Top 7 # Soạn Bài Địa 8 Bài 27 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Bài 27: Soạn Bài Con Cò

Bài 27: Soạn bài Con cò – Chế Lan Viên

Bài 28: Soạn bài Viếng lăng Bác I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả – tác phẩm

a) Tác giả : Chế Lan Viên (1920 – 1989)

– Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.

– Tên khai sinh : Phạm Ngọc Hoan.

– Quê: Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định.

– Trước Cách mạng tháng 8 – 1945 là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.

– Nhà th¬ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có đóng góp quan trọng cho nền thơ ca dân tộc thế kỷ XX.

– Phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo: suy tưởng, triết lý, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

– Hình ảnh thơ phong phú đa dạng: kết hợp giữa thực và ảo, được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng nhiều bất ngê lÝ thó

Được sang tác năm 62 in trong tập Hoa ngày thường chim báo bão 2 . Thể thơ

Bài thơ được viết theo thể tự do, trong đó nhiều câu mang dáng dấp của thơ 8 chữ, thể hiện tình cảm âm điệu một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi.

– Cách cấu tạo các câu thơ dòng thơ gợi âm điệu, tạo âm hưởng của lời ru. Vì vậy, dù không sử dụng thơ lục bát trong câu thơ nhưng tác giả vẫn gợi được âm hưởng lời hát ru. Bài thơ của Chế lan Viên không phải lời hát ru thực sự. Bởi giọng điệu của bài thơ còn là giọng suy ngẫm – có cả yếu tố triết lý. Nó làm bài thơ không cuốn ta vào âm điệu của lời ru êm ái đều đặn mà hướng tâm trí của người đọc vào sự suy ngẫm, phát hiện nhiều hơn.

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ. a. Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua những lời ru:

+ Con cò bay lả bay là

Bay từ của phủ bay ra cánh đồng.

+ Con cò bay lả bay là

Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng

+ “Đông Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”.

– Gợi lên vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên của cuộc sống xưa vốn ít biến động.

Câu thơ

“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

Con cò đi ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng”

Liên tưởng đến câu ca dao:

– Con cò mà đi ăn đêm…

… đau lòng cò con.

– Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

– Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

– Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người, , đi vào thế giới của tiếng hát lời ru của ca dao dân ca – điệu hồn dân tộc.

b. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.

– Cánh cò trở thành người bạn đồng hành của con người:

Từ tuổi ấu thơ nằm trong nôi:

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi

Đến tuổi đến trường:

Mai khôn lớn, con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Đến lúc trưởng thành:

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…

Hình tượng con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú mang ý nghĩa biểu trưng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng

đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ.

2. Từ hình ảnh con cò suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

Nhà thơ đã khái quát quy luật tình cảm tình mẹ, tình mẫu tử bền vững rộng lớn, sâu sắc.

– Câu thơ đậm âm hưởng của lời ru. Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò và vai trò của lời ru.

– Phần cuối những câu thơ như điệp khúc lời ru ngân nga dịu ngọt.

III. Luyện tập:

Phân tích bài thơ Con cò của CLV

Cảm nhận đoạn thơ trong bài Con Cò

Tình mẹ và ý nghĩa lời ru qua bài Con cò

Bài 27: Soạn bài Con cò – Chế Lan Viên

Giải Bài Tập Môn Hóa Học Lớp 8 Bài 27

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy – chúng tôi xin giới thiệu tới các em học sinh cùng quý phụ huynh Giải bài tập môn Hóa Học lớp 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo.

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Hướng dẫn giải KIẾN THỨC CƠ BẢN bài tập lớp 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

– Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.

– Trong công nghiệp, oxi được sản xuất từ không khí (chưng cất phân đoạn không khí lỏng) và từ nước (điện phân nước).

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Những chất nào trong số những chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm :

Hướng dẫn.

Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm : b) KClO 3 ; c) KMnO 4.

Sự khác nhau về điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành ?

Hướng dẫn giải.

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp ? Dẫn ra hai thí dụ để minh họa.

Hướng dẫn.

Tính số gam Kali clorat cần thiết để điều chế được :

a) 48 g khí oxi ;

b) 44,8 lít khí oxi (đktc).

Hướng dẫn giải.

Phương trình phản ứng hóa học :

2mol 3mol

Số mol oxi tạo thành : (mol).

Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:

(mol).

