Top 6 # Soạn Bài Địa 8 Bài 23 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Giải Địa 8: Câu Hỏi In Nghiêng Trang 84 Địa Lí 8 Bài 23

Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Câu hỏi in nghiêng trang 84 Địa Lí 8 Bài 23:

Qua bảng 23.2, em hãy tính:

– Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta có hình chữ S kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào?

– Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?

– Từ Bắc Vào Nam, nước ta có phần đất liền kéo dài 15 vĩ độ, thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới

– Từ Tây sang Đông, phần đất liền được mở rộng 7 kinh độ

Câu hỏi in nghiêng trang 84 Địa Lí 8 Bài 23:

Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lý có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ.

Vị trí địa lí ảnh hưởng đến môi trường nước ta:

+ Vị trí nội chí tuyến (Khí hậu nhiệt đới gió mùa): Do nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhiệt độ trung bình khá cao, trên 20oC

+ Nằm trong khu vực vị trí tiếp xúc giữa các gió mùa có giò mùa Tín Phong, gió mùa Châu Á nên khí hậu của hai mùa khác biệt rõ rệt, gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm, mưa nhiều, gió mùa mùa đông hướng Đông Bắc lạnh và khô

+ Vị trí cầu nối giữa đất liền- biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo: nên tài nguyên khoáng sản phong phú

+ Vị trí địa lí kết hợp với hình dạng lãnh thổ nên nước ta phân chia đa dạng theo chiều từ Bắc vào Nam. Ở miền Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mùa hạ nóng ẩm – mưa nhiều, màu đông khô- lanh. Ở Miền Trung các tỉnh từ đèo Hải Vân đổ vào phía Nam và Miền Nam không chịu tác động gió mùa đông bắc.

Xem toàn bộ Giải Địa 8: Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Địa Lí 12 Bài 23: Thực Hành

Tóm tắt lý thuyết

Bảng 23.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994)

a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).

b) Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới?

Hướng dẫn:

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt Năm 1990 (năm gốc)= 100%

Tốc độ tăng trưởng các năm sau=(Giá trị năm sau/Giá trị năm 1990 )x 100%

Tốc độ tăng trưởng năm 1995=(66183,4/49604,0 )x 100% = 133,4%

b) Với yêu cầu của đề bài này, chúng ta sẽ vẽ biểu đồ đường để biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.

c) Nhận xét:

Về tốc độ tăng trưởng giai đoạn (1990 – 2005)

Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 282,3%), tiếp đến là cây rau đậu (tăng 156,8%). Cả hai nhóm cây này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt (117,5 %).

Cây lương thực (91,8%), cây ăn quả (58%) và các cây khác (42,3%) có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt (117,5 %).

Về sự thay đổi cơ cấu:

Giảm tỉ trọng cây ăn lương thực, cây ăn quả và cây khác.

Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu.

Sự thay đổi trên phản ánh trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới

Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.

Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.

Bảng 23.2. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm

a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.

Hướng dẫn:

a) Xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.

Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng khá nhanh, tăng 2112,2 nghìn ha (tăng 6,5 lần).

Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm. Trong đó :

Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 651,4 nghìn ha (4,1 lần)

Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 1460,8 nghìn ha (9,5 lần)

Riêng trong giai đoạn 1985 – 1990, diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm giảm, sau đó tăng dần.

Về sự thay đổi cơ cấu (giai đoạn 1975 – 2005):

Cách tính cơ cấu từng nhóm cây trong tổng số cây công nghiệp như sau:

% Cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm = (Diện tích cây công nghiệp hàng năm/Tổng diện tích cây công nghiệp ) x 100% = ?%

% Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm = (Diện tích cây công nghiệp lâu năm/Tổng diện tích câycông nghiệp ) x 100% = ?%

Ví dụ:

% Cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm, năm 1975 = 210,1/(210,1+172,8) = 54,9%

% Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâm năm, năm 2005 = 1633,6/(861,5+1633,6) = 65,5%

Bảng: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 1975 – 2005

Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm giảm 20,4%, từ 54,9% (năm 1975) xuống còn 34,5% (năm 2005).

Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm tăng 20,4%, từ 45,1% (năm 1975) lên 65,5% (năm 2005).

b) Nhận xét:

Soạn Sinh 8: Bài 23. Thực Hành. Hô Hấp Nhân Tạo

Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

– So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo?

+ Giống nhau:

+ Khác nhau:

Trường hợp chết đuối

Trường hợp điện giật

Trường hợp bị lâm vào môi trường thiếu khí hoặc có nhiều khí độc

Đặc điểm nạn nhân

Trong phổi nước chiếm chỗ của không khí (thiếu oxi), da nhợt nhạt.

Cơ hô hấp co cứng, tim có thể ngừng hoạt động.

Co thể thiếu O2, có thể ngất hay ngạt thở.

Bước cấp cứu đầu tiên

Loại bỏ nước ra khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân vừa chạy

Tách nạn nhân ra khoit nguồn điện bằng cách ngắt cầu giao hay công tắc điện.

Đưa nạn nhân ra khỏi nơi có nhiều khí độc đến nơi thoáng khí thuận tiện cho hô hấp..

– Trong thực tế cuộc sống, em đã gặp trường hợp nào bị ngừng thở đột ngột và được hô hấp nhân tạo chưa? Thử nhớ lại xem lúc đó nạn nhân ở trạng thái như thế nào?

