Top 5 # Soạn Bài Địa Y Sinh Học Lớp 6 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Giải Sinh Lớp 6 Bài 52: Địa Y

Giải Sinh lớp 6 Bài 52: Địa y Bài 1: (trang 172 sgk Sinh học 6): Địa y có những hình dạng nào? Chúng mọc ở đâu? Lời giải: Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm. Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ …

Giải Sinh lớp 6 Bài 52: Địa y

Bài 1: (trang 172 sgk Sinh học 6): Địa y có những hình dạng nào? Chúng mọc ở đâu?

Lời giải:

Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

– Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

+ Chúng mọc ra ở trên thân cây, cành cây, tường cũ, tảng đá.

Bài 2: (trang 172 sgk Sinh học 6): Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì?

Lời giải:

Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Trong đó. các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).

Bài 3: (trang 172 sgk Sinh học 6): Vai trò cùa địa y như thế nào?

Lời giải:

– Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.

– Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.

– Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.

Từ khóa tìm kiếm:

giải bài tập sinh học lớp 6

giải sinh học lớp 6

giải vở bài tập sinh học lớp 6

sinh hoc 6

giải bài tập Sinh học 6

Soạn Sinh Học 6 Bài 51 Nấm

Sinh học 6 Bài 51 Nấm thuộc: CHƯƠNG X. VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y

I. Lý Thuyết:

Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men).

Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm. Có nấm lớn nhưng cũng có nấm rất bé, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy rõ. Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

II. Câu hỏi cuối bài:

1. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?

+ Cấu tạo mốc trắng: dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục.

+ Cấu tạo nấm rơm gồm hai phần sợi nấm và mũ nấm

– Sợi nấm màu trắng bám vào giá thể là cơ quan sinh dưỡng. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi các vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân; không có chất diệp lục.

– Mũ nấm là cơ quan sinh sản.

+ Sinh sản: mốc trắng và nấm rơm sinh sản bằng bào tử.

– Mốc trắng: cuống của túi bào tử gắn với sợi nấm. Túi bào tử hình cầu, chứa các bào tử.

– Nấm rơm: mũ nấm là cơ quan sinh sản, nằm trên cuống nấm; dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử.

2. Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ?

Đặc điểm của nấm giống vi khuẩn:

– Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.

– Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

3. Nấm giống và khác tảo ở điểm nào ?

+ Giống nhau:

– Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.

– Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.

– Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.

+ Khác nhau:

Nấm

Tảo

– Sống ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác.

– Sống trong môi trường nước.

– Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.

-Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.

– Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh.

– Sống tự dưỡng

4. Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm…. các loại nấm mũ khác nhau.

Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm có thể tìm thấy nấm mốc xanh, nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm báo mưa, nấm hại cây trồng…

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Sinh Học 6 Bài 38: Rêu

Soạn sinh học 6 Bài 38: Rêu – Cây rêu thuộc: CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT

Lý Thuyết:

Rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn đơn giản: thân không phân nhánh,…

Rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa. Rêu sinh sản bằng bào tử. Đỏ là những thực vật sống ở cạn đầu tiên. Rêu cùng với nhũng thực vật khác có thân, rễ, lá phát triển hợp thành nhóm Thực vật bậc cao.

Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt.

Câu hỏi cuối bài:

1.Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào?

Cấu tạo của cây rêu rất đơn giản: gồm thân, lá và rễ giả.

+ Các sợi nhỏ nằm dưới thân là rễ giả.

+ Thân và lá chưa có mạch dẫn, thân không phân cành.

+ Chưa có hoa, sinh sản bằng túi bào tử.

2. So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo ?

So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo.

* Giống nhau: Đều là thuộc nhóm thực vật bậc thấp , có cấu tạo cơ thể đơn giản

* Khác nhau:

3. So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác? 4. Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ?

Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì:

+ “Rễ” của rêu là rễ giả (các sợi nhỏ ở phía dưới thân) nên khả năng hút nước còn nhiều hạn chế, chủ yếu lấy nước qua bề mặt cơ thể.

+ Rêu chưa có hệ thống mạch dẫn, do vậy nước không thể vận chuyển chặng đường dài trong cơ thể.

Vì vậy để có đủ lượng nước cơ thể cần, rêu phải sống ở nơi ẩm ướt để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá, luôn lấy được nước nhanh chóng và quá trình vận chuyển nước trong cây thuận lợi.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Lý Thuyết Sinh Học Lớp 6 Bài 21

Tóm tắt lý thuyết Quang hợp

Bài 21: Quang hợp

1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng

Các bước tiến hành thí nghiệm:

Để chậu cây khoai lang vào chỗ tối 2 ngày.

Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt.

Đem chậu cây đó để ra chỗ nắng gắt hoặc chiếu bóng 500W từ 4 – 6 giờ.

Ngắt chiếc lá và bỏ băng giấy đen cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy.

Rửa lá bằng nước ấm.

Bỏ lá vào cốc đựng dung dịch Iốt loãng

Hình 1: Thí nghiệm xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng

Nhận xét: Bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen làm cho 1 phần lá không nhận được ánh sáng. Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá được nhận ánh sáng.Phần lá không bị bịt kín bắt màu xanh tím.

Chỉ có phần không bị bịt kín chế tạo được tinh bột. Vì phần này bị nhuộm thành màu xanh tím với thuốc thử tinh bột.

Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi đun nóng

2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế biến tinh bột

Tiến hành thí nghiệm:

Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đầy nước và úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào.

Để cốc A chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc B để ra chỗ nắng hoặc dưới đèn sáng có chụp.Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra và bịt kín ống nghiệm lấy ra khỏi 2 cốc và lật ngược lại.

Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.

Hình 2: Thí nghiệm xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế biến tinh bột

Nhận xét: Có bọt khí thoát ra từ cành rong và có chất khí tạo thành ở đáy ống nghiệm trong cốc B. Đó là khí ôxi vì đã làm que đóm vừa tắt lại bùng cháy.

Kết luận: Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí oxi ra môi trường bên ngoài.

3. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột

Hình 3: Thí nghiệm xác định cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột

Hình 4: Kết quả thí nghiệm

4. Khái niệm về quang hợp

Hình 5: Sơ đồ quá trình quang hợp

Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí Cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra môi trường ngoài khí Oxi.