BÀI LÀM
Bố cục văn bản gồm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”. Những tâm trạng, suy nghĩ của Liên và cảnh vật trong buổi chiều tàn.
Phần 2: phần còn lại. Tâm trạng của hai chị em Liên khi ngồi đợi tàu và cảnh vật khi màn đêm buông xuống.
Câu 1.
Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong:
Thời gian:
Buổi chiều: Phương tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kên ran ngoài đồng ruộng.
Trời nhá nhem tối
Trời về đêm, những chòm sao lấp lánh.
Không gian:
Dãy phố yên tĩnh. Các nhà đều đã lên đèn.
Chợ tàn. Trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa.
Đường phố trong đêm vắng. Các nhà đóng cửa im ỉm. Bầu trời hàng nghìn sao lấp lánh nhau.
Cảnh vật được tác giả miêu tả trong cảnh chiều tàn rồi đến đêm. Đây là khoảng thời gian dễ gây cảm xúc nhất. Nhất là với Liên – một cô bé có tâm hồn phong phú với những thăng trầm trong cuộc sống lại càng khiến tâm trạng Liên miên man.
Không gian cũng thật vắng vẻ, nhuốm màu buồn thương, tiếc nuối. Đó là một dãy phố im ỉm với những ánh đèn hiu hắt.
Câu 2.
Thạch lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện rất bình dị, rất đơn sơ và rất nghèo qua những chi tiết:
Cảnh chợ tàn: Trên đất chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một vài người bán hàng muộn đang thu xếp hàng hóa.
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi.
Trời nhá nhem tối, thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng trong ngõ đi ra. Chị Tí, mẹ nó theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhieu là đồ đạc. Ngày chị đi mò cua bắt tép, tối đến mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng.
Hai chị em Liên trông coi cửa hàng bé xíu.
Bà cụ Thi hơi điên.
Bác Siêu bán gánh phở trong đêm.
Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu hát cho khách qua lại nghe nhưng chưa có khách.
Cả dãy phố vắng lặng, chỉ còn hai chị em Liên ngồi đợi tàu qua.
Cuộc sống của phố huyện nghèo hiện lên thật bình dị nhưng có phần ảm đạm và hiu hắt. Những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo.
Câu 3.
Tâm trạng của An và Viên trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:
“Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Liên buồn, một nỗi buồn không tên, miên man và đầy tiếc nuối. Có lẽ Liên buồn vì những ngày tháng sung túc, vui vẻ của gia đình trước đây ở thị thành đã không còn. Cũng có thể, Liên buồn vì phố huyện nghèo quá, hiu hắt quá. Trong buổi chiều tàn, có rất nhiều thứ khiến tâm hồn người ta lắng xuống và buồn thương.
Liên thương cảm cho những đứa trẻ cúi lom khom nhặt nhạnh ở chợ tàn. Nhưng chính Liên cũng không có tiền mà cho chúng nó. Liên buồn và thấy mình bất lực.
Trong đêm, những thứ quà bánh của bác Siêu làm chị em Liên nhớ đến những ngày tháng khi còn ở Hà Nội, khi mẹ Liên còn nhiều tiền, chị em Liên được đi chơi ở Bờ Hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỉ niệm còn lại nhớ không rõ rệt gì.
Trong những giây phút chờ tàu đến, chị em Liên suy nghĩ miên man về cuộc sống, về những thứ xa xôi trước kia. Và rồi Liên cũng chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch như phố xá đầy bóng tối.
Câu 4.
Hình ảnh đoàn tàu trong truyện:
Ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi.
Hai chị em chờ không lâu, tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới.
Liên thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.
Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn.
Thạch Lam đã miêu tả hình ảnh đoàn tàu theo thời gian, từ lúc tàu xuất hiện cho đến khi tàu vụt mất. Và theo không gian từ xa đến gần, rồi lại từ gần đến xa theo đường tàu chạy qua chỗ chị em Liên ngồi chờ.
Lí do chị em Liên ngồi chờ tàu
Để mong bán thêm được thứ gì đó.
Để nhìn thấy sự hoạt động cuối cùng của ngày.
Câu 5.
Nghệ thuật miêu tả của Thạch Lam rất chi tiết, rất sâu sắc. Dù những hình ảnh trong truyện rất đơn giản nhưng lại gợi nhiều cảm xúc cho chị em Liên, cho người đọc.
Thạch Lam cũng sử dụng nhiều hình ảnh tương phản: ánh sáng chói lấp lánh của những ngôi sao trên bầu trời đen ngòm. Những ánh đèn leo lắt…
Giọng văn cũng rất nhẹ nhàng, truyền cảm mà thấm thía niềm xót thương.
Câu 6.
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.