Top 6 # Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Ngắn Gọn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Hai Đứa Trẻ (Ngắn Gọn)

Cảnh vật trong chuyền được miêu tả trong không gian và thời gian:

– Thời gian chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối. Đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi. Đây là cảnh chiều tà chuyển dần vào tối đêm. Tác dụng: tạo cho người đọc cảm giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn (thời gian nghệ thuật).

– Không gian: Tác phẩm mở đầu bằng âm thanh tiếng trống thu không gọi buổi chiều cùng những đám mây hồng ở phương Tây như hòn than sắp tàn…rồi kết thúc bằng đêm khuya, con người đi ngủ, cả phố huyện yên tĩnh và đầy bóng tối.

Bức tranh phố huyện: yên tĩnh, thanh bình, tuy buồn nhưng thơ mộng. Cho thấy ngòi bút của nhà văn mang đậm chất hiện thực + lãng mạn, thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.

Phải là người gắn bó với con người và cảnh vật quê hương sâu đậm tác giả mới có thể nắm bắt được những diễn biến tinh vi và nhỏ nhẹ của thiên nhiên nơi đây.

Câu 2: Cuộc sống và hình ảnh của người dân nơi phố huyện được tác giả miêu tả đó là:

– Mấy người bán hàng về muộn.

– Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ đang hi vọng tìm kiếm chút gì cho sự sống.

– Bà cụ Thi hơi điên xuất hiện và biến mất đột ngột.

– Mẹ con chị Tí với chõng hàng nước ế ẩm và vài ba câu đối thoại rời rạc, đứt quãng..

– Chị em Liên – cảnh nhà sa sút, đang tuổi ăn tuổi chơi làm nhiệm vụ phụ giúp mưu sinh cho gia đình nhưng ngày chợ phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu, chẳng cần tính toán cũng đủ biết lời lãi chẳng là bao.

⟹ Con người đủ mọi lứa tuổi, lứa tuổi nào cũng nặng gánh mưu sinh, nhọc nhằn, vất vả. Cuộc sống của họ tù túng, bế tắc, tội nghiệp, nhàm chán và đơn điệu. Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện. Tất cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ.

Câu 3:

Trước khung cảnh thiên nhiên đó, cả hai chị em Liên và An đều có những cảm xúc rất riêng.

– Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó, “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Liên buồn man mác nhưng cô không thu mình lại trong nỗi cô đơn tuyệt vọng mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận mọi sự vật. Đồng thơi, đối với những người dân nghèo nơi phố huyện Liên cũng có cảm thông, thương yêu và trân trọng họ bởi cô hiểu rõ từng hoàn cảnh gia đình.

– Trước cảnh chợ tàn: An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế.

Câu 4:

– Hình ảnh đoàn tàu trong chuyện được miêu tả: Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm. Tàu xuất hiện với những toan đèn sáng trưng, với “đèn ghi xnah biếc”, vơi “tiếng còi xe lửa”, làm khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách khạc ồn ào khe khẽ và rồi nó xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông.Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua.Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.

– Mục đích việc chờ tàu của chị em Liên:

+ Để bán hàng (theo lời mẹ dặn).

+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.

+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ niệm mà chị em cô đã từng được sống.

Câu 5:

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong bài:

– Nghệ thuật miêu tả:

+ Tả cảnh, tả người hay kể chuyện thì tác giả đều chọn lọc tạo những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật lên nội dung của tác phẩm: miêu tả sự biến cảnh vật trong tác phẩm.

+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế và sâu sắc.

– Giọng điệu nhẹ nhàng tâm tình, thủ thỉ. Câu văn thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.

Câu 6:

– Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói, quẩn qhanh, bế tắc.

– Qua đó gợi sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.

⟹ vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.

Luyện tập: Câu 1:

– Nhân vật bé Liên (ngoài ra còn có bé An, bà cụ Thi, chị Tí,…)

– Liên là cô bé nhân hậu, đảm đang, nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng thương người. Diễn biến tâm trạng của Liên diễn ra với những cảm xúc mơ hồ, mong manh, tinh tế, dễ đồng cảm nhưng khó nắm bắt.

