Top 8 # Soạn Bài Flo Brom Iot Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Tính Chất Hóa Học Của Flo (F), Brom (Br), Iot (I). Bài Tập Về Flo Brom Iot

Tính chất hóa học của Flo (F), Brom (Br), Iot (I). Bài tập về Flo Brom Iot thuộc phần: CHƯƠNG 5. NHÓM HALOGEN

I. Tính chất hóa học của Flo (F)

– Flo là phi kim mạnh nhất (có độ âm điện lớn nhất) nên Flo có tính oxi hóa mạnh nhất.

a) Flo tác dụng với kim loại

– Flo oxi hóa được tất cả các kim loại tạo thành muối florua:

* PTPƯ: 2M + nF2 → 2MFn

* Ví dụ: 2Na + F2 → 2NaF

2Fe + 3F2 → 2FeF3

Zn + F2 → ZnF2

b) Flo tác dụng với phi kim

– Khí flo oxi hóa được hầu hết các phi kim (trừ oxi và nito).

* Ví dụ: 3F2 + S → SF6

c) Flo tác dụng với hiđro H2

– Phản ứng xảy ra ngay cả trong bóng tối (gây nổ mạnh) tạo thành hiđro florua

F2 + H2 → 2HF↑

– Khí HF tan vô hạn trong nước tạo ra dd axit flohidric, khác với axit HCl, axit HF là axit yếu, tính chất đặc biệt của axit HF là tác dụng với silic đioxit (SiO2) có trong thành phần thủy tinh) ⇒ do đó không dùng chai lọ thủy tinh để đựng dd axit HF.

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

d) Flo tác dụng với nước H2O

– Khí flo oxi hóa nước dễ dàng ngay cả ở nhiệt độ thường,Hơi nước bốc cháy khi tiếp xúc với khí flo:

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

II. Tính chất vật lý của Flo (F)

– Flo Là chất khí, màu lục nhạt, độc.

– Flo Là phi kim mạnh nhất (có độ âm điện lớn nhất) ⇒ Flo có tính oxi hóa mạnh nhất.

– Tham gia phản ứng với hầu hết các đơn chất và hợp chất tạo florua với số oxy hoá -1(kể cả vàng).

III. Tính chất của hóa học Brom Br2

– Brom cũng là nguyên tố oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn Flo và Clo.

a) Brom tác dụng với kim loại

– Brom oxi hóa được nhiều kim loại (phản ứng cần đun nóng).

* Ví dụ: 3Br2 + 2Al 2AlBr3

b) Brom tác dụng với hidro H2

– Brom Br2 oxi hóa được hidro H2 ở nhiệt độ cao (không gây nổ) tạo thành hidro bromua.

Br2 + H2 2HBr

– Khí HBr tan trong nước tạo thành dd axit bromhidric, đây là axit mạnh, mạnh hơn axit HCl.

c) Brom tác dụng với nước H2O

– Khi tan trong nước, 1 phần brom tác dụng rất chậm với nước tạo ra axit HBr và axit HBrO (axit hipobromơ), là phản ứng thuận nghịch.

Br2 + H2O HBr + HBrO

IV. Tính chất vật lý của Brom Br2

– Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, mùi khó chịu, dễ bay hơi, độc.

– Brom là một chất lỏng bốc khói màu nâu đỏ ở nhiệt độ phòng. Nó bốc hơi dễ dàng để hình thành chất khí màu tương tự. Thuộc tính của brom là trung gian giữa clo và iốt. Brom được phát hiện độc lập bởi hai nhà hóa học Carl Jacob Löwig (năm 1825) và Antoine Jérôme Balard (năm 1826).

– Brom nguyên chất có tính phản ứng rất mạnh và do đó không tồn tại brom ở dạng tự do trong tự nhiên. Nó chủ yếu tồn tại trong các dạng muối halogen khoáng tinh thể hòa tan không màu, tương tự như muối ăn. Trong khi brom khá hiếm trong vỏ trái đất, độ hòa tan cao của các ion bromua (Br-) đã khiến cho tích lũy của nó trong các đại dương là khá lớn. Có thể dễ dàng tách brom từ các hồ nước muối, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Israel và Trung Quốc. Trữ lượng của brom trong các đại dương là khoảng 1/300 trữ lượng của clo.

