Top 5 # Soạn Bài Đọc Tiểu Thanh Kí Lớp 10 Ngắn Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Văn 10 Bài Đọc Tiểu Thanh Kí Ngắn Nhất

Soạn văn 10 bài Đọc Tiểu Thanh kí ngắn nhất được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy môn văn. Đảm bảo chi tiết, đủ ý mà ngắn gọn giúp các em soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 10 nhanh chóng và dễ hiểu.

Soạn văn 10 bài Đọc Tiểu Thanh kí ngắn nhất thuộc: Tuần 14 SGK Ngữ Văn 10

I. Hướng dẫn soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí

Câu 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Bởi vì Nguyễn Du là một nhà nhân đạo lớn, trái tim ông nhìn thấu suốt nỗi đau, nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Đã bao lần ông khóc thương cho số phận những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh như khóc nàng Đạm Tiên, khóc cho nàng Kiều, khóc người ca nữ đất Long Thành… Và ở tác phẩm này, Nguyễn Du khóc cho nàng Tiểu Thanh, một người con gái xinh đẹp, tài năng, sống trong bất hạnh, chết trong oan ức. Thứ hai, Tiểu Thanh cũng như Nguyễn Du, đều là “khách văn chương”. Nếu cuộc đời của nàng Tiểu Thanh bất hạnh thì cuộc đời của Nguyễn Du cũng chẳng suôn sẻ. Đọc các tác phẩm của ông, ta vẫn thường thấy có điều gì đó day dứt, u uẩn. Xưa nay những người cùng chung cảnh ngộ vẫn thường khóc thương cho nhau, đó cũng là lẽ thường trong thiên hạ vậy.

Câu 2 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

– Câu thơ chữ Hán “Cổ kim hận sự thiên nan vấn” có nghĩa là “những mối hận xưa nay khó mà hỏi trời được”.

– Phần dịch thơ đã không lột tả hết ý của câu thơ trong nguyên tác”. (“nỗi hận” mà dịch thành “nỗi hờn” thì ý nghĩa đã giảm nhẹ đi rất nhiều). “Cổ kim hận sự” có nghĩa là nỗi hận của người xưa và người nay. Người xưa là nàng Tiểu Thanh và những người cùng cảnh ngộ trước thời Nguyễn Du, còn người nay là Nguyễn Du và những người bất hạnh cùng thời với ông. Nguyễn Du cho rằng bất hạnh luôn đi cùng với người tài năng (tài mệnh tương đố). Đó là một định luật của trời đất, do vậy không thể đem nỗi hận đó mà hỏi trời được.

Câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Nguyễn Du thương cảm số phận của nàng Tiểu Thanh. Niềm thương cảm đó, ngoài ý nghĩa là sự thương cảm dành cho số phận một người bất hạnh (cũng như nàng Kiều, hay nàng ca nữ đất Long Thành…), còn là niềm thương cảm dành cho một người nghệ sĩ. Ông đau đớn bởi “Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ”. Ông trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ (ở đây là một nữ nghệ sĩ), đó là một giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.

Câu 4 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

– Hai câu đề: Nêu lên cảnh vật, sự việc cụ thể có tác dụng gợi cảm xúc cho tác giả. Tác giả nhìn thấy Tây Hồ, nơi chứng kiến cuộc đời buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, xưa là vườn hoa xinh đẹp nay đã xác xơ và đọc tập kí kể về cuộc đời nàng, nhân đó mà cảm xúc trỗi dậy.

– Hai câu thực: Suy nghĩ, liên tưởng của nhà thơ được khơi gợi từ cảnh và vật. Nhân đọc tập kí về nàng Tiểu Thanh mà nhà thơ thương cảm cho nàng, đồng cảm với nàng.

– Hai câu luận: Khái quát vấn đề ở tầm cao hơn. Từ số phận của nàng Tiểu Thanh mà tác giả chạnh lòng nghĩ về mình, từ đó nghĩ đến nỗi hận xưa nay của những con người tài năng.

– Hai câu kết: Khái quát lại vấn đề. Nàng Tiểu Thanh chết ba trăm năm trước, nay có Nguyễn Du đọc thơ rồi đồng cảm mà nhỏ cho nàng giọt lệ xót thương. Còn Tố Như, ba trăm năm sau liệu có ai đồng cảm? Đó là câu hỏi lớn, cũng là ước mong của thi hào về sự đồng cảm của người đời sau.

