Top 3 # Soạn Bài Đình Phú Tự Vietjack Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Tư Liệu Đình Phú Tự

Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đặc biệt, người ta muốn đến ngôi đình này vì có cây di sản nổi tiếng ” bạch mai cổ thụ”, cây này đã sống hơn 300 năm. Ngày 13 tháng 2 năm 2014 UBND Thành phố Bến Tre tổ chức lễ đón bằng công nhận cây Bạch mai cổ thụ là Cây di sản Việt Nam.

Cây di sản bạch mai và bằng công nhận cây di sảnViệt Nam Dưới tán cổ thụ Bạch Mai, có Bạch Mai bi ký do Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu và Bạch Mai thi hội lập năm 1998. Bia tạc bằng đá hoa cương, một mặt ghi bằng chữ Nôm, một mặt ghi bằng chữ Quốc ngữ. Bản quốc ngữ có nội dung như sau:Phương Nam thời mở cõiRừng rậm, cồn hoangSấu ghé, cọp gầm.Xứ cù lao bốn phương tụ hộiNgười Bến Tre mở đất lập làng…Khí thiêng sinh hoa quýĐất linh trổ người tàiBa trăm năm một cội thần maiTrải mưa nắng thành chứng nhân lịch sử… Bên cạnh đó thì những di văn của đình cũng là những di sản vô cùng quý báu.Giải pháp giải quyết tình huống : Quan sát tổng quan về ngôi đình cũng như đi sâu vào bên trong ngôi đình ta mới thấy tất cả cái hay, cái đẹp của ngôi đình cổ kính này. Chỉ đi đến đình Phú Tự vào giữa tiết lập xuân và tiết thanh minh (từ rằm tháng giêngđến rằm tháng hai âm lịch), mới thấy cây bạch mai nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng. Đặc biệt, mai chỉ nở về đêm. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống :Bước vào ngôi đình cổ kính, bất cứ ai cũng nhớ đến câu ca dao:“Qua đình ngã nón trông đìnhĐình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” Vì vậy nên tất cả những ai vào đây đều “ngã nón”, trông đình là điều tất nhiên nhưng ý nghĩa sâu xa của việc “ngã nón” là thể hiện lòng thành kính tận sâu trong tâm khảm của mỗi con người. Đây là tín ngưỡng nhưng nó lại là một nét đẹp văn hóa của Việt Nam: biết nhớ ơn người đi trước – Những người đã lập nên ngôi đình này. Phía trước cây bạch mai (tiền đình) là đàn xã tắc thờ thần Nông, ở đây có dựng một tấm bia lớn, mặt ngoài có hai câu liễn đối Phong hòa vũ thuận thiên niên phú. Quốc thới dân an vạn kỉ hưng (Tạm dịch: mưa thuận gió hòa ngàn năm giàu có. Đất nước thanh bình, dân chúng an ổn đời đời hưng thịnh). Mặt trong bia có hai chữ Thần nông bằng chữ Hán, hai bên hai câu liễn đối Thần nông bách thảo thiên thu tạo. Lục cốc ân quang vạn đại lưu(Tạm dịch : thần Nông ngàn năm tạo ra trăm ngàn cây cỏ. Ơn đức làm ra lúa thóc đậu mè còn lưu lại đời đời). Tương truyền khi nữ Oa đội đá vá trời với

Hãy Soạn Bài Văn: Đình Phú Tự ( Ngữ Văn Địa Phương 8) Câu Hỏi 1249712

Trả lời câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở thành phố, tỉnh hoặc quận, huyện nơi em ở theo mẫu.

Chú ý: Chỉ thống kê những tác giả có sáng tác được công bố trước năm 1975.

Lời giải chi tiết: Họ và tên Bút danh Năm sinh, năm mất Tác phẩm chính

Nguyễn Tuân

Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Thanh Hà

1910 – 1987)

– Vang bóng một thời (1933),

– Sông Đà (1960),

– Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972) …

Tô Hoài

Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Hồng Hoa

1920 – 2014

– Dế Mèn phiêu lưu ký (1941),

– O chuột (1942),

– Truyện Tây Bắc (1953)

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Sưu tầm và chép trọn một bài thơ hoặc một bài văn (khoảng vài trang có thể là đoạn trích) mà em thấy hay viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương em. Lời giải chi tiết: Hồ Gươm

Nhà tôi ở Hà Nội, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh .

Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn . Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính . Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

Theo Ngô Quân Miện

Hà Nội

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao

Hà Nội có nhiều hào

Bụng súng đầy những đạn

Và có nhiều búp bê

Bóng tròn cho các bạn

Hà Nội có tàu điện

Đi về cứ leng keng

Người xuống và người lên

Người nào trông cũng đẹp

Mấy năm giặc bắn phá

Ba Đình vẫn xanh cây

Trăng vàng chùa Một Cột

Phủ Tây Hồ hoa bay…

Trần Đăng Khoa

Soạn Bài Nguyễn Đình Chiểu

[Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy soạn bài Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng

Đề bài: Anh chị hãy soạn bài “Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng văn nghệ của dân tộc” của Phạm Văn Đồng

– Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2000), quê ở Quãng Ngãi

– Là một nhà cách mạng lỗi lac. Tham gia các hoạt động cách mạng khi chưa đầy 20 tuổi. Bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo. Là 1 trong những học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết, một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn.

1) Hoàn cảnh ra đời

– Được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của (đồng chí, nhà văn) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đăng trên tạp chí văn học vào tháng 7 năm 1963

– Thời điểm này có nhiều sự kiện quan trọng: từ năm 1954 đến năm 1959 Ngô Đình Diệm và chính qyền Sài Gòn thực hiện luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam khủng bố cách mạng, đầu những năm 60, Mĩ bắt đầu can thiệp sâu hơn vào Việt Nam. Trước tình hình đó hàng loạt các phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân miền Nam nổi lên

– Chủ đề: Tác giả khẳng định cuộc đời của cụ Đồ Chiểu là cuộc đời của một chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trọn đời dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu cho dân , cho nước.

+ “Lúc này” : 1963 – Phong trào đấu tranh chống Mỹ Ngụy của nhân dân miền Nam đang sục sôi

– Nghệ thuật Ẩn dụ: “Trên trời có những vì sao… Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”

– “Ánh sáng khác thường, nhìn chăm chú, càng nhìn càng thấy sáng”: Đó là 1 hiện tượng độc đáo và có những vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra, phải chăm chú nhìn mới thấy tức là phải cố gắng tìm hiểu nghiên cứu thì mới cảm nhận được vẻ đẹp của nó. “Càng nhìn càng sáng”càng nghiên cứu càng tìm hiểu kĩ ta sẽ thấy được cái hay và đẹp của nó

– Tác giả nêu ra 2 lí do khiến cho ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng được:

+ Nhiều người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của truyện thơ Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật.

+ Người đọc biết rất ít về thơ văn yêu nước, một bộ phận giới trẻ trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

* Con người và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

+ Sinh ra trên đất Đồng Nai hào phóng

+ Triều đình nhà Mỹ cam chịu mất nước, nhân dân khắp nơi đứng lên đánh Mỹ cứu nước.

+ Vì mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn dùng ngòi bút để phục vụ chiến đấu

+ Thơ văn của ông ghi lại 1 thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc

– Quan niệm sáng tác:

+ Thơ chiến đấu đánh thẳng vào giặc

+ Cầm bút viết văn là 1 thiên chức nên ông khinh miệt những người lợi dụng thơ văn để làm việc phi nghĩa.

* Nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

– Nêu bối cảnh thời đại Nguyễn Đình Chiểu cầm bút “khổ cực nhưng vĩ đại”

+ 6 tỉnh miền Đông, Tây đều vắ cho giặc

+ Các cuộc đấu tranh nổi lên khắp nơi

– Nêu nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

+ Là tấm gương phản chiếu thời đại, cho nên sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là ngợi ca những người nghĩa sĩ nông dân dũng cảm bỏ mình vì dân vì nước.

+ Thơ văn mang tính chiến đấu

+ So sánh “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi

+ Đặt văn Nguyễn Đình Chiểu trong thời kì kháng chiến chống Pháp cùng với các tên tuổi

– Nguyên nhân tác phẩm trở thành lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu

+ Ca ngợi về chính nghĩa và trung nghĩa

– Tác phẩm cũng có nhiều hạn chế

+ Tác giả thừa nhận trong tác phẩm có chỗ “lời văn không hay lắm”

+ Khẳng định bằng những lí lẽ và dẫn chứng xác thực

– Lối kể chuyện nôm na, dễ nhớ, dễ truyền bá trong nhân gian

III – Tổng kết

– Khẳng định về vẻ đẹp nhân cách và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học của dân tộc

– Nhấn mạnh ý nghĩa và giả trị to lớn của cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu

, đó là bài học của mỗi con người.