– Iot cũng là chất oxi hoá mạnh, nhưng kém clo và brom.

a) iot tác dụng với kim loại

– Iot oxi hóa được nhiều kim loại nhưng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có xúc tác.

3I2 + 2Al 2AlI3

b) iot tác dụng với hidro H2

– Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, có xúc tác, phản ứng thuận nghịch (tạo thành khí hidro iotua):

I2 + H2 2HI

– Hidro iotua dễ tan trong nước tạo thành dd axit Iothidric, đó là 1 axit rất mạnh, mạnh hơn cả axit clohidric HCl , bromhidric HBr.

* Iot hầu như KHÔNG tác dụng với H2O

c) Iot có tính oxi hóa kém clo và brom (nên bị clo và brom đẩy ra khỏi muối):

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

d) Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ (tinh bột) tạo thành hợp chất có màu xanh.

* Bảng tóm tắt tính chất hóa học của Flo, Brom, Iot, Clo

– Iot là chất rắn màu xám, có vẻ sáng kim loại. Khi đun nóng, iot biến thành hơi màu tím, khi làm lạnh, hơi iot lại chuyển thành tinh thể, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng đó gọi là sự thăng hoa của iot. Iot tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như rượu, xăng, benzen,.clorofoc. Dung dịch của iot trong nước gọi là nước iot.

VIII. Bài tập Flo, Brom, iot

Bài 1 trang 113 sgk hóa 10: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh:

A. HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. HF.

Lời giải bài 1 trang 113 sgk hóa 10:

* Đáp án: D đúng.

– Vì có PTPƯ: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

– Do đó HF không thể chứa trong bình thủy tinh (HF được dùng để khắc chữ lên thủy tinh)

Bài 2 trang 113 sgk hóa 10: Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang nàu nào sau đây:

A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không đổi màu. D. Không xác được.

Lời giải bài 2 trang 113 sgk hóa 10:

* Đáp an: B đúng.

– Theo bài ra, ta có: nHBr = 1/81 mol; nNaOH = 1/40 mol

– PTPƯ: NaOH + HBr → NaBr + H2O

– Theo PTPƯ tỉ lệ nNaOH : nHBr = 1 : 1

⇒ nhúng giấy quỳ vào dung dịchthì giấy quỳ sẽ chuyển màu xanh.

Bài 5 trang 113 sgk hóa 10: Muối NaCl có lẫn tạp chất là NaI.

a) Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCl nói trên có lẫn tạp chất NaI?.

b) Làm thế nào để có NaCl tinh khiết.

Lời giải bài 5 trang 113 sgk hóa 10:

a) Để chứng minh rằng trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI, người ta sục khí clo vào dung dịch muối NaCl có lẫn tạp chất NaI, nếu có kết tủa màu đen tím tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất màu xanh thì chứng tỏ trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI.

b) Để thu được NaCl tinh khiết, người ta sục khí clo dư vào dung dịch NaCl có lẫn tạp chất NaI, lọc kết tủa (hoặc đun nonngs iot rắn biến thành hơi) được NaCl tinh khiết trong dung dịch nước lọc.

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 (màu đen tím).

Bài 7 trang 114 sgk hóa 10: Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 lít nước hòa tan 350 lít khí HBr. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit bromhiđric thu được.

Lời giải bài 7 trang 114 sgk hóa 10:

– Theo bài ra, ta có: nHBr = 350/22,4 = 15,625 (mol)

⇒ mHBr = 15,625.81 = 1265,625 (g)

– Theo bài ra, VH2O = 1 lít ⇒ mH2O = D.V = 1000 (g). (vì D = m/V)

⇒ C%HBr = mct/mdd = (1265,625.100%)/(1000+1265,625)≈55,86%

Bài 8 trang 114 sgk hóa 10: Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Xác định tên muối A.

