Top 12 # Soạn Bài Giảng Online Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Hướng Dẫn Soạn Bài Giảng Online Dễ Dàng Nhất

A. Giới thiệu

Hướng dẫn này sẽ trình bày cách thức dễ dàng nhất để giáo viên có thể soạn bài giảng, bài học bằng công cụ MIỄN PHÍ quen thuộc với mọi người Google Drive (trước đây hay được gọi là Google Docs).

Giáo viên chỉ mất khoảng 30 phút để có thể thành thạo những kỹ năng trong hướng dẫn này.

Google Docs cung cấp một bộ những công cụ văn phòng miễn phí, hoạt động trên online (qua trình duyệt) thay thế cho bộ phần mềm trả tiền Microsoft Office.

So sánh giữa Google Docs và Microsoft Office

Không cần cài đặt, chỉ cần có tài khoản mail của Google (gmail) và có trình duyệt là dùng được

Phải cài đặt trên máy tính (trừ bộ Office365)

Để sử dụng công cụ cần có Internet (vì dùng từ trình duyệt)

Không cần Internet (trừ bộ Office365)

Có khả năng cộng tác nhóm

Khả năng cộng tác nhóm hạn chế

Truy cập được tài liệu từ bất cứ máy tính hay điện thoại có kết nối Internet

Chỉ truy cập được trên máy lưu trữ tài liệu

Bộ Google Docs gồm nhiều công cụ, phù hợp cho hoạt động giảng dạy online, có thể điểm qua một số công cụ:

Google Drive

Hiểu đơn giản là thư mục lưu trữ tài liệu trên online (thay cho ổ đĩa trên máy tính), phù hợp để lưu trữ và chia sẻ tài liệu cho học sinh

Google Docs

Công cụ soạn thảo văn bản, giống như Microsoft Word, phù hợp để soạn giáo án

Google Sheets

Công cụ bảng tính, giống như Microsoft Excel, nói chung không cần cho việc soạn bài giảng

Google Slides

Công cụ trình chiếu, giống như Microsoft Powerpoint, phù hợp để soạn bài giảng

Google Forms

Công cụ tạo biểu mẫu hỏi, phù hợp để soạn bài kiểm tra trắc nghiệm

Google Sites

Công cụ tạo trang web nhanh, phù hợp nếu giáo viên muốn tạo ra một không gian học tập online để cung cấp tài liệu và tương tác với học sinh. Để tổ chức lớp học online, giáo viên nên dùng Google Classroom thay thế thì tốt hơn.

Những công cụ này đơn giản hơn các công cụ trong bộ Microsoft Office, nên nếu giáo viên đã quen dùng Office thì sẽ thấy dùng những công cụ này rất đơn giản.

Do đó, bài hướng dẫn này không đi vào chi tiết hướng dẫn sử dụng từng công cụ mà sẽ tập trung vào việc sử dụng Google Drive để tổ chức tài liệu và chia sẻ cho học sinh khi giáo viên dạy online.

B. Hướng dẫn

1. Tạo và tổ chức thư mục

Để đưa được tài liệu dùng cho buổi học online lên mạng, trước tiên giáo viên cần có thư mục lưu trữ trên mạng. Khi giáo viên đã có sẵn tài khoản thư điện tử gmail thì chỉ cần đăng nhập vào đường dẫn https://drive.google.com để vào thư mục online. Trường hợp giáo viên chưa có tài khoản gmail thì đăng ký tại https://gmail.google.com (nếu bạn chưa biết cách đăng ký thì có thể làm theo hướng dẫn này)

Nếu đăng nhập lần đầu vào Google Drive, bạn sẽ thấy giao diện như sau (chưa có thư mục nào, chỉ có tài liệu hướng dẫn sử dụng có sẵn của google):

Tài khoản gmail đăng ký miễn phí sẽ lưu trữ được tối đa 15GB. Để hình dung lượng tài liệu lưu được, nếu trung bình mỗi tài liệu của giáo viên nặng 5MB thì mỗi tài khoản gmail này có thể lưu trữ 3000 tài liệu.

Trên Google Drive, giáo viên có thể tổ chức thư mục và file tương tự như trên ổ cứng máy tính của mình.

Để tạo thư mục mới, ví dụ thư mục để lưu trữ tài liệu cho 1 lớp, cần thực hiện như sau:

Nhấp chuột vào mục

Chọn Folder

Đặt tên cho thư mục và nhấn Create

Một thư mục mới sẽ được tạo ra

Có thế nhấn đúp chuột vào thư mục đó để tạo các thư mục con, thực hiện tương tự như trên.

2. Tạo tài liệu

Sau khi tạo thư mục để chứa tài liệu, giáo viên có thể tạo tài liệu ứng với các loại đã trình bày ở trên.

Để thực hiện tạo một loại tài liệu, hãy thực hiện theo các bước sau:

Di chuyển đến thư mục cần lưu tài liệu

Nhấp chuột vào mục

Chọn loại file tài liệu cần tạo (nhấn More để truy cập thêm các công cụ khác)

Tài liệu mới sẽ được mở ra ở một tab riêng để có thể soạn thảo luôn

Nhấn vào để đặt tên cho tài liệu

File tài liệu sẽ được lưu vào thư mục

3. Tải tài liệu từ máy tính lên

Ngoài tạo tài liệu trực tiếp trên Google Drive, giáo viên cũng có thể upload để tải tài liệu có sẵn trên máy tính của mình lên. Cách thực hiện như sau:

Nhấp chuột vào mục

Chọn File Upload để tải file lên hoặc Folder Upload để tải cả thư mục lên

Rồi chọn file hay thư mục cần đưa lên

Sau khi file được upload lên, file sẽ ở định dạng chỉ xem được. Nếu giáo viên cần sửa tài liệu trực tiếp trên Google Drive thì cần nhấn phải chuột vào tài liệu và chọn Google Docs

4. Tải tài liệu từ điện thoại lên

Trong nhiều tình huống có thể giáo viên cần phải chụp sách bài tập hay tài liệu giấy. Thông thường có 2 cách để thực hiện việc này:

Cách 1: cài phần mềm Google Drive trên điện thoại

Vào Google Play trên điện thoại Android, hoặc App Store trên điện thoại iPhone

Nhập từ khoá tên ứng dụng: Google Drive

Nhấn nút cài đặt

Sau khi cài đặt xong, hãy đăng nhập vào ứng dụng Google Drive trên điện thoại

Sau khi đăng nhập, nhấn mục để truy cập vào các thư mục giống như truy cập trên trình duyệt

Nhấn tiếp vào rồi cho phép truy cập camera để chụp thẳng tài liệu cần đưa lên

Hoặc nếu ảnh đã được chụp trước đó, đặc biệt trường hợp cần tải nhiều file lên đồng thời, thì nhấn vào mụcrồi truy cập vào thư mục ảnh trên điện thoại để upload lên.