– Ý nghĩa biểu tượng của đoàn tàu: Là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm. Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống: giàu sang, nhộn nhịp, đầy ánh sáng nó khác hẳn cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.

Câu 2:

Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:

– Tác phẩm vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.

– Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).

– Ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính biểu cảm

– Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật.

chúng tôi

Hướng Dẫn Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Ngắn Gọn

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Hai đứa trẻ

1. Tác giả

– Thạch Lam (1910-1942) sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương.

Tác giả Thạch Lam (1910-1942)

– Ông có sở trường về truyện ngắn, giọng văn giàu chất thơ và luôn mang những giá trị nhân đạo sâu sắc.

– Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Gió đầu mùa, Sợi tóc, Nắng trong vườn,…

2. Tác phẩm

– Tác phẩm được rút ra từ tập Nắng trong vườn.

Tác phẩm “Nắng trong vườn” của Thạch Lam

– Yếu tố hiện thực và lãng mạn được nhà văn khai thác triệt để.

– Bố cục tác phẩm:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến ” cho chúng “): Cảnh chiều tàn cuối ngày và tâm trạng của Liên.

+ Đoạn 2 (tiếp … đến ” cảm giác mơ hồ không hiểu nổi “): cảnh phố huyện lúc về đêm

+ Đoạn 3 (phần còn lại): cảnh chờ tàu của chị em Liên.

II. Hướng dẫn soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết

Câu 1:

Soạn Hai đứa trẻ qua miêu tả không gian và thời gian:

+ Không gian buổi chiều tà: “phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn”.

+ Cảnh vật thiên nhiên ngày tàn, nhịp sống buồn của phố huyện nghèo trở nên nhỏ hẹp dần.

+ Quang cảnh ngày tàn nơi phố huyện nghèo đói, bé nhỏ, phiên chợ tàn, cảnh chợ lụp xụp, đơn sơ.

Câu 2:

Những kiếp người tàn tạ nơi phố huyện được tác giả miêu tả chân thực đến xót xa:

– Chị Tí ban ngày đi mò cua bắt ốc … tối dọn hàng nước … thắp ngọn đèn dầu leo lét: cuộc sống mưu sinh cứ thế ngày qua ngày và chị cũng chẳng kiếm được bao nhiêu.

– Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt … góp tiếng bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng: sự đìu hiu, đượm buồn và ảm đạm quẩn quanh căn nhà.

– Bà cụ Thi điên nghiện rượu … có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, xiêu vẹo như bóng ma.

– Chị em Liên được tác giả miêu tả chi tiết hơn:

+ Thầy Liên thì mất việc nên gia đình phải chuyển về quê, mẹ của Liên dọn cửa hàng tạp hóa cho hai chị em Liên bán thêm.

+ Liên sống tình cảm, thương những đứa trẻ nghèo và suy nghĩ xa xôi về gánh phở của bác Siêu – một món quà quá đỗi xa xỉ.

+ Cuộc sống cùng cực, nghèo khó của gia đình Liên.

⇒ Tất cả gợi lên vẻ mệt mỏi, buồn chán, cuộc sống đượm màu tẻ nhạt, cô quạnh lặp đi lặp lại một cách vô cùng đơn điệu và quanh quẩn đến xót thương.

Mặc dù cuộc sống mờ mịt, nhàm chán đến thế thì họ vẫn hi vọng dù rất mong manh, mơ hồ rằng sẽ có sự thay đổi, tác giả thể hiện kín đáo sự xót thương của mình trước những số phận hẩm hiu này.

Câu 3:

Tâm trạng của hai đứa trẻ khi nhìn về khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện được ông miêu tả vô cùng khéo léo, tinh tế:

+ Chị em Liên có những cảm nhận về buổi chiều tàn bằng góc nhìn rất riêng, có một chút buồn, một chút gắn bó.

+ Hòa mình vào thiên nhiên, hai đứa trẻ đã phát hiện ra nhiều điều, chúng ngước mắt tìm dòng sông Ngân Hà.

