Top 3 # Soạn Bài Địa 8 Bài 3 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Trả Lời Câu Hỏi Địa Lí 8 Bài 3

Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á

(trang 10 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:

– Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào?

– Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?

Trả lời:

– Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á:

+ Sông Ô-bi bắt nguồn từ dãy An-tai, đổ vào biển Ca-ra.

+ Sông I-ê-nit-xây bắt nguồn từ dãy Xai-an, đổ vào biển Ca-ra.

+ Sông Lê-na bắt nguồn từ khu vực núi phía nam, đổ vào biểu Lap-tep.

+ Sông A-mua bắt nguồn từ dãy La-blo-vôi, đổ vào biển Ô-khôt.

+ Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

(trang 10 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 1.2 và 2.1 em hãy cho biết sông Ô-bi chảy hướng nào và qua các đới khí hậu nào. Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn?

Trả lời:

– Sông Ô – bi chảy theo hướng từ nam lên bắc, qua các đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới.

– Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi có lũ băng lớn là do mùa này có băng tuyến tan.

(trang 11 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 2.1 và 3.1, em hãy cho biết:

– Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 80 o 0Đ.

– Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn.

Trả lời:

– Các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 80 o 0Đ. Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan, cảnh quan núi cao, xavan và cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.

– Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên (ôn đới gió mùa), rừng cận nhiệt đới ẩm (rừng nhiệt đới gió mùa), nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi (nhiệt đới gió mùa).

– Các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn: rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

song-ngoi-va-canh-quan-chau-a.jsp

Soạn Địa 8 Bài 3 Ngắn Nhất: Sông Ngòi Và Cảnh Quan Châu Á

Mục tiêu bài học

– Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á.

– Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.

– Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.

– Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á.

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 3 ngắn gọn

– Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nit- xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti-gro, Ơ-phrát,…

– Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp:

+ Phía Bắc:

Mạng lưới sông ngòi dày đặc: có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nit- xây, Lê-na…

Hướng: nam lên bắc

Chế dộ nước: Mùa đông sông bị đóng băng, lũ vào mùa xuân.

+ Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á:

Mạng lưới sông dày đặc và nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,..

Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu,thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Mạng lưới sông ngòi thưa, sông ngòi kém phát triển.

Nhờ vào nguồn cung cấp nước là băng tuyết nên đây có một số con sông lớn như: Xưa-đi-ri-a, A-mua Đi-ri-a ở Trung Á và Ti-gro, Ơ-phrát ở Tây Nam Á.

Chế độ nước: do nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao nên lưu lượng nước sông càn về hạ lưu càng giảm. một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc.

– Giá trị của các con sông: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, du lịch, thủy sản,…

2. Các đới cảnh quan tự nhiên:

– Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa đa dạng:

+ Rừng lá kim có diện tích rộng phân bố: đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia, Đông Xi-bia.

+ Rừng cận nhiệt: Đông Á

+ Rừng nhiệt đới ẩm: Đông Nam Á và Nam Á.

+ Hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Nam Á và một phần Trung Á.

+ Đài nguyên: Bắc Á

….

– Tuy nhiên hiện nay các cảnh quan đã và đnag bị con người tàn phá nghiêm trọng cần được bảo vệ.

3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á

a) Thuận lợi

châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú:

+ Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản tiêu biểu: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, kim loại màu,…

+ Các tài nguyên đât, khí hậu, nước, sinh vật đa dạng là cơ sở để tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm.

b) Khó khăn

– Địa hình cao, hiểm trở

– Khí hậu: diện tích hoang mạc lớn, các vùng khí hậu giá lạnh…

– Nhiều thiên tai: Động đất, núi lửa, bão lụt,…

Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 3 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 3 trang 10

Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:

+ Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào?

+ Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?

– Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á gồm:

+ Sông Lê na và sông I-ê-nít-xây bắt nguồn từ hồ Bai kan và dãy Xai-an chảy về phía bắc và đổ vào Bắc Băng Dương.