Cách 2: nếu không cài ứng dụng Google Drive trên điện thoại, cách đơn giản nhất là gửi ảnh cho chính mình thông qua chat trên facebook messenger sau đó download từ messenger về máy tính, rồi upload lên Google Drive như hướng dẫn ở mục 3 trên.

5. Chèn trực tiếp ảnh, video vào bài giảng

5.1. Chèn ảnh vào bài giảng

a. Khi cần chèn ảnh từ máy tính giáo viên vào bài giảng:

b. Khi cần chèn file ảnh từ Google Drive vào bài giảng

Rồi tìm đến file ảnh trên Google Drive cần chèn vào

c. Khi cần chụp ảnh từ tài liệu giấy vào bài giảng:

Nếu trên máy tính của giáo viên có sẵn webcam thì có thể chụp trực tiếp sách và chèn thẳng vào file tài liệu như sau:

Rồi cho phép truy cập camera nếu trình duyệt hỏi, rồi giơ tài liệu ra trước camera để chụp. File được chụp sẽ được chèn thẳng vào tài liệu.

5.2. Chèn video từ youtube vào bài giảng

Rồi nhập vào tiêu đề video cần tìm

Chọn video muốn chèn rồi nhấn nút Select để đưa video vào bài học

6. Chia sẻ tài liệu cho học sinh

Khi đưa bài giảng hay tài liệu lên Google Drive, giáo viên có thể dễ dàng chia sẻ tài liệu cho học sinh theo 1 trong 2 cách như sau.

Nếu tài liệu đang được mở ở chế độ soạn thảo, nhấn vào nút

Ngoài hình thức nhập email của học sinh, cách đơn giản hơn giáo viên có thể copy đường link của tài liệu và gửi cho học sinh. Học sinh nào có đường link đó sẽ truy cập được tài liệu.

Nếu sử dụng Google Classroom, giáo viên chỉ cần dán đường link này lên tường để học sinh biết và truy cập được.

7. Giao bài tập nhóm

Google Docs còn có một khả năng rất mạnh mẽ là cho phép nhiều học sinh đồng thời có thể sửa trên cùng một tài liệu.

Để tổ chức việc làm việc nhóm này, giáo viên có thể tạo sẵn các file thu hoạch của từng nhóm, sau đó nhập email (hay gửi đường link) của các thành viên nhóm và đặt chế độ xem là Can edit.

Khi đó các học sinh của cùng 1 nhóm có thể đồng thời mở và sửa nội dung tài liệu.

Các bài cùng series sẽ xuất bản:

4. Hướng dẫn kiểm tra đánh giá online dễ dàng nhất

5. Hướng dẫn dạy buổi học trực tiếp trên Google Meet dễ dàng nhất

6. Hướng dẫn dạy buổi trực tiếp trên Zoom dễ dàng nhất

7. Hướng dẫn dạy học online trên Facebook dễ dàng nhất

8. Hướng dẫn thiết lập lớp tự ôn tập dễ dàng nhất

9. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động bổ trợ khác dễ dàng nhất

10. Cung cấp thêm tài liệu học bổ trợ trên Internet dễ dàng nhất

Là chuyên gia công nghệ và giáo dục đồng thời là mentor FUNiX, anh Quách Ngọc Xuân còn là một trong những người đầu tiên sáng lập nên Đại học Trực tuyến đầu tiên của Việt Nam. Trong 14 năm gia nhập đời sống công nghệ, anh Xuân đã có 8 năm kinh nghiệm giảng dạy tại FPT Aptech, Đại học FPT và từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như: Trưởng nhóm lập trình tại FPT Software, Giám đốc đào tạo FPT Aptech, Trưởng ban Phát triển chương trình FPT Polytechnic.

Top 5 Công Cụ Soạn Bài Giảng Online 2022

Ngày nay, dù nhiều hình thức giáo dục vẫn đang được thực hiện theo mô hình đào tạo tại chỗ, việc sử dụng mô hình đào tạo online đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Việc áp dụng mô hình này không chỉ làm giảm chi phí đào tạo, và dễ quản lý hơn cho các doanh nghiệp, mà đối với các nhà giáo dục, điều này còn có nghĩa giúp chuyển tải các nội dung giáo dục chất lượng cao đến khắp mọi nơi. Cũng từ đây, các công cụ soạn bài giảng online ra đời, cho phép các giảng viên đồng nhất nội dung giảng dạy bằng cách tận dụng tối đa các công nghệ hiện đại.

Trên thực tế hầu hết các sinh viên và người đi làm ngày nay đều có điện thoại thông minh và các thiết bị kết nối internet khác, và cũng có rất nhiều ứng dụng nhằm mục đích giúp việc học tập dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nếu bạn muốn hiệu chỉnh một bài kiểm tra, bạn có thể truy cập tài liệu ở bất cứ chỗ nào (miễn là có kết nối internet). Hoặc nếu bạn muốn học ngoại ngữ, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng học ngôn ngữ và thẻ ghi chú trực tuyến.

Thông qua các phương tiện kỹ thuật số, việc học trở nên cơ động hơn bao giờ hết, và bạn cũng không cần phải tốn nhiều nỗ lực để có thể thuần thục các ứng dụng học tập online. Với xu hướng đó, các tổ chức đào tạo và các nhà giáo dục tạo ra các khóa học cũng đang thay đổi đáng kể cách họ thiết kế bài giảng cho các khoá học online. Bài viết này sẽ liệt kê 6 công cụ soạn bài giảng online hiện hành phổ biến.

Articulate 360 được tạo ra đặc biệt cho những ai muốn tối ưu hoá giao diện cho thiết bị di động. Nền tảng này cho phép bạn tạo các khóa học trực quan và tương tác cao với mọi thiết bị mà không phải điều chỉnh cho từng giao diện. Bạn chỉ cần nhấp vào nút “xuất bản” thì Articulate – thông qua các tính năng Storyline và Rise của nó – tự động đảm bảo khóa học của bạn sẽ sẵn sàng cho thiết bị di động.

