Top 5 # Soạn Bài Địa Lý Lớp 8 Bài 6 Thực Hành Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Địa Lí 8 Bài 40: Thực Hành Đọc Lát Cắt Địa Lý Tự Nhiên Tổng Hợp

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1: Đọc lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa (theo tuyến cắt A – B trên sơ đồ)

a) Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ:

Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?

Hãy tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt?

b) Dựa trên kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên):

Có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu?

Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?

c) Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực (tham khảo bảng 40.1 trang 138 SGK 8).

a) Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ:

Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?

Hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Qua dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hoá

Hãy tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt? (tỉ lệ ngang của lát cắt 1:2 000 000).

Độ dài lát cắt khoảng 360km (khoảng cách A – B đo được khoảng 18 cm: 18 × 20 km = 360 km)

b) Dựa trên kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên):

Có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu?

Khu núi cao Hoàng Liên Sơn có: Đá mác ma xâm nhâp và đá mác ma phun trào. Đất mùn núi cao

Khu cao nguyên Mộc Châu có: Trầm tích đá vôi. Đất feralít trên đá vôi.

Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Trầm tích phù sa. Đất phù sa trẻ.

Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?

Khu núi cao Hoàng Liên Sơn có: Rừng ôn đới, phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều.

Khu cao nguyên Mộc Châu có: Rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới, phát triển trong điều kiện khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.

Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Rừng nhiệt đới thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp, phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

c) Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực (tham khảo bảng 40.1 trang 138 SGK 8).

Đặc điểm chung của khí hậu là nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào thời kì gió mùa mùa hạ. Tuy nhiên do yếu tố vị trí, địa hình nên có sự khác biệt:

Khu vực Mộc Châu: là vùng cao nguyên nằm bên trong đồng bằng; nhiệt độ trung bình thấp hơn từ 17độC – 25độC, lượng mưa vừa phải ≈ 1600mm/năm.

Khu vực Hoàng Liên Sơn: là vùng núi cao chắn gió mùa mùa hạ từ biển vào nên có mưa nhiều nhất so với hai khu vực trên với lượng mưa trung bình từ 3500 – 3600 mm/năm; nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8độC – 18độC.

Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực sau và báo cáo trước lớp:

Khu núi cao Hoàng Liên Sơn

Khu cao nguyên Mộc Châu

Khu đồng bằng Thanh Hóa

Địa Lí 8 Bài 44: Thực Hành Tìm Hiểu Địa Phương

Bài tập minh họa

Tìm hiểu tỉnh An Giang

Lược đồ An Giang

1. Tên gọi, vị trí đía lý của địa điểm

Nằm ở phía tây nam của lãnh thổ.

Diện tích: 3536,76 km2 (năm 2008)

Ý nghĩa:

Thuận lợi phát triển giao thương nội vùng

Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê công.

Có chiến lược quan trọng về kinh tế, văn hóa và quốc phòng…

2. Các đơn vị hành chính trong tỉnh

Gồm có: TP. Long Xuyên, TP Châu Đốc, TX Tân châu và 8 huyện : An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn

3. Địa hình

Có 2 dạng chính :

Đồng bằng phù sa thuộc 4 huyện cù lao và vùng trũng Tứ giác Long Xuyên.

Đồi núi thấp: Tri Tôn, Tịnh Biên và Thọai sơn .

4. Khí hâu

(BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA AN GIANG NĂM 2006)

An Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm có 2 mùa rỏ rệt:

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10

Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

5. Thủy văn

An Giang có mạng lưới sông ngòi,kênh rạch dày đặc

Thuận lợi cho phát triển giao thông, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…

6. Thổ nhưỡng

Diện tích: 353676 ha ( năm 2008)

Có 3 nhóm đất chính:

Đất phù sa: chiếm 72,5%

Đất phèn: chiếm 18,9%

Đất đồi núi: chiếm 8,6%

7. Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật tỉnh ta rất phong phú,đa dạng.

Hiện có nguy cơ bị suy giảm nên chúng ta cần có nhiều biện pháp để bảo vệ chúng.

8. Khoáng sản

Khoáng sản ở An Giang khá phong phú, song trữ lượng không nhiều, chủ yếu là: đá granit, cát, đất sét, nước khoáng…

(Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên)

Kết luận

An Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu kinh tế với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công nhưng cũng có những trở ngại như lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất chua phèn… Vấn đề hiện nay là tìm các biện pháp thoát lũ kết hợp với quy hoạch nông thôn, cải tạo đất chua phèn, bảo vệ rừng tràm, rừng tự nhiên và tích cực trồng rừng mới, chủ động chung sống đồng thời khai thác lợi thế của lũ trên sông Cửu Long.