+ Sông Ô-bi bắt nguồn từ dãy An -tai chảy về phía bắc ra Bắc Băng Dương.

+ Sông Hoàng Hà, sông Trường Giang và sông Mê Công bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.

+ Sông Hằng và sông Ấn bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a đổ ra vịnh Ben-gan và biển A-rap.

– Sông Mê Công bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 3 trang 10

Dựa vào hình 1.2 và 2.1, em hãy cho biết sông Ô-bi chảy theo hướng nào và qua các đới khí hậu nào. Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn?

– Sông Ô-bi chảy theo hướng Nam – Bắc, chảy qua các đới khí hậu ôn đới lục địa và cận cực.

– Về mùa xuân, vùng thượng nguồn có băng tuyết tan, nước sông lên nhanh và gây ra lũ băng ở trung và hạ lưu sông.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 3 trang 11

Dựa vào hình 2.1 và 3.1, em hãy cho biết:

– Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 80oĐ.

– Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn.

– Các đới cảnh quan: đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao, xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.

– Cảnh quan ở khu vực khí hậu gió mùa: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới ẩm, xa van cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.

– Cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa: Rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

Bài 1 trang 13 Địa Lí 8

Dựa vào hình 1.2 và các kiến thức đã học, em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng.

– Sông Lê na, sông I-ê-nít-xây và sông Ô-bi.

– Các sông đều có hướng chảy từ nam lên bắc.

– Các sông bị đóng băng về mùa đông, mùa xuân có băng tuyết tan làm mực nước sông lên nhanh, gây ra lũ băng lớn ở vùng trung và hạ lưu.

Dựa vào hình 3.1, em hãy cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 400B và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy.

– Cảnh quan thay đổi từ tây sang đông: Rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao, thảo nguyên, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

– Cảnh quan thay đổi từ tây sang đông là do khí hậu thay đổi từ tây sang đông: cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt lục địa, núi cao và cận nhiệt gió mùa.

Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước khác thuộc châu Á.

(Các thiên tai gồm: bão, lụt, động đất, hoạt động núi lửa.

Nội dung tóm tắt: loại thiên tai, ngày tháng năm xảy ra, nơi xảy ra, những thiệt hại đã biết; nguồn tài liệu: sách, báo, truyền thanh, truyền hình…).

– Bão Parma xảy ra ở Philippin vào năm 2009 làm 160 người chết và phá hủy nhiều tài sản (Vn Express).

– Trận động đất năm 2009 ở miền Tây In-đô-nê-si-a làm chết 200 người (Vn Express).

– Sóng thần trên Ấn Độ Dương vào năm 2004, làm chết 230 nghìn người Ấn Độ, Thái Lan, Xô-ma-li, Malaysia, In-đô-nê-si-a và phá hủy nhiều tài sản của các quốc gia (Baomoi.com).

– Năm 1999, trận lũ lịch sử ở miền Trung nước ta kéo dài hơn 1 tuần đã làm 595 người thiệt mạng và thiệt hại nặng nề về tài sản (Vietbao.com).

– Thảm họa núi lửa Krakatoa năm 2010 ở In-đô-nê-si-a xảy ra kiến hàng chũ người thiệt mạng, 15000 người dân phải đi sơ tán (news.zing.vn).

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 3 hay nhất

Câu 1. Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á. – Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. – Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. + Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ Nam lên Bắc. về mùa đông, các sông bị đóng băng kéo dài, Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông dâng lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn. + Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. + Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan lừ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn: Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a (Trung Á), Ti-grơ, ơ-phrat (Tây Nam Á). Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc cát. – Các sông ỏ Bắc Á có giá trị chủ yếu về giao thông và thủy điện, sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 2. Vì sao sông I-ê-nit-xây về mùa xuân thường có lũ lớn? Sông I-ê-nit-xây về mùa xuân thường có lũ lớn vì sông chảy ở khu vực khí hậu ôn đới lạnh, mùa đông dài nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan. Là con sông chảy từ Nam lên Bắc, băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống trung và hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa tan nên đã chắn dòng nước lại, tràn lênh láng ra hai bên bờ gây lụt lớn.

