Top 6 # Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Tóm Tắt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Tóm Tắt Truyện Hai Đứa Trẻ Của Thạch Lam

Ba đứa trẻ chiều nào cũng chơi trong sân đến tối mịt. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám, cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, rất giống nhau, chỉ có thể phân biệt theo tầm vóc mỗi đứa. Qua khe hở hàng rào, tôi thấy chúng chơi những trò chơi rất thú vị, vui vẻ. Hai đứa lớn săn sóc một thằng bé ngộ nghĩnh và lanh lợi. Mỗi lần trong lúc chơi, đứa em ngã, hai đứa anh lại cười vui rồi xúm vào lấy khăn tay hoặc lá ngưu bàng lau tay cho em. Thằng anh nói một cách hiền hậu: “Em lóng ngóng quá!”

Có một lần tôi leo lên cây, huýt sáo gọi chúng. Chúng túm lại, đưa mắt nhìn tôi và thì thầm bàn bạc gì với nhau. Chúng lại mải mê chơi, cho đến lúc có người gọi về. Chúng đi thong thả và ngoan ngoãn như những chú ngỗng.

Nhiều lần tôi trèo lên cây, hy vọng chúng nó gọi tôi xuống chơi với chúng. Ba anh em vẫn chơi với nhau. Một lần chúng chơi trò ú tim, thằng em ngồi vào gầu không, rơi xuống giếng biến mất. Toi sững sờ nhìn thấy, vội kêu to: “Ngã xuống giếng rồi!” Tôi cùng hai thằng anh đã kéo được thằng em lên. Nó bị ướt, bàn tay rớm máu, má bị sây sát, mặt tái xanh nhưng vẫn mỉm cười. Thằng anh lớn gật đầu, chìa tay cho tôi và nói: “Cậu chạy đến nhanh lắm!” Chúng bàn với nhau là nói đứa em bị ngã vào vũng nước rồi kéo nhau vào nhà. Gần một tuần sau chúng mới xuất hiện trên sân. Chợt nhìn thấy tôi trên cây, thằng anh lớn thân mật gọi: “Xuống đây chơi với chúng tớ.” Chúng tôi leo lên cái xe trượt tuyết cũ để dưới mái hiên nhà kho rồi vừa ngắm nghía nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu. Tôi hỏi chúng có bị đánh không. Thằng bé nhất hỏi tôi sao lại bắt chim. Nó hỏi chim gì hót vui. Chúng cũng muốn nuôi chim nhưng lại sợ bị mèo bắt mất, nghĩ là bố chúng chẳng cho nuôi. Tôi hỏi ba anh em về mẹ chúng, biết là mẹ chúng đã chết, đang ở với dì ghẻ. Tôi nhớ lại những chuyên kể của bà tôi về mự dì ghẻ phù thuỷ và kể lại cho chúng nghe.

Trời bắt đầu tối, bỗng một lão già với bộ râu trắng, đội chiếc mũ xù lông, vận chiếc áo nâu dài lùng thùng như một giáo sĩ xuất hiện chi vào tôi và hỏi: “Đứa nào đây?” Nghe thằng anh lớn trả lời, lão nắm chặt lấy vai tôi, đẫn tôi qua sân ra cổng, giơ ngón tay đọa tôi và nói: “Cấm không được đến chỗ tao!” Tôi cáu tiết: “Tôi có thèm đến với lão đẫu, đồ quỷ già” Vì chuyện đó mà tôi bị ông tôi cho một trận đòn. Tôi bị ném ra sân, vào trong chiếc xe của bác Piốt; qua bác mà tôi biết tên lão già đại tá quý tộc.

