Top 9 # Soạn Bài Đồng Chí 9 Ngắn Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài: Đồng Chí (Ngắn Nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Đồng chí ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 9 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.

Khái quát tác phẩm Đồng chí

Soạn bài: Đồng chí (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Câu thơ thứ 7 đặc biệt ở chỗ: là câu thơ ngắn nhất, mang nghĩa biểu thái rất sâu sắc, cùng với việc tác giả sử dụng dấu chấm than để bày tỏ cảm xúc của câu thơ.

Câu thơ là cầu nối của các dòng thơ mở đầu với các dòng thơ sau: Nếu như những câu thơ mở đầu giới thiệu về hoàn cảnh, xuất thân của những người lính thì đến câu thơ 7 đã khẳng định, những người lính đó gặp nhau, được gọi là đồng chí. Sau đó, hàng loạt các câu thơ sau triển khai ý nghĩa và giá trị của hai từ đồng chí, “Đồng chí” hai từ mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảm của những người lính trong những năm tháng chiến đấu gian nan.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Những cơ sở để hình thành tình đồng chí là:

– Ở họ có hoàn cảnh xuất thân giống nhau: Họ xuất thân từ những vùng quê nghèo, khó khăn

– Cùng chung chí hướng và quyết tâm: đấu tranh để giành độc lập tự do cho đất nước, cho dân tộc

– Cùng hoàn cảnh chiến đấu: chung chăn thành đôi tri kỉ

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình đồng chí là:

– Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ sốt run người vầng trán ướt mồ hôi: Trong những đêm trong rừng sâu, đã biết bao nhiêu khổ cực gian nan mà người lính gặp phải, họ đã biết nhau, ủ ấm trái tim nhau cũng như chăm sóc nhau

– Áo anh rách vai/ quần tôi có vài mảnh vá: Sự sẻ chia trong những lúc khó khăn nhất từ miếng cơm, manh áo

– Miệng cười buốt giá/ chân không giày/ thương nhau tay nắm lấy bàn tay: trong gian khổ gian lao vẫn luôn vững tin bên nhau, cùng đồng cam cộng khổ và niềm tin vào chiến thắng

– Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ đầu súng trăng treo: luôn sát cánh bên nhau trong tâm thế chiến đấu kiên cường.

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Gói gọn trong 3 câu thơ, nhưng giúp chúng ta hình dung, suy nghĩ và cảm nhận được những khó khăn, vất vả của hoàn cảnh chiến đấu mà người lính đang đối mặt. Giữa những đêm trời sương buốt lạnh tận xương tủy, trong những khu rừng hoang không bóng người, những những người lính vẫn đứng đó, vẫn quyết tâm, vẫn luôn giữ vững lòng tin và quyết tâm chiến đấu. Ở họ toát lên một khí phách anh hùng, những những chiến sĩ quả cảm, bất khuất. Thật đặc biệt ở hình ảnh đầu súng trăng treo mang hai tầng ý nghĩa tả thực và gợi tình . Đó là sự lênh đênh ở vị trí cao vời vợi của họ, hơn thế nữa chính là cảnh hai đầu súng cùng chụm lại bên nhau hướng về phía trước.

Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Nếu như chúng ta giải thích nhan đề, chúng ta có thể hiểu:

Đồng: cùng, giống nhau

Chí: chí hướng, chí khí

Câu 6 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Qua bài thơ “Đồng Chí” của tác giả Chính Hữu, em cảm thấy rất ngưỡng mộ và tự hào về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp. Họ đã gặp bao nhiêu khó khăn, gian nan, vất vả từ hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chiến đấu. Biết bao nhiêu cơn ốm đau, cơn sốt run người, sự thiếu thống vô cùng, nhưng ở hộ không nguôi ý chí chiến đấu và quyết tâm chiến đấu. Dù trong những năm tháng gian nan nhất của cuộc chiến, nhưng những người lính của chúng ta vẫn không lùi bước, mà học sẵn sàng biến gian khổ thành niềm vui, vượt lên mọi hoàn cảnh cùng nhau hướng về mục tiêu lớn của dân tộc

Soạn Bài Đồng Chí Ngắn Nhất

Bài thơ Đồng Chí – Chính Hữu (thuộc SGK Ngữ Văn 9 Tập 1) là một trong những tác phẩm trọng yếu nằm trong đề thi vào 10. Nhằm giúp các em tiết kiệm thời gian trong việc soạn bài và ôn tập, Cùng Học Vui xin gửi tới các em Soạn bài Đồng Chí Ngắn nhất.

Chúc các em có những trải nghiệm tuyệt vời tại chúng tôi

7 câu đầu : Lí giải cơ sở của tình đồng chí.