Câu 3. Nêu đặc điểm các đới cảnh quan tự nhiên ở châu Á. – Cảnh quan tự nhiên phân hóa rất đa dạng. + Rừng lá kim (hay rừng lai-ga) có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều động vật quý hiếm. – Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất. nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 3 tuyển chọn

Câu 1: Các con sông lớn ở Bắc Á và Đông Á thường bắt nguồn từ

A. Vùng núi Tây Nam Á.

B. Vùng núi Bắc Á.

C. Vùng núi trung tâm Châu Á.

D. Vùng núi Đông Nam Á.

Câu 2: Cho biết các sông nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Á?

A. Sông Ê-ni-xây, sông Lê-na

B. Sông Mê Công, sông Hoàng Hà.

C. Sông Ô-bi.

D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Con sông nào chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng?

A. Sông Hằng.

B. Sông Trường Giang,

C. Sông Mê Công.

D. Tất cả đều sai.

Câu 4: Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là

A. Bắc Á

B. Đông Á

C. Đông Nam Á và Nam Á.

D. Tây Nam Á và Trung Á

Câu 5: Các sông ở Bắc Á có đặc điểm

A. Mạng lưới sông dày đặc.

B. Chảy theo hướng từ nam lên bắc.

C. Sông đóng băng vào mùa đông.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi thường có lũ băng lớn vào mùa nào?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Câu 7: Giá trị kinh tế các sông của Bắc Á chủ yếu là

A. Cung cấp nước cho sản xuất.

B. Nuôi trồng thủy sản.

C. Giao thông và thủy điện.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á vào

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi Bắc Á?

A. Mạng lưới thưa thớt.

B. Sông chảy từ Nam lên Bắc.

C. Mùa đông, các sông bị đóng băng.

D. Mùa xuân gây lũ lụt.

Câu 10: Sông ngòi ở Đông Nam Á có đặc điểm

A. mạng lưới thưa thớt.

B. Nguồn cung cấp nước là do băng tan.

C. không có nhiều sông lớn.

D. Mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn.

Câu 11: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 12: Tại sao vào mùa xuân, các sông ở vùng Bắc Á có lượng nước rất lớn?

A. Do nước mưa.

B. Do băng tuyết tan.

C. Do nguồn nước ngầm dồi dào.

D. Do nguồn nước ở các hồ cung cấp.

Câu 13: Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở khu vực

A. Đông Á.

B. Đông Nam Á.

C. Tây Xi-bia.

D. Tất cả đều sai.

Câu 14: Ở châu Á, cảnh quan tự nhiên nào không bị con người khai thác để làm nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp?

A. Thảo nguyên.

B. Rừng lá kim.

C. Xavan.

D. Rừng và cây bụi lá cứng.

Câu 15: Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở

A. Đông Nam Á và Nam Á

B. Nam Á và Đông Á

C. Đông Á và Đông Nam Á.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á

Câu 16: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là

A. Rừng lá kim.

B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Địa Lí 9 Bài 8

a) Cây lương thực:

– Gồm lúa, hoa màu: diện tích, năng suất, sản lượng, ngày một tăng( mặt dù tỉ trọng trong cơ cấu cây trồng giảm).

– Thành tựu đạt được : nước ta chuyển từ một nước phải nhập lương thực sang một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Ví dụ: 1986 ta phải nhập 351 nghìn tấn gạo đến năm1989 ta đã có gạo để xuất khẩu.

-Từ 1991 trở lại đây lượng gạo xuất khẩu tăng dần từ 1 triệu đến 2 triệu tấn (1995). Năm 1999, 4,5 triệu tấn. Năm 2003 là 4 triệu tấn.