– Phạm Văn Đồng đã khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là 1 nhà thơ yêu nước, là lá cờ đầu của thơ văn yêu nước, là người nêu cao sứ mạng của chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng

– Biện pháp Ẩn dụ khẳng định tài năng và tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

Hướng Dẫn Soạn Bài Phú Sông Bạch Đằng

Đọc tiểu dẫn để nắm được bố cục bài phú, vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài sông Bạch Đằng trong văn học.

Đọc kĩ các chú thích để hiểu được các từ khó, các điển tích, điển cố.

Hướng dẫn giải

Phát biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú.

Hướng dẫn giải

1. Giá trị nội dung: Bài phú sông Bạch Đằng thông qua việc tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc tác giả đề cao vai trò, vị trí con người. 2. Giá trị nghệ thuật: Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước. Bài phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong nền văn học Việt Nam thời trung đại.

Mở đầu bài phú,nổi bật lên là hình tượng nhân vật “khách”.Anh(chị) hãy tìm hiểu:

-Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của “khách”?

-“Khách” là người có tráng chí(chí lớn),có tâm hồn như thế nào qua việc nhắc đến những địa danh lịch sử của Trung Quốc và miêu tả những địa danh của đất Việt?

Hướng dẫn giải

Đọc kĩ chú thích từ “khách “, đọc kĩ đoạn văn bài phú, phân tích các hình ảnh liệt kê về không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn và ngữ điệu trang trọng qua các từ “chừ” nhấn mạnh ngắt nhịp trong các câu từ “Giương buồm giong gió chơi vơi” đến “Tam Ngô, Bách Việt”. Từ đó nhận xét về nhân vật “khách”: – “Khách ” là người mang tính cách tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng là một “tao nhân mặc khách” ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể. – “Khách ” tìm đến những địa danh lịch sử (đặc biệt là Bạch Đằng) để ngợi ca và suy ngẫm. – Nhân vật “khách ” tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nhân vật sinh động. “Khách ” chính là cái tôi tác giả – một con người mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử đất nước. – Cái tráng chí bốn phương của nhân vật “khách ” (cũng là của tác giả) được gợi lên qua những địa danh. “Khách ” đã “đi qua” hai loại địa danh, loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt…) và loại địa danh của đất Việt (Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng…). Loại địa danh thứ nhất thể hiện tráng chí bốn phương, loại địa danh thứ hai mang tính cụ thể, đương đại thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối với cảnh trí non sông. Bài tập 3. Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng là phấn kh

Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú? Chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của các bô lão? Thái độ, giọng điệu của họ trong khi kể chuyện?

Hướng dẫn giải

– Nếu ở đoạn 1, nhân vật “khách” là cái tôi nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão,) – Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kì tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng “buổi trùng hưng”… với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng (“Muôn đội thuyền bè tỉnh kì phấp phới”), khí thế ”hùng hổ”, “sáng chói”, khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. – Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi…). Điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua, tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. – Kết thúc đoạn 1, tác giả viết: “Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ ỉệ chan”. Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của “khách ” (tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả.

Cảm xúc của khách trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng :Phấn khởi, tự hào? Buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị đang lùi vào quá khứ?

Lí giải cách lựa chọn của anh (chị). (Lưu ý đặc điểm hình ảnh thiên nhiên và giọng văn trong đoạn “Qua cửa Đại Than…dấu vết luống còn lưu”).

Hướng dẫn giải

Trước hình ảnh Bạch Đằng “Bát ngát sóng kình muôn dặm “, “thướt tha đuôi trĩ một màu” với “nước trời…”, “phong cảnh …” “bờ lau…”, “bến lách… “… “Khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của khách nhằm khẳng định điều gì?

Hướng dẫn giải

Đoạn 3 của bài phú chứa nhiều suy ngẫm có tính triết lí. Lời ca của các bô lão mang âm hưởng của dòng sông sử thi, dòng sống cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy ngày đêm. Một chân lí vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố được nhấn mạnh, nêu cao là “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta.

Phân tích, so sánh lời ca của “khách” kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng Giang) của Nguyễn Sưởng (bản dịch):

Mồ thù như núi,cỏ cây tươi,

Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.

Sự nghiệp Trung Hưng ai dễ biết,

Nửa do sông núi, nửa do người.

Hướng dẫn giải

Cả hai đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công trên sông Bạch Đằng của dân tộc ta. – Cả hai đều khẳng định, đề cao vai trò vị trí của con người.