10 câu tiếp : Những biểu hiện về sức mạnh của tình đồng chí.

3 câu cuối : Biểu tượng về người lính.

Câu 1. Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ đó?

– Dòng thứ bảy ngắn gọn, chỉ có hai từ và kết thúc bằng dấu chấm than. Thể hiện sự vang lên giống như một phát hiện “Đây chính là tình đồng chí!”.

– Dòng thơ thứ bảy là nối kết đoạn trước và sau nó.

Câu 2. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính là gì?

Cơ sở của tình đổng chí: Bảy câu dầu

– Cùng cảnh ngộ, giai cấp, xuất thân, nguồn gốc

– Cùng chung nhiệm vụ và chí hướng

– Cùng trải qua những vất vả, gian khó

Câu 3. Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị những chi tiết, hình ảnh đó.

– Các câu thơ sóng đôi, đối ứng với nhau: diễn tả sinh động sự gắn bó chia sẻ của mọi cảnh ngộ của người lính.

– Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” gợi tả sự cảm thông ấm áp biểu hiện tình đồng chí thiêng liêng và nguồn sức mạnh để vượt qua mọi sự gian khổ, thiếu thốn.

Câu 4. Ba câu thơ cuối gợi lên cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.

– Suy nghĩ: Người lính cũng thật dũng cảm, đoàn kết trong cuộc chiến gian khổ

– Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh :

+ Vẻ đẹp hiện thực : tình đồng chí luôn sát cánh trong hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực

+ Vẻ đẹp lãng mạn : hình ảnh “đầu súng trăng treo” tuyệt đẹp, bên cạnh ngọn súng chính là vầng trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng.

Câu 5. Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?

Giải thích: Đồng chí là cùng chung một chí hướng, một lí tưởng. Ngoài ra, đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng. Vì thế, đồng chí là mức độ cao nhất, sâu sắc nhất, là bản chất cách mạng của tình đồng đội.

Câu 6. Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp?

Anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp: giản dị, kiên cường, mang trong mình sứ mệnh cao cả và lí tưởng cao đẹp.

Soạn văn bài Đồng Chí SIÊU NGẮN (Cách 2)

Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

Cảm nhận của em về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Kết quả tương tự:

Top 3 Soạn Bài Đồng Chí Ngắn Nhất.

Top 3 Soạn bài Đồng chí ngắn nhất

Bản 1/ Soạn bài Đồng chí (cực ngắn)

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí.

– Phần 2 (10 câu tiếp): Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí.

– Phần 3 (3 câu cuối): Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.

Nội dung bài học

Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của các anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

– Câu thớ thứ bảy là một câu đặc biệt chỉ có 1 từ, 2 tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một lời phát hiện, một lời khẳng định.

– Câu thơ như bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn sau

– Câu thơ như lời bật thốt đầy cảm xúc, như tiếng gọi ấm êm.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Cơ sở của tình đồng chí qua sáu câu thơ đầu:

– Chung cảnhh ngộ, giai cấp, nguồn gốc: xuất thân từ nông dân từ những vùng quê nghèo.

– Cùng chung mục đích, chung lý tưởng, nhiệm vụ cao đẹp: súng bên súng đầu sát bên đầu.

– Cùng chia sẻ mọi khó khăn gian khổ: đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng:

– Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa về hoàn cảnh, tâm tư và những nỗi lòng của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày…nhớ người ra lính.

– Tình đồng chí là cùng nhau chịu đựng, chia sẻ những thiếu thốn, gian khổ của cuộc đời người lính: Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá … Chân không giày; có những khoảnh khắc cùng trải qua đau khổ từng cơn ớn lạnh, sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

– Tình đồng chí là tình đoàn kết, yêu thương đầy sức mạnh giữa những người lính: thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Người lính và cuộc chiến trong ba câu thơ cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.

– Không gian hành quân: rừng hoang.

– Thời gian hành quân: đêm nay.

– Thời tiết: lạnh giá, sương muối ⇒ khắc nghiệt.

– Hình tượng người lính: chủ động, đoàn kết, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu “đứng cạnh”, “chờ giặc tới”.

-Hình ảnh đẹp nhất: “Đầu súng trăng treo”.

+ Nghĩa thực: người lính hành quân trong rừng đêm, bầu trời cảm tưởng hạ xuống thấp nên người lính thấy trăng có lúc như đang treo lơ lửng trên đầu súng.

+ Nghĩa biểu tượng: người lính cầm sung để bảo vệ cuộc sống hòa bình. “Súng” và “trăng” là một cặp đồng chí cứng rắn – hiền dịu, hiện thực – lãng mạn, chất thép-chất tình, chiến sĩ -thi sĩ, gần – xa,… làm nên vẻ đẹp tâm hồn người lính.

Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tác giả đặt nhan đề “Đồng chí” vì tác giả muốn nhấn mạnh cơ sở giai cấp, chúng lý tưởng chiến đấu, tình cảm cách mạng của mối quan hệ giữa những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.

Câu 6 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp: Anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp bình dị mà cao cả. Các anh đều là những người nông dân của những vùng quê nghèo. Theo tiếng gọi của Tổ quốc và lòng yêu nước nồng nàn các anh đã chịu đựng gian khổ, khó khăn và tham gia chiến đấu vì mục đích, lý tưởng cao đẹp.

Luyện tập

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Học thuộc lòng bài thơ

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ cuối bài thơ “Đồng chí”:

Khổ thơ cuối của bài thơ Đồng chí đã thể hiện biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí: họ cầm súng để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Trong cái vắng lặng của rừng hoang sương muối, cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, người lính vẫn đoàn kết, hiên ngang, chủ động “chờ giặc tới”. Trên chiến hào giữa sống và chết, tâm hồn người lính vẫn mộng mơ và nên thơ qua hình ảnh: “đầu súng trăng treo”. Đây là một hình ảnh rất thực: người lính hành quân trong rừng đêm, bầu trời cảm tưởng hạ xuống thấp nên người lính thấy trăng có lúc như đang treo lơ lửng trên đầu súng. Chữ “treo” ở đây rất thơ mộng như nối liền mặt đất và bầu trời. Câu thơ là một câu thơ giàu ý nghĩa và mang tính biểu tượng. “Súng” và “trăng” là một cặp đồng chí cứng rắn – hiền dịu, hiện thực – lãng mạn, chất thép-chất tình, chiến sĩ -thi sĩ, gần – xa,… làm nên vẻ đẹp tâm hồn người lính.

Bài giảng: Đồng chí – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Bài giảng: Đồng chí – Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

Bản 2/ Soạn bài Đồng chí (siêu ngắn)

Bố cục

– Phần 1: 6 câu đầu: Những cơ sở của tình đồng chí

– Phần 2: 11 câu tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi

– Phần 3: 3 câu cuối: Hình ảnh người lính trong đêm canh gác

Câu 1 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

– Câu thơ thứ 7 có điều đặc biệt là nó chỉ có 2 chữ, một dấu chấm than

– Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ việc dẫn dắt hoàn cảnh của người người lính ở khắp mọi miền tổ quốc với những hoàn cảnh khác nhau, ngày hôm nay họ gặp nhau. Họ là đồng chí. Như một phát hiện, một lời khẳng định chắc nịch. Dù là ở đâu sống trong hoàn cảnh nào. Họ vẫn là đồng chí của nhau

Câu 2 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Cơ sở để hình thành tình đồng chí

– Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: Đều sinh ra ở làng quê nghèo, đất đai đầy sỏi đá

– Cùng chung chí hướng: Giành lại độc lập tự do cho dân tộc

– Cùng vào sinh ra tử: súng bên súng đầu sát bên đầu, đêm rét chung chăn

Câu 3 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tình đồng chí được thể hiện trong tác phẩm

– Sự giúp đỡ, chia sẻ những gánh nặng, nỗi lo toan: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

– Cùng đồng cam cộng khổ vượt qua những ngày thang gian lao, khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh …. chân không giày”

– Tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

– Qua đó thể hiện tình cảm đoàn kết, gắn bó keo sơn cùng chung một lòng của những người đồng chí

Câu 4 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Những người lính đang phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đầy khó khăn, gian khổ và thiếu thốn. Nhưng họ vẫn đoàn kết vẫn sát cánh bên nhau. Trong cái giá lạnh của sương muối lại ấm lên ngọn lửa hồng của tấm lòng, của lí tưởng cách mạng. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình hành vừa tả thực vừa gợi tình. Gợi lên cái hoàn cảnh lênh đênh, ở vị trí cao vời vợi của người lính. Lại nói lên cái cảnh tình của những người đồng chí.

Câu 5 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Từ “Đồng chí” không chỉ một con người cụ thể mà chỉ nhiều con người cùng chung một lý tưởng, cùng đồng cam cộng khổ với nhau để thực hiện được lí tưởng hoài bão đấy. Đồng chí ở đây không chỉ là danh từ mà nó còn thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn của những người lính. Là điểm tựa là cầu nối những người lính với nhau

Câu 6 (trang 130 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Họ là những con người có lí tưởng hoài bão lớn lao sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì đôc lập dân tộc. Hoài bão lớn bên trong những con người bình dị. Họ ung dung, lạc quan đón nhận những khó khăn gian khổ. Họ luôn biết cách yêu thương, đùm bọc, hia sẽ lẫn nhau. Đặc biệt họ là những con người anh dũng, quả cảm.

