Top 11 # Soạn Bài Đồng Chí Chi Tiết Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Đồng Chí Hay, Chi Tiết Nhất

Soạn bài Đồng chí hay, chi tiết nhất là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn văn uy tín trên toàn quốc. Đảm bảo ngắn gọn và súc tích giúp các em soạn đồng chí nhanh chóng, dễ dàng.

Bài Đồng chí thuộc: Bài 10 SGK Ngữ Văn 9

I. Hướng dẫn soạn bài Đồng Chí

Trả lời câu 1 trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1:

Bài thơ theo thể thơ tự do, có 20 dòng, chia làm hai đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm.

Sáu dòng đầu có thể xem là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí. Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ th ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó. Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính.

Trả lời câu 2 trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1:

Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:

– Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người lính cách mạng. Chính điều đó cùng với mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau.

– Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”.

– Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Sau câu thơ này, nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với hai tiếng “Đồng chí!”. Câu thơ chỉ có một từ với hai tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ. Sáu câu thơ ở trước hai tiếng là cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. Mười câu tiếp sau là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính.

Trả lời câu 3 trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1:

Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở người lính.

– Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau (“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày… nhớ người ra lính”).

– Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Áo anh rách vai

Chân không giày

Và nhất là cùng trải qua những cơn “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi” (những cơn sốt rét hành hạ người lính sống ở rừng).

Những hình ảnh, chi tiết ấy cho thấy người lính chung nhau rất nhiều điều. Ngoài tinh thần yêu nước, lí tưởng cách mạng, họ còn chung nhau, sẻ chia với nhau những lúc thiếu thốn, những khi ốm đau, và những hiểm nguy khi đánh giặc. Những chi tiết ấy vừa cắt nghĩa vì sao tình đồng chí trở nên thiêng liêng, cao đẹp, vừa cho thấy sức mạnh của những người chiến sĩ chân đất áo nâu. Thiếu thốn, bệnh tật, gian khổ càng làm cho họ gắn bó thành một khối với sức mạnh lớn lao, chủ động đánh giặc và giành thắng lợi.

Câu 17 “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Dường như chỉ bằng một cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay” mà những người lính như được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ.

Trả lời câu 4 trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1:

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc: “Đêm nay… trăng treo”. Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.

– Trong bức tranh trên, nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh “rừng hoang sương muối” những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét.

– Người lính trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa, đó là vầng trăng. “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. Nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ… Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn, đó cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến – nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

– Về hình ảnh “đầu súng trăng treo”, Chính Hữu đã nói những ấn tượng và suy nghĩ của chính tác giả: “Đầu súng trăng treo”, ngoài hình ảnh bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng.

Trả lời câu 5 trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1:

Bài thơ về tình đồng đội của những người lính được mang tên là “Đồng chí” vì “đồng đội” mới chỉ là cùng đơn vị, cùng đội ngũ còn “đồng chí” là cùng một chí hướng, cùng chung lí tưởng. “Đồng chí” là một từ rất mới mẻ, chỉ được dùng nhiều sau cách mạng. Đồng chí chính là nói đến tình cảm mới mẻ đó, nó còn cao hơn tình tri kỉ (tình cảm rất đẹp của người xưa), nó là tình cảm của cả một đội quân: quân đội nhân dân Việt Nam.

Trả lời câu 6 trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1:

Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp là một hình ảnh rất giản dị, mộc mạc nhưng rất đẹp. Các anh thiếu vè trang bị: không có giày, quần áo rách, thiếu chăn, bệnh tật sốt rét làm hại sức khỏe các anh. Nhưng tình cảm đùm bọc thương yêu và gắn bó rất cao. Các anh đã hiểu hoàn cảnh khó khăn của nhau ở hậu phương, biết được niềm tin của quê hương gửi trọn nơi người lính ra mặt trận, vì vậy các anh đoàn kết gắn bó và sát cánh bên nhau đánh giặc. Tình đồng chí đoàn kết gắn bó là sức mạnh tinh thần của các anh, giúp các anh chiến thắng kẻ thù.

II. Luyện tập

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ (ba câu cuối)

Trả lời:

– Trong bức tranh ấy nổi bật lên ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau chờ giặc tới. Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Bên cạnh họ còn có vầng trăng làm bạn.