Ngoài ra còn có một trình soạn thảo văn bản và hình ảnh, nghĩa là bạn có thể có mọi thứ trước khi công khai khóa học. Và khi bạn thực hiện thay đổi, tất cả công việc của bạn sẽ được lưu trên đám mây – phòng khi có sự cố. Bạn thậm chí còn có thể nhờ các chuyên gia giáo dục kiểm tra chất lượng dự án của mình thông qua hệ thống đánh giá, hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau như tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.

iSpring Suite là bộ công cụ đầy đủ được thiết kế để xây dựng các khóa học online bằng PowerPoint tương thích với các thiết bị di động. Bộ công cụ này cho phép bạn tạo các slide, câu đố, thuyết trình video, screencasts và mô phỏng hội thoại một cách dễ dàng. Với iSpring, bạn cũng có thể chuyển đổi sách hướng dẫn và sách giáo khoa định dạng Word, PDF và PPT hiện có của mình thành sách điện tử tương tác chỉ trong vài cú nhấp chuột. Nền tảng này cho phép dùng thử miễn phí 14 ngày.

Với thiết kế trực quan, bạn hoàn toàn có thể thiết kế và tích hợp thương hiệu của mình trên bài giảng và tùy chỉnh giao diện mà không cần lập trình phức tạp.

Nếu bạn đang tìm cách xuất bản các khóa học bằng nhiều ngôn ngữ và phiên bản khác nhau, thì bạn hoàn toàn yên tâm khi biết rằng nền tảng này cho phép quản lý hàng trăm khóa học cùng một lúc. Và bởi vì tính năng giao diện đáp ứng được tích hợp sẵn, nên các bài giảng của bạn khi xuất bản sẽ trông đẹp trên mọi kích cỡ màn hình. Điều đáng lưu ý là trước khi quyết định mua gói cao cấp của sản phẩm, bạn có thể dùng thử phần mềm miễn phí – nhưng chỉ trong 14 ngày.

Như bạn đã biết, rất nhiều công cụ soạn thảo e-learning dựa trên nền tảng web và Shift cũng không là ngoại lệ. Nó được thiết kế để giúp bạn tạo bài giảng online một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Khi bạn đã hoàn tất soạn thảo một khoá học online, bạn không phải lo lắng về việc điều chỉnh cho phù hợp với những người dùng khác nhau. Với tính năng xuất bản chỉ qua một nút nhấn, tác phẩm của bạn sẽ được trình bày hoàn chỉnh đáp ứng giao diện của nhiều thiết bị khác nhau – bất kể kích thước màn hình, độ phân giải hoặc tỷ lệ khung hình của chúng. Bạn có thể sử dụng thử 14 ngày miễn phí trước khi quyết định mua.

Lectora Inspire là một trong những công cụ biên soạn bài giảng online lâu đời nhất, hiện đang ở phiên bản thứ mười bảy. Đây cũng là nền tảng web này có chức năng đáp ứng tốt trên các thiết bị khác nhau, nhưng nó đòi hỏi một chút kinh nghiệm về kịch bản so với một số công cụ khác được liệt kê trong bài viết này.

Với Lectora Inspire, bạn có thể tạo các khóa học cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như đào tạo nhân viên hoặc bán các khóa học cho khách hàng. Có vô số kịch bản cho bạn lựa chọn trên công cụ này, nó cũng cho phép bạn truy cập vào các thư viện đồ họa nâng cao, trình đánh giá trực tuyến và thư viện mẫu màn hình.

(Nguồn: Tổng hợp)

Các Bước Để Triển Khai Giảng Dạy Online

Thời gian gần đây Hachium nhận được rất nhiều câu hỏi của các thầy cô, hay trung tâm đào tạo hỏi về cách dạy học online như thế nào để thu về trên 400 triệu trong vòng 5 ngày. Câu trả lời thật sự không hề dễ dàng.

Ngay cả khi viết ra bài blog này, Hachium vẫn còn rất nhiều câu hỏi khác cần trả lời. Nội dung khóa học như thế nào mới đảm bảo thành công? Liệu khóa học làm ra có thể đem lại về doanh thu bù đắp được cho thời gian, chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để có nguồn học viên ổn định? Làm sao để phân phối khóa học một cách hiệu quả nhất?…

Với một thị trường mà tâm lý tiêu dùng dành cho các khóa học trực tuyến còn tương đối dè dặt như ở Việt Nam, thật sự rất khó để kiếm được một công thức thành công chung cho tất cả mọi người. Tuy vậy, với việc có được gần 500 học viên chỉ trong tuần đầu tiên, anh Văn Thượng Hỉ đã minh chứng cho việc e-learning hoàn toàn có hiệu quả hơn suy nghĩ của số đông.

Mọi người đều mong muốn tạo khóa học ra, khai giảng, và thu về khoản doanh thu liên tục và ổn định. Tuy vậy, chính áp lực phải làm đúng mọi thứ ngay từ đầu, khi thậm chí còn chưa hiểu rõ cách thức vận hành một trường học trực tuyến, có thể khiến cho khóa học của bạn trở nên thất bại. Bằng việc nghiên cứu câu chuyện thành công của các trường học điển hình như Fedu, KTC, hay nguonhocbong,… Hachium nhận ra rằng, điểm mấu chốt quyết định thành công của khóa học, không chỉ nằm ở trong các nội dung được giảng dạy, mà còn ở cách thức làm marketing cho khóa học. Sự chuẩn bị nào là cần thiết và các công việc cần phải làm khi triển khai khóa học ra đối với học viên có thể quyết định hơn 80% sự thành bại của khóa học.

Vì lẽ đó, thay vì tiếp tục thử rồi thất bại, mất niềm tin về sự hiệu quả trong dạy trực tuyến. Bạn hãy dành thời gian đọc bài viết này, để tìm hiểu thêm về các chiến thuật, các bước, các công việc cần phải làm để đảm bảo cho kiến thức của bản thân được đến với nhiều người nhất có thể và tạo ra một nguồn thu nhập từ việc dạy học online.

Tập data khách hàng tiềm năng

20% nội dung khóa học của bạn

BƯỚC 1: THU THẬP DATA KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

Vậy thì, làm sao để có thể kết nối với đối tượng này? Sự thất bại của khóa học có thể lường trước nếu bạn không chuẩn bị cho việc giữ liên lạc với tập đối tượng này. Vì sao?

Không ai có đủ sự tin tưởng, hứng thú hay sẵn sàng bỏ tiền ra cho một nội dung khóa học mà họ chỉ có thể xem qua trước 5, 10 phút từ một người hoàn toàn xa lạ. Quan trọng hơn nữa, những khách hàng – học viên mới mà bạn may mắn có được cũng sẽ rất khó khăn trong việc giới thiệu, đưa khóa học của bạn cho bạn bè của họ – Điều vô cùng cần thiết và quyết định thành công hay thất bại của khóa học trực tuyến.

Vậy làm sao để xây dựng? Và như thế nào là đủ?

