã hội lãng quên. Hãy quan tâm đến họ.

II. Luyện tập bài Hai đứa trẻ

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Nhân vật bé Liên (ngoài ra còn có bé An, bà cụ Thi, chị Tí,…)

– Liên là cô bé nhân hậu, đảm đang, nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng thương người. Diễn biến tâm trạng của Liên diễn ra với những cảm xúc mơ hồ, mong manh, tinh tế, dễ đồng cảm nhưng khó nắm bắt.

– Ý nghĩa biểu tượng của đoàn tàu: Là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm. Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: giàu sang, nhộn nhịp, đầy ánh sáng nó khác hẳn cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:

– Tác phẩm vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.

– Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).

– Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm

– Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật.

III. Bố cục, Nội dung bài Hai đứa trẻ

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”): Cảnh phố huyện lúc chiều tàn

– Phần 2 (tiếp theo đến “có những cảm giác mơ hồ không hiểu): Cuộc sống phố huyện khi đêm đến

– Phần 3 (đoạn còn lại): Cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện

ND chính

– Cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám

– Niềm cảm thông, thương xót, trân trọng của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học