Luyện tập

Câu 1 (trang 131 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Học thuộc lòng

Câu 2 (trang 131 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Ba câu thơ cuối bài thơ là bức tranh đậm chất lãng mạn về hình ảnh của những người lính trong kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí keo sơn. Cái giá lạnh và đêm tối của rừng thử thách tinh thần chiến đấu của những người lính. Giữa bức tranh chiến trường ấy, hình ảnh những người lính hiện lên càng đẹp đẽ. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới: “chờ giặc tới” thể hiện tư thế sẵn sàng, chủ động của những người lính trong mọi hoàn cảnh chiến đấu. Hình ảnh “đứng cạnh bên nhau” vừa là hình ảnh thực, những người lính đang truyền cho nhau hơi ấm để vượt qua cái giá lạnh của sương muối. Nhưng đồng thời nó cũng là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần đoàn kết một lòng. Chỉ có tinh thần đoàn kết, tình đồng chí mới có thể tạo thêm sức mạnh cho họ vượt qua khó khăn từ thiên nhiên, từ kẻ thù. Câu thơ cuối khép lại bài thơ với một hình ảnh độc đáo “đầu súng trăng treo”. Khẩu súng được đeo trên vai những người lính như chạm vào cả ánh trăng trên bầu trời đêm. Súng là biểu tượng của tinh thần chiến đấu ngoan cường, ánh trăng là biểu tượng của tâm hồn bay bổng lãng mạn. Những người lính không chỉ đẹp vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu ngoan cường mà ở học còn toát lên vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn.

Bản 3/ Soạn bài Đồng chí (ngắn nhất)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bài Soạn Siêu Ngắn: Đồng Chí

Trả lời:

Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm.

Mạch cảm xúc: Khẳng định, ngợi ca, tình cảm thiêng liêng, cao quý mới mẻ bắt nguồn từ tình cảm truyền thống: tình đồng đội trong chiến đấu.

Trả lời:

Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng:

Cùng nguồn gốc xuất xứ

Cùng giai cấp

Cùng cảnh ngộ

Cùng chung nhiệm vụ

Cùng suy nghĩa

Cùng chí hướng, cùng lí tưởng

Trả lời:

Những hình ảnh, chi tiết biểu hiện tình đồng chí:

cấu trúc sóng đôi: Anh – Tôi, áo anh – Quần tôi

Những khó khăn gian khổ nơi chiến trường: thiếu thuốc thang, vũ khí, lương thực, trang bị nhưng có nghị lực phi thường, niềm tin lạc quan tươi trẻ.

Ý nghĩa: Tình cảm gắn bó, kề vai sát cánh bên nhau, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ giữa những người lính

Trả lời:

Đầu súng trăng treo: hình ảnh trữ tình, cho thấy tinh thần lạc quan của người lính: vầng trăng cũng là người bạn đồng hành cùng họ trong cuộc chiến.

Trả lời:

Tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí vì:

“Đồng chí” cùng chung lí tưởng, chí hướng. Đây là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng. Tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.

Trả lời:

Trả lời:

Khổ thơ cuối cùng là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là bức tranh đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Nó vừa như khép lại một bản nhạc ca tình đồng chí vừa mở ra một liên tưởng bất ngờ, thú vị.

“Đêm nay rừng hoang sương muối”

Đêm nay, trong cái rét cắt da, cắt thịt của sương muối “rừng hoang” nhưng tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thế chủ động “chờ” đón đánh địch. Tình yêu thương giữa những người đồng chí có sức mạnh vô cùng. Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét, là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vươn lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tính đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang của mùa đông, sương muối giá rét. Người lính trong cảnh phục kích giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa, đó là vầng trăng. “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa là một hình ảnh thực vừa lãnh mạn. Đêm khuya trăng sáng. Vầng trăng như sà thấp xuống, như đậu vào đầu nóng súng đang gương cao, tạo nên hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Hình ảnh còn gợi nhiều liên tưởng: Mình và anh là một cặp đồng chí, phải chăng súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Súng và trăng, hiện thực và lãng mạn. Súng và trăng, chiến sĩ và hòa bình.

Đẹp làm sao nòng súng vươn cao vì vầng trăng hòa bình! Hình ảnh đầu súng trăng treo cuối bài làm cho cả bài thơ như sáng lên trong không gian bát ngát đầy trăng, khiến cho ta không còn thấy đói rét, không còn thấy áo rách quần vá, chỉ còn thấy ngời sáng tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cảm động.