Nếu bạn là người giảng dạy/ đào tạo có tiếng và đã có cộng đồng của riêng mình trên mạng – Group Facebook/ Fanpage hay List mail subscribers của riêng mình, bạn sẽ chỉ cần hỏi họ về việc bạn sẽ xuất bản một khóa học online trong thời gian tới, và ai mong muốn nhận thông tin thì hãy để lại số điện thoại/email để bạn có thể liên hệ khi khai giảng. Đơn giản phải không? Nhưng nếu bạn chưa có cộng đồng của riêng mình, câu chuyện sẽ ra sao nhỉ? Nếu bạn chưa có cộng đồng, bạn sẽ phải bắt đầu xây dựng cộng đồng của mình. Bạn có thể chia sẻ lên trang cá nhân Facebook, Group Facebook để những người có nhu cầu có thể biết đến.

Bắt đầu từ đâu và triển khai như thế nào. Đây quả là một việc quá sức, và bạn sẽ kì vọng một agency chuyên về sale mà marketing làm cho bạn?

Có một công thức tính doanh thu đơn giản và hữu hiệu là như thế này:

Mục tiêu doanh thu = (Dung lượng khách hàng * tỉ lệ chuyển đổi) * Đơn giá khóa học

Mục tiêu doanh thu: là con số bạn tự đề ra cho chính bản thân mình, có thể là 100 triệu, 200 triệu hay thậm chí 1 tỷ đồng. Con số này sẽ quyết định các biến số ở phía sau.

Dung lượng khách hàng: chính là số khách hàng từ tập data tiềm năng bạn đã khai thác ở trên, có thể là 10,000 người, 20,000 số điện thoại, hay 100,000 email đã được xác thực.

Tỉ lệ chuyển đổi: – đây là con số khó xác định nhất, và cũng là con số mà bạn cần kiểm soát nhất. Ở Việt Nam, kênh chuyển đổi tối ưu là qua điện thoại. Với tỉ lệ từ 2 – 5% theo như khảo sát từ phía Hachium, còn tỉ lệ trên mail thấp hơn, ở mức dưới 2%. Trong khi đó, tỉ lệ chốt đơn khi gặp mặt trực tiếp có thể lên tới 68%. Nhưng đó là một câu chuyện khác, vì bạn nên nhớ là ở đây bạn đang giảng dạy online, và bạn sẽ sử dụng các kênh trực tuyến để triển khai khóa học. Sau khi chọn cho mình kênh triển khai – telesale/mail, bạn hãy ghi con số tỉ lệ chuyển đổi vào và bước tới việc định giá khóa học.

Đây có thể là câu chuyện con gà – quả trứng, song trên thực tế rất nhiều người gặp phải. Không chuẩn bị trước cũng là cách chuẩn bị cho thất bại. Việc thầy Hỉ có thể đạt được con số 400,000,000 đồng chỉ trong 5 ngày có được hoàn toàn dựa trên sự chuẩn bị từ trước. Thậm chí chi phí cho khóa học là 1,000,000 đồng là cao hơn nhiều so với mặt bằng các khóa học trực tuyến ở Việt Nam: các khóa học ở Topica/Kyna/Unica thường chỉ dao động trong khoảng từ 200,000 đồng đến 500,000 đồng sau khuyến mại, giảm giá. Một phần là nhờ sự chuẩn bị, đầu tư cho nội dung, phần khác quyết định quan trọng hơn là thầy đã có được tập data khách hàng của riêng mình trong thời gian trước khai giảng. Một bài giảng tốt + chiến thuật hợp lý sẽ đưa tới thắng lợi có thể báo trước.

BƯỚC 2: CHUẨN BỊ 20% NỘI DUNG CỦA KHÓA HỌC?

Liệu bạn có thể dẫn dắt họ tới trang khóa học của bạn? Nội dung trình bày, miêu tả cho khóa học đã đủ hấp dẫn? lLanding page/ Facebook/Google Ads mà bạn chạy có thể đảm bảo hiệu quả chuyển đổi trên kênh lực chọn? Liệu họ có THỰC SỰ CẦN đến khóa học mà bạn dày công xây dựng?

Cách trả lời tốt nhất có tất cả câu hỏi ở trên là hãy bán trước 1 phần khóa học của bạn và xin ý kiến phản hồi từ chính học viên. Như việc trong giáo trình của bạn có 10 học phần, hãy thử phát miễn phí hoặc với một mức giá rẻ nhất có thể cho 2 học phần đầu tiên rồi xin ý kiến phản hồi từ chính khách hàng của bạn – những người quyết định cho 8 học phần tiếp theo nên xây dựng thế nào chứ không phải chỉ riêng bạn.

Bằng cách chuẩn bị chỉ một phần nội dung chính thức trước khi khai giảng, bạn có thể giảm thiểu được rủi ro này và có được một giáo trình chuẩn best-seller khi nhận được những góp ý từ phía học viên.

Thực tế thì mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu bạn có thời gian để hoàn chỉnh cả 10 học phần trước khi chính thức khai giảng. Tuy vậy, cũng nhiều vấn đề có thể xảy ra khi bạn làm như vậy. Nếu bạn là giáo viên tiếng Anh, với dự định ban đầu dạy cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trên nền tảng Hachium. Bạn thiên nặng về 2 học phần nghe và đọc và dành 8/10 chương cho 2 phần này, 2 chương cuối sẽ dành cho nói và và viết. Khi học viên sử dụng bài giảng của bạn, dù chất lượng nội dung rất cao nhưng lại có phản hồi là muốn học nhiều thêm về nói – viết! Bạn sẽ giải quyết như thế nào? Xây dựng thêm và bán ở khóa khác? Tặng miễn phí cho học viên? Hay một phương án của riêng bạn? Tất cả phương án nêu trên đều có độ trễ và phát sinh thêm kha khá thời gian, chi phí của bạn.

2. KHAI GIẢNG KHÓA HỌC MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Sẽ cần có 2 giai đoạn nối tiếp ngay sau quá trình chuẩn bị để bạn có thể có được một khóa học khai giảng mỹ mãn.

Giáo dục: làm nóng tập khách hàng của bạn

Bán hàng: đưa khóa học của bạn đến với tập kể trên

BƯỚC 3: GIÁO DỤC VÀ CUNG CẤP THÊM GIÁ TRỊ CHO ĐỐI TƯỢNG

Vậy bạn phải làm gì để những khách hàng tiềm năng mong muốn mua khóa học của bạn? Một cách chủ đồng và nhiệt thành? Hãy tiếp tục với câu chuyện kể trên? Điều gì khiến bạn bước chân vào một nhà hàng, hay hàng quán nào đó? Có phải đấy là nhờ danh tiếng? Nhờ một người bạn giới thiệu? Nhờ cảm giác mà bạn thấy được mỗi lần bước chân vào đó? Tất cả những điều trên là thứ bạn cần. Hãy giới thiệu về bản thân bạn, về khóa học của bạn trước khi nghĩ tới việc khai giảng khóa học đó.