Tôi với bác Piốt xẩy ra bất hòa, bác đặt điều nói với bà tôi, may mà bà tôi bênh che cho tôi. Từ hồi đó, một cuộc chiến tranh âm thầm và gay gắt giữa bác Piôt và tôi. Bác ta tìm mọi cách giả như vô tình để xô đẩy tôi, lấy dây cương quật tôi, thả chim của tôi ra, đem chim của tôi cho mèo vồ. Còn tôi thì tháo giày gai của bác ra, bí mật gỡ và cứa đứt những sợi gai… hoặc đổ hạt tiêu vào mũi bác, làm cho bác ta hắt hơi hàng giờ. Mỗi lần bắt gặp tôi nói chuyện với mấy đứa con lão đại tá, bác Piốt lại đi tố cáo với ông tôi.

Tôi vẫn tiếp tục chơi với ba đứa bé, mỗi ngày một trở nên thích thú. Tôi bí mật khoét một lỗ nhỏ hình bán nguyệt ở hàng rào. Tôi vẫn kể chuyện cho chúng nghe, có chỗ nào quên lại chạy về hỏi lại bà, điều đó làm cho bà tôi rất hài lòng. Có một lần thằng lớn thở dài nói: “Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà mình trước cùng rất tốt”. Cả ba anh em đều rất đáng yêu. Đặc biệt thằng lớn có đôi bàn tay nhỏ, những ngón tay thon thon, người mảnh dẻ, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Tôi rất ưa thằng lớn và luôn luôn muốn làm cho chúng vui thích.

Tóm tắt truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Bài số 2

Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu tại một phố huyện nghèo bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao: cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

Vũ Hường tổng hợp

Tóm Tắt Hai Đứa Trẻ Hay, Ngắn Nhất (6 Mẫu).

Tóm tắt Hai đứa trẻ hay, ngắn nhất (6 mẫu)

Bài giảng: Hai đứa trẻ – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Tóm tắt truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Bản 1)

Truyện xoay quanh cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt của người dân nơi phố huyện nghèo và tâm trạng thao thức đợi tàu của hai chị em Liên và An. Được mẹ giao trông coi cái cửa hiệu tạp hóa nhỏ ở một phố huyện nghèo. Ngày nào cũng vậy theo lời mẹ dặn cứ chiều buông là hai chị em lại đóng cửa hàng rồi ngồi trên chiếc chõng, ngắm nhìn phố huyện vào đêm. Tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn còn cố thức để đợi chuyến tàu cuối cùng trong ngày chạy qua rồi mới đi ngủ.

Trước cảnh chiều tà và phố huyện lúc về đêm, Liên cảm thấy nơi đây buồn ảo não. Liên thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Chung quanh hai đứa trẻ là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm…. Cuộc sống của họ chỉ là sự cầm chừng, quẩn quanh, bế tắc nhưng họ vẫn khao khát được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ yên tĩnh và đầy bóng tối.

Tóm tắt truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Bản 2)

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là văn bản kể về hai nhân vật Liên và An cùng những người dân trong một phố huyện nghèo. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do bố mất việc, gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện – một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Hai chị em được mẹ giao cho trông cửa hàng tạp hóa nhỏ bên bến tàu của huyện. Trong một buổi chiều tà, Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ, chị ngắm nhìn những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Nhìn cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm xung quanh. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua sự mong đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện của cả hai chị em và những người buôn bán về đêm. Nhưng chỉ thoáng qua đó, đoàn tàu rầm rộ đi tới, chẳng được bao lâu lại vụt qua và chỉ còn lại đêm khuya – đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.

Tóm tắt truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Bản 3)

Tại một phố huyện nghèo nào đó cách xa Hà Nội, chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao: cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

Tóm tắt truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Bản 4)

Hai đứa trẻ xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua điểm nhìn của nhân vật Liên. Chị em Liên đang sống tại một phố huyện nghèo, hàng ngày được mẹ giao nhiệm vụ trông coi quầy tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng vì bố bị mất việc, kinh tế gia đình ngày một sa sút, nhà Liên chuyển về nơi này để sống. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Mẹ con chị Tí bán hàng nước , gánh phở của Bác Siêu, sập hát của bác Xẩm. Hầu như đều không có lãi, không đủ sinh hoạt hàng ngày nhưng họ vẫn duy trì với mục đích ngắm nhìn chuyến tàu qua khi trời về đêm. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Không chỉ riêng Liên, mà đối với tất cả mọi người nơi phố huyện tù đọng tăm tối, nhìn chuyến tàu qua cũng là lúc thổi lên trong họ những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tóm tắt truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Bản 5)