-Cây lương thực phân bố ở khắp các đồng bằng trong cả nước nhưng trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

b) Cây công nghiệp:

– Tạo ra nhiều nguồn xuất khẩu cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến tận dụng tài nguyên đất pha thế độc canh khắc phục tính mùa vụ và bảo vệ môi trường

– Bao gồm cây CN hàng năm như : lạc, mía, đỗ tương, dâu tằm, … và cây công nghiệp lâu năm như : cà phê, cao su, hạt diều, hồ tiêu, dừa, …

-Thành tựu : tỉ trọng, cơ cấu, giá trị sản suất nông nghiệp ngày một tăng

– Phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái cả nước. Nhưng trọng điểm là 2 vùng Tây nguyên và ĐNB

– Nước ta có tiềm năng tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả: khí hậu và đất trồng đa dạng,

nước tưới phong phú, …

– Với nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. Ví dụ : cam xã Đoài, vải thiều, đào SaPa, nhãn Hưng Yên, bưởi năm roi, sầu riêng ,măng cụt…

-Phân bố nhiều nhất ở ĐNB và ĐB Sông Cửu Long

2. Ngành chăn nuôi:

– Chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp khoảng 20%

-Gồm :

+Nuôi trâu bò chủ yếu ở miền núi và trung du lấy sức kéo, thịt

+Ven các thành phố lớn hiện nay có nuôi bò sữa ( vì gần thị trường tiêu thụ)

+Nuôi lợn ở ĐB Sông Hồng , Sông Cửu Long là nơi có nhiều lương thực thực phẩm và đông dân, sử dụng nguồn lao động phụ

+Nuôi gia cầm chủ yếu ở vùng đồng bằng.

B2 – BÀI TẬP:

1/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội để phát triển nông nghiệp ở nước ta ?

* Trả lời: (theo nội dung đã ghi ở trên)

2/ Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp

– Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản

– Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

– Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu

3/ Vai trò của yếu tố chính sách phát triển nông thôn đã tác động lên những vấn đề gì trong nông nghiệp?

– Tác động mạnh tới dân cư và lao động nông thôn :

+ Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh trong lao động nông nghiệp

+ Thu hút, tạo việc làm, cải thiện đời sống nông dân

– Hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp

– Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có : mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, hướng xuất khẩu

– Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi .

4/ Dựa vào bản đồ trong Atlat địa lí VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.

a) Nhận xét:

– Lúa là cây lương thực chính ở nước ta, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu. Các chỉ tiêu về sản xuất lúa như diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2002 đều tăng lên rỏ rệt so với các năm trước.

– VN là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở ĐNA. Lúa được trồng trên khắp đất nước ta, nhưng tập trung chủ yếu vẫn ở đồng bằng:

+ ĐB sông Hồng

+ ĐB sông Cửu Long

+ ĐB duyên hải BTB và NTB

2 vùng trọng điểm lúa lớn nhất là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.

b) Giải thích: vì nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ĐB là nơi có đất phù sa màu mỡ, đông dân cư, tập trung lao động có kinh nghiệm, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, nhất là thuỷ lợi và thị trường tiêu thụ rộng lớn… tất cả các điều kiện trên thích hợp cho trồng lúa.

5/ Cho bảng số liệu sau đây về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sán lượng lúa (nghìn tấn)

1990

1993

1995

1997

1998

2000

2002

6043.0

6559.0

6766.0

7099.7

7363.0

7660.3

7700.0

31.8

34.8

36.9

38.8

39.6

42.4

45.9

19225.1

22836.5

24963.7

27523.9

29145.5

32529.5

34454.4

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002.