Mục tiêu trong giai đoạn này là tạo ra nhu cầu cho những gì bạn sẽ giảng dạy thông qua việc giáo dục khách hàng tiềm năng của bạn. Đồng nghĩa với việc họ sẽ hiểu được rằng khóa học đấy là gì? Dạy cho ai? Dạy như thế nào? Và đen lại được những lợi ích gì cho họ. Điều quan trọng nhất là khiến họ thoải mái và tin tưởng với chất lượng nội dung mà bạn cung cấp cho họ. Như những tài liệu quý mà bạn gửi đi, những câu chuyện, những chia sẻ, những bí quyết có thể khiến họ phát cuồng về bạn và yêu cầu bạn phải làm ra một khóa học để dạy cho họ nhiều hơn.

Quá trình này có thể kéo dài từ 2 tuần tới một tháng. Tùy thuộc vào kích cỡ nội dung và tầm ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại của bạn. Hãy nhớ về con số dung lượng khách hàng mà bạn cần phải có để đạt được mục tiêu kinh doanh. Đầu tư vào nội dung để có thể đạt được con số ấy! Đừng bỏ boom họ bằng những mail rác với nội dung cóp nhặt ở bất cứ đâu mà họ có thể dễ dàng tìm thấy. Hãy gửi đi:

Những bài viết tâm đắc của bạn, hay đơn giản chỉ là một status/ một post của nhiều tương tác nhất mà bạn có;

Lịch livestream (nếu bạn thông thạo cách livestream, tin tôi đi, nhiều thầy cô có thể dễ dàng bán đi các khóa học khi livestream chia sẻ về bất kì nội dung chuyên môn nào);

Các videos – như đã nói ở trên, một phần bài giảng của bạn có thể đăng tải lên để tăng tương tác cũng như làm rõ hơn cho mọi người hình dung về sản phẩm của bạn, về những gì bạn giỏi và bạn sẽ truyền đạt lại cho họ.

Những nhóm kínvới nội dung “chất” những gì họ không thể nhận được nếu không tham gia, và hãy đảm bảo rằng những nội dung này thật sự “chất” chứ đừng chỉ là đảm bảo “lượng”;

Một khóa học miễn phí? Tại sao không, Hachium có thể hoàn toàn giúp bạn trải nghiệm sự tiện ích và hiệu quả trong giảng dạy trực tuyến với gói dịch vụ từ 0đ!

Những nội dung gửi đi này là cách mà bạn có thể nói cho những khách hàng tiềm năng của bạn về những gì bạn sẽ và có thể giảng dạy. Cũng như phần nào đưa chất lượng của bài giảng mà bạn cung cấp đến cho họ trải nghiệm. Hãy đưa cho họ một phần miếng bánh trước khi họ nghiền và đòi mua cả cái bánh của bạn!

Hãy làm cho học viên tiềm năng của bạn hiểu được rằng khóa học đấy là gì? Dạy cho ai? Dạy như thế nào? Và đen lại được những lợi ích gì cho họ.

Đừng quên điều này nếu không muốn khóa học của bạn hoàn thành trở nên thất bạn. Hãy cân nhắc đến các kênh có thể giúp bạn triển khai hoạt động giáo dục khách hàng hiệu quả như:

Hãy để nội dung thật tự nhiên và như là việc bạn chia sẻ kiến thức thông thường như bao ngày khác. Đừng cố bán hàng ở giai đoạn này mà hãy cố gắng làm tốt việc tương tác với khách hàng của bạn, đến khi họ thực sự hiểu và có mong muốn học hỏi nhiều hơn từ bạn. Đến lúc đó, chuyển sang bước tiếp theo.

BƯỚC 4: KHAI GIẢNG TRƯỜNG HỌC

Câu chuyện về giảng viên kiếm gần nửa tỷ đồng chỉ trong tuần đầu tiên khai giảng

Ở Hachium vẫn tương truyền nhau câu chuyện về giảng viên kiếm gần nửa tỷ đồng chỉ trong tuần đầu tiên khai giảng. Và đây cũng không hẳn là trường hợp cá biệt, chính bạn có thể vượt qua con số kỷ lục ấy nếu có sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho việc khai giảng khóa học của mình.

Bên cạnh những công việc kể trên, giờ đây bạn đã có thể có trong tay một khóa học được đóng góp kĩ lưỡng, với nội dung chuyên biệt không nơi nào có và chất lượng video tuyệt vời. Cùng với đó là một danh sách học viên đang háo hức chờ đón khóa học của bạn được khai giảng. Nhưng. Hãy gượm đã, một món ngon không hẳn là món quá nóng, hay một món nguội lạnh ngắt. Đó phải là món được bày biện đẹp đẽ và đưa ra vào thời điểm phù hợp. Và khóa học của bạn cũng phải có những đặc điểm như vậy.

Hãy chọn thời điểm thật chuẩn xác để tung ra khóa học và thu về tối đa những gì bạn xứng đáng nhận được. Nhưng. Lại một lần nữa, bạn sẽ phải triển khai việc khai giảng ra sao cho đúng, không phải cứ thông báo một câu là trường thầy mở rồi, các bạn hãy vào học đi là được à? Nghe câu chuyện cứ sai sai thế nào đúng không? Hãy đặt mình vào vị trí của một người chuyên gia kinh doanh – bán hàng và triển khai một kế hoạch phân phối sản phẩm toàn diện. Bởi giờ đây, ngoài vị thế của một người giảng dạy, đào tạo, bạn còn đang làm chủ một mô hình kinh doanh với sản phẩm của riêng mình.

Nhưng? Sao vẫn chưa hết điều oái oăm vậy, đâu phải ai cũng có nền tảng về sale/marketing phải không? Chính vì vậy, Hachium xin phép được đưa ra một công thức 8 ngày cho việc khai giảng khóa học thành công mĩ mãn. Bạn có thể rút gọn, hay kéo dài, tùy theo nhu cầu và sản phẩm của bạn, nhưng 8 ngày là thời gian hợp lý nhất mà Hachium đúc kết được sau một khoảng thời gian dài phục vụ cho khách hàng và đảm bảo sự thành công của họ. Vậy sao bạn không thử nhỉ?