Khối lượng kali clorat cần thiết là :

n.M = 1.(39 + 35,5 + 48) = 122,5 (g).

b) Số mol khí oxi tạo thành : = 2(mol).

Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:

≈ 1,333 (mol).

Khối lượng kali clorat cần thiết là :

n.M = 1,333.(39 + 35,5 + 48) = 163,3 (g)

Nung đá vôi CaCO3được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải.

b) Phản ứng nung vôi thuộc phản ứng phân hủy. Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất (vôi sống và khí cacbonic).

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ ?

Tính số gam kali penmanganat KMnO4cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4thì thu được 1 mol O2.

Hướng dẫn giải.

Giải bài tập môn Hóa Học lớp 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về để xem. Đừng quên theo dõi Đề Thi Thử Việt Nam trên Facebook để nhanh chóng nhận được thông tin mới nhất hàng ngày.

Soạn Sinh 8 Bài 27: Tiêu Hóa Ở Dạ Dày Đầy Đủ Nhất

1. Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

1.1. Trả lời câu hỏi ứng dụng:

Câu hỏi trang 87:

– Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày.

– Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?

Hướng dẫn giải chi tiết:

– Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

   + Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

   + Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

– Dạ dày:

   + Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

   + Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

Câu hỏi trang 88: 

Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng vào bảng 27

Hướng dẫn giải chi tiết:

Bảng 27. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày

1.2. Bài tập ứng dụng:

Bài 1 (trang 89 sgk Sinh học 8): 

Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

  Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau :

    – Biến đổi lí học của thức ăn (dạ dày co bóp làm nhuyễn, đảo trộn thức ăn và đẩy thức ăn xuống ruột).

    – Biến đổi hóa học của thức ăn (dạ dày tiết dịch vị biến đổi hóa học thức ăn).

Bài 2 (trang 89 sgk Sinh học 8): 

Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

  Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau :

   - Thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị).

   - Khi đói dạ dày co bóp nhẹ và thưa. Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, lúc đầu để nhào trộn thức ăn với dịch vị, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột. Sự đẩy thức ăn xuống ruột còn có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị.

   - Thức ăn được giữ ở dạ dày từ 3 – 6 giờ.

Bài 3 (trang 89 sgk Sinh học 8): 

Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

  Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :

    – Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.

    – Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3 – 10 axit amin).

Bài 4 (trang 89 sgk Sinh học 8): 

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp tục ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin.

1.3. Lý thuyết trọng tâm:

I. Cấu tạo dạ dày

Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản gồm màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

Dạ dày có hình dạng một cái túi (gồm 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị

Ở dạ dày có diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau :

– Tiết dịch vị.

– Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày

– Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme

– Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.

II. Tiêu hóa ở dạ dày

2. File tải miễn phí hướng dẫn soạn -  Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Sinh 8:

Hướng dẫn soạn chi tiết – Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Sinh 8 File DOC

Hướng dẫn soạn chi tiết – Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Sinh 8 File PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

Câu Hỏi Bài 27 Trang 88 Sgk Sinh 8

Trả lời câu hỏi bài 27 trang 88 sgk Sinh học 8. Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ

Câu hỏi

Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 27.

Bảng 27. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày

– Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ quan bộ phận nào?

– Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào?

– Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?

” Ôn tập Câu hỏi bài 27 trang 87 sgk Sinh 8

Đáp Án Câu hỏi bài 27 trang 88 sgk Sinh 8

Biến đổi thức ãn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học

-Sự tiết dịch vị

-Tuyến vị

-Hoà loãng thức ăn.

-Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

-Các lớp cơ của dạ dày.

-Sự co bóp của dạ dày.

Biến đổi hóa học

Hoạt động của enzim pepsin

Enzim pepsin

Phân tách protein chuỗi dài thành các protein chuỗi ngắn từ 3 → 10 axit amin.

– Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động co của các cơ dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị.

– Trong dạ dày:

+ Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hoá một phần nhỏ ở giai đoạn đầu (không lâu), khi dịch vị chứa HCl là pH thấp (2 – 3) chưa được trộn đều thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải một phần tinh bột thành đường mantôzơ.

+ Thức ăn lipit không dược tiêu hoá trong dạ dày, vì trong dịch vị không có men tiêu hoá lipit.

– Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày do tuyến vị tiết ra Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. Do vậy protein niêm mạc dạ dày được bảo vệ và không bị phân hủy.

” Xem tiếp Bài 1 trang 89 sgk Sinh 8