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự tăng trưởng đó.

a) Vẽ biểu đồ:

– Xử lí bảng số liệu:

Bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002(%)

Năm

Diện tích

Năng suất

Sán lượng lúa

1990

1993

1995

1997

1998

2000

2002

100

108.5

112.0

117.5

121.8

126.8

127.4

100

109.4

116.0

122.0

123.5

133.3

144.3

100

118.8

129.8

143.2

161.6

169.2

179.2

– Vẽ biểu đồ:( 3 đường)

– Hoàn thiện biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích:

– Nhận xét

+ Từ 1990 – 2002 cả diện tích, năng suất, sản lượng lúa đều tăng.

+ Tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau: tăng nhanh nhất là sản lượng lúa (1.79 lần) rồi đến năng suất lúa (1.44 lần) và cuối cùng là diện tích (1.27 lần).

– Giải thích:

+ Diện tích lúa tăng chậm hơn là dokhả năng mở rộng diện tích và tăng vụ có hạn chế hơn khả năng áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp.

+ Năng suất lúa tăng nhanh là do áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp, trong đó nổi bật nhất là sử dụng các giống mới cho năng suất cao ( năm 1990 là 31.8 tạ/ha đến năm 2002 là 48.9 tạ/ha)

+ Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích và tăng năng suất.

6/ Cho bảng số liệu sau về giá trị sản lượng chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta ( đơn vị tỉ đồng ):

Năm

Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp

Giá trị sản lượng chăn nuôi

1990

1993

1996

1999

20666.5

53929.2

92066.2

121731.5

3701.0

11553.2

17791.8

22177.7

a) Nhận xét và giải thích vị trí ngành chăn nuôi ở nước ta trong sản xuất nông nghiệp.

b) Vì sao nước ta cần phải đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính.

a) Nhận xét và giải thích vị trí ngành chăn nuôi ở nước ta trong sản xuất nông nghiệp.

– Chuyển đổi bảng số liệu:

bảng giá trị sản lượng chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta ( đơn vị % ):

Năm

Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp

Giá trị sản lượng chăn nuôi

1990

1993

1996

1999

100

100

100

100

17.9

21.4

19.3

18.2

– Nhận xét:

+ Qua bảng số liệu ta thấy chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong sản xuất nông nghiệp ( từ 17.9 à 21.4 ), như vậy mới chiếm khoảng gần ¼ tổng giá trị sản lượng nông nghiệp.

+ Giá trị sản lượng chăn nuôi từ năm 1990 – 1999 tăng nhưng vẫn chưa ổn định thể hiện ở tỉ trọng có lúc tăng lúc giảm.

– Giải thích:

+ Chăn nuôi chậm phát triển là do:

ü Từ xưa đến nay ngành này dược xem là ngành phụ để phục vụ cho trồng trọt.

ü Cơ sở thức ăn chưa vững chắc: đồng cỏ chất lượng thấp, sản xuất hoa màu chưa nhiều, công nghiệp chế biến thức ăn còn hạn chế.

ü Giống gia súc, gia cầm năng suất còn thấp.

ü Mạng lưới thú y chưa đảm bảo cho vật nuôi.

ü C ông nghiệp chế biến còn hạn chế, sản phẩm chưa đa dạng.

b) Cần phải đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính vì vai trò của nó rất quan trọng :

– Cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật với giá trị dinh dưỡng cao.

– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, CN thực phẩm, CN dược phẩm…

– Cung cấp sản phẩm được xuất khẩu thu ngoại tệ.

– Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt, phương tiện giao thông thô sơ.

– Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân.

Các từ khóa trọng tâm ” cần nhớ ” để soạn bài hoặc ” cách đặt đề bài ” khác của bài viết trên:

Phân tích vai trò của sản lượng lương thực nước ta

,

Soạn Địa 8 Bài 1 Ngắn Nhất: Vị Trí Địa Lí, Địa Hình Và Khoáng Sản

Mục tiêu bài học

– Biết được vị trí địa lý, giới hạn châu Á trên bản đồ

– Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á

– Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Á.

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 1 ngắn gọn

1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục

– Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, là một bộ phận cua lục địa Á -Âu.

– Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km 2, nếu tính cả đảo phủ thuộc thì lên tới 44,4 triệu km 2 → Là châu lục rộng lớn nhất thế giới.

– Tiếp giáp:

+ 2 châu lục: Châu Âu và châu Phi

+ 3 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

a) Đặc điểm địa hình

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

– Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

– Các đồng bằng rộng: Ấn -Hằng, Tây Xi- bia, Hoa Băc, Hoa Trung, Lưỡng Hà,…

– Các khoáng sản tiêu biểu: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, kim loại màu,…

Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 1 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 1 trang 4:

Dựa vào hình 1.1, em hãy cho biết:

– Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ địa lý nào?

– Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?

– Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu kilomét?

– Điểm cực Bắc nằm ở mũi Cheliuxkin vĩ độ 77 0 44’B.

Điểm cực Nam nằm ở mũi Piai (1 0 16’B)

– Châu Á tiếp giáp với:

+ Các đại dương: Bắc băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

+ Các châu lục: Châu Âu và Châu Phi.

– Chiều dài từ cực Bắc đến cực Nam là 8500km, từ Tây sang Đông dài 9200km.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 1 trang 6:

Dựa vào hình 1.2, em hãy:

– Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An-tai… và các sơn nguyên chính: Trung Xi-bia, Tây Tạng, A-ráp, I-ran, Đê-can…

– Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng bậc nhất: Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung,…

– Xác định các hướng núi chính.

– Các hướng núi chính: đông – tây và bắc – nam.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 1 trang 6:

Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:

– Ở châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?

– Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào?

– Các loại khoáng sản chủ yếu: Than, sắt, đồng, khí đốt, than, thiếc, man gan,…

– Dầu mỏ tập trung ở Tây Á, Tây Nam Á và Đông Nam Á.

Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lý, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.

– Vị trí: Nằm chủ yếu thuộc bán cầu Bắc, kéo dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo, nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông.

– Kích thước: 44,4 triệu km 2.

– Ý nghĩa: châu lục có đầy đủ các đới khí hậu trên thế giới.

Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á.

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, cao nguyên cao, đồ sộ tập trung ở vùng trung tâm và nhiều đồng bằng rộng lớn ở xung quanh.

– Các hướng núi chính là tây – đông và bắc – nam.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 1 hay nhất

Câu 1. Nêu các đặc điểm về vị trí địa lí kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của nó đối với khí hậu. – Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á: + Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương. + Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo). – Ý nghĩa của nó đối với khí hậu: + Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc đến nam. + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng lục địa.

Câu 2. Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.

a) Đặc điểm địa hình – Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. – Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. – Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

b) Khoáng sản – Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. – Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 1 tuyển chọn

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Nam Á

B. Tây Nam Á

C. Trung Á

D. Nam Á

A. Chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất.

B. Một bộ phận của lục địa Á Âu.

C. Tất cả đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2.

B. 41,5 triệu km2.

C. 42,5 triệu km2.

D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi.

B. Châu Đại Dương.

C. Châu Mĩ.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương.

B. Đại Tây Dương,

C. Thái Bình Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á

A. 200km

B. 8.500km

C. 9.000km

D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới.

B. Thứ hai thế giới.

C. Thứ ba thế giới.

D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy trên đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc

B. Ấn Hằng

C. Hoa Trung

D. Lưỡng Hà

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a

B. Côn Luân

C. Thiên Sơn

D. Cap-ca

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia.

B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm.

D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là

A. 500km

B. 9.000km

C. 9.200km

D. 9.500km

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa

B. Ven biển

C. Ven các đại dương

D. Tất cả đều sai

Câu 13: Hệ thống núi và cao nguyên chạy theo hướng nào?

A. Đông – Tây

B. Bắc – Nam

C. Tất cả đều đúng

D. Tất cả đều sai

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 15: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông -tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á?

A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.

B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.