8 ngày? Chỉ 8 ngày? Liệu có đủ để đạt được doanh thu không? Hay 8 ngày có quá ngắn để chốt sale không? Liệu có làm phiền tới danh sách khách hàng mà tôi đã dày công xây dựng suốt bấy lâu nay? Đây chính là câu hỏi của phần lớn thầy cô khi được nghe Hachium giới thiệu về công thức này. Nhưng tất cả những người đã thử theo đều thấy công thức này ĐÚNG và đảm bảo HIỆU QUẢ, bởi lẽ để đạt được doanh thu mơ ước chỉ sau 8 ngày, bao nhiêu yếu tố chuẩn bị ở phsisa trên đã được đảm bảo kĩ lưỡng cả rồi mà.

3. CÔNG THỨC 8 NGÀY THÀNH CÔNG ĐẾN TỪ HACHIUM

NGÀY 1: VÉN MÀN GIỚI THIỆU

“Khóa học sau 2 tháng chuẩn bị đã sắp đến ngày khai giảng.”

Hãy nhấn mạnh đến những điểm tích cực và vui vẻ như: “Khóa học này là dành cho bạn!”, “Giải quyết hết những nỗi lo trong việc … chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ!”, “Thật không thể chờ đợi hơn được nữa trước ngày khai giảng.” Hay “Khóa học sau 2 tháng chuẩn bị đã sắp đến ngày khai giảng.” Hãy luôn giữ vững nhịp vui tươi và nhắc nhở đối tượng khách hàng của bạn rằng, “đừng quên ngày xx/xx là ngày khai giảng đó, bỏ lỡ cơ hội này là không còn có lần sau nữa đâu!”. Thông báo cho những học viên tương lai của bạn được biết rằng bạn sẽ thông tin cho

NGÀY 2: “KHÓA HỌC NÀY CÓ NHỮNG GÌ?”

Hãy dùng chính nội dung của khóa học, nhưng hãy miêu tả và đưa nó ra thị trường

Ở ngày kế tiếp, sau khi đã tạo được tương tác với học viên của mình, bạn phải tiếp tục gây hứng thú hơn nữa bằng việc nói về khóa học của bạn, nhưng thay vì liệt kê sáo rỗng những gì trong đó, hãy luôn tập trung dưới góc độ lợi ích.

Nói về những giá trị mà học viên của bạn sẽ nhận được qua từng nội dung môn học, thay vì những đề mục nghe lý thuyết. Hãy đứng dưới góc độ của nhà kinh doanh giỏi đang thuyết trình về sản phẩm, thay vì chỉ đơn thuần là một nhà giáo tuyệt vời.

Nhưng khoan đã, làm sao để tôi có thể biết được nói dưới góc độ kinh doanh là ra sao? Và nói như thế nào là đúng? Khóa học này hay lắm? Mua đi à? Không không, bạn hãy dùng chính nội dung của khóa học, nhưng hãy miêu tả và đưa nó ra thị trường.

NGÀY 3: TIẾNG TRỐNG KHAI GIẢNG!

Thông báo ngắn gọn về việc trường của bạn đã khai giảng và đưa đường dẫn giúp học viên dễ dàng đăng ký

Tiếng trống đã điểm! Đã tới lúc khóa học của bạn chính thức xuất hiện và bạn bắt đầu thu về lợi nhuận từ khóa học đó. Hãy thông báo ngắn gọn về việc bạn đã bắt đầu đưa khóa học ra với thị trường và đừng quên dẫn link về trang landing page/sales page để những học viên của bạn có thể đăng ký.

Bên cạnh đó, hãy thêm vào những phần nội dung như testimonials – cảm nhận của học viên đã trải nghiệm khóa học của bạn, hay các nút chắc năng như chia sẻ thông tin về khóa học, nhận mã đăng ký, … Hoặc không, ít nhất đưa vào trong quá trình thông báo về những thông tin, số liệu hay phân tích, đánh giá, một bài báo bất kì về bạn, hoặc về tầm quan trọng của những điều mà học viên có thể học được thông qua khóa học.

Hãy tham khảo ví dụ bên dưới về cách thức triển khai nội dung thông báo khai giảng

NGÀY 4: FAQ – CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Có tới hơn 70% số lượng khóa học trực tuyến không đảm bảo được việc giải đáp thắc mắc của các học viên trước khi mua hàng.

Khóa học đã bắt đầu khai giảng rồi, nhưng tại sao số lượng học viên đăng ký vẫn chưa được như kì vọng? Phải chăng nội dung khóa học không hấp dẫn, hay vì một lí do nào khác?

Có tới hơn 70% số lượng khóa học trực tuyến không đảm bảo được việc giải đáp thắc mắc của các học viên trước khi mua hàng. Hãy lập ra một bảng danh sách những câu hỏi thường gặp, phổ biến nhất mà học viên của bạn có thể vẫn còn chưa hiểu rõ về khóa học. Và tất nhiên, đi kèm theo những câu trả lời ngắn gọn, đầy đủ thông tin và phản hồi được thắc mắc của khách hàng!

Tôi có thể học thông qua những công cụ nào?

Tôi có thể học khóa học này trong vòng bao lâu?

Liệu có chính sách gì đảm bảo hiệu quả học tập hay không?

Phương thức thanh toán hỗ trợ là gì?

Tôi có phải là người phù hợp cho khóa học này hay không?

Khóa học này sẽ kéo dài trong bao lâu?

Những lợi ích cụ thể nhất mà khóa học này mang lại là gì?

Tôi có thể chia sẻ khóa học này cho bạn bè của mình hay không?

Kiến thức được giảng dạy trong khóa học liệu có thể học được ở nơi nào khác?

Tôi muốn học offline thì phải làm như thế nào?

….

NGÀY 5: MỘT MÓN QUÀ BẤT NGỜ

Những người nhận quà không nhất thiết phải trả ơn cho bạn, rất có thể, họ sẽ trở thành khách hàng trong tương lai của bạn, hay thậm chí giới thiệu cho bạn bè đến với khóa học của bạn chỉ vì món quà hữu ích mà bạn đã tặng cho họ.

Ai cũng thích nhận được quà có phải không? Hãy cho những học viên của mình một phần thưởng trước khi nhận lại bất kì điều gì từ họ. Hãy cho họ thêm những nội dung bổ ích mà chỉ “duy nhất” xuất hiện trong khóa học của bạn. Như một case study hữu ích nếu bạn đào tạo về kĩ năng digital marketing, hay là một bài essay chuẩn mực để đưa vào bộ hồ sơ nếu bạn dạy về tư vấn du học.