Lời giải bài 8 trang 114 sgk hóa 10:

– Theo bài ra, ta có: nAg = 1,08/108 = 0,01 mol

– Phương trình hóa học của phản ứng:

– Đặt X là kí hiệu, nguyên tử khối của halogen

NaX + AgNO3 → AgX↓ + NaNO3

0,01mol 0,01mol

2AgX → 2Ag + X2

0,01mol 0,01mol

– Theo PTPƯ (2): nAgX = nAg = 0,1 mol

– Theo PTPƯ (1): nNaX = nAgX = 0,1 mol

⇒ MNaX = 1,03/0,01 = 103 → X = 103 – 23 = 80 (=Br)

⇒ Muối A có công thức phân tử là NaBr

Bài 9 trang 114 sgk hóa 10: Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,5kg dung dịch axit flohidric nồng độ 40%. Biết hiệu suất phản ứng là 80 %.

Lời giải bài 9 trang 114 sgk hóa 10:

– Theo bài ra, ta có: mHF = (40.2,5)/100= 1 (kg).

– Phương trình hóa học của phản ứng:

CaF2 + H2SO4 CaSO4 + 2HF

78g 40g

x? kg 1kg

⇒ x = (78.1)/40 = 1,95 kg.

⇒ với hiệu suất H=*0% thì mCaF2 cần dùng là: 1,95.(100/80) = 2,4375 (kg).

Xem Video bài học trên YouTube

Soạn Hoá Học 10 Bài 25: Flo Brom Iot

A. LÝ THUYẾT

I – FLO

1. Tính chất vật lý

Flo là chất khí, có màu lục nhạt, rất độc khi ở điều kiện thường

Trong tự nhiên thường tồn tại dạng hợp chất như chất khoáng dạng muối CaF2 hay trong lá…

2. Tính chất hóa học

Tính oxi hóa giảm dần

Flo oxi hóa được tất cả các kim loại thu được muối florua

2M + nF 2 → 2MF n

Hidro florua

HF là một axit yếu có khả năng ăn mòn thủy tinh

4HF + SiO 2 → SiF 4 + 2H 2 O

Axit flohidric Silic tetraflorua

Flo oxi hóa nước ngay ở nhiệt độ thường

3 . Ứng dụng

Sử dụng trong sản xuất chất dẻo.

Flo ứng dụng trong công nghiệp hạt nhân.

Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

4. Điều chế và sản xuất

2HF → (đk: đpnc) F 2 + H 2

II. BROM

1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

Chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc.

Trong tự nhiên brom tồn tại ở dạng hợp chất với hàm lượng ít hơn flo, clo.

2. Tính chất hoá học

Brom có tính oxi hoá kém flo và clo nhưng vẫn là chất oxi hoá mạnh.

Tác dụng với hidro : ở nhiệt độ cao

Br 2 + H 2 → 2HBr(k) hiđrobromua

Tác dụng rất chậm với nước (khó hơn clo):

Br 2 + H 2 O ⥩ HBr + HBrO

Axit hipobromơ

3. Ứng dụng

Sản xuất dẫn xuất hidrocacbon trong công nghiệp dược phẩm.

Hợp chất cửa brom dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ, hóa chất cho nông nghiệp, phẩm nhuộm và những hóa chất trung gian.

4. Sản xuất brom trong công nghiệp

Cl 2 + 2NaBr → 2NaCl + Br 2

III. IOT

1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

Chất rắn, tinh thể màu đen tím, thăng hoa khi đun nóng.

Tồn tại dưới dạng hợp chất: muối iotua

2. Tính chất hoá học

Bán kính nguyên tử và độ âm điện iot nhỏ hơn flo, clo, brôm nên iot có tính oxi hoá yếu hơn flo, clo, brom

Tác dụng với kim loại: đk: xt, đun nóng.

3I2 + 2Al →(xt: H 2 O) 2AlI3

I 2 + H 2 ⥩(t O: 350 – 500 o C ; xt:Pt) 2HI(k)

Hầu như không tác dụng với nước

Có tính oxi hoá kém hơn clo, brom nên:

Cl 2 + 2NaI → 2NaCl + I 2

Br 2 + 2NaI → 2 NaBr + I 2

3. Ứng dụng

Dùng trong dược phẩm.