+ Tâm trạng lúc này của hai đứa trẻ là sự hòa hợp, giao cảm với cỏ cây quê hương (qua kẽ lá bàng…giấc mơ không hiểu).

⇒ Hai chị em nghiêm túc lặng lẽ để quan sát nhịp sống bình thường như mọi ngày của phố huyện nhưng đọng lại là cảm giác buồn mênh mang, có trong đó nỗi xót xa, cảm thông với những kiếp người nhỏ bé sống lay lắt trong bóng tối đầy khổ sở, cơ cực.

Câu 4:

Hình ảnh sự xuất hiện của đoàn tàu đêm trong sự chờ đợi, trông ngóng đầy háo hức của chị em Liên:

+ Liên dù “buồn ngủ ríu cả mắt” thì vẫn cố chờ đến khi chuyến tàu đêm đi qua, còn An thì dặn chị gọi mình dậy khi đoàn tàu đến.

+ Hai chị em Liên và An cố gắng thức không phải là để bán được món hàng nào đó cho khách tàu mà “muốn được nhìn chuyến tàu”, muốn được nhìn thấy vầng sáng to rộng của đoàn tàu, ánh sáng từ chốn phố thị phồn hoa về vùng đất tối tăm, nghèo khổ.

Hai chị em Liên chờ đợi đoàn tàu

– Tác giả tập trung miêu tả chi tiết, kỹ lưỡng theo trình tự không gian, thời gian và tâm trạng của hai nhân vật Liên và An.

– Ý nghĩa của chuyến tàu về đêm đối với con người phố huyện nghèo:

+ Đó là biểu tượng của một thế giới mới mà nơi đó sự sống mạnh mẽ, giàu sang, sung túc, rực rỡ màu sắc và ánh sáng.

+ Chuyến tàu gợi nhớ lại những kỉ niệm xưa kia đầy đẹp đẽ, ấm no của hai chị em Liên khi mà thầy chưa bị mất việc.

+ Khi chuyến tàu đêm đi qua cũng là lúc người dân nơi phố huyện nghèo chấm dứt những hoạt động thường nhật và màn đêm phủ đen khắp mọi ngõ ngách.

⇒ Qua dòng tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên, tác giả như muốn lay tỉnh tất cả những ai đang ôm cuộc sống quẩn quanh, nhàm chán.

Câu 5

Nghệ thuật miêu tả và chất văn trong Hai đứa trẻ Thạch Lam :

– Truyện ngắn miêu tả tinh tế những sắc thái và sự biến chuyển của cảnh vật cùng diễn biến tâm trạng của các nhân vật.

– Chất văn lôi cuốn, giọng văn nhẹ nhàng, khách quan, chất chứa trong đó là nỗi xót xa thay cho một kiếp người, phải mang phận nghèo khổ, quẩn quanh không lối thoát.

– Truyện ngắn đậm sắc thái trữ tình và giàu chất thơ.

Câu 6:

– Thạch Lam thể hiện thấm thía nỗi xót thương cho những kiếp người sống lay lắt, quẩn quanh nơi phố huyện trong giai đoạn trước Cách mạng.

– Tác giả đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với những ước mong được vươn tới cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp của họ.

– Truyện còn thể hiện tư tưởng nhân đạo vô cùng sâu sắc.

III. Tổng kết phần soạn bài Hai đứa trẻ

1. Ý nghĩa tác phẩm

– Tình cảm xót thương của tác giả đối với những số phận nghèo khổ, kém may mắn trong xã hội giai đoạn trước cách mạng.

– Trân trọng những ước mong thay đổi số phận, thay đổi cuộc đời sáng tươi, no ấm hơn của những con người khốn khó ấy

2. Giá trị nhân đạo

– Thạch Lam phải có đời sống nội tâm phong phú và tâm hồn nhân đạo thì ông mới có những rung cảm chân thật đến vậy.

– Tình người hiện lên trong tác phẩm cùng với đó là sự xót xa, ngậm ngùi thay cho những kiếp người.

– Thức tỉnh những ai còn sống lầm đường lạc lối trong sự tẻ nhạt, nhàm chán và không biết trân quý cuộc đời.