Hãy làm cho món quà ấy thật BẤT NGỜ, và những nội dung bạn đưa mang lại giá trị thực sự cho họ. Có thể là một template lung tung trong thiết kế, hay một bản nhạc đang hot hòn họt bằng nhạc cụ mà bạn giảng dạy. Cũng có thể, đó là một phần thưởng cho những người “duy nhất” nhận được email này. Thay vì các khoản discount, giảm giá có trên landing page, hãy tặng họ những thứ chỉ có thể nhận ngoài nếu đồng ý thanh toán qua đường link/cuộc gọi điện của bạn đến cho họ ngay trong ngày hôm đó!

Và luôn nhớ rằng, món quà sẽ luôn là miễn phí, và đừng tiếc nếu họ chỉ nhận quà mà bỏ qua khóa học của bạn, những người nhận quà không nhất thiết phải trả ơn cho bạn, rất có thể, họ sẽ trở thành khách hàng trong tương lai của bạn, hay thậm chí giới thiệu cho bạn bè đến với khóa học của bạn chỉ vì món quà hữu ích mà bạn đã tặng cho họ.

NGÀY 6: LỜI CÁM ƠN VÀ TESTIMONIALS

Những ví dụ cụ thể, những thành công có thể đo đếm được từ cựu học viên, những sự cảm kích, những lời biết ơn…

Tới thời điểm này, bạn đã tích cực bán khóa học của mình trong liên tiếp 5 ngày trời và cũng có được lượng học viên nhất định. Đây là thời điểm tốt nhất để có thêm được những phản hồi tích cực và thực tế nhất từ học viên của bạn. Bên cạnh đó, đừng quên gửi lời cám ơn đến tất cả những người đã làm nên thành công cho khóa học online mà bạn vừa mới khai giảng – những học viên của riêng bạn.

Hãy viết những lời đến từ trái tim và bằng giọng điệu của riêng bạn. Thể hiện sự cảm kích khi học viên đã tin tưởng và lựa chọn khóa học của bạn để nâng cao kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của mình. “Tôi cũng không thể ngờ được rằng, khóa học của mình đã có thể giúp ích cho [một số lượng lớn] người như vậy.” Đi kèm theo câu nói trên là những bài testimonials mà bạn thu thập được từ những học viên của mình.

Đưa ra những ví dụ cụ thể, những thành công có thể đo đếm được từ cựu học viên, những sự cảm kích, những lời biết ơn là cách tốt nhất mà bạn có thể chứng minh cho mọi người thấy được sự thành công trong khóa học của bạn đối với các học viên. Điều này hoàn toàn khác với việc bạn nói về khóa học của bạn – một cách nói mang tính chủ quan. Sự khách quan trong sự nhận xét của người khác sẽ giúp cho những người còn đang băn khoăn, thắc mắc về chất lượng của khóa học hoàn toàn trở nên tự tin và đưa ra quyết định sử dụng khóa học của bạn để giải quyết vấn đề cho họ.

Đây là một phần phải có, song bạn không nhất thiết sử dụng nguyên một ngày trời để nói về những điều người khác nói về bạn, về khóa học của bạn. Hãy lồng ghép khéo léo nội dung này vào trong các thông điệp, các kênh truyền tải khác nhau để mọi thứ diễn ra thật tự nhiên và đem lại hiệu quả tối đa.

Một số ví dụ về testimonials mà Hachium có thể cung cấp cho bạn tham khảo, nên nhớ, testimonial phải là của riêng bạn, và mang cảm xúc tích cực đến các khóa học của bạn.

NGÀY 7: THÔNG BÁO KẾT THÚC

Sự cần thiết và gấp rút được tạo ra cho những học viên vẫn còn chần chừ do dự chưa đưa ra quyết định lựa chọn khóa học

Ngày cuối cùng trong quá trình đưa khóa học của bạn ra thị trường, cũng là ngày gần kết túc. Đến lúc này, bạn có thể cũng đã kiệt sức và thỏa mãn với số tiền cùng những phản hồi tích cực mà học viên của mình đem lại. Trong ngày hôm nay, bạn chỉ cần thông báo đến cho học viên về sự chấm dứt của quá trình khai giảng – có thể là bạn sẽ không tiếp tục chương trình khuyến mại nữa hoặc thậm chí là chấm dứt việc bán ra hoàn toàn để tập trung cho một dự án khác.

Điều này có ích gì cho khóa học của bạn? Đó là sự cần thiết và gấp rút được tạo ra cho những học viên vẫn còn chần chừ do dự chưa đưa ra quyết định lựa chọn khóa học của bạn. Thay vì việc bán ra liên tục, hay tạo một sự khẩn trương tức thời khi có một thời điểm đóng cửa và không bán ra nữa. Học viên của bạn vẫn có thể hoàn toàn tự do học sau khi mua khóa học về, xong việc tạm thời đóng cửa bán hàng cũng có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tạo nhu cầu cho nhóm khách hàng tiềm năng.

NGÀY 8: CƠ HỘI CUỐI CÙNG

Hãy để doanh thu là một phần thưởng cho cả quá trình chứ không phải là đích đến trong việc triển khai giảng dạy online của bạn.

Ủa? Sau khi đã thông báo kết thúc rồi, còn việc gì nữa phải làm chăng? Xin thưa với bạn là có! Thậm chí đối với đa phần khóa học, đây có thể là ngày mà doanh thu đến nhiều nhất và đem lại phần lớn khách hàng – học viên cho bạn.

Sẽ có những trường hợp mà học viên ra quyết định mua khóa học của bạn hoặc hoàn toàn từ chối trong ngày này. Nhưng nên nhớ, mọi việc gấp gáp và khẩn trương chỉ nên diễn ra duy nhất trong một ngày. Nếu do sự thiếu chuẩn bị từ trước của bạn mà lượng học viên đến từ ngày thứ 8 này quá nhiều, cũng đừng cố gắng kéo dài ra để thu thêm doanh thu, việc đó sẽ tạo một thói quen xấu và suy giảm niềm tin của học viên về khóa học của bạn một cách trầm trọng!

4. HÃY KHÁC BIỆT

Không ai hiểu khách hàng của bạn hơn chính bản thân bạn

Dù cho Hachium đã cung cấp cho bạn một bản hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất có thể về kế hoạch cũng như cách thức để triển khai một khóa học. Chúng tôi vẫn khuyến khích các bạn có sự sáng tạo và đưa bản kế hoạch này trở thành của riêng bạn.

Không ai hiểu khách hàng của bạn hơn chính bản thân bạn, những điều họ mong muốn nghe, muốn đọc, muốn học và muốn chi trả (tất nhiên là những điều họ chẳng mong muốn nữa). Vì vậy, hãy luôn nhớ tạo ra những nội dung thật “chất” dành riêng cho đối tượng mà bạn hướng tới, trong những email, những kịch bản gọi điện, hãy luôn là chính mình, luôn đem đến cho thế giới này những điều tuyệt vời nhất.