Chất tẩy rửa.

Phòng bệnh bướu cổ.

4. Sản xuất iot trong công nghiệp:

Nên Chọn Arduino Hay Raspberry Pi Để Phát Triển Các Dự Án Iot?

Nếu bạn là người quen thuộc với các dự án điện tử dạng tự làm (Do-It-Yourself hay còn gọi tắt là DIY), có lẽ bạn đã nghe nói về những tính năng tuyệt vời của Arduino và Raspberry Pi. Thậm chí bạn có thể cho rằng 2 nền tảng phần cứng này đang cạnh tranh quyết liệt để giải quyết các vấn đề giống nhau.

Trên thực tế, Arduino và Raspberry Pi là tương đối khác nhau. Nếu giải thích ngắn gọn cho những người mới bắt đầu thì Raspberry Pi là một máy tính đầy đủ chức năng, trong khi Arduino là một vi điều khiển (microcontroller), nó chỉ là một thành phần của một chiếc máy tính.

Tổng quan

Cả Raspberry Pi và Arduino đều được thiết kế với mục đích ban đầu là trở thành các công cụ giảng dạy, đó là lý do tại sao chúng lại trở nên phổ biến – bạn rất dễ dàng học cách sử dụng hai thiết bị này.

Raspberry Pi đến từ Vương quốc Anh. Nhà phát minh Eben Upton và các đồng nghiệp của ông tại Phòng thí nghiệm máy tính của trường đại học Cambridge đã rất nản lòng bởi số lượng sinh viên theo học ngày càng giảm, và kỹ năng của các sinh viên thì rất kém khi tham gia vào chương trình học. Bởi vậy Raspberry Pi đã được thiết kế để trở thành một máy tính giá rẻ, có thể vọc vậy để làm tăng kỹ năng tìm hiểu của sinh viên. Mặc dù Upton làm việc trên các nguyên mẫu từ năm 2006, nhưng các sản phẩm Pi được ra mắt lần đầu tiên là vào tháng 4 năm 2012.

Mặt khác, Arduino được sinh ra ở Ý. Nó được đặt tên trùng với tên quán bar nơi nhà phát minh Massimo Banzi và các đồng sáng lập của ông nảy sinh ra ý tưởng đầu tiên. Banzi, một giáo viên tại học viện Interaction Design Institute Ivrea, muốn có một công cụ tạo mẫu phần cứng đơn giản cho các sinh viên thiết kế mạch của mình.

Vì là các công cụ giảng dạy nên cả Arduino và Raspberry Pi đều thích hợp cho người mới bắt đầu. Chỉ khi ta phân tích phần cứng và phần mềm của chúng thì mới thấy rõ chúng đang được sử dụng cho rất nhiều loại dự án khác nhau.

Khóa học ” Arduino qua các dự án thực tế” tại TechMaster sẽ hướng dẫn bạn làm các dự án thú vị như Robot tự hành, tưới cây tự động tùy theo độ ẩm, nhiệt độ, v.v… Phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau: sinh viên bất kỳ ngành nào, lập trình viên, kỹ sư nông nghiệp…

Phần cứng và phần mềm

Nếu đánh giá về clock speed thì Raspberry Pi nhanh hơn khoảng 40 lần so với Arduino. Nếu so về dung lượng bộ nhớ RAM thì Pi gấp 128.000 lần so với Arduino. Raspberry Pi là một máy tính độc lập có thể chạy một hệ điều hành thực sự là Linux. Nó có thể hoạt động đa nhiệm, hỗ trợ hai cổng USB và kết nối không dây với Internet. Nói ngắn gọn, nó đủ mạnh để hoạt động như một máy tính cá nhân (mặc dù không đủ mạnh để cạnh tranh với máy Mac hoặc PC của bạn).