Hai đứa trẻ là câu chuyện về hai đứa trẻ Liên và An. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện – một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ trong một buổi chiều tà nhìn thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Chung quanh chúng là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm.. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua thao tác chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện.

Tóm tắt truyện ngắn: Hai đứa trẻ (Bản 6)

Truyện ngắn xoay quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An. Từ một gia đình có cuộc sống ấm no vui vẻ ở Hà Nội, gia đình Liên và An đành phải về sống nơi phố huyện nghèo nàn khi cha bị mất việc, kinh tế gia đình sa sút đi. Câu chuyện được vào lúc chiều tà đượm buồn của một ngày tàn nơi phố huyện nghèo xơ xác, hai chị em Liên được mẹ giao công việc trông coi cửa hàng tạp hóa cạnh ga xe lửa lúc mẹ đi vắng.

Quanh ga xe lửa có rất nhiều người dân ở những nơi khác nhau tập trung về đây sinh sống. Gia đình Liên và An đã mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ nơi này để có thể bán được hàng cho các vị hành khách đi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Cuộc sống êm đềm, buồn bã vô cùng đơn điệu ở đây khác xa sự phồn hoa, nhộn nhịp của Hà Nội. Xung quanh đây có rất nhiều cuộc sống đơn giản nghèo khổ, tàn lụi như gia đình Liên như bác Siêu, bác Xẩm, chị Tí. Ai ai ở đây cũng vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, sau ánh sáng từ đèn tàu, sau tiếng bánh xe lăn khuất dần trong bóng đêm dày đặc là một không gian im ắng từ các ngôi nhà lụp xụp chính là lúc mọi người dọn hàng trở về nhà. Liên mãi đến khi có người nhắc dọn hàng mới vội giục em An đóng cửa không mẹ mắng. Hôm nay tuy là ngày phiên nhưng chị em cô cũng không bán được nhiều hàng.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất, hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Hai Đứa Trẻ

Soạn bài Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến ” cho chúng“): Cảnh chiều tàn và tâm trạng của Liên.

– Phần 2 (tiếp … ” cảm giác mơ hồ không hiểu nổi“): cảnh phố huyện lúc về đêm

– Phần 3 (còn lại) cảnh chờ tàu của hai chị em Liên

Câu 1 (trang 101 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Không gian và thời gian được miêu tả trong truyện:

+ Buổi chiều tà (phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn

+ Nền thiên nhiên của ngày tàn, đời sống phố huyện nghèo thu hẹp dần không gian

+ Quang cảnh phố huyện nghèo đói, nhỏ bé, phiên chợ tàn, góc chợ đơn xơ lụp xụp

Câu 2 (trang 101 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Những kiếp người tàn nơi phố huyện được miêu tả chân thực:

– Chị Tí ban ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước, thắp ngọn đèn dầu leo lét (cũng chả kiếm được bao nhiêu)

– Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, góp tiếng bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng

– Bà cụ Thi điên nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, xiêu vẹo như bóng ma

– Chị em Liên được miêu tả kĩ hơn:

+ Thầy Liên mất việc, gia đình phải chuyển về quê, mẹ Liên dọn cửa hàng tạp hóa để hai chị em bán thêm

+ Liên thương những đứa trẻ nghèo và suy nghĩ về gánh phở của bác Siêu như món quà xa xỉ

+ Cuộc sống khó khăn, eo hẹp của gia đình Liên

⇒ Tất cả chung sự buồn chán, mệt mỏi, cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán lặp đi lặp lại một cách đơn điệu và quẩn quanh đáng xót thương