+ Em từng gặp nạn nhân bị điện giật.

+ Lúc đó cơ thể nạn nhân co cứng, tim ngừng đập, da tím tái.

– So sánh để chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phương pháp hô hấp nhân tạo?

* Giống nhau:

+ Mục đích: Giúp cho nạn nhân khôi phục lại sự hô hấp bình thường.

+ Cách tiến hành:

Thông khí ở phổi cho nạn nhân với nhịp 12 – 20 lần/phút.

Lượng khí được thông trong mỗi nhịp ít nhất là 200 ml.

* Khác nhau:

+ Cách tiến hành:

Cách tiến hành

Dùng miệng thổi không khí vào phổi qua đường dẫn khí.

Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực của nạn nhân

– Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi.

– Không khí trong phổi được ép ra ngoài.

– Không làm tổn thương lồng ngực (như làm gãy xương sườn).

2. Kỹ năng: Hoàn thành bảng 23

Bảng 23. Các thao tác cấp cứu hô hấp

Hà hơi thổi ngạt

Bước 1 – Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.

12 – 20 lần/phút

Bước 2 – Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.

Bước 3 – Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân.

Bước 4 – Lặp lại thao tác B2 và B3 12 – 20 lần/phút cho đến khi sự hô hấp tự động của nạn nhân trở lại bình thường.

Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.

Ấn lồng ngực

Bước 1 – Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.

12 – 20 lần/phút

Bước 2 – Cầm hai cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân.

Bước 3 – Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.

Bước 4 – Làm lại thao tác B2 và B3 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp của nạn nhân trở lại bình thường.

Tham khảo toàn bộ: Soạn Sinh 8

Bài Giảng Địa Lí 8

Trình bày đặc điểm dân cư của châu Á? Quan sát hình 6.1, hãy nhận xét sự phân bố dân cư của châu Á? 1. Phân bố dân cư châu Á: Tiết 6 Bài 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á Nhóm 1,2: Dựa vào bản đồ hoặc H 6.1/ 20, cho biết khu vực có mật độ dân số: dưới 1 người/km2 , trên 100 người/km2 và giải thích nguyên nhân? Nhóm 3,4: Từ bảng 6.1 và lược đồ H 6.1, hãy xác định trên bản đồ các thành phố lớn của châu Á ? Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở khu vực nào? Vì sao? Nhóm 1, 2: Dựa vào bản đồ hoặc H 6.1/ 20, cho biết khu vực có mật độ dân số: dưới 1 người/km2 , trên 100 người/km2 và giải thích nguyên nhân? VÙNG CỰC BẮC GIÁ LẠNH PHÍA TÂY TRUNG QUỐC SƠN NGUYÊN TÂY TẠNG BỒN ĐỊA TÂN CƯƠNG BÃO CÁT TỪ SA MẠC GÔ BI TRUNG Á TÂY NAM Á VÙNG ĐỒNG BẰNG 1. Phân bố dân cư châu Á: Tiết 6 Bài 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á 2. Các thành phố lớn ở châu Á: Nhóm 3,4: Từ bảng 6.1 và lược đồ H 6.1, hãy xác định trên bản đồ các thành phố lớn của châu Á ? Các thành phố này thường tập trung ở khu vực nào? Vì sao? TÔ-KI-Ôâ MUM-BAI THƯỢNG HẢI TÊ-HÊ-RAN NIU-ĐÊ-LI GIA-CÁC-TA BẮC KINH CA-RA-SI CÔN-CA-TA XƠ-UN ÑAÉC CA MA-NI-LA BÁT-ĐA BĂNG CỐC TP HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ TÔ-KY-Ô MUN BAI THƯỢNG HẢI BẮC KINH TÔ-KY-Ô THƯỢNG HẢI MUN BAI BẮC KINH THIÊN TÂN TÊ-HÊ-RAN ( I-RAN) 1. Phân bố dân cư châu Á: Tiết 6 Bài 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á 2. Các thành phố lớn ở châu Á: Gồm Tô-ki-ô, Mum-bai, Thượng Hải, Tê- hê-ran,.... - Thường phân bố tập trung ở vùng ven biển, vùng ven sông. Vì có vị trí thuận lợi cho việc phát triển giao thông và buôn bán. Đặc điểm phân bố dân cư ở châu Á là: a. Phân bố không đều. b. Phân bố tương đối đều. c. Phân bố không đều, phần lớn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. d. Chỉ tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ. Các thành phố có số dân từ 15 triệu người trở lên ở châu Á là: a. Tô-ki-ô, Mum-bai, Bắc Kinh. b. Tô-ki-ô, Mum-bai, Thượng Hải. c. Tô-ki-ô, Mum-bai, Niu-đê-li. d. Tô-ki-ô, Mum-bai, Tê-hê-ran. Học bài: dựa vào hình 6.1, xác định được các khu vực phân bố dân cư của châu Á và giải thích được nguyên nhân. Tiết sau ôn tập, ôn lại từ bài 1-6, xem lại các bài tập và các bảng số liệu đã nhận xét. Đem theo máy tính để làm bài tập. BÀI HỌC KẾT THÚC, TẠM BIỆT CÁC EM