– Hình ảnh đầu súng trăng treo còn mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng phong phú, súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

III. Bố cục, Nội dung bài Đồng Chí

Bố cục: (3 phần)

– Phần 1 (6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí

– Phần 2 (11 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi

– Phần 3 (3 câu cuối): Hình ảnh người lính trong đêm canh gác

Nội dung: Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lí tưởng của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Bài Đồng Chí (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ đó? Lời giải chi tiết:

– Dòng thứ bảy của bài thơ là một từ với hai tiếng “Đồng chí” để xưng hô trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội. Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: Đồng chí! Kiểu câu đặc biệt này tạo một nốt nhấn. Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bản lề gắn kết hai đoạn: Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chỉ, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính là gì? Lời giải chi tiết:

– Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người cách mạng. Chính điều đó cùng với mục đích, lý tưởng chung đã họ từ mọi phương trời xa tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách và trở nên thân quen với nhau.

– Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bẽn đầu”.

– Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ cùa những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị những chi tiết, hình ảnh đó. Lời giải chi tiết:

+ Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến từng nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Người lính đi chiến đấu đế lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa.. Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương, ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy những hình ảnh thân thuộc nơi quê nhà xa xôi.

+ Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Ảo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày… sự từng trải của đời người lính đã cho Chính Hữu “biết” được sự khổ sở khi bị những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy cũng không thể nào biết được cái cảm giác của “miệng cười buốt giá”: trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng những nguờí lính vẫn cười trong gian lao, bởi có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Trong đoạn “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Ba câu thơ cuối gợi lên cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy. Lời giải chi tiết:

Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng những hình ảnh thơ thật đẹp

Đêm nay rừng hoang sương muôi

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã “đứng cạnh nhau” giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả.

Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Đó là hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya: ” suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật..”. Nhưng đó còn là một hình ảnh độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. “Súng” – biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” – biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh “súng” và “trărng kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính – chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ giàu chất hiện thực và dào cảm hứng lãng mạn. Vì vậy mà câu thơ này đã được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho cả một tập thơ – tập Đầu súng trăng treo.

Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội người lính.

Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng độc của những người lính là Đồng chí? Lời giải chi tiết:

Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên Đồng chí vì từ này có nghĩa chỉ những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đây cách xưng hô của những người trong một đoàn thể cách mạng. Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sắc tình đồng đội.

Câu 6 Trả lời câu 6 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp? Lời giải chi tiết:

Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả người lính cách mạng. Cụ thế là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp:

– Họ xuất thân từ nông dân (“Quê hương anh… sỏi đá”).

Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn: “Ruộng nương… lung lay”.

Hai chữ “mặc kệ” nói được cái dứt khóat mạnh mẽ có dáng dấp “trượng phu”. Những người lính nông dân ấy vẫn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân yêu. Họ không hề vô tình, nếu không đã chẳng thể cảm nhận sự nhớ nhung của quê hương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra Lính”.

– Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thôn tột cùng.

Những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh (áo rách, quần vá, chân không giày). Nhưng gian lao thiếu thôn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá).

– Nhưng sáng ngời trong họ là tinh thần đồng đội và ý chí quyết tâm đánh giặc.

Luyện tập Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ (ba câu cuối) Lời giải chi tiết:

– Trong bức tranh ấy nổi bật lên ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau chờ giặc tới. Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Bên cạnh họ còn có vầng trăng làm bạn.

– Hình ảnh đầu súng trăng treo còn mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng phong phú, súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

Bố cục

– Phần 1 (6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí

– Phần 2 (11 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi

– Phần 3 (3 câu cuối): Hình ảnh người lính trong đêm canh gác

ND chính

Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.

chúng tôi

Soạn Bài Hợp Đồng (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG Đọc văn bản đã cho (trang 137, 138 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi.

a) Tại sao cần phải có hợp đồng?

b) Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?

c) Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?

d) Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết.

Trả lời:

a) Cần phải có hợp đồng vì phải có cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia.

c) – Hợp đồng cần phải tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác.

– Các bên tham gia hợp đồng phải biểu hiện sự nhất trí chấp thuận với nội dung hợp đồng qua họ tên, chữ kí của những đại diện có đủ tư cách pháp lí.

d) Một số hợp đồng mà em biết: hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bán sản phẩm, hợp đồng đào tạo cán bộ..

Phần II CÁCH LÀM HỢP ĐỒNG

Đọc Hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở mục I (trang 138 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:

1. Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào? 2. Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng. 3. Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào? 4. Lời văn của hợp đồng phải như thế nào? Trả lời:

1. Mở đầu hợp đồng gồm các mục:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên hợp đồng (đặt giữa trang).

+ Các căn cứ để kí hợp đồng.

2. Phần nội dung hợp đồng gồm những điều kiện quy định trách nhiệm hai bên, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hiệu lực của hợp đổng.