Mặc dù thế họ vẫn hi vọng dù rất mơ hồ rằng cuộc sống của họ có sự thay đổi, niềm xót thương của tác giả dâng lên thể hiện kín đáo

Câu 3 (trang 101 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Tâm trạng của hai đứa trẻ trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện được miêu tả khéo léo, tinh tế:

+ Chị em Liên cảm nhận về buổi chiều bằng những cảm giác riêng, vừa buồn, vừa gắn bó

+ Hòa hợp với thiên nhiên, hai đứa trẻ phát hiện ra biết bao biến thái tinh vi của nó (ngước mắt tìm dòng sông Ngân Hà)

+ Tâm trạng của hai đứa trẻ có sự giao cảm, hòa hợp với cỏ cây quê hương ( qua kẽ lá bàng…giấc mơ không hiểu)

⇒ Hai chị em lặng lẽ quan sát những điều diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang, xót xa cảm thông với kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt trong bóng tối cơ cực

Câu 4 (Trang 101 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Hình ảnh đoàn tàu đêm xuất hiện trong sự chờ đợi háo hức của chị em Liên:

+ Liên “buồn ngủ ríu cả mắt” vẫn cố chờ chuyến tàu đêm, An dặn chị gọi dậy khi có đoàn tàu đi qua

+ Hai chị em cố thức không phải để bán hàng mà “muốn được nhìn chuyến tàu”

+ Con tàu với chị em Liên chính là thế giới khác

– Tác giả tập trung miêu tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng theo trình tự thời gian, tâm trạng chờ mong của nhân vật Liên và An

– Ý nghĩa của chuyến tàu đêm đối với người dân phố huyện nghèo khổ:

+ Biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giàu sang, rực rỡ ánh sáng

+ Chuyến tàu gợi nhớ kỉ niệm đẹp đẽ, no đủ của chị em Liên khi thầy chưa mất việc

+ Người dân phố huyện chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đi qua

⇒ Thông qua tâm trạng đợi tàu của Liên tác giả muốn lay tỉnh những con người đang sống nhàm chán, quẩn quanh

Câu 5 (Trang 101 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam:

– Truyện ngắn miêu tả tinh tế biến thái của cảnh vật, diễn biến tâm trạng của nhân vật ⇒ Tạo không khí cho tác phẩm

– Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan, chứa trong đó sự xót xa cho kiếp người nghèo khổ, quẩn quanh

– Truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ

Câu 6 (trang 101 ngữ văn 11 tập 1)

– Thạch Lam muốn thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống quẩn quanh ở phố huyện trước Cách mạng

– Tác giả thể hiện sự trân trọng đối với ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp của họ

– Truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, trân trọng

Luyện tập

Câu 1 (trang 101 sgk ngữ văn 11 tập 1)

– Nhân vật gây ấn tượng sâu sắc nhất là Liên

+ Cô bé có tuổi thơ chìm trong sự héo úa, tàn tạ của cuộc sống đầy bóng tối

+ Liên là cô bé giàu lòng thương cảm với những kiếp người nghèo khó trong phố huyện

+ Liên có sự giao hòa tâm hồn với thiên nhiên

+ Khao khát cuộc sống tốt đẹp, mong muốn vượt thoát khỏi những tù túng, chật hẹp trong cuộc sống

Câu 2 (trang 101 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu phong cách nghệ thuật của Thạch Lam:

– Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, nên thơ

– Truyện tiêu biểu thể loại truyện tâm tình cảu Thạch Lam

+ Tình người chân chất nhẹ nhàng thấm vào truyện

+ Lối kể thủ thỉ tâm sự với người đọc

Bài giảng: Hai đứa trẻ – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Ngắn Nhất

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 11 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Hai đứa trẻ ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.

Khái quát tác phẩm Hai đứa trẻ

Soạn bài Hai đứa trẻ

Câu 1

Câu chuyện diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn, chỉ từ lúc buổi chiều cho đến khi đoàn tàu đi qua phố huyện lúc đêm.