Nghe có vẻ như Raspberry Pi vượt trội hơn so với Arduino, nhưng đó là khi chỉ nói đến các ứng dụng phần mềm. Sự đơn giản của Arduino làm cho nó trở nên tốt hơn cho các dự án thuần về phần cứng.

Tôi đã hỏi Limor Fried, nhà sáng lập của Adafruit – một cửa hàng các thiết bị điện tử DIY cung cấp phụ tùng và bộ dụng cụ cho các dự án cả Arduino và Pi – cho biết ý kiến ​​chuyên môn của cô về sự khác biệt của chúng. Cô là một kỹ sư tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng MIT và đã đặt ra cho mình một sứ mệnh là dạy điện tử cho tất cả mọi người, Fried cho biết cả hai nền tảng này là tốt hơn so với tất cả các nền tảng còn lại.

“Arduino có các khả năng ‘thời gian thực (real-time)’ và ‘tương tự (analog)’ mà Pi không có: Sự linh hoạt này cho phép nó có thể làm việc với bất kỳ loại cảm biến hoặc chip nào,” Fried cho biết. “Pi thì không được linh hoạt lắm; ví dụ, việc đọc các cảm biến analog đòi hỏi phải có thêm phần cứng hỗ trợ. Ngoài ra còn có hàng ngàn hướng dẫn về cách gắn một Arduino vào rất nhiều phần khác nhau. Mặt khác, Pi được hưởng lợi từ lịch sử phát triển hàng thập kỷ của phần mềm Linux, vì vậy cả hai nền tảng này đều là sự lựa chọn tuyệt vời.”

Arduino IDE thì dễ sử dụng hơn nhiều so với Linux. Ví dụ, nếu bạn muốn viết một chương trình để làm nhấp nháy đèn LED với Raspberry Pi, bạn sẽ cần phải cài đặt một hệ điều hành và một số thư viện code – và đó chỉ là mới bắt đầu. Với Arduino, bạn có thể làm cho đèn LED nhấp nháy chỉ trong 8 dòng code. Vì Arduino không được thiết kế để chạy một hệ điều hành hoặc rất nhiều phần mềm, nên bạn có thể chỉ cần cắm nó vào là bắt đầu vọc vậy ngay được.

Raspberry Pi có thể xử lý đa nhiệm – nó có thể chạy nhiều chương trình dưới background trong khi hoạt động. Ví dụ, tôi có một con Raspberry Pi mà có thể phục vụ như là một print server và một máy chủ VPN đồng thời.

Mặt khác, bạn có thể dùng một Arduino vào một hoạt động đơn lẻ nào đó trong thời gian dài, và chỉ tháo nó ra khi bạn không sử dụng nữa. Đây là lý do tại sao Fried muốn giới thiệu Arduino tới những người mới bắt đầu trước khi tiếp xúc với Pi:

“Arduino đơn giản hơn, khó bị ‘vỡ’ hay ‘hư hỏng’ và có nhiều nguồn tài nguyên học tập hơn cho người mới bắt đầu,” Fried cho biết. “Với Pi bạn phải học một số kiến thức về Linux và lập trình Python. Arduino có thể làm việc với bất kỳ máy tính nào, bạn cũng có thể bật và tắt một cách an toàn bất cứ lúc nào. Phần thiết lập của Pi có thể bị hư hỏng nếu bạn rút nó ra mà không thông qua quá trình tắt máy thích hợp.”

Trong khi Raspberry Pi tỏa sáng trong ứng dụng phần mềm, thì Arduino làm cho các dự án phần cứng trở nên đơn giản. Điều quan trọng là việc nhận ra bạn đang muốn làm gì trong dự án của mình.

Làm việc cùng nhau

Câu trả lời cuối cùng khi quyết định giữa Pi và Arduino là, “Tại sao lại lựa chọn?” Nếu bạn đang tìm kiếm cách để học về các thiết bị điện tử, mỗi nền tảng này sẽ dạy cho bạn một cái gì đó khác biệt.