Qua soạn bài Hai đứa trẻ , chúng ta nhận ra những giá trị nhân đạo sâu sắc được Thạch Lam lồng ghép vào từng chi tiết của tác phẩm một cách đầy tinh tế. Tác phẩm là sự cảm thông, niềm trân trọng và sự hy vọng cho những số phận nghèo khó trong xã hội, đó còn là lời lay động đến những ai đang sống trong lay lắt, sầu khổ, buồn chán cần thay thay đổi suy nghĩ và có mong ước, có hy vọng trong cuộc sống. Kiến Guru hy vọng các bạn sẽ nhận ra nhiều điều từ tác phẩm Hai đứa trẻ Thạch Lam rất đáng đọc này.

Soạn Bài Hai Đứa Trẻ Siêu Ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Thời gian từ chiều muộn đến hết đêm.

– Không gian phố chợ của huyện nghèo đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.

+ Cảnh ngày tàn (tiếng trống thu không, đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn,..)

+ Cảnh chợ tàn.

+ Khung cảnh phố huyện khi đêm xuống tối tăm, đơn điệu.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:

– Hai chị em Liên với sạp hàng con con

– Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước nhưng cũng chẳng ăn thua gì.

– Bà cụ Thi: cất lên tiếng cười duy nhất trong truyện nhưng lại hơi điên và uống rượu.

– Những đứa trẻ nghèo: nhặt nhạnh những gì còn sót lại ở khu chợ nghèo.

– Gánh phở bác Siêu ế ẩm, bác phải gánh vào làng; gia đình bác xẩm ế khách, ngủ gục trên manh chiếu, thằng con nhỏ bò ra cát nghịch bẩn.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Tâm trạng của Liên trước khung cảnh phố huyện:

– Tâm trạng của Liên khi chiều tàn:

+ Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; bóng tối ngập đầy dần trong đôi mắt Liên.

+ Ngồi yên lặng ngắm phố huyện lúc hoàng hôn buông xuống.

+ Thương mấy đứa trẻ nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.

+ Vội dọn hàng vì vâng lời mẹ dặn.

– Tâm trạng lúc đêm khuya:

+ Nhớ những kỉ niệm đẹp và cuộc sống sung túc khi còn ở Hà Nội: được đi chơi bờ hồ, được ăn kem, nhớ về một vùng sáng rực.

+ Yên lặng dõi theo những mảnh đời tàn tạ xung quanh ở phố huyện.

+ Thèm phở bác Siêu nhưng không dám ăn vì đó là món quà xa xỉ.

+ Cùng em hướng lên ngắm nhìn trời sao nhưng nhanh chóng mỏi trí nghĩ và quay về mặt đất phủ đầy bóng tối.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Hình ảnh đoàn tàu:

+ Đây là hoạt động cuối cùng của đêm.

+ Âm thanh náo động với tiếng còi rít khi vào ga, mạnh mẽ rầm rộ đi tới.

+ Tràn ngập ánh sáng với các của kính sáng trưng, đồng và kền lấp lánh, lố nhố những người…

– Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua vì:

+ Đoàn tàu đẹp đẽ, náo động, hấp dẫn.

+ Sâu xa hơn, đoàn tàu gợi đến một thế giới khác vui vẻ, hạnh phúc, giàu có, khác hẳn với cuộc sống tù đọng, buồn tẻ và nghèo nàn ở phố huyện.

+ Đoàn tàu là hi vọng và là giấc mơ của hai chị em Liên và An.

Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Nghệ thuật đặc sắc trong truyện:

– Truyện đậm chất trữ tình, truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi giàu chất thơ và lấp lánh tình người.

– Nghệ thuật đối lập (giữa ánh sáng và bóng tối), nhiều chi tiết đắt giá, hình ảnh biểu tượng.

– Giọng văn nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ nhưng thấm thía, đầy yêu thương.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.

Câu 6 Trả lời câu 6 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Truyện ngắn Hai đứa trẻ thấm đẫm tư tưởng nhân đạo:

– Xót thương những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh.