Bài 40. Thực Hành: Đọc Lát Cắt Địa Lí Tự Nhiên Tổng Hợp (Địa Lý 8)

Đọc lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa (theo tuyến cắt A – B trên sơ đồ)

Hình 40.1. Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới TP.Thanh Hóa

a) Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ: + Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào? + Hãy tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt?

b) Dựa trên kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên): + Có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu? + Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?

c) Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực (tham khảo bảng 40.1 trang 138 SGK 8). Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực sau và báo cáo trước lớp:+Khu núi cao Hoàng Liên Sơn +Khu cao nguyên Mộc Châu +Khu đồng bằng Thanh Hóa

a) Xác định tuyến cắt A – B trên lược đồ: + Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào? Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Qua dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hoá+ Hãy tính độ dài của tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang của lát cắt? (tỉ lệ ngang của lát cắt 1:2 000 000). Độ dài lát cắt khoảng 360km (khoảng cách A – B đo được khoảng 18 cm: 18 × 20 km = 360 km)

b) Dựa trên kí hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên): + Có những loại đá, đất nào? Chúng phân bố ở đâu? -Khu núi cao Hoàng Liên Sơn có: Đá mác ma xâm nhâp và đá mác ma phun trào. Đất mùn núi cao -Khu cao nguyên Mộc Châu có: Trầm tích đá vôi. Đất feralít trên đá vôi. -Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Trầm tích phù sa. Đất phù sa trẻ. + Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào? -Khu núi cao Hoàng Liên Sơn có: Rừng ôn đới, phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều. – Khu cao nguyên Mộc Châu có: Rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới, phát triển trong điều kiện khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp. – Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Rừng nhiệt đới thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp, phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực sau và báo cáo trước lớp: +Khu núi cao Hoàng Liên Sơn +Khu cao nguyên Mộc Châu +Khu đồng bằng Thanh Hóa

Bài 3. Thực Hành: Vẽ Lược Đồ Việt Nam (Địa Lý 12)

1. Vẽ khung lược đồ Việt Nam

– Bước 1 : Vẽ khung ô vuông.

Vẽ khung ô vuông gồm 40 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8 (5×8). Mỗi chiều của ô vuông tương ứng với 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến. Thể hiện kinh tuyến từ 1020Đ – 1120Đ, vĩ tuyến từ 80B – 240B.

Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4 cm). Hoặc có thể chuẩn bị giấy A4 có vẽ trước lưới ô vuông.

– Bước 2 : Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

– Bước 3 : Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt), vẽ đường bờ biển (nét liền, có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ).

+ Vẽ đoạn 1 : Từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến thành phố Lào Cai.

+ Vẽ đoạn 2 : Từ thành phố Lào Cai đến điểm cực Bắc (Lũng Cú, Hà Giang).

+ Vẽ đoạn 3 : Từ Lũng Cú đến Móng Cái, Quảng Ninh (1080Đ).

+ Vẽ đoạn 4 : Từ Móng Cái đến phía Nam đồng bằng sông Hồng.

+ Vẽ đoạn 5 : Từ phía nam Đồng bằng sông Hồng đến phía nam Hoành Sơn (180B, chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển).

+ Vẽ đoạn 6 : Từ nam Hoành Sơn đến Nam Trung Bộ (chú ý vị trí Đà Nẵng ở góc ô vuông D4, 160B. Có thể bỏ qua các nét chi tiết thể hiện các vũng vịnh ở Nam Trung Bộ).

+ Vẽ đoạn 7 : Từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.

+ Vẽ đoạn 8 : Bờ biển từ mũi Cà Mau đến thành phố Rạch Gía và từ Rạch Gía đến Hà Tiên. Đảo Phú Quốc.

+ Vẽ đoạn 9 : Biên giới giữa đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia.

+ Vẽ đoạn 10 : Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào.

+ Vẽ đoạn 11 : Biên giới từ nam Thừa Thiên – Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

+ Vẽ đoạn 12 : Biên giới phía Tây của Thanh Hóa với Lào.

+ Vẽ đoạn 13 : Phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.

– Bước 4 : Vẽ quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8). Các quần đảo này phần lớn là đảo san hô, nên có thể kí hiệu đảo san hô một cách tượng trưng.

Lưu ý :

– Vị trí của một số đảo chính trong quần đảo Hoàng Sa ở ô E4.

– Vị trí của một số đảo chính trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở xa hơn bên ngoài khung lược đồ. Vì thế trong lược đồ phải đóng khung một phần ở góc phải phía dưới lược đồ để vẫn thể hiện được quần đảo Trường Sa).

– Không cần ghi rõ tên các đảo cụ thể vì kích thước quá nhỏ và tỉ lệ lược đồ nhỏ.

– Bước 5 : Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển).

2. Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng

– Hà Nội

– Đà Nẵng

– TP. Hồ Chí Minh

– Vịnh Bắc Bộ

– Vịnh Thái Lan

– Quần đảo Hoàng Sa

– Quần đảo Trường Sa