II. LUYỆN TẬP

Câu hỏi (trang 134 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Gợi ý:

– Đoạn thơ trên được trích từ câu 107 đến câu 110, là lời của Thúy Kiều nói về Đạm Tiên, một người con gái tài sắc mà bạc mệnh. Mượn lời Thúy Kiều: “Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa; Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”, Nguyễn Du đã nói lên quan niệm của mình về thuyết tài mệnh tương đố. Khi mở đầu Truyện Kiều, ông cũng đã nói: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau. Ông cho rằng bất hạnh luôn đi cùng với những người tài năng. Đó là một định lệ của đất trời. Quan niệm đó cũng được Nguyễn Du lặp lại trong Đọc Tiểu Thanh kí. Khi ông nói “Nỗi hận xưa nay khó mà hỏi trời được”, cũng là vì không thể hỏi cái định lệ do trời đặt ra. Hai câu sau, Thúy Kiều từ cảm cho số phận bất hạnh của nàng Đạm Tiên mà chạnh lòng nghĩ đến mình “Thấy người năm đó biết sau thế nào?”. Đó là lời Kiều hay là tâm sự của Nguyễn Du? Tâm trạng của Kiều khi ấy phải chăng cũng là tâm trạng của Nguyễn Du khi nói : Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng. Cả hai cũng là tiếng khóc của người đời sau dành cho người đời trước. Cả hai đều là tiếng nói của một tấm lòng đa cảm, đau đáu trong lòng ước mong về một kẻ tri âm. Đó không hẳn là sự tương đồng mà đều là tiếng nói của thi nhân vậy.

III. Bố cục, Nội dung Đọc Tiểu Thanh Kí

Bố cục: 4 phần

– Phần 1 (2 câu đầu): Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại

– Phần 2 (câu 3, 4): số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh

– Phần 3 (câu 5, 6): nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh

– Phần 4 (2 câu cuối): thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Bài Đọc Tiểu Thanh Kí Lớp 10 Ngắn Gọn

Hướng dẫn soạn bài Đọc tiểu thanh kí trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn.

Nguyễn Du đồng cảm với số phận của Tiểu Thanh vì:

Nguyễn Du là một nhà thơ lớn, có tấm lòng nhân đạo thương người. ông thương những con người khổ cực, bàn cùng, có số phận bị chà đạp,… chính vì thế Tiểu Thanh có số phận hẩm hiu và khốn khổ nên khiến Nguyễn Du đồng cảm.

Vì Tiểu Thanh có tài sắc vẹn toàn nhưng số phận không được sống với tài năng, sắc đẹp của mình, cô chết đi sớm năm 18 tuổi. nguyễn Du đồng cảm với Tiêu Thanh do ông cũng có một tài năng nhưng cuộc đời không được may mắn.

Trả lời:

“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa là: đây là nỗi giận của Tiểu Thanh đối với cả một kiếp người trong thế gian chứ không phải nổi giân tầm thườn của con người. đây không phải là nổi hận tầm thường mà là nổi hận thấu trời, khiến ta cảm thấy nổi hận này là dành cho một điều gì đó quá không thể chịu được.

Nỗi hờn (hận) ở đây là nói lên số phận một người con gái, cô có tài sắc vẹn toàn mà lại cưới chồng vào năm 16 tuổi và chết năm 18 tuổi. đau xót, uất ức cho thân phận người con gái.

Tác giả cho là không thể hỏi trời được vì đâu phải trời gây ra, sao trời có thể thấu hiểu được, trả lời được dù đấy là có phép màu. Nỗi đau đây là nỗi đau do con người gây ra, trời xanh không gây ra nên không thể thấu hiểu được nổi đau ấy.

Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói lên tấm lòng của nhà thơ là: nhà thơ trân trọng những con người tài năng, ông cảm thấy đau xót trước những số phận con người tài sắc nhưng bất hạnh, đồng thời ông cũng cảm thấy chua xót cho những người có số phận giống mình. Nhà thơ còn quan tâm đến số phận những người phụ nữ bị chà đạp, nhưng người phụ nư tài sắc nhưng bạc phận.

Soạn Bài Đọc Tiểu Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí)

Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

Hướng dẫn học bài

Bố cục

– Phần 1 (2 câu đầu): Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại

– Phần 2 (câu 3, 4): số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh

– Phần 3 (câu 5, 6): nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh

– Phần 4 (2 câu cuối): thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Nguyễn Du đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh vì: nàng là người xinh đẹp, tài giỏi, có tài văn chương nhưng những tác phẩm nàng để lại đều bị đốt dở, lại phải sống trong oan ức và chết trong bất hạnh. Điều này khiến Nguyễn Du suy nghĩ về cuộc đời của những người có văn chương, nghệ thuật – những người Tiểu Thanh, như Thúy Kiều đều bị thói đời ganh ghét.

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

– “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa là những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được (bản dịch nghĩa hờn không mạnh bằng).

– Nỗi hờn (hận) ở đây là mối hận của người xưa (nàng Tiểu Thanh), của những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” ngày nay, cũng có thể là mối hận của những người tài hoa trong xã hội. Nỗi hận ấy bao đời nay chẳng thay đổi bởi vậy nên có hỏi ông trời cũng không giải đáp được.

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói lên ông là người có tấm lòng nhân đạo. Ông thương cảm với số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh – một người “tài sắc vẹn toàn”. Ông đau đớn bởi “Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ”. Ông trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ (ở đây là một nữ nghệ sĩ), đó là một giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.

– Hai câu đề là hai câu tả cảnh để mà kể việc. Từ quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tưởng đến cuộc đời thay đổi. Hai câu này cũng nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ

– Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chương (tài năng).

– Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.

– Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của người đời sau.

Luyện tập

Bốn câu thơ trên là lời khóc thương Kiều nói với Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

– Đó cũng có thể là lời của Nguyễn Du, niềm thương cảm của tác giả dành cho người tài hoa bạc mệnh.

– Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh.

Điểm tương đồng:

– Cùng là sự xót xa, niềm thương cảm cho những kiếp người mong manh, nhỏ bé

– Họ đều là những người phụ nữ đẹp nhưng mệnh yểu.

Bài giảng: Đọc tiểu thanh kí (Nguyễn Du) – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Đọc Tiểu Thanh Kí Ngữ Văn 10

(Soạn văn ) – Anh (Chị) hãy Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí Ngữ Văn 10 . ( Bài soạn của cô giáo Nguyễn Hữu Thảo).

Đề bài : soạn bài đọc tiểu thanh kí của nguyễn du

BÀI LÀM

Nguyễn Du ( 1766-1820) tự là Tố Như, Hiệu Thanh Hiên.

Là nhà thơ lớn, nhà văn hóa nổi tiếng thời Lê Mạt, ông được người đời yêu mến, kính trọng và tôn xưng là ” Đại thi hào dân tộc”.

Nổi tiếng với rất nhiều tập thơ gồm Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

Thơ cảu ông đề cao cảm xúc, có khả năng truyền tải nội dung tự sự và trữ tình chân thực.

Nằm trong tập Thanh Hiên thi tập của nhà thơ, được viết vào những năm tháng trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn.

Bài thơ chứa đựng nỗi thương xót, đồng cảm với số phận của người con gái tài sắc tài tình nhưng bạc mệnh đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhà thơ.

Vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của Tiểu Thanh?

Nguyễn Du là một người có trái tim nhân đạo, đặc biệt ông dành rất nhiều những lời thơ, ca từ để nói lên nỗi lòng và sự bất hạnh của người phụ nữ sống trong xã hội xưa. Đã bao lần, ông hướng ngòi bút tới những người phụ nữ tuy tài sắc vẹn toàn nhưng tình duyên lại bộn bề trắc trở.

Nàng Tiểu Thanh còn có sự kết tinh giữa vẻ đẹp bề ngoài và vẻ đẹp tâm hồn. Nàng còn có tài văn chương phong phú. Những vần thơ nàng để lại cho đời đã ghi dấu ấn sâu sắc vào trong trái tim của biết bao người yêu thơ. Chính vì thế, như một dây kết nối giữa những tâm hồn yêu thơ, Nguyễn Du càng xót xa cho số phận và cái chết cảu nàng biết bao nhiêu.

Câu 2: Câu ” Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Câu thơ trên hàm ý những sự bất công đối với những người phụ nữ ” hồng nhan bạc phận”, tuy có tài những không được trọng dụng, vang danh. Chẳng riêng gì tiểu thanh mà đã có biết bao nhiêu người đã phải chịu chung số phận bi thảm ấy. Tiếng ” hờn” như những tiếng thở dài than thở của người đới. Trách cho quy luật của đất trời luôn dành cho một kết cục thảm thương cho những người có tài có đức.Xót xa thay là nỗi hận ông trời ấy từ biết bao năm nay vẫn chẳng thể thay đổi, một vấn đề, câu hỏi được đặt ra mà chẳng ai có thể trả lời.

Câu 3: Nhà thơ luôn thương xót và đồng cảm với những người có tài văn chương mà bất hạnh.

Tác giả muốn gửi gắm sự trân trọng tới những người làm nghệ thuât, yêu văn chương.

Đó không chỉ là sự quan tâm chia sẻ với những con người bất hạnh mà còn là sự yêu thương, trân trọng.

Hai câu đề: Thông qua tả cảnh để nói về những sự đổi thay, tàn lụi của cái đẹp trong thời đại. Hình ảnh ” hồ tây cảnh đẹp hóa gò hoang” mang ý nghĩa tương trưng, nhưng lại khiến con người ta thấy chua xót, tiếc thương. Hình ảnh ấy cũng tựa như cuộc đời của một nàng hoa xinh đẹp Tiểu thanh, nhưng nay cũng đã héo hon, tàn lụi.

Hai câu thực: Hình ảnh nàng Tiểu thanh hiện lên qua một vài nét gợi tả của tác giả, đồng thời Nguyễn Du muốn tôn vinh cả tài năng của nàng. Câu thơ còn thể hiện sự tiếc thương và hàm ý tố cáo những chế độ xưa cũ đã chà đạp lên tài năng và nhân phẩm con người.

Hai câu luận: Khái quát nỗi uất hận của tác giả đối với những số phận tài năng nhưng hẩm hiu, từ đó nghĩ đến nỗi hận xưa nay của biết bao người đồng cảnh ngộ.

Bài thơ là lời kí thác tâm sự của tác giả trước những số phận tuy đầy tài năng nhưng lại gặp muôn vàn khó khăn, trắc trở, đến mực hi sinh cả mạng sống cũng không dành được sự tôn trọng của nhân thế.