– Cảm thông, trân trọng mong ước của những con người nghèo khổ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

Luyện tập Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1)”

– Ấn tượng với nhân vật Liên, đặc biệt qua chi tiết: “Liến thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó”.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Phong cách nghệ thuật Thạch Lam:

– Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

– Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng, trữ tình.

– Sử dụng thủ pháp đối lập tương phản ánh sáng – bóng tối trong miêu tả.

– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

– Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.

Bố cục Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”): Cảnh phố huyện lúc chiều tàn

– Phần 2 (tiếp theo đến “có những cảm giác mơ hồ không hiểu): Cuộc sống phố huyện khi đêm đến

– Phần 3 (đoạn còn lại): Cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện

ND chính

– Cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám

– Niềm cảm thông, thương xót, trân trọng của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ

chúng tôi

Soạn Hai Đứa Trẻ Siêu Ngắn

– Thời gian từ chiều muộn đến hết đêm.

– Không gian phố chợ của huyện nghèo đối lập giữa ánh sáng và bóng tối.

+ Cảnh ngày tàn.

+ Cảnh chợ tàn.

+ Khung cảnh phố huyện khi đêm xuống tối tăm, đơn điệu.

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:

– Mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước nhưng cũng chẳng ăn thua gì.

– Bà cụ Thi: cất lên tiếng cười duy nhất trong truyện nhưng lại hơi điên và uống rượu.

– Những đứa trẻ nghèo: nhặt nhạnh những gì còn sót lại ở khu chợ nghèo.

– Gánh phở bác Siêu ế ẩm, bác phải gánh vào làng; gia đình bác xẩm ế khách, ngủ gục trên manh chiếu, thằng con nhỏ bò ra cát nghịch bẩn.

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tâm trạng của Liên trước khung cảnh phố huyện:

+ Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; bóng tối ngập đầy dần trong đôi mắt Liên.

+ Ngồi yên lặng ngắm phố huyện lúc hoàng hôn buông xuống.

+ Thương mấy đứa trẻ nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.

+ Vội dọn hàng vì vâng lời mẹ dặn.

+ Nhớ những kỉ niệm đẹp và cuộc sống sung túc khi còn ở Hà Nội: được đi chơi bờ hồ, được ăn kem, nhớ về một vùng sáng rực.

+ Yên lặng dõi theo những mảnh đời tàn tạ xung quanh ở phố huyện.

+ Thèm phở bác Siêu nhưng không dám ăn vì đó là món quà xa xỉ.

+ Cùng em hướng lên ngắm nhìn trời sao nhưng nhanh chóng mỏi trí nghĩ và quay về mặt đất phủ đầy bóng tối.

Câu 4 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

+ Đây là hoạt động cuối cùng của đêm.

+ Âm thanh náo động với tiếng còi rít khi vào ga, mạnh mẽ rầm rộ đi tới.

+ Tràn ngập ánh sáng với các của kính sáng trưng, đồng và kền lấp lánh, lố nhố những người…

– Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua vì:

+ Đoàn tàu đẹp đẽ, náo động, hấp dẫn.

+ Sâu xa hơn, đoàn tàu gợi đến một thế giới khác vui vẻ, hạnh phúc, giàu có, khác hẳn với cuộc sống tù đọng, buồn tẻ và nghèo nàn ở phố huyện.

+ Đoàn tàu là hi vọng và là giấc mơ của hai chị em Liên và An.

Câu 5 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nghệ thuật đặc sắc trong truyện:

– Truyện đậm chất trữ tình, truyện không có cốt truyện nhưng vẫn hấp dẫn bởi giàu chất thơ và lấp lánh tình người.

– Nghệ thuật đối lập (giữa ánh sáng và bóng tối), nhiều chi tiết đắt giá, hình ảnh biểu tượng.

– Giọng văn nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ nhưng thấm thía, đầy yêu thương.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.

Câu 6 (trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Truyện ngắn Hai đứa trẻ thấm đẫm tư tưởng nhân đạo:

– Xót thương những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh.

– Cảm thông, trân trọng mong ước của những con người nghèo khổ về một cuộc sống tươi sáng hơn.