Không gian được miêu tả là khung cảnh phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám, xung quanh là cánh đồng và xóm làng. Cánh vật xoay quanh cửa hàng nhỏ của hai chị em, có đường sắt và một ga tàu gần bờ sông. Theo thời gian khung cảnh cũng thay đổi, từ buổi chiều có tiếng ếch nhái kêu râm ran đến đêm im ắng, tối im lim, rất ít đèn.

Trong chuyện còn nhắc đến không gian cuộc sống của gia đình Liên qua dòng hồi tưởng của hai chị em. Đó là không gian nhộn nhịp, tấp nập, huyên náo, lúc nào cũng sáng ngập ánh đèn của đường phố hà nội, nhưng cũng thật xa xăm vì giờ nó chỉ có trong hồi ức của hai chị em.

Câu 2

Cuộc sống của người dân phố huyện được miêu tả là một cuộc sống nghèo đói, tàn tạ. Tất cả được cảm nhận qua cái nhìn của Liên. Cảnh vật thay đổi dần theo thời gian.

– Từ cảnh ngày tàn với những tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve nhắc nhở về màn đêm đang dần buông xuống, như báo trước cho một đêm đen im lặng.

– Tiếp đến cảnh chợ tàn hiện lên với hình ảnh những đứa trẻ nhặt nhạnh đồ còn sót lại sau phiên chợ, mùi ẩm mốc quen thuộc,.. Khung cảnh mở dần ra cuộc sống nghèo đói, thiếu thốn.

– Không gian được miêu tả kỹ lưỡng nhất vào buổi tối. Không gian được miêu tả với bóng tối bao trùm muôn nơi, từ đường phố đến đường ra sống tối,… Một vài ngọn đèn sáng leo lắt như những kiếp lầm than vẫn tìm đường sống trong đêm tối.

– Giữa khung cảnh ấy, hiện lên hình ảnh những con người nghèo khổ, tàn tạ. Học sống trong bóng tối, vật vờ, lay lắt như những cái bóng, nhưng họ vẫn sống và ôm hi vọng về một tương lai.

⇒ Qua cái nhìn của Liên, phố huyện hiện lên với bóng tối, nó cũng là hiện thân của cuộc sống nghèo khổ. Và con người trên cái nền đó càng khắc sâu sự nghèo đói, khó khăn, như cái vòng luẩn quẩn không ngừng.

Tâm trạng của Liên và An Trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

* Trước khung cảnh thiên nhiên:

– Chị em Liên cảm nhận khung cảnh làng quê bằng những cảm xúc rất riêng. Trước sự nghèo đói, trước cảnh đìu hiu của làng quê, Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Đó là cái buồn trước cảnh nghèo đói, trước ngày tàn đến gần. Bằng khả năng quan sát, sự nhạy cảm của mình Liên đã nhận ra sự đặc biệt của nơi đây, cái mùi riêng của đất..

– Khi phố huyện chìm vào màn đêm, Liên và An lặng lẽ ngắm bầu trời. Trước cảnh đêm yên tĩnh, với những vật quen thuộc với làng quê như trời sao, đom đóm,…, trong lòng Liên hiện lên những cảm xúc mơ hồ. Đó có thể là chút lo sợ giữa khung cảnh đêm tối im lặng, cũng có thể là cảm xúc êm đềm trước cánh hoa rơi rụng.

* Liên và An có sự đồng cảm, xót xa khi lặng lẽ quan sát cuộc sống của con người nơi đây. Họ là những kiếp người lầm than, lay lắt sống qua ngày, nhưng họ vẫn giữ một niềm tin bất diệt như ngọn đèn trên tàu đêm nào cũng đều đặn xuất hiện.

Trong truyện, hình ảnh con tàu là hình ảnh khá có ý nghĩa:

– Nó xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm(10 lần).