3. Phần kết thúc hợp đồng gồm có chữ kí của đại diện hai bên kí hợp đồng.

4. Lời văn ghi hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.

Phần III LUYỆN TẬP Câu 1 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2) Hãy lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau: Trả lời:

Các trường hợp sau đây cần viết hợp đồng:

+ Gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất với nhau về một hợp đồng mua bán.

+ Xã em và công ti Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.

+ Hai bên thỏa thuận với nhau về việc thuê nhà.

Câu 2 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2) Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều kiện cần cụ thể hóa bản hợp đồng thuê nhà. Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHO THUÊ NHÀ

Hôm nay, ngày … tháng … năm…

Tại địa điểm:……………………….

Bên chủ nhà

Ông (bà):…

Địa chỉ thường trú:…………………

Bên thuê nhà

Ông (bà): ..

Địa chỉ thường trú:…………………

Chứng minh nhân dân số:…………. cấp ngày……… tại………

Hai bên thỏa thuận lập hợp đềng cho thuê nhà với nội dung cụ thể sau đây: Điểu 1

Ông (bà)… cho ông (bà)…. thuê một ngôi nhà ở số…. đường…

Thời gian cho thuê: 180 ngày (từ ngày….. tháng…… năm…… đến hết ngày…. tháng….. năm…… )

Giá thuê: 10 OOOđ (Mười nghìn đồng) / 1 ngày đêm Điểu 2

Ổng (bà)…………… có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản nhà ở, nếu tự ý đập phá, sửa chữa hoặc làm hư hỏng thì người thuê nhà phải bồi thường thiệt hại, nếu trả chậm thì phải chịu tiền thuê gấp đôi, bên chủ nhà muốn thay đổi hợp đồng phải báo trước 15 ngày.

Hợp đồng này làm thành hai bản, có giá trị như nhau, bên chủ sở hữu giữ một bản, bên thuê giữ một bản.

Bên thuê nhà Bên chủ nhà

(Họ tên và chữ kí) (Hộ tên và chữ kí)

chúng tôi

Soạn Bài Từ Đồng Âm (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I THỂ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM? Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau. – Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. – Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. Trả lời:

Giải thích nghĩa của từ lồng:

– Câu 1: lồng: hăng lên chạy càn, nhảy càn

– Câu 2: lồng: đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.

Phần II SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên? Trả lời:

Nhờ ngữ cảnh mà ta phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên.

Trả lời câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Câu “Đem cái về kho” nếu tách ra khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa. Trả lời:

Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa:

a) Kho với nghĩa hoạt động, một cách chế biến thức ăn.

b) Kho với nghĩa là cái kho (để chứa cá)

Để câu trở thành đơn nghĩa, người viết có thể thêm vào một vài từ

a) Đem cá về mà kho. (Kho chỉ có thể hiểu là hoạt động).

b) Đem cá về để nhập kho. (Kho chỉ có thể hiểu là chỗ chứa).

Trả lời câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Để tránh những hiều lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp? Trả lời:

Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh khi giao tiếp.

Ghi nhớ:

Trong giao tiếp, phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi. Lời giải chi tiết:

– Thu:

+ Thu 1: danh từ, mùa thu ⟶ chỉ một mùa trong năm.

+ Thu 2: động từ, thu tiền ⟶ chỉ hành động.

– Cao :

+ Cao 1: tính từ, trái nghĩa với thấp.

+ Cao 2: danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).

– Ba :

+ Ba 1: số từ, ba lớp tranh.

+ Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ).

– Tranh:

+ Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh).

+ Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi).

– Sang:

+ Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương).

+ Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng).

– Nam:

+ Nam 1: chỉ phương hướng (miền Nam)

+ Nam 2: giới tính của con người (nam nhi)

– Sức:

+ Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực)

+ Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).

– Nhè:

+ Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác

+ Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra

– Tuốt:

+ Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa

+ Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa)

– Môi:

+ Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)

+ Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)

Danh từ cổ trong tiếng Việt có nhiều nghĩa khác nhau như :

– chỉ bộ phận của cơ thể nối đầu với thân.

– chỉ bộ phận của áo bao quanh cổ

– chỉ bộ phận của một vật giống hình cái cổ nối liền thân với miệng (cổ chai, cổ lọ).

b.

– Từ đồng âm với danh từ cổ: cổ đại

– Cổ đại: chỉ một thời đại xa xưa trong lịch sử.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau.

bàn (danh từ) – bàn (động từ)

sâu (danh từ) – sâu (động từ)

năm (danh từ) – năm (động từ)

Lời giải chi tiết:

– Hai anh em ngồi vào bàn, bàn bạc mãi mới ra vấn đề.

– Con sâu lẩn sâu vào bụi rậm.

– Năm nay, năm anh em đều làm ăn khá giả cả.

chúng tôi