Bạn đã dành nhiều thời gian để học hỏi và xây dựng một khóa học tuyệt vời, vậy sao không làm cho nó trở nên tuyệt đỉnh hơn với việc khai giảng thành công mỹ mãn của mình?

Hướng Dẫn Soạn Bài Giảng Bằng Powerpoint

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dựChuyên đềsoạn giáo án điện tử trên phần mềm power pointGiáo viên thực hiện: Chu Văn Chiến

Tru?ng Tiểu học Lê Lợi

NỘI DUNG1. Giới thiệu phÇn mÒm Power Point.2. Khởi động phần mềm. 3. Màn hình làm việc cña phÇn mÒm. 4.Thay ®æi nÒn cña c¸c Slides5. Soạn thảo trong Power Point. 6. Tạo hiệu ứng trong Power Point. 7. ChÌn hình ¶nh, ©m thanh, phim8. Chạy ch­¬ng trình. (trình chiếu).9. L­u, më bµi so¹n, tho¸t khỏi phần mềm.

Microsoft PowerPoint là một phần mềm trình chiếu trong bộ phần mềm Microsoft Office. Biểu tượng của phần mềm PowerPoint 1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM.

– Sau khi khởi động Microsoft PowerPoint một màn hình hiện ra:3. MÀN HÌNH LÀM VIỆC CỦA POWER POINT

Thanh tiêu đềThanh thực đơn( Menu)Thanh công cụThanh công cụ vẽ DrawingDanh sách các SlidesMàn hình soạn thảoBố cục các Siled

– Khi màn hình làm việc xuất hiện đã có một Slide được mở sẵn. Nếu muốn mở thêm Slide ta chỉ việc nhấn Enter– Sau khi khởi động Microsoft PowerPoint một màn hình hiện ra:3. MÀN HÌNH LÀM VIỆC CỦA POWER POINT

4. Thay đổi nền của các siled. a. Thay đổi kiểu của các slide+ Thay đổi kiểu của các Slide:– Bấm chuột vào Format ? Slide Design. ( Chọn kiểu nền Slied có sẵn):

+ Sau khi chọn Slide Design ta thấy xuất hiện một bảng chọn Slide Design nằm ở bên phải của màn hình soạn thảo. Tuỳ vào bài soạn mà ta có thể chọn các mẫu Slide có sẵn.

b. Thay đổi màu nền của các slides– Xuất hiện bảng chọn Background. Ta chọn các màu có sẵn cho Slide, nếu muốn chọn màu khác bấm chuột vào More Colors.– Bấm chuột vào Apply để thay đổi màu cho Slide đã chọn ban đầu. Nếu bấm chuột vào Alpply to All sẽ thay đổi màu nền cho tất cả các Slide có trong bài soạn. – Chọn một Slide cần thay đổi màu nền. – Bấm chuột vào Format ? Background.

Chữ nghệ thuậtChèn ?nh t? t?p tinMàu viềnKiểu đường vẽNhóm vẽ chínhChèn ảnh từ thư việnMàu nềnMàu chữBiểu tượng trên Drawingb. Chèn hình vẽ. + Chèn hình vẽ ta sử dụng các biểu tượng trên thanh Drawing

– Để thay đổi Font chữ ta thay đổi tương tự như với Word: Ta bôi đen phần văn bản cần thay đổi Font chữ, bấm chuột vào Format ? Font.

Xuất hiện bảng chọn Custom Animation nằm ở phía bên phải của màn hình soạn thảo.6. Chọn hiệu ứng cho bài soạnkhung tính năng Custom Animation

6. Chọn hiệu ứng cho bài soạn+ Nếu muốn thiết đặt số lần xuất hiện nhất định cho một đối tượng nào đó đã được đặt một hiệu ứng trước đó, trước hết ta phải chọn đối tượng muốn đặt hiệu ứng lặp lại sau đó nháy chuột phải vào vùng đã được đóng khung trong ô phía bên phải của mục Custum Animation, sẽ xuất hiện bảng chọn:+ Tiếp tục nháy chuột chọn Timing, màn hình lại xuất hiện bảng chọn:

– Chọn kiểu bắt đầu do ta kích chuột hay xuất hiện cùng, xuất hiện sau khi kích chuột hay xuất hiện đồng thời.. trong ô Start. – Chọn độ trễ sau bao nhiêu giây trong ô Delay. – Chọn tốc độ nhanh hay chậm trong ô Speed. – Chọn số lần lặp lại sự xuất hiện trong ô Repeat

Lưu ý: Để các đoạn phim có thể chạy được thì tệp phim phải có định dạng là .AVI (Ta phải sử dụng một số chương trình khác để chuyển đổi định dạng của đoạn phim để chuyển nó về dạng .AVI)

+ Sau khi soạn xong và chọn hiệu ứng cho toàn bộ bài soạn ta nên chạy thử CT để kiểm tra, duyệt lại nội dung và chỉnh sửa nếu cần.Cách 1: Bấm chuột vào biểu tượng Slide Show from curent slide nằm ở phía góc dưới của màn hình PowerPoint.Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Shift + F5 (Hoặc nhấn phím F5).+ Khi muốn kết thúc trình chiếu quay về màn hình soạn thảo ta chỉ việc nhấn phím ESC trên bàn phím.8. Chạy chương trình (trình diễn)

9. Lưu bài soạn, Mở lại bài soạn, Thoát khỏi Powerpoint( Thực hiện như Word)

10. QUI TRÌNH THIẾT KẾ MỘT BÀI GIẢNG TRÊN MÁY TÍNH Bước 1: Chọn bài dạy thích hợp Bước 2: Lựa chọn nội dung cần thể hiện trong bài dạy ( ý tưởng trình bày) và viết lại ra giấy (xây dựng kịch bản). Bước 3: Chia nhỏ nội dung thông tin thành tõng phÇn. Mỗi phÇn thông tin sẽ được hiển thị trong một slideBước 4: Chuẩn bị tài nguyên (văn bản; hình ảnh tĩnh, động; âm thanh; phim ảnh v.v…) bằng các công cụ phần mềm khác nhau. Bước 5: Tích hợp các nội dung vào các slide Powerpoint. Bước 6: Qui định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slide và hình thức chuyển đổi giữa các slideBước 7: Viết các thông tin giải thích cho mỗi slide. Bước 8: Trình diễn thử và sửa đổi để hoàn thiện bài giảng