Theo như Fried nói thì Raspberry Pi và Arduino là một sự bổ sung cho nhau. Cô lấy ví dụ về một dự án mà Arduino được dùng để nhận thông tin từ các cảm biến, trong khi Pi đưa ra những hướng đi:

“Chúng làm việc với nhau rất tốt”, Fried cho biết. “Arduino là tốt nhất cho việc điều khiển mô-tơ, đọc dữ liệu từ cảm biến, điều khiển đèn LED, v.v… trong khi bạn có thể có một kết nối Internet thông qua Pi, một máy tính mini mà có thể play video, âm nhạc hoặc gửi email một cách dễ dàng.”

Tác giả Simon Monk, người đã viết hàng chục cuốn sách về cả Pi và Arduino, đã viết một bài trên blog để hướng dẫn cách làm cho Raspberry Pi có thể làm việc được với Arduino chỉ trong một vài dòng code. Hướng dẫn sử dụng một thư viện Python, có tên là PySerial, đó là thư viện mà hiệp hội Arduino khuyến khích như là một cách dễ nhất để các máy tính giao tiếp được với Arduino.

Một khi bạn đã thành thạo việc sử dụng chúng thì khả năng sáng tạo là vô tận. Bạn có thể thực hiện các dự án rất thú vị bằng cách thu nhận thông tin qua các cảm biến bằng Arduino và dùng Pi để ra mệnh lệnh điều khiển. Bạn cũng có thể tạo ra một nền tảng cho việc chế tạo robot có nhiều khả năng hơn so với Arduino hoặc Raspberry Pi thuần túy.

Cộng đồng

Cả Raspberry Pi và Arduino đều có các cộng đồng lớn hoạt động rất tích cực xung quanh chúng. Chúng không chỉ được sử dụng trong các trường trung học và đại học, mà còn được sử dụng trong các hackerspace trên toàn thế giới.

Và đây là một số địa chỉ mà bạn có thể truy cập để có được sự hỗ trợ tương tự về Arduino:

Soạn Văn 9 Soạn Bài Rô

Soạn văn 9 Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang thuộc phần: Bài 29 SGK Ngữ Văn 9

I. Đọc hiểu văn bản

Trả lời câu 1 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Bài văn có thể chia làm 3 phần

– Phần 2: Tiếp theo đến áo quần của tôi: Trang bị và trang phục của Chúa đảo.

– Phần 3: Còn lại: Diện mạo của vị chúa đảo.

Trả lời câu 2 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Trước tiên tác giả nói đến trang phục từ trên xuống dưới, tiếp đó là trang bị nghĩa là các vật mang theo rồi sau hết mới đến diện mạo của mình.

– Phần diễn tả diện mạo cũng chỉ chiếm một dung lượng ít ỏi. Nói thoáng qua về nước da, trên bộ mặt, Rô-bin-xơn chỉ đặc tả bộ ria mép…

Trả lời câu 3 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Thời tiết mưa nắng khắc nghiệt, chỉ cần nước mưa thấm vào da thịt cũng sẽ bị ốm một trận thập tử nhất sinh. Tuy nhiên nó cũng giúp cho cây cối rất phát triển.

– Trên đảo không có người, không có vải để may quần áo, Rô-bin-xơn liền lấy những tấm da dê may tạm làm quần áo cho mình.

– Thiếu thốn những vật dụng sinh hoạt hằng ngày

– Trên đảo không có sự nguy hiểm của người thổ dân hoặc thú dữ.

Chỉ qua trang phục thôi, chúng ta cũng đã thấy ý chí và nghị lực của nhân vật “tôi” lớn đến mức nào. Thay vì bị hoàn cảnh éo le khuất phục, Rô-bin-xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ cho cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, giọng kể còn mang tính hài hước, dí dỏm, thể hiện sự lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh. Chàng không bị khuất phục trước thiên nhiên mà đã để thiên nhiên phải khâm phục mình.

Soạn văn 9 Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang được biên soạn và tổng hợp bởi các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn lớp 9 giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,… hay nắm bắt rõ cách soạn văn 9 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính. chúng tôi gửi tới các bạn học sinh đầy đủ các bài soạn văn lớp 9 hay nhất giúp các bạn học tốt môn ngữ văn 9.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học