– Chuyến tàu mang ánh sáng đến từ thế giới khác, một thế giới ồn ào, nhộn nhịp như âm thanh nào nức, sự đông đúc của hành khách trên con tàu. Sự nhộn nhịp ấy đối lập hoàn toàn với cuộc sống nghèo khổ, buồn tẻ, quẩn quanh nơi phố huyện. Nó gợi lại về ký ức tuổi thơ, về cuộc sống nhộn nhịp, huyên náo ở Hà Nội của hai chị em. Đây là sự mong đợi duy nhất của hai chị em trong ngày.

Chuyến tàu trở thành điều mà chị em Liên mong ngóng hằng ngày, nó là đánh dấu kết thúc một ngày của hai chị em. Trái ngược với cuộc sống buồn tẻ, nghèo đói nơi phố huyện, cuộc sống nhộn nhịp của con tàu đưa đến cho hai chị em niềm hi vọng về cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi trước đây.

Từ tâm trạng của hai chị em, Thạch Lam gửi đến bài học con người không nên sống mãi trong cuộc sống buồn tẻ, quẩn quanh, mà hãy hướng đến một cái gì đó tốt đẹp hơn.

Truyện ngắn thể hiện rõ nét tài năng của Thạch Lam trong nghệ thuật miêu tả và giọng văn:

– Về nghệ thuật miêu tả, Thạch Lam đã khắc họa sinh động cảnh vật, đem đến chi người đọc cảm nhận chân thật về khung cảnh nơi phố huyện, đồng thời nhà thơ tinh tế nhận ra những sự chuyển biến của cảnh vật cũng như tâm trạng con người, từ đó có những miêu tả rõ nét, cụ thể.

– Về giọng điệu, truyện ngắn có giọng điệu nhẹ nhàng theo mạch truyện đơn giản, nhưng ta vẫn cảm nhận được chất chữ tình thấm đẫm trong tác giả. Truyện không đẩy lên cao trào nhưng cảm xúc rất trọn vẹn, có lẽ nó đến từ nỗi buồn, sự xót thương với cuộc sống nghèo khổ, tù túng ẩn chứa trong giọng điệu.

Câu 6

Truyện thay lời Thạch Lam cảm thông trước những số phận bi thảm trước Cách mạng tháng Tám, một cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn, lay lắt qua ngày trong đêm đen tĩnh mịch. Đồng thời nó cũng thể hiện sự trân trọng những giá trị nhỏ bé, những mong ước nhỏ nhoi của họ như đặt niềm tin vào ngọn đèn tàu, giống như đợi chờ một cái ánh sáng đến cuộc đời họ.

Câu 1

Chi tiết đoàn tàu tạo thành điểm nhấn cho tác phẩm. Dường như tất cả con người đều trông chờ ánh đèn ấy. Nó báo hiệu đoàn tàu đến, có thể là học sẽ kiếm thêm thu nhập từ những người khách. Ánh sáng ấy trở thành biểu tượng của một cuộc sống tốt đẹp, nhộn nhịp, thứ mà họ mơ ước.

Truyện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam:

– Cốt truyện đơn giản, không có uẩn khúc, không có nút thắt, không có cao trào, câu truyện nhẹ nhàng theo dòng chảy nhưng vẫn lôi cuốn người đọc ở cảm xúc, ở tâm trạng của nhân vật.

– Tác giả đã tinh tế nhận ra sự thay đổi của cảnh vật và tâm trạng, miêu tả chúng một cách cụ thể, gần gũi từ đó khiến câu truyện mạch lạc, gần gũi người đọc hơn.

– Bút pháp tương phản đối lập sử dụng xuất sắc, vừa khắc họa khung cảnh thật điêu tàn, nhưng vẫn mang đầy chất lãng mạn.

– Giọng điệu nhẹ nhàng như thủ thỉ tâm tình, khiến cả tác phẩm như một trang nhật ký ghi chép lại, dễ đi sâu vào lòng người.